Hội chứng ruột kích thích là gì? Nguyên nhân và biện pháp điều trị 

Hội chứng ruột kích thích là bệnh rối loạn chức năng ruột già thường gặp trong cộng đồng và có xu hướng ngày càng gia tăng hiện nay. Tuy nhiên, bệnh thường không có triệu chứng cụ thể và khó phát hiện ra. Vì vậy, việc chủ động tìm hiểu thông tin về bệnh lý này là vô cùng cần thiết để phát hiện bệnh sớm, phòng và điều trị bệnh đúng cách và ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn.

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome viết tắt là IBS) là hội chứng gồm một nhóm các triệu chứng rối loạn ruột thường xảy ra cùng lúc, tái đi tái lại nhiều lần nhưng không tìm thấy tổn thương nào về giải phẫu, tổ chức học và sinh hóa ở ruột.

Hội chứng ruột kích thích còn được gọi là đại tràng kích thích, đại tràng co thắt hay viêm đại tràng co cứng.

Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích

Cho đến hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên có nhiều yếu tố liên quan đến hội chứng đã được chỉ ra như:

Các vấn đề về thần kinh – tâm lý

Nhu động của hệ tiêu hóa được kiểm soát bởi hệ thần kinh. Vì vậy, các tình trạng căng thẳng, lo âu, stress,… có thể khiến hệ tiêu hóa của bạn hoạt động quá mức, làm cho các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích xuất hiện thường xuyên hơn.

Sự co bóp của ống tiêu hóa

Nhu động đại tràng bất thường, quá mạnh hoặc quá yếu, quá chậm hoặc quá nhanh có thể khiến hoạt động tiêu hóa của bạn bị rối loạn, gây táo bón, đầy bụng, tiêu chảy,.. và làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích.

Yếu tố liên quan đến hormon sinh dục

Sự thay đổi nồng độ hormon sinh dục nữ (estrogen và progesteron) có thể làm tăng hoặc giảm giãn cơ trơn, từ đó gây rối loạn nhu động đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, các hormon này còn có khả năng làm tăng các phản ứng viêm trong cơ thể. Do vậy, phụ nữ khi mắc hội chứng ruột kích thích, các triệu chứng đau bụng, chướng bụng, đầy hơi có thể xuất hiện thường xuyên vào trước và trong thời kỳ kinh nguyệt.

Yếu tố di truyền

Hội chứng ruột kích thích thường gặp ở các gia đình có các vấn đề về tiêu hóa hoặc do môi trường hoặc do nhạy cảm với các triệu chứng tiêu hóa. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, một số người mắc phải hội chứng ruột kích thích bị đột biến gen SCN5A. Bệnh nhân bị đột biến gen SCN5A  có thể gây rối loạn chức năng ruột làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

2,2% người mắc hội chứng ruột kích thích bị đột biến gen SCN5A.

Nhạy cảm với thức ăn và đồ uống

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích có thể diễn biến nặng hơn nếu người bệnh bị dị ứng hoặc không dụng nạp thức ăn.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây đầy bụng, chậm tiêu, táo bón như bắp cải, đồ gia vị, mỡ, các sản phẩm từ sữa, cà phê, rượu và đồ uống gas,… cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Sử dụng một số thuốc

Các thuốc giảm đau, chống viêm, kháng sinh,… có thể kích thích trực tiếp lên niêm mạc ruột non, ruột già và làm tăng khả năng bài tiết chất nhầy tại các vị trí này. Do đó, khi sử dụng các loại thuốc trên, bạn có thể gặp các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và làm trầm trọng thêm các triệu chứng hội chứng ruột kích thích.

tam-ly-cang-thang
Lo lắng, căng thẳng cũng là nguyên nhân mắc hội chứng ruột kích thích

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích

Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thường gặp bao gồm:

