Đầy bụng, khó tiêu, táo bón có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nếu bạn đang cảm thấy phiền toái vì những triệu chứng này, bạn có thể cải thiện bằng các mẹo được Tràng Phục Linh chia sẻ ngay dưới đây. Mục lục1. Thế nào là đầy bụng, khó tiêu, táo bón?2. Nguyên nhân của chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón2.1. Chế độ ăn uống2.2. Cơ thể ì trệ, kém vận động2.3. Thiếu men tiêu hóa trong dạ dày2.4. Tác dụng phụ của thuốc2.5. Do yếu tố tinh thần dễ stress3. Những cách chữa đầy bụng, khó tiêu, táo bón3.1. Cách giảm đầy bụng, khó tiêu táo bón tại nhà3.2. Sử dụng phương pháp dân gian3.3. Sử dụng Baking soda3.4. Massage bụng4. Tràng Phục Linh – bảo vệ sức khỏe đường ruột Thế nào là đầy bụng, khó tiêu, táo bón? Đầy bụng là khi cơ thể tích tụ thức ăn và khí ở mức độ nhiều, cảm giác không thể chứa thêm được nữa. Một số trường hợp có biểu hiện bụng chướng lên, căng cứng, cảm giác ứ hơi, ì ạch rất khó chịu. Khó tiêu là tập hợp của nhiều triệu chứng tiêu hóa như ậm ạch, ợ hơi, ợ chua, cảm giác đầy hơi bởi tình trạng khi thức ăn được đưa vào thực quản, dạ dày, tá tràng và chúng không được tiêu hóa đúng thời gian, đúng cách nên gây ra những rối loạn tiêu hóa. Táo bón là tình trạng đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần. Khi đi ngoài phân có dấu hiệu khô cứng hơn bình thường, khó tống ra ngoài và gây đau trong lúc đi gây cảm giác đau rát hậu môn. Tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón đôi khi có thể đi kèm với các triệu chứng sau: Nóng thượng vị Đau quặn bụng từng cơn Buồn nôn, buồn nôn nhiều vào buổi sáng Sôi bụng nhiều Nguyên nhân của chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón Chế độ ăn uống Chế độ ăn uống không khoa học sẽ gây khá nhiều rắc rối cho hệ tiêu hóa. Khi cơ thể cùng một lúc hấp thu quá nhiều chất dinh dưỡng, chất béo, đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị sẽ khiến hệ tiêu hóa quá tải, không tiêu hóa kịp dần dần khiến cho đường ruột, dạ dày ứ đọng thực phẩm gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu và táo bón. Ngoài ra, ăn quá nhiều thực phẩm một lúc còn khiến chúng ra xuất hiện triệu chứng tức ngực, khó thở…. Thói quen sử dụng những loại thực phẩm cay nóng, những chất kích thích như: Bia, rượu, cà phê trong thời gian dài sẽ khiến dạ dày bị tổn thương gây ra tình trạng dạ dày nóng rát, khó chịu. Bên cạnh đó, việc sử dụng những loại đồ uống có ga cũng khiến đường ruột tích tụ quá nhiều hơi khí gây ra cảm giác đầy hơi khó tiêu hóa. Thói quen vừa ăn vừa nói chuyện có thể khiến cho cho lượng khí bên ngoài theo thức ăn đẩy vào trong bụng gây nên tình trạng đầy hơi, ăn không tiêu. Cơ thể ì trệ, kém vận động Cơ thể ì trệ, kém vận động khiến cho quá trình chuyển hóa cũng trở nên chậm chạp. Chính vì vậy, lượng thức ăn hấp thụ và dạ dày cũng khó hoạt động gây tức bụng, đầy bụng chướng hơi khó tiêu. Thiếu men tiêu hóa trong dạ dày Các men tiêu hóa trong dạ dày rất quan trọng bởi nó giúp phân hủy tiêu hóa thức ăn tại dạ dày và ruột non. Khi cơ thể thiếu hụt hoặc rối loạn men tiêu hóa, tình trạng ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu và táo bón sẽ xảy ra. Tác dụng phụ của thuốc Một số loại thuốc chống viêm steroid, thuốc kháng axit, thuốc huyết áp cao, thuốc loạn thần… có thể gây ra tác dụng phụ đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Chính vì thế, khi sử dụng bất cứ một loại thuốc nào, người bệnh tham khảo kĩ lưỡng tư vấn của bác sĩ để tránh gây tổn thương cho hệ tiêu hóa. Do yếu tố tinh thần dễ stress Nghiên cứu đã chỉ ra, khi bị áp lực, stress, các tín hiệu dẫn truyền giữa não bộ và đường ruột sẽ gặp trục trặc, từ đó chức năng tiêu hóa của đường ruột bị ảnh hưởng gây ra các biểu hiện: Chán ăn, khó tiêu, tâm lý mệt mỏi trở lên cáu gắt ở người bệnh. ☛ Tìm hiểu thêm: 11 mẹo cải thiện đại tràng nhiều hơi (có hướng dẫn cụ thể) Những cách chữa đầy bụng, khó tiêu, táo bón Cách giảm đầy bụng, khó tiêu táo bón tại nhà Chế độ ăn uống Khi bị đầy bụng, chướng hơi khó tiêu, táo bón, người bệnh nên tăng cường dùng các loại thực phẩm mát, nhiều nước để giảm lượng nhiệt trong cơ thể, từ đó cải thiện tình trạng nóng rát thượng vị và dạ dày hoạt động trơn tru hơn, khỏe hơn. Không nên ăn quá no cũng như để bụng quá đói, nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Khi ăn tránh nói chuyện, nhai kĩ, ăn chậm Nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu, nhiều chất béo hay quá nhiều quá nhiều tinh bột và chất xơ Không nên ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, uống nước có gas, rượu bia,… Hạn chế ăn đồ khô sẽ làm cứng phân hơn . Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp làm mềm phân, sạch đường tiêu hóa. Tập luyện thể thao Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp kích thích nhu động ruột điều hòa, người bệnh đại tiện dễ dàng hơn, đồng thời giúp cho tinh thần thoải mái, tránh stress,phòng chống được nhiều bệnh tật. Bạn có thể lựa chọn một số môn thể thao mình yêu thích để tập luyện hằng ngày, chẳng hạn như Yoga, bơi lội, xe đạp, đi bộ, dancing…miễn là bạn yêu thích và cảm thấy không quá sức với nó. Chế độ sinh hoạt Không nên nhịn đại tiện bởi thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày rất tốt cho tiêu hóa. Ngoài ra nên cố gắng thư giãn và giữ tinh thần thoải mái trong lúc đi, không để các yếu tố khác tác động đến. Bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn hoặc men vi sinh Trong ruột non, các lợi khuẩn có tác dụng kích thích cơ thể tiết ra các enzyme để tiêu hóa thức ăn tốt hơn, từ đó sẽ tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Việc bổ sung lợi khuẩn còn giúp tăng cường hệ miễn dịch bởi trong đường tiêu hóa có đến 70-80% mô miễn dịch. Điều này có nghĩa hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn còn giúp ức chế vi khuẩn có hại phát triển. Nhờ vậy sẽ giúp phòng ngừa được nhiều căn bệnh đường tiêu hóa khác. Chính vì thế, bạn có thể cung cấp các thực phẩm giàu probiotic hoặc men vi sinh như dưa muối, sữa chua, súp rong biển…trong bữa ăn hằng ngày để hệ tiêu hóa và miễn dịch khỏe mạnh hơn. Sử dụng phương pháp dân gian Uống trà thanh nhiệt Trà thanh nhiệt có tác dụng thanh can tiết nhiệt, bình được can hỏa giúp giảm đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và cũng giúp người bệnh thoải mái, dễ chịu hơn, tính khí cũng ôn hòa hơn. Một số loại trà thanh nhiệt có thể kể đến: 1.Trà gừng Cách 1: Sử dụng1 củ gừng đem rửa thật sạch, gọt hết