Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích và cách điều trị hiệu quả

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý phổ biến hiện nay do thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Vậy nguyên nhân mắc hội chứng ruột kích thích là gì? Làm sao để phòng ngừa hội chứng ruột kích thích? Để giải đáp các câu hỏi trên, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

hoi-chung-ruot-kich-thich
Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (còn được gọi là đại tràng kích thích, đại tràng co cứng hoặc viêm đại tràng co cứng) là một rối loạn chức năng của đại tràng được đặc trưng bởi tình trạng đau bụng và thay đổi thói quen đi tiêu.

Hội chứng ruột kích thích được chia thành 4 loại gồm:

  • IBS – U (không có triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón).
  • IBS – C (triệu chứng táo bón).
  • IBS – D (triệu chứng tiêu chảy).
  • IBS – M (xen kẽ triệu chứng tiêu chảy và táo bón).
Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý phổ biến ở nước ta và số người mắc bệnh chiếm 5 – 20% dân số.

Nguyên nhân mắc hội chứng ruột kích thích

Đến nay, nguyên nhân chính xác mắc hội chứng ruột kích thích vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm thấy một số yếu tố có liên quan sau:

Các vấn đề thần kinh – tâm lý

Hệ thống thần kinh ở ruột là một mạng lưới các dây thần kinh có vai trò chỉ đạo các quá trình tiêu hóa và kết nối chặt chẽ với não bộ. Sự tương tác này được thể hiện rõ nhất khi bạn căng thẳng, lo lắng, stress,…

Khi bạn căng thẳng, não bộ sẽ tác động xuống, làm rối loạn nhu động ruột và có thể khiến bạn trải qua các cơn đau dữ dội. Do đó, tâm lý căng thẳng có thể làm tăng tần suất và tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hội chứng ruột kích thích.

Bên cạnh đó, các rối loạn trong kết nối não – ruột được nghiên cứu là có liên quan đến sự mất cân bằng về nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh. Vì thế, bác sĩ thường chỉ định nhóm thuốc chống trầm cảm – thuốc tác động lên chất dẫn truyền thần kinh serotonin để điều trị triệu chứng hội chứng ruột kích thích.

Vi khuẩn đường ruột

Trong một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, số lượng vi khuẩn đường ruột tồn tại khá ít. Gần đây, các nhà khoa học giả thuyết rằng sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột là một trong các yếu tố gây nên các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

Sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột thường là kết quả của sự bất thường về giải phẫu hoặc các bệnh về tiêu hóa. Do đó, những người đã từng phẫu thuật đường ruột, đường tiêu hóa có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích cao hơn so với người bình thường.

Sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột là yếu tố gây nên hội chứng ruột kích thích

Sự vận động của ống tiêu hóa

Rối loạn khả năng vận động cơ trơn của đường tiêu hóa được chứng minh là có liên quan đến hội chứng ruột kích thích.

Sự co thắt đại tràng nhanh hơn bình thường có thể gây ra IBS – D (triệu chứng tiêu chảy) trong khi co thắt đại tràng chậm hơn bình thường thường gây ra IBS – C (triệu chứng táo bón).

Yếu tố nội tiết

Các thụ thể của hormon sinh dục nữ (estrogren và progesteron) được phân bố ở khắp hệ thống đường tiêu hóa. Do vậy, sự thay đổi nồng độ của hormon sinh dục nữ trong thời kỳ kinh nguyệt có thể khiến các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích xuất hiện thường xuyên và nghiêm trọng hơn.

Phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích cao gấp hai 2 lần so với đàn ông.

Di truyền

Một số nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Gastroenterology (Hiệp hội tiêu hóa Mỹ) chỉ ra rằng khoảng 2% người mắc hội chứng ruột kích thích mang gen SCN5A. Hầu hết, những bệnh nhân mang gen này đều làm rối loạn chức năng kênh Na –  kênh có trong cơ trơn đường tiêu hóa. Vì thế, rối loạn kênh Na có thể gây ra rối loạn nhu động ruột.

Nhạy cảm với đồ ăn thức uống

Các thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến nhu động ruột. Khi bạn bổ sung các loại thực phẩm khó tiêu, các thực phẩm này đi qua hệ tiêu hóa một cách chậm chạp, khiến nhu động ruột giảm co bóp gây nên tình trạng táo bón.

Ngược lại, thực phẩm đi qua đường tiêu hóa quá nhanh dẫn đến ruột phải co bóp mạnh và có thể khiến bạn gặp phải tình trạng tiêu chảy hoặc phân lỏng, nát.

Sử dụng rượu bia có nguy cơ cao mắc hội chứng ruột kích thích

Sử dụng một số thuốc

Sử dụng một số thuốc kháng sinh, giảm đau,… cũng là một trong những nguyên nhân mắc phải hội chứng ruột kích thích.

