Đầy bụng là triệu chứng mà khá nhiều trẻ em gặp phải. Nguyên nhân phần lớn do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh nên dễ bị đầy bụng, ợ hơi, trớ hay nấc cụt. Điều này khiến cha mẹ vô cùng lo lắng và không biết xử lý như thế nào. Bài viết sau đây giúp cha mẹ hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chữa đầy bụng ở trẻ. Từ đó, có cách cải thiện khi bé gặp phải tình trạng này. Mục lục1. Dấu hiệu bé bị đầy bụng2. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị đầy bụng?2.1. Chế độ ăn uống của mẹ2.2. Chế độ ăn uống của bé2.3. Thiếu men tiêu hóa2.4. Dị ứng với protein trong sữa2.5. Do thuốc2.6. Mắc một số bệnh lý đường tiêu hóa3. Mẹo đơn giản chữa đầy bụng cho bé tại nhà3.1. Massage bụng cho bé3.2. Giúp bé xì hơi3.3. Chườm nóng3.4. Dùng hành, tỏi3.5. Lá trầu không3.6. Giúp trẻ ợ hơi3.7. Cho bú đúng tư thế3.8. Cho bé uống nước Dấu hiệu bé bị đầy bụng Trẻ em thường dễ bị đầy bụng hơn so với người lớn. Bởi khi bé khóc sẽ nuốt nhiều khí tạo thành nhiều hơi ở trong bụng. Trẻ nhỏ bị đầy hơi sẽ cảm thấy khó chịu, thường xuyên quấy khóc, bụng ậm ạch, lúc nào cũng lưng lửng nên không muốn ăn uống gì. Tình trạng này nếu kéo dài gây thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Sau đây là một số dấu hiệu bé bị đầy bụng cha mẹ cần chú ý: Sau khi ăn khoảng 1 – 2 giờ, bụng của bé vẫn chướng hơi và căng tròn. Khi mẹ dùng tay vỗ nhẹ vào bụng bé nghe thấy phát ra âm thanh như tiếng trống. Bé ợ hơi, ợ chua sau khi ăn. Bé quấy khóc, khó chịu, bứt rứt, ăn uống kém hơn so với bình thường. Xì hơi nhiều lần, đi ngoài phân lỏng hoặc sền sệt, có trường hợp táo bón nhiều ngày… Bé khó ngủ vào ban đêm, mất ngủ do bị đau bụng, bụng ậm ạch, khó chịu. Khi bé gặp phải các dấu hiệu như trên, tốt nhất cha mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để được thăm khám, tìm nguyên nhân cũng như có biện pháp điều trị đúng cách. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị đầy bụng? Trước khi tìm cách điều trị đầy bụng cho bé, cha mẹ cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đầy bụng ở bé có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nhưng phần lớn do một số nguyên nhân sau đây: Chế độ ăn uống của mẹ Khi trẻ trong độ tuổi sơ sinh vẫn còn bú mẹ mỗi ngày. Do đó, chế độ ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe hệ tiêu hóa của bé. Khi bé bị đầy bụng, mẹ cần kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến bé đang trong thời kỳ bú mẹ bị đầy bụng. Có thể do mẹ ăn phải thức ăn ôi thiu, thức ăn nguội lạnh, chưa được nấu chín hoặc thức ăn có tính hàn, nhiều vị tanh gây ra. Chế độ ăn uống của bé Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, nên bất cứ sai lầm hoặc thay đổi trong chế độ ăn uống đều có thể khiến bé bị đầy bụng. Một số nguyên nhân trong ăn uống khiến bé thường xuyên bị chứng “đầy bụng” ghé thăm như: Bú hoặc ăn quá nhanh: Khi bú hoặc ăn quá nhanh khiến bé nuốt phải nhiều khí làm tăng lượng khí trong đường ruột gây đầy bụng. Khẩu phần ăn chứa nhiều tinh bột: Nhiều cha mẹ cho bé ăn dặm sớm, ăn cơm sớm hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể bé chưa đủ men để tiêu hóa. Thức ăn chưa được tiêu hóa hết, ứ đọng lại ở đường ruột, vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều hơi khiến bụng căng trướng. Cho bé ăn quá nhiều, khoảng cách giữa các bữa gần nhau: Tùy độ tuổi mà thể tích dạ dày và độ dài của ruột khác