phần vỏ bên ngoài, thái gừng từng lát mỏng hoặc tốt nhất có thể đập dập lát gừng. Cho gừng cốc và hãm cùng với 100ml nước sôi khoảng 5 phút. Uống thành từng ngụm nhỏ khi còn ấm là tốt nhất Cách 2 Sử dụng 1 củ gừng tươi, 3 đến 4 lá trà xanh và 1 thìa mật ong. Chế biến gừng như ở trên: Gọt vỏ và thái lát đập dập. Sử dụng lá trà xanh đem rửa và cho và ấm đun sôi hoặc hãm cùng gừng với 200ml nước Chắt lấy nước và bỏ thêm 1 thìa mật ong vào uống khi ấm. 2.Trà hoa cúc Trà hoa cúc có tác dụng chữa chướng bụng đầy hơi, chống viêm, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, ruột, giảm khí, hỗ trợ thức ăn di chuyển qua ruột nhanh hơn. Sử dụng trà hoa cúc để giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng và táo bón là phương pháp cũng khá hiệu quả mà bạn có thể áp dụng Sử dụng 3-4 bông cúc khô Hãm cùng 200ml nước đun sôi Đậy nắp kín khoảng 10-15 phút Chắt lấy nước uống nhâm nhi. ( Nếu có thể bỏ thêm 1 thìa mật ong khuấy đều) 3.Trà bạc hà Theo kinh nghiệm dân gian, lá bạc hà có tác dụng trong việc giảm đầy hơi chướng bụng. Bởi các hợp chất flavonoid trong lá bạc hà giúp ức chế hoạt động tế bào mast, đây là loại tế bào meienx dịch tồn tại trong ruột và gây tình trạng đầy hơi. Chính vì thế, sử dụng lá bạc hà giúp các cơ trong ruột co bóp dễ dàng hơn làm cho các khí và chất thải trong ruột di chuyển để thải ra ngoài nhanh hơn. Có 3 cách để sử dụng lá bạc hà: Lấy 1-2 lá bạc hà rửa sạch và nhai trong miệng Lấy vài lá bạc hà đem giã nát, lấy nước khuấy đều và lọc lấy nước bạc hà uống Hãm trà bạc hà bằng cách lấy lá bạc hà hãm trong 1 cốc nước sôi, đậy nắp khoảng 5 phút và uống khi còn ấm nóng 4.Trà quế Trà quế có đặc tính chống viêm giúp kiểm soát rất tốt đi ngoài táo bón và không lo gây ứng đường ruột, từ đó làm dịu đường ruột, giúp tiêu hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Cách 1: Sử dụng 1-2 thìa bột quế Bỏ thêm 200ml nước sôi Khuấy đều và uống nhâm nhi khi còn ấm nóng Cách 2: 1 mảnh quế khoảng 8cm Cho vào nồi cùng khoảng 500ml nước Đun khoảng 25-30 phút và ngâm thêm 15 phút nữa Chắt lấy nước uống trong ngày Sử dụng tỏi Nghiên cứu chỉ ra, trong tỏi có chứa hoạt chất: Glucogen, aliin, fitonxit giúp sát khuẩn và làm giảm các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng đầy hơi rất hiệu quả. Không chỉ kích thích tiêu hóa, tỏi còn có tác dụng kháng viêm và thải độc hiệu quả. Chính vì thế tỏi có thể cải thiện được các tình trạng táo bón do viêm nhiễm đường tiêu hóa gây ra. Có thể sử dụng tỏi bằng nhiều cách như ăn trực tiếp hoặc dùng các chế phẩm từ tỏi Cách sử dụng tỏi chữa đầy bụng, khó tiêu táo bón: Cách 1: Dùng 2 đến 3 tép tỏi bóc sạch vỏ và đập dập Cho vào cốc và đổ 200ml nước nóng đậy nắp khoảng vài phút Mỗi ngày bạn duy trì uống 2 lần vào thời điểm trước hoặc sau bữa ăn. Cách 2: 30g tỏi bóc sạch vỏ, thái lát hoặc đập dập băm nhỏ Trộn cùng 5g đường cùng 60ml nước sôi Khuấy đều lên và đậy nắp khoảng vài phút Uống làm 2 lần Sử dụng tía tô Tía tô là loại rau gia vị rất thông dụng ở nước ta, có thể sử dụng lá và hạt. Lá tía tô vị cay, tính ấm có tác dụng hạ khí, tiêu đờm dùng chữa cảm cúm không ra mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy bụng. Hạt tía tô dùng chữa các bệnh như táo bón, đầy hơi. Cách sử dụng tía tô: Cách 1: Hạt tía tô: 15g, hạt hẹ: 15g Các loại hạt đem trộn với nhau, giã nát Pha hỗn hợp cùng 300ml nước Cho đun sôi hôỗn hợp này và lọc qua 1 lượt lưới để lấy nước cốt Đem nước hạt hẹ và hạt tía tô nấu với 1 nắm gạo, ninh nhừ lên Nêm gia vị vừa miệng ăn trong ngày. Cách 2: Nắm gạo: 300g, 1 nắm lá tía tô, thịt nạc xay:100g, gừng tươi: 4g Thịt nạc đem xào chín với gia vị cùng hành củ Lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ Gừng cạo vỏ, đập dập và băm nhuyễn Gạo đem ninh nhừ lên khoảng 40 phút, rồi cho gừng và thịt lợn xào, lá tía tô vào khuấy đều lên Nêm lại gia vị cho vừa miệng và múc ra bát Ăn khi còn nóng giúp dễ tiêu hóa và ngăn ngừa hoạt động của vi khuẩn, virus gây bệnh. Sử dụng Baking soda Baking soda được coi như một loại thuốc kháng axit dạ dày, nó có vai trò điều chỉnh độ axit – kiềm PH và giúp làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do sự dư thừa nồng độ axit ở trong dạ dạ dày gây ra. Sử dụng baking soda bằng cách sau: Cách 1: Dùng 1/2 thìa cà phê baking soda pha cùng 60ml nước ấm Khuấy đều và uống đều đặn mỗi ngày Cách 2: 1 thìa cà phê baking soda, 1 thìa cà phê nước chanh, 2 thìa cà phê nước ép gừng cho vào cốc nước 250ml Khuấy đều lên và uống vào buổi sáng sau khi thức dậy Massage bụng Massage bụng thường xuyên có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa: Hệ tiêu hóa được thư giãn, giảm tích tụ khí và chất lỏng trong đường ruột, kích thích nhu động ruột co bóp, giảm căng thẳng, giảm đau và tiêu hóa thức ăn được hiệu quả hơn.Động tác massage bụng còn thúc đẩy tuần hoàn máu tại vùng bụng, thông ruột và đi đại tiện dễ dàng hơn Các bạn có thể massage bụng theo cách dưới đây: Xòe lòng bàn tay, 2 bàn tay xếp chồng lên nhau Đặt lòng bàn tay lên phía trên xương hông phải Massage theo chuyển động tròn quanh rốn, xoa 100 lần theo chiều kim đồng hồ Xoa từ vùng bụng trên về phía lồng ngực trái, Lặp lại các động tác Xem đầy đủ: Cách chữa đầy hơi chướng bụng tại nhà Tràng Phục Linh – bảo vệ sức khỏe đường ruột Để cải thiện những triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, táo bón do bệnh đại tràng hay hội chứng ruột kích thích, bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Tràng Phục Linh. Tràng Phục Linh nhãn xanh và Tràng Phục Linh PLUS nhãn đỏ. 1. Tràng Phục Linh (nhãn xanh) chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng và nâng cao sức đề kháng đường ruột Sản phẩm dành cho cho các đối tượng: Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,… Người mắc bệnh Viêm đại tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em 2. Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Không những thế, Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng (Tìm hiểu bản nghiên cứu đầy đủ được đăng tải vào tháng 4 năm 2017 tại: www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28406734) Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng: Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh) gần nhất, xem TẠI ĐÂY Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) xem TẠI ĐÂY Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn. Chia sẻ12
Hội chứng ruột kích thích
Bị táo bón đi ngoài ra máu sau sinh có sao không? Cách cải thiện?