Từ lâu, kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiễm khuẩn bằng cách tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Nhưng điều đó vô tình khiến cả những vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bạn cũng bị giết chết. Vì thế nên, khi bạn sử dụng kháng sinh, hệ vi khuẩn trong đường ruột có khả năng bị mất cân bằng và gây nên tình trạng táo bón.

Đọc thêm: Những đối tượng nào dễ mắc hội chứng ruột kích thích?

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích

Trên thực tế, các triệu chứng của hội chứng ruột kích rất đa dạng. Triệu chứng của bệnh có thể thay đổi trên từng cá nhân và trong từng khoảng thời gian khác nhau. Tuy nhiên, đa số người bệnh đều có các triệu chứng thường gặp sau:

  • Đau bụng nhẹ, đôi khi có thể đau dữ dội. Triệu chứng này có thể giảm hoặc mất sau khi đi tiêu.
  • Tiêu chảy, táo bón hoặc gặp cả hai tình trạng này xen kẽ.
  • Bụng chướng, đây hơi, khó tiêu, ợ chua.
  • Phân có nhày.
  • Đại tiện không hết phân.
Táo bón là một trong những triệu chứng thường gặp

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý mạn tính và khó có thể điều trị dứt điểm. Mặc dù, bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng một số triệu chứng của bệnh như đau bụng, táo bón, tiêu chảy,… có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Người bệnh cần tự theo dõi hàng ngày để kịp thời nhận ra sự thay đổi của các triệu chứng. Đặc biệt, khi xuất hiện các triệu chứng sau, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • Sụt cân không rõ lý do.
  • Phân có lẫn máu.
  • Đau bụng kèm theo nôn mửa, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
  • Đau bụng hoặc tiêu chảy nghiêm trọng ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Khó thở, đánh trống ngực, da xanh xao.

Video: PGS.TS.BS Quách Trọng Đức – Phó chủ nhiệm Bộ môn Nội – Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM chia sẻ về ảnh hưởng của hội chứng ruột kích thích tới sức khỏe người bệnh.

Hội chứng ruột kích thích được điều trị như thế nào?

Các thuốc điều trị bệnh

Thuốc bổ sung chất xơ: psyllium (Metamucil) giúp cải thiện triệu chứng táo bón ở những người bị hội chứng ruột kích thích. Thuốc hoạt động bằng cách hấp thu dịch trong đường ruột giúp phân mềm và dễ thải ra ngoài hơn.

Thuốc chống tiêu chảy: Một số thuộc nhóm này gồm loperamide (Imodium), diphenoxylate (Lomotil),… Thuốc có ảnh hưởng lên sự chuyển hóa dịch, chất điện giải qua ruột, từ đó làm giảm thể tích và tăng độ nhớt của phân. Tuy nhiên, các thuốc này không có tác dụng bù dịch và các chất điện giải khi bị tiêu chảy. Vậy nên khi bị tiêu chảy kéo dài, bạn nên uống Oresol để bù nước và các chất điện giải.

Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương: Thuốc chống trầm cảm ba vòng (Imipramine, Amitriptyline, Sulpiride). Thuốc tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh như norepinephrine, serotonin, từ đó có tác dụng làm giảm triệu chứng trầm cảm, cải thiện cơn đau do hội chứng ruột kích thích gây ra. Đây là thuốc kê đơn nên người bệnh không được tự ý dùng khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc chống co thắt/ Thuốc kháng cholinergic có tác dụng làm giảm cường độ và nhịp độ co bóp của cơ trơn, từ đó có tác dụng giảm đau và giảm chuột rút. Thuốc thường được sử dụng của nhóm này là Dicyclomine.

Thuốc nhuận tràng có hiệu quả trong việc hỗ trợ đi đại tiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc vì thuốc có thể khiến cơ thể bạn quen thuốc và phụ thuộc vào thuốc. Chính vì thế, bạn có thể bị táo bón khi ngừng sử dụng thuốc.

Thuốc kháng sinh: Rifaximin được sử dụng trong trường hợp mắc hội chứng ruột kích thích do sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột. Đây là loại kháng sinh được dùng phổ biến hiện nay do không gây nên tình trạng táo bón.

Trong quá trình sử dụng kháng sinh, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống đúng liều lượng để hạn chế tình trạng vi khuẩn nhờn và kháng thuốc.

☛ Xem thêm: Bật mí các mẹo chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thay đổi thói quen sinh hoạt là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến tỉ lệ thành công trong điều trị hội chứng ruột kích thích. Nếu bạn có một chế độ ăn, sinh hoạt không hợp lý có thể khiến các triệu chứng của bệnh thường xuyên tái phát. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện chế độ ăn kiêng không khoa học có thể khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng. Để hạn chế tình trạng trên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Bổ sung chất xơ: Chế độ ăn nhiều chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột và làm giảm cảm giác khó chịu ở bụng. Chất xơ có thể làm tăng lượng khí trong ruột của bạn. Nhưng sau một thời gian, khi cơ thể đã thích nghi với tác động của chất xơ thì tình trạng đầy hơi sẽ biến mất. Vì thế, trong giai đoạn đầu, bạn nên bổ sung chất xơ một cách từ từ, tránh bổ sung nhiều và đột ngột.