nhau. Mỗi bé có nhu cầu ăn uống khác nhau. Tùy từng bé mà cha mẹ cung cấp lượng thức ăn vừa đủ. Không nên ép bé ăn quá nhiều một bữa hoặc các bữa ăn quá gần nhau. Điều này khiến hệ tiêu hóa không có đủ thời gian để tiêu hóa hết thức ăn, dễ gây ra hiện tượng nôn. Thức ăn chưa được tiêu hóa đã bị đẩy nhanh xuống đường ruột gây ra đầy bụng, đi ngoài phân sống. Thay đổi chế độ ăn đột ngột: Bé đang trong giai đoạn chuyển tiếp chế độ ăn uống như đang bú mẹ chuyển sang bú bình, đang bú sữa hoàn toàn chuyển sang ăn dặm…Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên chưa quen tiêu hóa các loại thức ăn khác nhau. Nếu có sự thay đổi nào trong chế độ ăn uống đều khiến hệ tiêu hóa “phản ứng” lại, kết quả là bé bị đầy bụng. Thiếu men tiêu hóa Khi hệ tiêu hóa thiếu men tiêu hóa khiến quá trình tiêu hóa thức ăn gặp nhiều khó khăn gây đầy bụng. Điển hình là bé không dung nạp lactose (thành phần có hầu hết trong các loại sữa) gây đầy bụng. Sở dĩ bé không dung nạp được lactose do không sản sinh đủ lượng men lactase cần thiết khiến lactose bị tích tụ lại ở đường ruột gây đầy bụng. Dị ứng với protein trong sữa Có nhiều trường hợp bé bị dị ứng với thành phần trong sữa. Bé có các triệu chứng như nôn trớ, khó thở, tiêu chảy bên cạnh biểu hiện đầy bụng, khó tiêu. Do thuốc Sử dụng thuốc kháng sinh khiến các lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt cùng với hại khuẩn. Điều này gây mất cân bằng hệ vi sinh khiến đường ruột gặp vấn đề. Và đầy bụng là một trong những dấu hiệu thường xảy ra nhất. Một số ít trường hợp, bé có thể bị đầy bụng do dị ứng với thành phần trong thuốc chữa bệnh hay thuốc tiêm phòng. Mắc một số bệnh lý đường tiêu hóa Trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy hay táo bón có thể gây ra đầy bụng. Trong đó, khi bé bị trào ngược dạ dày, hơi bị tống theo chiều ngược so với bình thường khiến bé bị ợ hơi, dễ nôn ói. Táo bón gây ra hiện tượng ứ phân, vi khuẩn sẽ sinh ra hơi trong đại tràng khiến bé bị đầy bụng. Khi bé bị tiêu chảy, cơ thể bị mất điện giải cũng gây đầy bụng. Cha mẹ cần nắm rõ các nguyên nhân gây đầy bụng, tùy thuộc vào từng nguyên nhân để áp dụng các biện pháp chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh một cách hiệu quả. Xem thêm chi tiết: Bé bị đi ngoài nhiều lần do đâu? Mẹo đơn giản chữa đầy bụng cho bé tại nhà Các mẹ có thể áp dụng nhiều cách nhằm chữa đầy bụng cho bé yêu. Tùy từng độ tuổi và giai đoạn phát triển của bé sẽ có cách phù hợp khác nhau. Sau đây là một số mẹo giúp mẹ cải thiện chứng đầy bụng cho bé một cách nhanh chóng, an toàn và dễ thực hiện. Massage bụng cho bé Sau khi bé ăn xong khoảng 30 phút, mẹ hãy thực hiện các động tác massage bụng cho bé. Lấy các ngon tay xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ lỗ rốn ra ngoài bụng của bé. Mẹ có thể dùng thêm chút dầu massage để giảm chà xát mạnh vào làn da mỏng manh của bé, vừa giảm đau đồng thời giúp bé có cảm giác thư giãn, thoải mái hơn. Giúp bé xì hơi Để giảm chứng đầy bụng mẹ hãy thực hiện các động tác giúp bé xì hơi hiệu quả. Một số động tác như sau: Mẹ hãy ôm bé sát vào ngực, hơi ngả ra sau hoặc bế bé sao cho bụng bé nằm ngang trên cánh tay. Sau đó, dùng tay vuốt lưng cho bé dễ xì hơi. Cử động chân giống xe đạp: Để bé nằm ngửa, sau đó lấy 1 chân bé kéo ngược nhẹ nhàng lên ngực rồi đẩy xuống. Đồng thời đẩy chân kia lên. Cử động này giống như bé đang đạp xe, giúp giảm