Táo bón đi ngoài ra máu sau khi sinh là hiện tượng thường gặp ở các mẹ bỉm sữa. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tâm lý của chị em. Chính vì thế, hiểu được nguyên nhân của bệnh sẽ giúp phụ nữ có biện pháp phòng tránh và cải hiệu quả hơn. Mục lụcTáo bón đi ngoài ra máu là gì?Tại sao chị em dễ mắc táo bón, đi ngoài ra máu sau sinh?Thay đổi nồng độ nội tiết tốDo bị sa búi trĩDo chế độ ăn uốngTác dụng phụ của thuốcSinh mổCơ thể mất nước, thiếu chất lỏngĐau vùng tầng sinh mônDo bệnh lýĐi ngoài ra máu sau sinh có sao không?Khi nào táo bón, đi ngoài ra máu sau sinh cần đến gặp bác sĩ?Nên – không nên làm gì khi bị đi ngoài ra máu sau sinh?Có chế độ ăn uống hợp lýThói quen sinh hoạtCách giảm táo bón đi ngoài ra máu cho phụ nữ sau sinhGiải pháp cho người bị táo bón đi ngoài ra máu Táo bón đi ngoài ra máu là gì? Táo bón, đi ngoài ra máu sau sinh là hiện tượng rất dễ gặp ở rất nhiều chị em, đây là dấu hiệu phân khô cứng khó đẩy ra ngoài hậu môn gây trầy xước chảy máu vùng hậu môn mỗi lần đi đại tiện. Ban đầu, lượng máu chảy rất ít và khó quan sát thấy, do đó chị em thường chủ quan. Tình trạng này lặp lại nhiều lần khiến chị em thấy đau rát vùng hậu môn, về sau thì máu có thể nhỏ nhọt hoặc phun thành tia và nặng hơn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tại sao chị em dễ mắc táo bón, đi ngoài ra máu sau sinh? Để xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón sau sinh, cần căn cứ từng trường hợp, vào màu sắc, lượng máu chảy nhiều hay ít và các biểu hiện đi kèm. Cụ thể là: Thay đổi nồng độ nội tiết tố Phụ nữ sau khi sinh gặp tình trạng táo bón, đi ngoài ra máu có thể do sự bất thường của nồng độ nội tiết trong cơ thể. Bởi trong khi mang thai, các nội tiết tố thay đổi, bà bầu bổ sung các loại khoáng chất: Sắt, canxi hay áp lực của thai nhi lên vùng khoang chậu khiến việc đại tiện cũng gặp khó khăn hơn. Sau khi sinh, tử cung mở to, tăng áp lực lên vùng khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn, gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu triệu chứng táo bón, bệnh trĩ dễ bị chảy máu khi đi đại tiện. Tình trạng táo bón, đi ngoài ra máu có thể dần được cải thiện sau vài tháng sau sinh và còn tùy thuộc vào cơ địa từng người. Do bị sa búi trĩ Khi sinh, mẹ bầu cần phải rặn thật mạnh để đẩy em bé ra ngoài, tuy nhiên nếu rặn đẩy không đúng cách thì sức ép lên ổ bụng tăng cao khiến cho các khóm trĩ dễ bị sa ra ngoài và gây chảy máu khi đại tiện, đây cũng chính là nguyên nhân gây táo bón đi ngoài ra máu của mẹ bầu sau sinh Do chế độ ăn uống Trong thời gian cho con bú, mẹ bỉm sữa thường có chế độ ăn uống cẩn thận, chính vì lẽ đó, ăn uống kiêng khem quá mức gây mất cân bằng dinh dưỡng và lại kèm theo ít vận động nên dễ gây ra tình trạng táo bón. Nếu tình trạng táo bón không có phương pháp kịp thời cải thiện mà càng trầm trọng hơn khiến phân khô cứng, đi ngoài gặp nhiều khó khăn và gây đại tiện ra máu tình trạng táo bón và làm cho tình trạng táo bón trở nên trầm trọng, gây đi ngoài ra máu. Sau sinh chế độ ăn uống mất cân bằng khi bổ sung quá nhiều đạm và chất béo Tác dụng phụ của thuốc Việc sử dụng một số loại thuốc gây tê, thuốc kháng sinh… có thể ảnh hưởng tới chức năng đường ruột gây ra nhiều tác dụng phụ táo bón, đi ngoài ra máu sau sinh ở nhiều phụ nữ. Sinh mổ Khi sinh mổ, cơ thể người phụ nữ phải mất khoảng 3-4 ngày hệ tiêu hóa mới bắt đầu hoạt động trở lại bình thường sau cuộc phẫu thuật, chính vì thế sản phụ sau sinh dễ bị táo bón đi ngoài ra máu. Cơ thể mất nước, thiếu chất lỏng Cơ thể thiếu nước khiến phân trở nên khô cứng nguyên do sản phụ trong quá trình chuyển dạ bị mất máu, nôn mửa, thiếu nước làm chậm quá trình đào thảo của cơ thể Đau vùng tầng sinh môn Trong quá trình sinh nở, nhất là sinh thường chị em dễ bị rạch tầng sinh môn hoặc bị trĩ sau sinh, căng thẳng, khi đi vệ sinh nặng, có thể khiến bạn đau hơn hoặc sợ bị rách vết khâu, chính nỗi sợ đó khiến bạn đi ngoài không thoải mái, phân bị tích lại trong đường ruột và trở thành táo bón. Do bệnh lý Bệnh trĩ Bệnh trĩ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đại tiện ra máu sau. Giai đoạn đầu của bệnh, chỉ có chút máu dính ở phân hay ở giấy vệ sinh. Tuy nhiên khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng: Máu chảy thành giọt thậm chí phun thành tia gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như mất máu, mệt mỏi. Ung thư trực tràng Ung thư trực tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của táo bón đi ngoài ra máu. Hiện tượng nứt kẽ hậu môn, máu chảy nhiều khi đi đại tiện sẽ làm tăng nguy cơ bị ngứa, viêm loét, kích ứng các tế bào ung thư phát triển có thể gây ra biến chứng u nang hậu môn trực tràng ác tính. Vì vậy, khi gặp hiện tượng táo bón đi ngoài ra máu chị em tuyệt đối không nên chủ quan. ☛ Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp chuyên gia: Táo bón hơn 2 tuần chưa khỏi nên làm gì? Đi ngoài ra máu sau sinh có sao không? Các bác sĩ chuyên khoa hậu môn có chia sẻ rằng: Khi bị táo bón đi ngoài ra máu sau sinh thì các sản phụ thường sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm lý như: Thiếu máu: Tình trạng táo bón, đi ngoài ra máu diễn ra thường xuyên sẽ gây mất máu, mất máu. Trong trường hợp nhẹ, chị em sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, chân tay lạnh, da xanh xao, giảm trí nhớ, giảm cân…Ở những trường hợp nặng, tình trạng đi ngoài ra máu sau sinh sẽ dẫn tới tụt huyết áp, rối loạn ý thức, mạch đập nhanh, khó thở dẫn tới sốc phản vệ rất nguy hiểm…. Viêm nhiễm hậu môn: Phụ nữ sau sinh đi ngoài ra máu khiến hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, đó cũng là một trong những điều kiện khiến vi khuẩn xâm nhập và phát triển vùng hậu môn Ngoài ra, những dấu hiệu như: Nứt kẽ hậu môn, máu chảy sau khi đại tiện còn làm tăng nguy cơ bị ngứa, viêm loét, viêm nhiễm hậu môn, nặng nhất có thể khiến người bệnh bị nhiễm trùng máu. Nứt kẽ hậu môn sau sinh do táo bón kéo dài Ung thư hậu môn – trực tràng: Ung thư hậu môn- trực tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của táo bón đi ngoài ra máu, nó có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Hiện tượng máu chảy nhiều khi đi vệ sinh nặng có thể làm tăng nguy cơ viêm loét, ngứa rát, kích ứng các tế bào ung thư phát triển, có thể gây ra bệnh u nang hậu môn trực tràng ác tính. Ngoài ra, táo bón đi ngoài ra máu sau sinh cũng là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm vùng hậu môn – trực tràng như: Bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn… ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ. Khi nào táo bón, đi ngoài ra máu sau sinh cần đến gặp bác sĩ? Bình thường, đi ra ra máu không cần điều trị. Tuy nhiên nếu đi ngoài ra máu với lượng máu nhiều, kéo dài hoặc gây đau đớn thì cần đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị. Người bệnh cần đi khám khi có các dấu hiệu: Đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 tuần Trẻ nhỏ đi ngoài ra phân đẫm máu Người mệt mỏi Sức khỏe suy giảm Sụt cân không rõ nguyên nhân Đau bụng, sưng bụng Sốt cao Buồn nôn hoặc nôn Sờ thấy cục khối nổi lên trong bụng Hình dạng và kết cấu phân thay đổi bất thường kéo dài hơn 3 tuần Đi cầu hoặc đi tiểu không kiểm soát. ☛ Đọc thêm: Táo bón có phải dấu hiệu sắp sinh không? Nên – không nên làm gì khi bị đi ngoài ra máu sau sinh? Có chế độ ăn uống hợp lý Nên: Phụ nữ sau sinh cần ăn những loại thực phẩm bổ dưỡng, lợi sữa giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung đầy đủ các loại rau, hoa quả tươi vào thực đơn hàng ngày bởi tình trạng táo bón xảy ra có thể do chế độ ăn thiếu chất xơ và nước. Chất xơ giúp kích thích sự phát triển của các loại vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, các loại