Trái cây, rau xanh, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ mà bạn nên bổ sung.

Chia nhỏ bữa ăn: Ăn một bữa lớn có thể khiến bạn gặp phải tình trạng tiêu chảy. Vì thế, bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để hạn chế nguy cơ gặp phải tình trạng này.

Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều lactose: Lactose có nhiều trong sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa như phô mai, kem,… Thường xuyên sử dụng các thực phẩm chứa lactose có thể khiến bạn bị tiêu chảy và làm các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn nên cân nhắc sử dụng các loại sữa có nguồn gốc thực vật (sữa đậu nành, sữa gạo,…) để thay thế.

Người bệnh cần hạn chế sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa

Tránh ăn các loại rau sau: bắp cải, bông cải xanh, súp lơ trắng,… vì có thể gây nên tình trạng đầy hơi và thay đổi thói quen đi tiêu của bạn. Những loại rau tốt cho tiêu hóa như cà tím, cần tây, cà rốt, khoai lang,… là sự lựa chọn hàng đầu cho bữa ăn hàng ngày của bạn.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Tham khảo thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh?

Để hạn chế thấp nhất nguy cơ mắc phải hội chứng ruột kích thích, bạn cần thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Tập các bài tập yoga, thể dục nhẹ nhàng, thiền hay khí công đều đặn hàng ngày sẽ giúp bạn có một tinh thần thoải mái, giảm các căng thẳng trong công việc cũng như trong cuộc sống.
  • Nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể. Bạn nên ăn đủ 3 bữa trong ngày, tránh tình trạng bỏ bữa hoặc thực hiện các chế độ ăn kiêng không khoa học.
  • Hạn chế ăn đồ ăn đã chế biến sẵn, đồ đóng hộp, các thực phẩm không rõ nguồn gốc và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột.
  • Thường xuyên bổ sung lợi khuẩn đường ruột bằng cách uống men vi sinh hoặc ăn sữa chua hàng ngày.
  • Tạo thói quen đi tiêu hàng ngày vào một khung giờ nhất định để hạn chế khả năng bị táo bón.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích, rượu bia, cà phê, thuốc lá.

Bên cạnh thay đổi thói quen, lối sống sinh hoạt hàng ngày thì Tràng Phục Linh PLUS là một sản phẩm bạn không nên bỏ lỡ nếu muốn kiểm soát hiệu quả các triệu chứng khó chịu của bệnh.

trang-phuc-linh-plus

Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp cho người mắc hội chứng ruột kích thích

Tràng Phục Linh PLUS là sự phối hợp hài hòa giữa các thành phần: ImmuneGamma, Bạch truật và Bạch phục linh. Đặc biệt, hiện nay Tràng Phục Linh PLUS có thêm thành phần 5-HTP. Đây là thành phần giúp Tràng Phục Linh PLUS cải tiến vượt bậc so với các sản phẩm thế hệ cũ.

5-HTP tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương bằng cách tăng sản xuất serotonin. Serotonin có tác dụng làm giảm bớt cơn đau đồng thời kích thích sự thèm ăn. Đây là hoạt chất rất tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích hay đại tràng co thắt.

ImmuneGamma có tác dụng kích thích hệ miễn dịch ở niêm mạc ruột và giúp ổn định hệ vi khuẩn đường ruột. Đặc biệt, ImmuneGamma đã được Viện nghiên cứu Dị ứng Hoa Kỳ nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng thành công nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về độ an toàn của nó.

Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng trong:

  • Hỗ trợ tái tạo niêm mạc đại tràng bị tổn thương, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hội chứng ruột dễ kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.

Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) xem TẠI ĐÂY 

Tài liệu tham khảo

  • https://www.verywellhealth.com/ibs-causes-1945292
  • https://www.health.harvard.edu/a_to_z/irritable-bowel-syndrome-ibs-a-to-z#:~:text=Some%20common%20IBS%20trigger%20foods,Alcohol
  • https://health.clevelandclinic.org/take-control-of-ibs-with-low-fodmap-diet/
Cập nhật lúc: 29/02/2024
⭐ Từ 27/07-06/08: Tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh (nhãn xanh), Quý khách sẽ được tặng ngay 1 hộp Bạch Cam Trà hoặc Tô Sơn Trà Tràng Phục LInh. Chương trình áp dụng song song với khuyến mãi Tích 6 điểm tặng 1 thường niên. Chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2

Tràng Phục Linh sản phẩm an toàn hiệu quả cho

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Loading...