lượng khí trong bụng của bé. Chườm nóng Dùng khăn ấm chườm lên bụng bé có thể giúp giảm đầy bụng một cách hiệu quả. Mẹ hãy chuẩn bị 2 chiếc khăn tay, làm ấm bằng cách nhúng vào nước nóng, sau đó vắt khô. Khi độ nóng phù hợp đảm bảo không gây bỏng da của bé, mẹ gấp gọn khăn lên bụng của bé. Khăn còn lại quấn quanh bụng để cố định lại. Sức nặng cũng như hơi nóng từ khăn giúp đẩy khí thừa trong bụng của bé ra ngoài dễ dàng hơn. Dùng hành, tỏi Nướng một củ hành hoặc tỏi, bỏ vào trong miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé. Một lúc sau bé có thể xì hơi được và giảm cảm giác đầy bụng. Không nên đặt tỏi nóng lên da bé có thể gây bỏng. Với trẻ lớn hơn có thể cho bé uống nước tỏi bằng cách: Lấy 30g tỏi, bỏ vỏ rồi giã nát trộn cùng 10g đường phèn. Để khoảng 15 phút rồi thêm 100ml nước ấm hòa tan cùng nước tỏi, đường phèn. Chắt lấy nước cốt rồi cho bé uống 2 lần/ngày. Chỉ áp dụng vài lần là chứng đầy bụng của bé giảm rõ rệt. Lá trầu không Trông lá trầu không có chứa hoạt tính kháng sinh cực mạnh, lượng tinh dầu cao ức chế nhiều chủng vi khuẩn như liên cầu khuẩn, trực khuẩn coli, lỵ…Để chữa chứng đầy bụng cho bé bằng lá trầu không mẹ thực hiện như sau: Dùng lá trầu không hơ nóng, vuốt bụng cho bé. Vuốt 5 phút theo chiều từ trên xuống. Trẻ lớn dùng 2 – 4 lá trầu xanh, tươi có thể nhai nuốt nước hoặc 3 – 4 lá trầu hơ nóng cho héo rồi đắp rốn. Lấy một chiếc khăn sạch đắp lên và băng lại. Để khoảng 15 – 20 phút. Thực hiện ngày 2 lần, chỉ 3 ngày chứng đầy bụng dần khỏi. Giúp trẻ ợ hơi Đây là mẹo được các bác sĩ khuyên mẹ nên thực hiện. Đặc biệt là sau khi cho bé bú xong để giảm nôn trớ, trào ngược thực quản ở bé. Khi bé bị đầy bụng, mẹ hãy bế bé tựa vào mẹ, vỗ lưng cho tới khi phát ra tiếng ợ hơi. Cho bú đúng tư thế Cho bé bú sai tư thế là nguyên nhân khiến bé bị đầy hơi, chướng bụng. Để cải thiện tình trạng này hãy cho bé bú đúng tư thế bằng cách luôn giữu đầu bé cao hơn so với dạ dày. Cách này làm sữa trôi xuống đáy dạ dày, khí thừa nằm ở trên khiến bé dễ ợ ra hơn. Cho bé uống nước Những bé trên 6 tháng tuổi, mẹ hãy bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể nhé. Nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, giúp hệ tiêu hóa hoạt động một cách trơn tru. Khi thiếu nước, hệ tiêu hóa hoạt động rệu rã – là nguyên nhân khiến bé bị đầy bụng đấy nhé. Xem chi tiết: Các mẹo đơn giản cải thiện chứng đầy hơi, chướng bụng Trên đây là một số mẹo cải thiện chứng đầy bụng cho bé yêu. Nếu áp dụng các mẹo trên mà tình trạng đầy bụng vẫn kéo dài, cha mẹ nên đưa bé tới trung tâm y tế để được thăm khám cụ thể. Bởi nhiều trường hợp, đầy bụng do nguyên nhân bệnh lý gây nên cần được điều trị đúng cách. Chia sẻ14
Hội chứng ruột kích thích
Những điều cần biết về hội chứng ruột kích thích ở trẻ em
Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em luôn là mối bận tâm, phiền não của các bậc phụ huynh nhất là khi nó gây ra các đơn đau bụng thường xuyên cho trẻ. Trong bài viết này, Tràng Phục Linh PLUS sẽ giúp ba mẹ tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích và phương pháp điều trị thích hợp nhất. Những điều cần biết về hội chứng ruột kích thích ở trẻ em Mục lụcHội chứng ruột kích thích ở trẻ nhỏ là gì?Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích ở các béNhững trẻ có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thíchTriệu chứng đại tràng co thắt ở trẻ emChẩn đoán hội chứng ruột kích thích ở trẻ nhỏPhương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ nhỏĐiều chỉnh chế độ dinh dưỡngLiệu pháp tâm lýĐiều trị bằng thuốcTràng Phục Linh PLUS – không còn nỗi lo hội chứng ruột kích thích! Hội chứng ruột kích thích ở trẻ nhỏ là gì? Hội chứng ruột kích thích có tên tiếng Anh là Irritable Bowel Syndrome (IBS) bao gồm một nhóm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa liên quan đến ruột già. Bệnh nhân thường gặp các vấn đề như: táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, đặc biệt là các cơn đau bụng lặp đi lặp lại. Hội chứng ruột kích thích có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng cần được quan tâm vì đường ruột nhạy cảm và non nớt. Nghiên cứu cho thấy có khoảng 5% trẻ em từ 4 đến 18 tuổi mắc IBS. Đây là hội chứng mạn tính, trẻ mắc hội chứng ruột kích thích có thể có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa mà không có bất kỳ dấu hiệu tổn thương nào trước đó. Trước đây, hội chứng ruột kích thích được các bác sĩ gọi với nhiều tên gọi như viêm đại tràng nhầy, đại tràng co thắt, đại tràng co cứng, đại tràng thần kinh… Cho đến nay với những hiểu biết đầy đủ hơn về y học, tên gọi hội chứng ruột kích thích được ra đời nhằm chỉ ra các rối loạn này có liên quan mật thiết giữa cơ thể (ruột) và tâm lý (kích thích). Ở trẻ em, hội chứng ruột kích thích được chia thành 4 nhóm dựa theo các triệu chứng rối loạn tiêu hóa: IBS-C: thường xuyên táo bón. IBS-D: thường xuyên tiêu chảy. IBS-M: hỗn hợp tiêu chảy và táo bón. IBS-U: xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy. Việc chia thành các nhóm giúp bác sĩ dễ dàng đưa ra hướng điều trị trong từng trường hợp cụ thể. Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em là gì? Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích ở các bé Cho đến nay, nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích ở trẻ em vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các chuyên gia cho rằng hội chứng là sự kết hợp chủ yếu của 3 yếu tố: Gen – Tâm lý – Môi trường. Yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc gây nên hội chứng ruột kích thích. Tương tác giữa não bộ và đại tràng có thể gây nên các bất thường của cơ trơn thành ruột, làm tăng hoặc giảm nhu động ruột dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón. Đặc biệt tình trạng căng thẳng tâm lý khiến các triệu chứng trở nên rõ ràng, đôi khi chỉ cần có 1 lượng nhỏ khí hoặc phân ở trong ruột cũng khiến trẻ cảm thấy đau bụng. Nghiên cứu cho thấy ở các trẻ em bị tổn thương tâm lý sau các sự kiện xảy ra trong quá khứ (bị xâm hại, lạm dụng, chứng kiến sự ra đi đột ngột của người thân…) đa số sẽ có biểu hiện của hội chứng ruột kích thích. Những thay đổi về tâm lý làm đẩy nhanh tốc độ đào thải thức ăn của đại tràng và làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày thậm chí ảnh hưởng đến môi trường sinh lý ở ruột. Yếu tố môi trường cũng góp phần gây nên hội chứng ruột kích thích. Sử dụng thực phẩm ô nhiễm, chế độ ăn quá giàu chất béo hoặc quá nhiều đường có thể kích thích làm tăng nhu động ruột, gây các cơn đau do co thắt đại tràng. Tùy thuộc từng trẻ mà các tác nhân kích thích sẽ khác nhau. Các chuyên gia cũng cho rằng ở trẻ có hội chứng ruột kích thích đường ruột sẽ nhạy cảm hơn so với bình thường nên cha mẹ cần cẩn thận hơn trong việc lựa chọn thực phẩm trong bữa ăn gia đình. Yếu tố di truyền