vi khuẩn này sẽ giúp nhu động ruột tiết acid lactic kéo nước vào trong ruột làm mềm phân. Mặc dù chất xơ là phần không tiêu hóa tuy nhiên khi ở trong ruột nó sẽ hút nước và trương nở, tạo khối phân giúp thải khối phân ra ngoài cơ thể. Do đó, chất chất xơ hỗ trợ rất tốt trong việc phòng và điều trị táo bón. Bổ sung các loại rau xanh, trái cây khô, hạt ngũ cốc, thực phẩm chứa nhiều chất xơ và pectin giúp kích thích gây tăng nhu động ruột và cảm giác mót rặn. Trong bữa ăn hằng ngày có thể bổ sung thêm sữa chua bởi nó có chứa probiotic giúp kích thích hệ tiêu hóa giúp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện chứng táo bón. Tăng cường bổ sung các loại trái cây giúp nhuận tràng như: Chuối chín, táo, lê, cam góp phần phòng ngừa táo bón Bổ sung cho cơ thể đầy đủ nước: Bổ sung 2-2,5 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm nước dạng hoa quả, nước ép Nên uống nước ấm sau khi thức dậy giúp kích thích nhu động ruột bởi nước được hấp thụ một phần ở ruột non và ruột già. Tại ruột non, khi nước đã đảm bảo hấp thụ đủ thì khối phân sau quá trình tiêu hóa sẽ giữ được nước, phân trở nên mềm sẽ không mất nhiều sức hay đau đớn khi đi nặng. Khi ăn cần ăn đúng giờ, nên chia nhỏ bữa ăn và ăn các loại thức ăn lỏng , không ăn các loại thức ăn rắn, khó tiêu. Có thể bổ sung một cốc sữa chua trước khi đi ngủ, giúp cải thiện đáng kể vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Nên ăn đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn và ăn các loại thức ăn lỏng , không ăn các loại thức ăn rắn, khó tiêu. Không nên: Hạn chế ăn những loại thực phẩm khó tiêu: Đồ chiên rán, dầu mỡ, kiêng ăn các thức ăn tinh chế như súp đặc, thức ăn nhanh Tuyệt đối không sử dụng các loại chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc. ☛ Tìm hiểu thêm: Ăn nhiều trái hồng có bị táo bón hay không? Thói quen sinh hoạt Nên vận động nhẹ nhàng, thường xuyên, tránh ngồi hoặc nằm quá lâu 1 chỗ, có thể tập một số bài tập thể dục nhẹ nhàng để giúp tình trạng táo bón. Hạn chế ngồi xổm để phòng ngừa trường hợp sa búi trĩ Nên tập thói quen đi cầu vào một khung giờ nhất định Không nên nhịn đại tiện và cũng không nên có thói quen đi đại tiện quá lâu Vệ sinh sạch sẽ phần hậu môn sau khi đi đại tiện bằng nước ấm Phụ nữ mới sinh không nên dùng lực quá mạnh để rặn khi đi đại tiện Nên dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi để thoải mái, giảm stress Hằng ngày có thể massage bụng theo chiều kim đồng hồ hàng ngày để kích thích nhu động ruột giúp đi đại tiện dễ dàng hơn Cách giảm táo bón đi ngoài ra máu cho phụ nữ sau sinh Giai đoạn phụ nữ sau sinh và cho con bú muốn giảm tình trạng táo bón và không bị ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như nguồn sữa thì sử dụng biện pháp dân gian được coi là khá lành tính mà các mẹ không nên bỏ qua: 1. Đu đủ Theo nghiên cứu, đu đủ có chứa enzym tiêu hóa papain có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa tích tụ các protein bị tiêu hóa dở dang trong đại tràng, hỗ trợ đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Ngoài ra đu đủ là loại thực phẩm giúp lợi sữa, rất tốt cho sữa mà phụ nữ sau sinh không nên bỏ qua. Cách sử dụng đu đủ: Với đu đủ chín có thể gọt ăn trực tiếp hằng ngày hoặc chế biến sinh tố đu đủ tùy theo sở thích Với đu đủ xanh có thể coi như 1 loại rau củ chế biến thành các món ăn: Đu đủ luộc, đu đủ hầm… 2. Khoai lang Theo Đông y, khoai lang giàu chất xơ, các dưỡng chất lành tính có khả năng giúp nhuận tràng, hỗ trợ tích cực trong việc điều trị táo bón đối với phụ nữ sau sinh Cách sử dụng khoai lang: Mỗi ngày sử dụng 2 củ khoai lang luộc, ăn đều đặn sẽ thấy giảm tình trạng táo bón Dùng 300-500g khoai lang bóc vỏ và luộc chín nhừ, bỏ thêm chút đường và 2 lát gừng tươi đập dập, đem đun sôi thêm vài phút, khuấy đều tắt bếp. Ăn hết trong 1 ngày. 1 củ khoai lang, rửa sạch, gọt vỏ và thái miếng cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc lấy nước uống, thực hiện 2 lần/ngày vào bữa sáng và bữa trưa. 3.Cháo vừng đen Vừng rất tốt cho phụ nữ đang mang thai ở những tháng cuối bởi nó giúp bà bầu dễ sinh nở. Ngoài ra, vừng đen có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin nhóm B, canxi, kali, photpho, sắt, kẽm, đồng, mangan… giúp mẹ sau sinh lợi sữa vô cùng. Cách sử dụng vừng đen: Vừng đen: 30g, gạo nếp: 50g, gạo tẻ: 100g, thịt lợn nạc xay nhỏ: 100g Thịt lợn nạc đem xào cho vừa miệng Cho vừng và các loại gạo đã chuẩn bị vào nồi ninh lên cho nhừ Tiếp theo cho thịt đã xào vào khuấy đều và đun sủi lên, nêm lại gia vị cho vừa miệng Mỗi ngày ăn 2 lần vào lúc đói, ăn liên tục 3-4 ngày sẽ thấy hiệu quả mang lại 4.Sử dụng rau diếp cá Theo Đông y, rau diếp cá vị cay, tính lạnh giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu sát trùng, tiêu viêm. Ngoài ra, diếp cá còn có nhiều chất xơ giúp làm mềm phân và cải thiện tình trạng táo bón. Cách sử dụng rau diếp cá: Nhai trực tiếp lá diếp cá hoặc đem lá diếp cá xay sinh tố, lọc lấy nước uống Lấy lá diếp cá rửa sạch, phơi khô và mỗi ngày lấy khoảng 100g lá diếp cá khô nấu với 300ml hoặc hãm như hãm trà uống nhiều lần trong ngày, liên tiếp uống 10 ngày sẽ thấy cải thiện. Lưu ý: Với mẹo dùng diếp cá, phụ nữ sau sinh nên thực hiện đúng liều lượng, tránh dùng quá nhiều có thể gây thiếu sữa ở một số sản phụ có cơ địa không hợp. 5. Massage bụng Massage bụng giúp kích thích lưu thông máu và tăng cường hoạt động của nhu động ruột và quá trình đào thải phân, chính vì vậy bên cạnh cũng cách trên, các mẹ bỉm sữa có thể kết hợp với động tác massage bụng mỗi ngày để hỗ trợ điều trị táo bón Cách thực hiện masage: Cách 1: Nằm ngửa thoải mái, thả lỏng cơ thể thư giãn Duỗi bàn tay, đặt 2 bàn tay chồng lên nhau, áp sát bụng và xoa bụng theo chiều kim đồng hồ Thực hiện đều đặn mỗi ngày masage 50 để thấy sự cải thiện táo bón hiệu quả. Cách 2: Đứng thẳng Tay trái chống eo, tay phải xoa từ vùng rốn ra xung quanh nhiều vòng Xoa từ bên phải qua trái, qua bụng dưới, bụng phải rồi trở về dạ dày là 1 vòng, thực hiện 30 – 40 vòng Đổi lại tay và thực hiện ngược lại với số vòng tương tự Chú ý thực hiện massage khi bụng ko no và cách các xa bữa ăn để tránh gây áp lực cho dạ dày. Giải pháp cho người bị táo bón đi ngoài ra máu Hiện tượng táo bón, đi ngoài ra máu khi mang thai hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng những chế độ ăn uống, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Khi kết thúc giai đoạn cho con bú, các mẹ có thể sử dụng Tràng Phục Linh PLUS để hỗ trợ, điều trị và kiểm soát tình trạng đi ngoài hay táo bón do bệnh viêm đại tràng. Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: Không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Không những thế, Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng (Tìm hiểu bản nghiên cứu đầy đủ được đăng tải vào tháng 4 năm 2017 tại: www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28406734) Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng: Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện 1. Tràng Phục Linh (nhãn xanh) chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng và nâng cao sức đề kháng đường ruột Sản phẩm dành cho cho các đối tượng: Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,… Người mắc bệnh Viêm đại tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh) gần nhất, xem TẠI ĐÂY Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) xem TẠI ĐÂY Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn. Chia sẻ11
Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích và cách điều trị hiệu quả
Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý khó chẩn đoán do dễ nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác. Bạn cần tìm hiểu thông tin để phát hiện bệnh sớm nhất.