  • Đau bụng: Đây là triệu chứng chủ yếu và thường gặp khi bạn bị hội chứng ruột kích thích. Cơn đau tập trung ở vị trí hố chậu phải, trên rốn, thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau ăn. Triệu chứng này có thể giảm hoặc hết sau khi đi ngoài.
  • Đại tiện lỏng: Số lần đại tiện nhiều hơn bình thường (3 – 5 lần một ngày). Phân không thành khuôn, phân lỏng hoặc nát, phân có thể lẫn cả bã thức ăn, nhày, nhưng không bao giờ có lẫn máu.
  • Táo bón: Đại tiện phân rắn, vón cục, lượng ít, có thể có nhày và xuất hiện xen kẽ với đại tiện lỏng. Tình trạng táo bón thường kéo dài.
  • Bụng chướng: Do đầy hơi, thường ở dưới rốn, dọc theo khung đại tràng, có thể trên rốn và vùng thượng vị. Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ăn hay ợ hơi.
  • Người bệnh hay cảm thấy sôi bụng, nổi cuộn bụng từng lúc do tăng nhu động ruột từng đoạn, thậm chí là sôi bụng về đêm.

Ngoài ra, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng ít gặp khác như:

  • Cảm giác hồi hộp, căng thẳng, ra mồ hôi trộm,… do rối loạn thần kinh thực vật.
  • Đau đầu, đau lưng,… khi thời tiết thay đổi.
  • Tâm lý không ổn định, dễ cáu gắt, bực tức, lo lắng về tình trạng bệnh.
đau-bụng
Đau bụng là triệu chứng thường gặp của hội chứng ruột kích thích

Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng dưới đây, bạn nên đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất:

  • Sốt, sụt cân nhanh.
  • Khi đi đại tiện thấy phân lẫn máu tươi hoặc phân đen.
  • Người bệnh sờ thấy khối bất thường ở bụng.
  • Biểu hiện của thiếu máu do thiếu sắt: hoa mắt chóng mặt, da, niêm mạc nhợt.
  • Tiêu chảy vào ban đêm.
  • Nôn mửa không rõ lý do.
  • Khó nuốt.
  • Các triệu chứng đau dai dẳng, kéo dài không thuyên giảm.

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý rất khó chẩn đoán và dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý về đường tiêu hóa khác như viêm đại tràng mạn tính,… Bên cạnh đó, nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nguy hiểm khác trong cơ thể. Vì vậy, việc thăm khám là điều vô cùng quan trọng để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Bạn không được tự ý điều trị tại nhà khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, tránh làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

☛ Xem thêm: Đừng nhầm lẫn giữa viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích!

Đối tượng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích đang ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích sẽ tăng cao hơn so với người bình thường nếu bạn thuộc các đối tượng dưới đây:

  • Hội chứng ruột kích thích thường gặp ở độ tuổi dưới 50 tuổi. Thanh niên và trung niên là độ tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao và độ tuổi từ 18 – 30 tuổi có tỉ lệ mắc cao nhất.
  • Tỉ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam 2 lần. Những phụ nữ điều trị bằng liệu pháp estrogen trước hoặc sau thời kỳ mãn kinh có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích.
  • Những người có tiền sử gia đình về hội chứng ruột kích thích.
  • Người thường xuyên lo lắng, trầm cảm hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
  • Người có tiền sử lạm dụng tình dục, thể chất hoặc tình cảm.

Các biện pháp chẩn đoán

Thăm khám lâm sàng

Rối loạn chức năng tiêu hóa có thể biểu hiện các triệu chứng lâm sàng trên toàn bộ ống tiêu hóa.

  • Phần trên của ống tiêu hóa: liên quan đến hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, chứng đầy hơi, khó tiêu, tức bụng.
  • Phần dưới của ống tiêu hóa: triệu chứng chủ yếu ở đại tràng (táo bón, ỉa chảy) được gọi là đại tràng co thắt, hoặc đại tràng bị kích thích, hoặc rối loạn chức năng đại tràng.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Dựa vào kết quả khám lâm sàng ban đầu, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng sau:

  • Xét nghiệm máu để tầm soát tình trạng thiếu máu, viêm nhiễm và loại trừ khả năng xuất huyết tiêu hóa.
  • Xét nghiệm phân: Nếu bạn bị táo bón và tiêu chảy kéo dài bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phân để tìm trứng, ký sinh trùng và các vi sinh vật gây bệnh đường ruột. Xét nghiệm này thường cho kết quả âm tính nếu triệu chứng trên xảy ra do hội chứng ruột kích thích.
  • Chụp X-quang khung đại tràng giúp tầm soát khối u và tình trạng viêm.
  • Nội soi đại trực tràng sigma bằng ống mềm để xác định tình trạng viêm hoặc tắc nghẽn.
  • Xét nghiệm hơi thở bằng hydro để loại trừ khả năng phát triển quá mức của vi khuẩn ở những người bị tiêu chảy và để sàng lọc tình trạng không dung nạp lactose và / hoặc fructose.
  • Xét nghiệm kháng thể transglutaminase mô và sinh thiết ruột non trong IBS-D (triệu chứng tiêu chảy) để chẩn đoán phân biệt bệnh Celiac (bệnh không dung nạp Gluten).
  • Xét nghiệm canxi huyết thanh để tầm soát cường cận giáp.
  • Tốc độ lắng của hồng cầu và đo protein phản ứng C là những xét nghiệm sàng lọc không đặc hiệu đối với tình trạng viêm.
noi-soi-đai-trang
Xét nghiệm nội soi đại trực tràng

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý mạn tính không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh thường khó phát hiện do diễn biến âm thầm và dễ nhầm với các rối loạn tiêu hóa thường gặp khác. Chính vì thế, người bệnh thường chủ quan và lơ là, không thăm khám sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng.

Bạn nên kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh hội chứng ruột kích thích.

Biện pháp điều trị

Điều trị dứt điểm hội chứng ruột kích thích là điều vô cùng khó khăn do bệnh rất dễ tái phát, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của người bệnh.

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc bổ sung chất xơ psyllium (Metamucil) giúp cải thiện tình trạng táo bón ở người bệnh bị hội chứng ruột kích thích.
  • Thuốc kháng cholinergic/thuốc chống co thắt: Dicyclomine, Hyoscyamine, Trimebutine là các thuốc chống co thắt và ức chế khử cực cơ trơn của ruột tại thụ thể muscarinic. Khi sử dụng thuốc, bạn cần chú ý đến tác dụng phụ của thuốc như buồn ngủ, ảo giác, an thần, khô miệng, mờ mắt,…
  • Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương: Thuốc chống trầm cảm ba vòng (Imipramine, Amitriptyline, Sulpiride). Thuốc có tác dụng giảm đau và chống trầm cảm, giúp kéo dài thời gian di chuyển của thức ăn từ miệng đến manh tràng góp phần làm giảm đau bụng, giảm tiêu chất nhày và giảm số lần đi tiêu.
  • Thuốc nhuận tràng tạo khối: Thuốc kích thích đi tiêu bằng cách tạo ra ra một chất lỏng nhớt và thúc đẩy nhu động ruột.
  • Thuốc kích hoạt kênh clorua (Lubiprostone): các thuốc nhóm này có tác dụng tăng cường tiết dịch giàu clorua trong ruột nhưng không làm thay đổi nồng độ ion natri và kali trong máu. Các nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc cho hiệu quả tốt sau 12 tuần điều trị ở người mắc hội chứng ruột kích thích thể táo bón.
Bạn nên bổ sung các nhóm vitamin và các yếu tố vi lượng như Magie, Kẽm giúp cải thiện vận động của ống tiêu hóa.

☛ Tìm hiểu thêm: Các bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả bất ngờ

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là một yếu tố quan trọng góp phần cải thiện tình trạng bệnh.