cũng được nghiên cứu trong việc tìm ra nguyên nhân gây IBS. Một số gen làm tăng sự nhạy cảm của đường ruột dẫn tới nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích cao hơn. Đôi khi các bệnh lý đường ruột như viêm dạ dày ruột hoặc loạn khuẩn tiêu hóa cũng có thể kích thích các biểu hiện của IBS. Táo bón – Biểu hiện của các yếu tố tâm lý ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa Những trẻ có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích Trẻ có người thân (bố, mẹ, ông, bà…) tiền sử mắc hội chứng ruột kích thích. Trẻ em có cơ địa dị ứng, đường ruột nhạy cảm. Trẻ em gặp phải một biến cố về tâm lý trong quá khứ (bị lạm dụng, bạo hành trong thời gian dài…). Trẻ em thường xuyên bị căng thẳng, sợ hãi: bị áp lực thi cử, gia đình xảy ra mâu thuẫn… Trẻ em sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên sử dụng thực phẩm tồn dư hóa chất. Trẻ đã có sẵn các bệnh lý về đường ruột như viêm dạ dày ruột, nhiễm khuẩn tiêu hóa… Triệu chứng đại tràng co thắt ở trẻ em Ở trẻ em mắc hội chứng ruột kích thích, các triệu chứng phổ biến bao gồm: Đau bụng: Đau bụng là triệu chứng điển hình nhất. Các cơn đau có thể xuất hiện thường xuyên với mức độ từ nặng đến nhẹ và thường liên quan mật thiết đến việc đại tiện. Cơn đau sẽ giảm dần sau khi trẻ đại tiện xong. Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy hoặc táo bón đôi khi là cả 2 tùy thuộc loại IBS trẻ mắc phải. Đầy bụng, chướng bụng, ợ hơi. Cảm giác mót rặn, chưa đại tiện xong. Có chất nhầy lẫn trong trong phân. Đau bụng – triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng ruột kích thích Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích ở trẻ nhỏ Để chẩn đoán trẻ có mắc hội chứng ruột kích thích hay không, bác sĩ sẽ tiến hành tìm hiểu về bệnh sử bao gồm: Các triệu chứng lâm sàng. Tiền sử gia đình có người mắc hội chứng ruột kích thích hay không? Tiền sử sử dụng thuốc gần đây của trẻ. Các sự kiện tác động đến tâm lý của trẻ liên quan đến việc xuất hiện các triệu chứng. Trẻ sẽ được chẩn đoán mắc hội chứng ruột kích thích khi có đủ các yếu tố sau: Các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa kéo dài ít nhất 2 tháng với tần suất nhiều hơn một lần mỗi tuần. Trẻ đang phát triển bình thường. Không tìm thấy bất cứ nguyên nhân nào khác gây ra các triệu chứng. Trong một số trường hợp cần làm thêm các xét nghiệm bổ sung với trẻ có tiền sử gia đình có người thân mắc các bệnh: viêm ruột, loét dạ dày, không dung nạp gluten. Các xét nghiệm bổ sung có thể là xét nghiệm phân, siêu âm, nội soi ruột kết hoặc nội soi trực tràng. Khi cần thiết có thể thực hiện sinh thiết niêm mạc ruột và soi dưới kính hiển vi nhằm phát hiện sự có mặt của vi sinh vật đường ruột. Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ nhỏ Mặc dù hội chứng ruột kích thích không dẫn đến nguy cơ mắc bệnh lý ác tính đường tiêu hóa nhưng nó gây ra sự khó chịu và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Do đó cần phát hiện sớm các dấu hiệu và kiểm soát các triệu chứng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn, sử dụng liệu pháp tâm lý hoặc sử dụng thêm thuốc. Do hội chứng có biểu hiện mạn tính nên các triệu chứng có thể không dứt điểm hoàn toàn. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng Đây là mục tiêu quan trọng nhất trong điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ. Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng sẽ giúp giảm tối đa các kích thích bất lợi cho đường tiêu hóa. Chế độ ăn được khuyến cáo cho trẻ mắc hội chứng ruột kích thích: Tăng cường các thực phẩm tốt cho đường ruột, dễ hấp thu như rau củ, trái cây, thịt nạc, cá biển, các loại hạt… Hạn chế sử dụng các thực phẩm khó tiêu hóa, chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, bơ, sữa động vật, các loại nước uống có gas… Bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ tiêu hóa. Uống đủ nước mỗi ngày. Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn, cha mẹ cũng phải lưu ý đến chế độ sinh hoạt và phương pháp ăn uống khoa học cho con. Không để trẻ quá đói hoặc ăn quá no, dạy cho trẻ việc ăn chậm – nhai kỹ, không cho trẻ ăn quá khuya và đặc biệt nhắc nhở con không được bỏ bữa sáng. Một chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh có thể giảm tối thiểu các triệu chứng khó chịu mà trẻ đang gặp phải. Một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng ☛ Tham khảo thêm tại: Thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích Liệu pháp tâm lý Trẻ mắc hội chứng ruột kích thích có liên quan đến tình trạng căng thẳng tinh thần sẽ đáp ứng tốt với phương pháp điều trị này. Các liệu pháp mà bác sĩ có thể đưa ra cho trẻ bao gồm tập trung thay đổi nhận thức, hành vi và đôi khi là thôi miên để tăng cường trạng thái thư giãn của não bộ. Bố mẹ và bác sĩ sẽ phải phối hợp trong việc giúp trẻ cảm thấy tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ những lo lắng của mình. Cần lưu ý: Lắng nghe, trấn an con, cùng con giải quyết căng thẳng tâm lý. Giải thích cho trẻ các thông tin về IBS để con không quá lo lắng về hội chứng đang mắc phải. Nếu nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý đến từ bố mẹ, các phụ huynh cần thay đổi nhận thức và không gây áp lực lên con. Điều trị bằng thuốc Nếu các triệu chứng xuất hiện với tần suất dày đặc và có xu hướng nghiêm trọng, trong 1 số trường hợp bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thêm thuốc để hỗ trợ điều trị cho trẻ. Các loại thuốc được kê đơn sẽ tùy theo tình trạng mà từng trẻ gặp phải. Một số nhóm thuốc được đề xuất: Thuốc điều trị tiêu chảy. Thuốc điều trị táo bón. Thuốc chống co thắt, giảm đau. Nhóm thuốc thế hệ mới tác dụng trên thụ thể 5-HT: chủ vận 5-HT trị táo bón và đối vận 5-HT trị tiêu chảy. Thuốc chống trầm cảm. Không nên lạm dụng bất cứ một loại thuốc nào và không được tự ý sử dụng thuốc nếu không có đơn của bác sĩ. Tràng Phục Linh PLUS – không còn nỗi lo hội chứng ruột kích thích! Tràng Phục Linh – sản phẩm dành riêng cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích Tràng Phục Linh được sản xuất từ dược liệu thiên nhiên với các thành phần như cao bạch truật, cao bạch phục linh, cao bạch thược, cao hoàng bá… Đặc biệt, sản phẩm có chứa 2 hoạt chất quan trọng là: ImmuneGamma: giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường miễn dịch và phục hồi niêm mạc đại tràng. 