Nhận diện triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là một tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp với tỉ lệ mắc từ 6 đến 18% trên toàn thế giới. Liệu bạn đang gặp các rắc rối về tiêu hóa như đau bụng, táo bón, tiêu chảy,… và băn khoăn có phải mình đã mắc hội chứng này? Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các triệu chứng ruột kích thích qua bài viết sau đây! Mục lụcHội chứng ruột kích thích là gì?Nhận diện triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thíchĐau bụngĐầy hơi, chướng bụngTiêu chảyTáo bónTiêu chảy và táo bón xen kẽCác triệu chứng khác của hội chứng ruột kích thíchMệt mỏi, mất ngủTrầm cảmHội chứng ruột kích thích có biến chứng không?Ai dễ mắc hội chứng ruột kích thích?Nên làm gì khi nghi ngờ mắc hội chứng ruột kích thích?Tràng Phục Linh PLUS – giải pháp cho hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích là gì? Hội chứng ruột kích thích (IBS – Irritable Bowel Syndrome) còn được gọi là bệnh đại tràng mạn tính, bệnh đại tràng co thắt. Đây là hội chứng liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng của ruột già, bao gồm một nhóm các triệu chứng đường ruột xuất hiện cùng nhau, đặc trưng bởi đau bụng và thay đổi thói quen đi ngoài. Tuy IBS là bệnh lành tính nhưng có thể ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và đòi hỏi phải kiểm soát về lâu dài. ➤ Xem thêm: Chi tiết các nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích Nhận diện triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích Mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc các triệu chứng thuộc hội chứng ruột kích thích có thể không giống nhau ở từng người. Tuy nhiên, các triệu chứng thường diễn ra ít nhất 3 ngày mỗi tháng và kéo dài trong ít nhất 3 tháng. Một số triệu chứng đặc trưng mà người mắc hội chứng ruột kích thích thường gặp bao gồm: Đau bụng Đây là triệu chứng phổ biến nhất và cũng là yếu tố chìa khóa trong chẩn đoán hội chứng ruột kích thích. Bình thường, hoạt động của ruột được kiểm soát bởi các hormone, thần kinh và các tín hiệu do lợi khuẩn đường tiêu hóa tiết ra. Trong hội chứng ruột kích thích, các tín hiệu này bị rối loạn dẫn đến mất phối hợp hoạt động của các cơ tiêu hóa và gây ra tình trạng đau bụng. Đau bụng có tính chất lan tỏa và không có điểm đau cụ thể. Tuy nhiên, đau thường gặp ở vùng bụng dưới, nhất là đau bụng dưới trái (vị trí của đại tràng), hoặc toàn bộ vùng bụng, hiếm khi chỉ đau vùng bụng trên. Các cơn đau thường khởi phát sau khi ăn và giảm sau khi bạn đi đại tiện hoặc trung tiện. Bệnh nhân của hội chứng ruột kích thích thường gặp cơn đau âm ỉ, mạn tính, tuy nhiên cũng có thể xảy ra tình trạng đau cấp tính, đau quặn bụng. Ngoài ra, đau bụng trong IBS đặc trưng bởi các cơn đau hàng tuần trong vòng 3 tháng và sau đó sẽ tái phát trong ít nhất 6 tháng tiếp theo kết hợp giảm đau sau khi đi ngoài, thay đổi tần suất đi ngoài. Đầy hơi, chướng bụng Khi mắc hội chứng ruột kích thích, quá trình tiêu hóa bị rối loạn sẽ sinh ra nhiều khí trong ruột khiến người bệnh có cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Đây được coi là một trong các triệu chứng khó chịu và dai dẳng nhất mà nhiều bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích gặp phải, đặc biệt ở phụ nữ. Mô tả triệu chứng này, nhiều người bệnh chia sẻ: bụng của họ trông rất bình thường vào buổi sáng nhưng ngày càng phình to hơn trong ngày. Bạn có thể nhận thấy rõ tình trạng đầy hơi, chướng bụng sau khi ăn. Tuy nhiên, triệu chứng thường có xu hướng giảm khi bệnh nhân nằm xuống hoặc vào ban đêm sau khi ngủ. Tiêu chảy Khi mắc IBS, bạn có thể bị chủ yếu là tiêu chảy hoặc bị táo bón chủ yếu hoặc cả tiêu chảy và táo bón xen kẽ. Trong đó, tiêu chảy chủ yếu là triệu chứng phổ biến, chiếm 1/3 số bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. Theo một nghiên cứu, những người bị tiêu chảy khi mắc hội chứng ruột kích thích trung bình đi đại tiện 12 lần mỗi tuần – nhiều gấp đôi so với người bình thường. Ngoài ra, người bệnh bị hội chứng ruột kích thích nhưng thiên chủ yếu về tiêu chảy thường có phân lỏng, nát đôi khi lẫn chất nhầy tuy nhiên không bao giờ thấy máu lẫn theo phân. Nhu động ruột tăng nhanh làm rút ngắn thời gian lưu phân tại ruột, giảm sự hấp thụ nước trong phân, dẫn đến tình trạng phân lỏng đặc trưng của tiêu chảy và người bệnh muốn đi đại tiện ngay lập tức. Điều này khiến rất nhiều người bệnh ngại, thậm chí trốn tránh các tình huống xã hội do lo sợ bị tiêu chảy đột ngột. ☛ Xem chi tiết: Tiêu chảy đi ngoài nhiều lần phải làm sao? Táo bón Theo số liệu thống kê, táo bón là triệu chứng phổ biến nhất của IBS, ảnh hưởng tới một nửa số bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích này. Khi bị táo bón, bệnh nhân sẽ đi đại tiện rất ít (dưới 3 lần một tuần) với đặc điểm phân rắn có thể lẫn nhầy. Nguyên nhân dẫn đến táo bón là do sự thay đổi tín hiệu giữa não và ruột làm tăng hoặc giảm nhu động ruột. Khi nhu động ruột chậm lại, thời gian phân lưu lại trong ruột sẽ tăng. Thời gian lưu lại ruột càng lâu, càng khiến phân bị mất nhiều nước do bị ruột hấp thụ. Điều này khiến phân trở nên ngày càng rắn và bạn sẽ rất khó đi đại tiện. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa táo bón thông thường với táo bón do hội chứng ruột kích thích. Điểm khác biệt đặc trưng đó là: Táo bón do hội chứng ruột kích thích thường đi kèm với đau bụng và tình trạng đau sẽ giảm sau khi đi đại tiện được. Trong khi đó, bệnh nhân thường không gặp tình trạng đau bụng này đối với táo bón thông thường. Ngoài ra, bệnh nhân bị táo bón do hội chứng ruột kích thích thường rất khó chịu do có cảm giác chưa tống hơi hết khi đi ngoài (đại tiện không hoàn toàn). ☛ Có thể bạn quan tâm: Hỏi đáp chuyên gia: Táo bón hơn 2 tuần chưa khỏi nên làm gì? Tiêu chảy và táo bón xen kẽ Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng đây cũng là một triệu chứng thường gặp của hội chứng ruột kích thích, có thể xảy ra ở 20% bệnh nhân. Triệu chứng tiêu chảy và táo bón xen kẽ thường liên quan đến chứng đau bụng mạn tính. So với các triệu chứng thiên về tiêu chảy hay táo bón, các bệnh nhân bị tiêu chảy và táo bón kết hợp có xu hướng nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng thường xuyên xuất hiện và dữ dội khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. Bạn có thể bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ trong nhiều tuần, nhiều tháng hoặc thậm chí trải nghiệm hai thái cực trái ngược này trong cùng 1 ngày. Triệu chứng này có mức độ thường khác nhau khá nhiều giữa những bệnh nhân khác nhau. Do đó, cần một phương pháp điều trị riêng cho từng bệnh nhân bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ, việc theo dõi điều trị cũng cần sát sao hơn. Các triệu chứng khác của hội chứng ruột kích thích Mệt mỏi, mất ngủ Đây là tình trạng mà tới 50% số bệnh nhân của hội chứng ruột kích thích gặp phải. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: hội chứng ruột kích thích có thể làm người bệnh giảm khả năng chịu đựng áp lực. Điều này dẫn đến việc bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi, giảm khả năng hoạt động, làm việc. Thậm chí là giảm các hoạt động giải trí, tương tác xã hội. Bên cạnh đó, hội chứng ruột kích thích cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ, khiến người bệnh mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ. Mất ngủ, chất lượng giấc ngủ kém khiến người bệnh thấy chán nản, bất ổn vào buổi sáng khi thức dậy và làm tình trạng mệt mỏi càng thêm nghiêm trọng. Đặc biệt, giấc ngủ kém là một dấu hiệu đáng lưu ý, báo hiệu các triệu chứng tiêu hóa nghiêm trọng hơn vào ngày hôm sau. Trầm cảm Lo lắng, trầm cảm là nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích hay chính do sống chung với IBS khiến người bệnh phải đối mặt với tình trạng lo lắng, trầm cảm? Đây vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ mà các nhà khoa học chưa thể xác định đáp án chính xác. Một nghiên cứu khác đã chỉ ra nguy cơ những người mắc IBS gặp các vấn đề về tâm lý như trầm cảm cao hơn tới 70% so với người bình thường. Có thể nói, hội chứng ruột kích thích như một vòng tròn luẩn quẩn. Trong đó, các triệu chứng tiêu hóa làm tăng cảm giác lo lắng, trầm cảm và ngược lại, lo lắng, trầm cảm lại là ngòi châm kích thích làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng tiêu hóa. Ngoài các triệu chứng trên, hội chứng ruột kích thích còn có một số triệu chứng khác như buồn nôn, tim đập nhanh, chóng mặt, rối loạn tiểu tiện, rối loạn kinh nguyệt,… *** Clip sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Hội chứng ruột kích thích có biến chứng không? Hội chứng ruột kích thích không phải bệnh quá nguy hiểm hay làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Tuy nhiên, như đã đề cập, táo bón và tiêu chảy là các triệu chứng rất phổ biến của căn bệnh này. Với tình trạng tiêu chảy và táo bón kéo dài, người bệnh rất có thể sẽ mắc bệnh trĩ trong tương lai. Ngoài ra, người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích cũng thường gặp nguy cơ mất nước, đặc biệt nếu bị tiêu chảy mạn tính mà không được bổ sung đầy đủ nước và chất điện giải. Bệnh nhân IBS cũng có thể gặp các vấn đề về dinh dưỡng do phải tránh ăn một số thực phẩm làm kích thích tình trạng bệnh. Đặc biệt, những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích sẽ phải đối mặt với chất lượng cuộc sống kém hẳn so với bình thường hoặc các vấn đề về tâm lý do phải chịu đựng thường xuyên các triệu chứng khó chịu. Ai dễ mắc hội chứng ruột kích thích? Hội chứng ruột kích thích là một căn bệnh thường gặp, tuy nhiên hội chứng này đặc biệt dễ mắc hơn ở một số đối tượng bao gồm: Người trẻ: Hội chứng ruột kích thích thường gặp ở người dưới năm 50 tuổi, nhất là trong khoảng độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi. Nữ giới: Theo thống kê, nữ giới mắc phải hội chứng này nhiều hơn (khoảng gấp đôi) so với nam giới. Liệu pháp hormon Estrogen trước hoặc sau mãn kinh cũng là một yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc hội chứng ruột kích thích. Lo lắng, stress: Lo lắng, trầm cảm hoặc các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần khác có thể làm tăng nguy cơ mắc IBS. Do đó, những người hay gặp áp lực trong cuộc sống hoặc làm việc thiên về trí óc như công chức, học sinh,… thường hay bị hội chứng ruột kích thích hơn, thành thị có tỉ lệ mắc nhiều hơn so với nông thôn. Nên làm gì khi nghi ngờ mắc hội chứng ruột kích thích? Hội chứng ruột kích thích là một bệnh mạn tính đòi hỏi phải kiểm soát về lâu dài. Một số trường hợp, người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách quản lý chế độ sinh hoạt, ăn uống và biết cách giải tỏa stress. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn đòi hỏi phải dùng thuốc và tư vấn từ bác sĩ. Trong trường hợp xảy ra các tình trạng như sụt cân, phân lẫn máu hoặc phân đen, thấy khối bất thường ở bụng, niêm mạc nhợt, hay chóng mặt, khó nuốt… cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt, nếu nghi ngờ mình đang mắc hội chứng ruột kích thích, bạn nên thực hiện ghi lại các thực phẩm đã sử dụng và các triệu chứng gặp phải. Các thông tin này sẽ vô cùng hữu ích trong việc chẩn đoán và kiểm soát tình trạng bệnh. Lưu ý, các triệu chứng trên của IBS cũng có thể gặp ở một số bệnh tiêu hóa tương tự khác. Vì vậy, nếu các triệu chứng này đang gây nên những phiền toái không nhỏ đến cuộc sống của bạn, hãy liên hệ với các cơ sở y tế để được xác định chính xác vấn đề mình đang gặp phải. ☛ Tìm hiểu thêm: Các bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả bất ngờ Tràng Phục Linh PLUS – giải pháp cho hội chứng ruột kích thích Như đã nói ở trên, việc thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, việc sử dụng các thuốc điều trị là cần thiết trong việc kiểm soát hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, sự thay đổi trong chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể không hiệu quả nếu tình trạng nghiêm trọng. Việc sử dụng thuốc điều trị bừa bãi lại có thể khiến lợi khuẩn tiêu hóa bị tiêu diệt khiến hệ tiêu hóa suy yếu và dễ bị tấn công bởi các tác nhân có hại như vi khuẩn, virus,…. Bên cạnh đó, các thuốc điều trị IBS hầu như chỉ dừng lại ở việc điều trị triệu chứng chứ không loại bỏ bệnh tận gốc khiến bệnh dễ tái phát và bệnh nhân phải dùng thuốc nhiều lần. Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm đầu tiên trên thị trường hướng tới ổn định thần kinh đại tràng và giảm co thắt – là các yếu tố quan trọng hàng đầu để ổn định tình trạng bệnh. Các thành phần trong sản phẩm đều là dược liệu có tác dụng giúp giải quyết các vấn đề tiêu hóa như: Bạch phục linh: có tác dụng giảm đầy hơi, chướng bụng. Bạch truật: giúp cầm nhanh tiêu chảy, táo bón, điều hòa nhu động ruột. ImmuneGamma: giúp tăng cường sức đề kháng của hệ tiêu hóa, nhằm ngăn ngừa tái phát bệnh một cách hiệu quả. Xem chi tiết thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY Hội chứng ruột kích thích tuy lành tính nhưng nếu phải đối mặt thường xuyên chắc chắn căn bệnh này sẽ gây ra những rắc rối không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày. Các triệu chứng của IBS đều khá dễ nhận biết, vì vậy nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như trên, bạn nên chú ý và thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Tài liệu tham khảo: 9 Signs and Symptoms of Irritable Bowel Syndrome (IBS). Link: https://www.healthline.com/nutrition/9-signs-and-symptoms-of-ibs https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/irritable-bowel-syndrome/symptoms-causes/syc-20360016 Chia sẻ0
Cách tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích
Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường tuân theo chế độ ăn uống rất khắt khe, chính vì vậy phần lớn người bệnh gặp phải tình trạng sụt cân, suy nhược cơ thể do thiếu chất. Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến độc giả cách tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích – một vấn đề đang nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay. Mục lụcNguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích?Hội chứng ruột kích thích gây ảnh hưởng gì đến cân nặngThực phẩm tăng cân dành cho bệnh nhân hội chứng ruột kích thíchBệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích kiêng gì?Chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp cho bệnh nhânChế độ ăn uốngChế độ sinh hoạtTràng Phục Linh – Cải thiện triệu chứng đại tràng co thắt hiệu quả Tăng cân cho người bị hội chứng ruột Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích? Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây nên hội chứng ruột kích thích. Tuy vậy, sau quá trình nghiên cứu và theo dõi trên lâm sàng, người ta có thể xác định được một số yếu tố góp phần lớn gây nên hội chứng ruột kích thích. Cụ thể: Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: Hay ăn nhiều đồ tanh, đồ chứa nhiều đạm, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, uống nhiều bia rượu, cà phê, nước có ga hoặc ăn phải các thực phẩm không hợp vệ sinh. Thường xuyên thức khuya, bỏ bữa làm thay đổi giờ giấc sinh học của cơ thể, ảnh hưởng đến nhu động ruột và quá trình hấp thu thức ăn. Yếu tố tâm lý: Rối loạn thần kinh hoặc thường xuyên gặp các vấn đề căng thẳng, stress, ức chế tinh thần. Khi hệ thần kinh có vấn đề sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình truyền và nhận tín hiệu từ não đến ruột, làm cho cơ thể có những phản ứng quá mức với những thay đổi xảy ra tại đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Sự thay đổi bên trong hệ tiêu hóa: Đó có thể do tăng số lượng tế bào miễn dịch trong ruột gây ra các triệu chứng đau, tiêu chảy. Hoặc có thể do dùng quá nhiều kháng sinh đường ruột dẫn đến sự tăng quá mức từ đó làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột. ➤ Đọc thêm: Phân biệt triệu chứng viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích gây ảnh hưởng gì đến cân nặng Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường gặp phải các triệu chứng sau: Đau bụng: Vị trí đau của bệnh nhân không cố định, thường ở 2 bên mạn sườn, khi đau thường nổi cục cứng, sờ nắn được và đau nhiều sau khi ăn no. Đây cũng chính là một trong những lý do làm người bệnh ăn ít hơn trong mỗi bữa ăn. Đầy hơi, chướng bụng: Tuy nhiên cảm giác này chỉ thoáng qua, không kéo dài và thường gặp phải sau khi ăn. Đại tiện lúc đi lỏng, lúc đi táo luân phiên nhau, hoặc có thể lúc đầu rắn, lúc sau lỏng và không có hiện tượng đại tiện ra máu. Vì vậy mà khả năng hấp thu dinh dưỡng của bệnh nhân giảm đi, ảnh hưởng không nhỏ đến cân nặng. Rối loạn tâm lý: Bệnh nhân thường cảm thấy lo lắng, căng thẳng, mà càng lo lắng, căng thẳng bao nhiêu thì hội chứng ruột kích thích càng tăng bấy nhiêu, nó trở thành một vòng tuần hoàn bệnh lý, khó phá vỡ được. Đi kèm với căng thẳng, lo lắng, bệnh nhân cũng thường cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, trằn trọc, khó ngủ… Các triệu chứng này làm cho cơ thể suy nhược, sức khỏe khó cải thiện. Hội chứng ruột kích thích gây nên các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân Hội chứng ruột kích thích có tác động một cách tiêu cực đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Tình trạng chán ăn, ăn không ngon diễn ra ở đa số các bệnh nhân. Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn đường tiêu hóa khiến cho các chất dinh dưỡng khó hấp thụ hơn tại ruột non. Chính bởi vậy, ở hầu hết các bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến sụt cân, suy nhược cơ thể. Cơ thể yếu dần, sức đề kháng giảm làm tăng nguy cơ mắc thêm một số bệnh khác, sẽ khiến cho quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích gặp nhiều cản trở, kéo dài thời gian điều trị. ☛ Đọc thêm: Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không? Thực phẩm tăng cân dành cho bệnh nhân hội chứng ruột kích thích Cách tốt nhất để có một chế độ ăn hợp lý với mục đích tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích, bệnh nhân nên cụ thể hóa bằng các lên thực đơn chi tiết những loại thực phẩm nên và không nên sử dụng trong quá trình điều trị. Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Chế độ ăn kiêng FODMAPs là chế độ ăn được khuyến nghị bởi các bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích, nhất là các bệnh nhân mắc IBS-D thể tiêu chảy. Các thực phẩm trong chế độ ăn FODMAPs đều là những loại thực phẩm dễ hấp thu, phù hợp với tình trạng rối loạn ống tiêu hóa của bệnh nhân. Đường ruột hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn cũng sẽ khiến cho cơ thể hồi phục nhanh hơn, cân nặng của bệnh nhân nhanh chóng trở lại bình thường. Một số thực phẩm ít FODMAPs nên dùng là: Tinh bột: Tinh bột là chất không thể thiếu trong mỗi bữa ăn vì đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Nhưng thay vì dùng cơm thì bạn có thể sử dụng các nguồn thức ăn khác chứa tinh bột như khoai lang, gạo lứt, khoai tây… Khoai lang: Với thành phần dinh dưỡng bao gồm hàm lượng tinh bột lớn, vitamin A, vitamin C, vitamin B6, đường, chất xơ, sắt, kali và một số loại protein có khả năng chống oxy hóa… Khoai lang là nguồn cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, ăn khoai còn tốt cho hệ tim mạch, kháng viêm và giúp duy trì đường huyết hiệu quả, ngăn không cho tình trạng suy nhược cơ thể xảy ra. Bạn nên luộc hoặc hấp khoai để ăn chứ không nên chế biến các món liên quan đến dầu mỡ. Khoai tây: Chứa các vitamin A, B, C, chất xơ, các loại protein, khoáng chất như calci, sắt, photpho… Khoai tây giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của người bệnh, tăng sức đề kháng của cơ thể, tránh mắc phải một số bệnh khác trong quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích. Cũng tương tự như khoai lang, bạn không nên dùng dầu mỡ để nấu khoai tây. Có thể thử món khoai tây nghiền khi chế biến khoai tây. Gạo lứt: Khác với các loại gạo thông thường, gạo lứt có tác dụng hiệu quả trong việc đồng hóa thức ăn, cải thiện các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón… nhờ hàm lượng chất xơ và magie thiên nhiên dồi dào. Chất xơ: Các loại rau xanh có lợi cho việc tiêu hóa thức ăn, chứa lượng fructan thấp như bí xanh, rau bina, cà chua, cà tím, dưa chuột… Bạn có thể chế biến bằng cách hấp hoặc nướng những loại rau này cùng với dầu oliu và 1 chút muối. Hoặc bạn cũng có thể làm món salad hoặc cắt nhỏ và cho 1 bát cơm gạo lứt lên trên. Protein: Các loại thịt chứa nhiều loại acid amin, chất khoáng, chất béo, vitamin cần thiết cho quá trình hấp thu và tiêu hóa của cơ thể như thịt gà, thịt nạc, thịt cừu… Thay vì chiên thì các bạn nên áp chảo, quay hoặc nướng các loại thịt này trong dầu oliu. Trái cây: Một số