  • Bổ sung chất xơ và uống đủ nước từ 2-3 lít/ngày để cải thiện các triệu chứng táo bón và tiêu chảy.
  • Tránh uống bia rượu và đồ uống chứa cafein (cà phê, trà,…) vì các đồ uống này sẽ làm ảnh hưởng tới lớp nhầy bảo vệ niêm mạc đại tràng, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và ức chế một số enzym tiêu hóa.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng, tránh tình trạng kích thích nhu động của hệ tiêu hóa làm các triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng.
  • Tránh ăn các loại đậu vì đậu có thể khiến bạn gặp tình trạng đầy hơi ở bụng.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa lactose, fructose và/hoặc FODMAPs (một số loại ngũ cốc, rau, trái cây và các sản phẩm từ sữa) để hạn chế khả năng bị tiêu chảy, đau quặn bụng do các thực phẩm trên rất khó tiêu hóa.
bo-sung-chat-xo
Người bệnh nên bổ sung chất xơ vào bữa ăn hàng ngày

☛ Tìm hiểu chi tiết: Cách tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích

Làm sao để phòng ngừa bệnh hiệu quả?

Để phòng ngừa nguy cơ mắc phải hội chứng ruột kích thích, bạn nên duy trì lối sống sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ, điều độ dưới đây.

  • Kiểm soát chế độ ăn hàng ngày, không nên ăn quá nhiều, quá no, nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.
  • Bạn cần giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, luyện tập các bài tập thư giãn giúp cải thiện sự tập trung, giảm lo âu và căng thẳng.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm sống, chưa qua chế biến hoặc chưa nấu chín kỹ, không hợp vệ sinh. Bạn nên nấu chín thức ăn, rửa tay sạch trước khi ăn và uống nước sạch giúp tránh các nhiễm khuẩn dạ dày và giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Tránh ăn những thực phẩm cay, nóng và thực phẩm giàu chất béo vì đồ ăn cay nóng dễ kích thích đường ruột và khiến triệu chứng tiêu chảy thêm trầm trọng.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, tránh thức khuya, đảm bảo ngủ đủ từ 7-8 tiếng/ngày.
  • Hạn chế sử dụng bia, rượu và hút thuốc lá.

Ngoài các biện pháp kể trên, bạn có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng giảm kích thích lên đại tràng giúp phòng ngừa hội chứng ruột kích thích đó là Tràng Phục Linh PLUS.

Tràng Phục Linh PLUS là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế dưới dạng viên nang được sản xuất bởi công ty Tư vấn Y dược Quốc Tế IMC.

Ưu điểm nổi bật của sản phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược thiên nhiên và các chế phẩm sinh học. Tràng Phục Linh PLUS bao gồm 3 hoạt chất chính đó là Immune Gamma, Bạch truật và Bạch phục linh có tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích.

ImmuneGamma là hoạt chất được chiết xuất từ thành tế bào của vi khuẩn Lactobacillus theo công nghệ hiện đại của Mỹ. ImmuneGamma được coi là hoạt chất hàng đầu trong việc nuôi dưỡng và kích thích các tế bào miễn dịch ở ruột, từ đó giúp tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch.

Tràng Phục Linh PLUS giúp làm giảm tình trạng đại tràng kích thích và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng co thắt như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân nát, phân sống. Đặc biệt, sản phẩm còn giúp phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thu vào cơ thể một cách tốt nhất.

Ngoài ra, sản phẩm còn được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng trong hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác về đường tiêu hóa như: đại tràng co thắt, viêm đại trạng cấp và mạn tính.

Tràng Phục Linh PLUS được coi là thành quả kết hợp giữa công nghệ y học hiện đại và y học cổ truyền, mang lại sự an toàn và hiệu quả cho người dùng.

Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) xem TẠI ĐÂY

Tài liệu tham khảo

  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/irritable-bowel-syndrome/symptoms-causes/syc-20360016
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/irritable-bowel-syndrome/diagnosis-treatment/drc-20360064
  • https://emedicine.medscape.com/article/180389-overview
Cập nhật lúc: 29/02/2024
⭐ Từ 27/07-06/08: Tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh (nhãn xanh), Quý khách sẽ được tặng ngay 1 hộp Bạch Cam Trà hoặc Tô Sơn Trà Tràng Phục LInh. Chương trình áp dụng song song với khuyến mãi Tích 6 điểm tặng 1 thường niên. Chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2

Tràng Phục Linh sản phẩm an toàn hiệu quả cho

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Loading...