hoa quả, trong đó có chuối được chỉ định là loại trái cây nên ăn nhất trong quá trình điều trị bởi hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng có trong nó. Các loại vitamin C, B6, các khoáng chất như magie, kali có tác dụng hiệu quả trong việc kích thích, cải thiện hệ tiêu hóa từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh như đại tràng, dạ dày… Ngoài chuối, thì xoài, hồng xiêm, cam là những loại trái cây có tác dụng gần tương tự và nên sử dụng trong quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích. Thực phẩm tăng cân cho người mắc hội chứng ruột kích thích Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích kiêng gì? Thực phẩm chưa qua chế biến như gỏi cá, tiết canh, rau sống. Các thực phẩm muối, lên men, thực phẩm chua cay. Những món ăn chứa hàm lượng đường cao như trái cây khô, trái cây đóng hộp, bánh quy, phomai… Các loại thực phẩm này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón, đầy hơi, tiêu chảy cho bệnh nhân. Các thực phẩm chứa một lượng lớn chất béo động vật, các món xào, chiên, rán. Các loại thịt được chế biến sẵn như pate, xúc xích… Đậu, bắp cải, hành là những thực phẩm dễ sinh hơi không tốt cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. Rượu, bia, thuốc lá, cà phê, các chất kích thích, chất gây nghiện. Sữa và các chế phẩm từ sữa, bởi trong sữa có chứa một hàm lượng lớn lactose, đây là một loại đường khó hấp thu trong đường tiêu hóa nên dễ gây ra tình trạng tiêu chảy, đầy hơi, bụng đau quặn. Các loại trái cây chua do chứa nhiều acid. Các thực phẩm mà bệnh nhân ăn vào có thể xảy ra tình trạng dị ứng. Chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp cho bệnh nhân Chế độ ăn uống Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quyết định cho quá trình điều trị bệnh, chế độ ăn uống phải đảm bảo không ăn những thực phẩm được bác sĩ chỉ định phải kiêng kị, bên cạnh đó phải đầy đủ các chất cần thiết để cơ thể không bị sụt cân, gầy gò, suy nhược. Ăn uống không hợp lý sẽ làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh như: táo bón, tiêu chảy kéo dài, thường xuyên đau bụng, chướng bụng, ợ chua, ợ hơi, đi ngoài sống phân. Chính vì vậy, việc tìm hiểu một chế độ ăn hợp lý trong quá trình điều trị bệnh là hết sức cần thiết. Một chế độ ăn đúng cách đem lại hiệu quả điều trị bao gồm: Ăn uống đầy đủ, không nhịn ăn, bỏ bữa, phân chia các bữa ăn hợp lý để đảm bảo không để tình trạng bụng quá đói hoặc ăn quá no đặc biệt vào buổi tối. Không ăn các thực phẩm chứa quá nhiều chất dinh dưỡng tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Thay vì ăn theo từng bữa lớn như người bình thường, bệnh nhân nên chia ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nên nhai kĩ thực phẩm khi ăn để tránh tình trạng khó tiêu gây chướng bụng, ợ hơi. Nói không với việc sử dụng các đồ ăn sẵn, các đồ ăn dầu mỡ, cay nóng có hại cho sức khỏe. Tốt nhất nên ăn các món tự nấu để vừa đảm bảo an toàn, vừa kiểm soát các loại nguyên liệu để tránh ăn phải các thực phẩm đang trong chế độ ăn kiêng, gây rối loạn tiêu hóa. Tránh các đồ uống chứa cồn như rượu, bia, không nên uống cafe, nước có ga. Không sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện, thuốc lá… Nước: Để ngăn chặn một số triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, bệnh nhân cần bổ sung đủ nước cho cơ thể. Cụ thể nên bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày, và có thể sử dụng nhiều hơn trong trường hợp tham gia các hoạt động thể thao. Chế độ ăn uống cho người mắc hội chứng ruột kích thích Chế độ sinh hoạt Bên cạnh chế độ ăn, người bệnh cũng phải thường xuyên duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý. Một chế độ sinh hoạt hợp lý, tốt cho người mắc hội chứng ruột kích thích bao gồm: Luôn duy trì trạng thái vui vẻ, thoải mái, không quá để tâm đến các vấn đề về bệnh lý dẫn đến lo lắng, buồn phiền ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Không làm việc quá sức, áp lực, không suy nghĩ, lo âu nhiều dẫn đến tình trạng stress, căng thẳng thần kinh kéo dài. Lên kế hoạch, thực hiện và duy trì các hoạt động thể dục thể thao phù hợp như: Tập yoga, ngồi thiền… Không thức khuya, không ngồi một chỗ quá lâu. Tập thói quen mỗi ngày vài lần xoa nhẹ bụng, vùng thượng vị theo chiều kim đồng hồ để điều hòa nhu động ruột. Cố định khoảng thời gian đi đại tiện trong ngày, tốt nhất là 1 ngày chỉ nên đi đại tiện 1 lần và duy trì thói quen xoa bụng trước mỗi lần đi đại tiện. Thường xuyên đi khám định kỳ 6 tháng 1 lần để nắm được tình hình bệnh cũng như có phương pháp điều trị đúng đắn tiếp theo, đảm bảo điều trị dứt điểm từ đầu, không để bệnh kéo dài và tiến triển thành mạn tính. ☛ Đọc thêm: Tham khảo thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích Tràng Phục Linh – Cải thiện triệu chứng đại tràng co thắt hiệu quả Bên cạnh việc thay đổi lối sống và thiết lập khẩu phần ăn đúng cách, bạn nên kết hợp thêm việc cải thiện các triệu chứng của bệnh lý bằng những phương pháp có hiệu quả nhanh hơn. Một trong số đó là sử dụng Tràng Phục Linh. Tràng Phục Linh – Cải thiện triệu chứng đại tràng co thắt hiệu quả Tràng Phục Linh là sự kết hợp của các thành phần như 5-HTP, ImmuneGamma, bạch truật, bạch phục linh… Sản phẩm mang đến tác dụng hiệu quả trong việc giảm bớt các triệu chứng, hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích. Tràng Phục Linh là công trình nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Trọng Thông tại Trường Đại học Y Hà Nội được đăng tải trên thư viện PUBMED – trang thông tin y khoa uy tín hàng đầu của Hoa Kỳ. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh tác dụng chống co thắt đại tràng hiệu quả của sản phẩm. Nếu kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bệnh nhân sẽ vừa có thể khôi phục sức khỏe, vừa tăng cân nhanh chóng. Để tìm hiểu thêm thông tin của sản phẩm Tràng Phục Linh, vui lòng truy cập TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu mua sản phẩm, bạn có thể đặt mua trực tiếp hoặc xem chi tiết các điểm bán Tràng Phục Linh TẠI ĐÂY. Trên đây là một số chia sẻ về hội chứng ruột kích thích và cách tăng cân cho người mắc hội chứng này mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích và góp phần hỗ trợ quá trình điều trị được nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt nhất. Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/irritable-bowel-syndrome/weight-loss-gain#conclusions https://www.sharecare.com/health/living-with-ibs/why-people-ibs-gain-weight https://www.verywellhealth.com/gaining-weight-when-you-have-ibd-1942697 https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/hoi-chung-ruot-kich-thich-nen-gi-va-kieng-gi/ Chia sẻ14
Hội chứng ruột kích thích là gì? Nguyên nhân và biện pháp điều trị
Hội chứng ruột kích là một bệnh lý về đường ruột khá phổ biến hiện nay. Bạn cần tìm hiểu thông tin về bệnh để phòng ngừa và điều trị bệnh sớm nhất.