5-HTP: kích thích cơ thể sản sinh Serotonin – 1 chất chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng và hành vi, giảm nhạy cảm của ruột, giảm đau do co thắt, tăng cảm giác thèm ăn và cải thiện tâm trạng người bệnh. Do đó, 5-HTP vừa giảm được các triệu chứng vừa tác động triệt để đến căn nguyên gây ra hội chứng ruột kích thích – bảo vệ cơ thể 2 trong 1. Được chiết xuất từ hạt Griffonia simplicifolia có nguồn gốc từ châu Phi, 5-HTP đã được kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị trên người mắc các bệnh lý về đại tràng và tiêu hóa. Video: Đột phá mới 5-HTP giải pháp hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích – TS.BS Nguyễn Thị Quỹ – Phó chủ tịch Hội Tiêu hóa Hà Nội Tràng Phục Linh PLUS được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi đại học Y Hà Nội với các công dụng: Giảm các kích thích đại tràng co thắt. Hỗ trợ tái tạo, phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa. Cải thiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, giảm các cơn đau do co thắt đại tràng. Hiện tại Tràng Phục Linh PLUS đang được bán nhiều nơi trên toàn quốc. Bạn có thể xem chi tiết danh sách điểm bán tại đây. Bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích nhất liên quan đến hội chứng ruột kích thích ở trẻ em. Hi vọng rằng các bậc cha mẹ sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của con em mình. Chúc quý phụ huynh và các con thật nhiều sức khỏe! Nguồn tham khảo: https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/irritable-bowel-syndrome-children/definition-facts https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/irritable-bowel-syndrome-ibs/irritable-bowel-syndrome-in-children https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions—pediatrics/i/irritable-bowel-syndrome-ibs-in-children.html https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/hoi-chung-ruot-kich-thich-o-tre-em-nhung-dieu-can-biet/ Chia sẻ15
Người bị táo bón ăn sữa chua được không?
Sữa chua thường được coi là một món ăn bổ dưỡng cho hệ tiêu hóa vì có chứa nhiều lợi khuẩn. Trường hợp người bị táo bón ăn sữa chua sẽ có ảnh hưởng ra sao? Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin giúp bạn hiểu đúng và sử dụng sữa chua để giảm nhanh táo bón. Mục lụcNguyên nhân gây táo bónTác dụng của sữa chua đối với hệ tiêu hóaNgười bị táo bón ăn sữa chua được không?Người bị táo bón ăn sữa chua thế nào cho hợp lý?Cách lựa chọn sữa chuaSố lượng8 biện pháp đơn giản giúp giảm táo bón tại nhàUống nhiều nướcĂn nhiều chất xơTập thể dụcThử chế độ ăn ít FODMAPĂn thực phẩm chứa prebioticBổ sung magieNước chanhChữa táo bón bằng thảo dượcGiải pháp cho người bị táo bón do hội chứng ruột kích thích và bệnh đại tràng Nguyên nhân gây táo bón Táo bón là tình trạng đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần, phân cứng, khô hoặc vón cục, khi đi khó khăn và có cảm giác đau. Táo bón có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của bạn. Có nhiều nguyên nhân gây táo bón. Nó có thể do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, hoặc có thể là một triệu chứng do bệnh lý gây ra. Một số nguyên nhân phổ biến gây táo bón gồm: Chế độ ăn nhiều thịt, sữa hoặc phomat, ít trái cây và rau. Uống ít nước: Táo bón có liên quan đến tình trạng mất nước trong ruột già. Nếu bạn uống ít nước sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng này. Lười vận động: Khi các cơ bụng, cơ hoành vận động nhịp nhàng sẽ giúp đại tràng hoạt động trơn tru, bình thường. Căng thẳng trong công việc dẫn tới làm chậm sự co thắt cơ ruột kết hoặc trì hoãn việc đi ngoài dẫn tới táo bón (thường gặp ở dân văn phòng). Sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng acid, thuốc giảm đau… gây tác dụng không mong muốn là táo bón. Gặp các vấn đề liên quan đến đại tràng, trực tràng: mắc hội chứng ruột kích thích, bệnh đại tràng… gây ra rối loạn tiêu hóa, bao gồm táo bón. Lạm dụng thuốc nhuận tràng. Bệnh nhân bị đột quỵ, tiểu đường, bệnh Parkinson. Nếu tình trạng táo bón kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như: Sưng tĩnh mạch, gây viêm trực tràng. Nứt kẽ hậu môn do phân cứng đi qua. Tình trạng nhiễm trùng hình thành từ ruột kết. Rặn quá nhiều trong một thời gian dài có thể khiến nước tiểu rò rỉ từ bàng quang (tình trạng tiểu không kiểm soát do căng thẳng). ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà Để tránh nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn trong chất thải gây nên, bạn cần giải quyết tình trạng táo bón càng sớm càng tốt. Tác dụng của sữa chua đối với hệ tiêu hóa Sữa chua là một trong những sản phẩm sữa lên men, có chứa các lợi khuẩn và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn cả sữa nguyên chất. Trong sữa chua có chứa các thành phần như sau: Vitamin và khoáng chất: Vitamin B2, B12, canxi, photpho… Probiotics: Probiotics là vi khuẩn sống giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm cholesterol, tăng sức khỏe tiêu hóa, chống lại táo bón và cải thiện khả năng tiêu hóa đường lactose. Tác dụng của sữa chua đối với hệ tiêu hóa được thể hiện như sau: Giúp trị tiêu chảy do kháng sinh bằng cách khôi phục sự cân bằng trong hệ vi khuẩn đường ruột của bạn. Sữa chua probiotics với vi khuẩn Bifidobacterium có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và giúp giảm táo bón. Cải thiện chứng không dung nạp lactose bằng cách cải thiện quá trình tiêu hóa lactose. Giảm thiểu nguy cơ viêm, loét dạ dày, tá tràng nhờ có vi khuẩn lactic kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn H. pylori trong dạ dày. Không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, sữa chua còn cung cấp chất dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch. Sữa chua là một món ăn nhẹ lý tưởng dành cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải loại sữa chua nào cũng đem lại lợi ích giống nhau và bạn cần biết cách lựa chọn chúng. Người bị táo bón ăn sữa chua được không? Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, đáng kể đến là một số loại men vi sinh như Bifidobacterium, Lactobacillus. Các loại men vi sinh này đã được chứng minh khả năng làm giảm triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích, một nguyên nhân phổ biến gây triệu chứng táo bón. Theo nghiên cứu về lợi ích của sữa chua đối với chứng táo bón ở trẻ em, kết quả thu được cho thấy số lần đi đại tiện của trẻ bị táo bón tăng lên sau 3 tuần sử dụng sữa chua (1). Một nghiên cứu khác về tác dụng của sữa chua đối với hội chứng ruột kích thích, tần suất đi tiêu ở những đối tượng bị táo bón tăng lên trong 6 tuần thử nghiệm so với nhóm đối chiếu (2). Nhiều ý kiến cho rằng sữa và các thực phẩm từ sữa là nguyên nhân gây táo bón, vậy thì sữa chua cũng gây táo bón. Nhận định này không đúng và họ đang hiểu sai về lý do thực sự gây ra táo bón. Các sản phẩm từ sữa có thể gây táo bón ở một số người, phổ biến với người nhạy cảm với thành phần protein trong sữa bò. Hơn nữa, trong sữa chua có chứa probiotics giúp cải thiện chứng táo bón hiệu quả. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể ăn sữa chua khi bị táo bón với lượng thích hợp. ☛ Tham khảo thêm tại: Các loại sữa không táo bón cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay Người bị táo bón ăn sữa chua thế nào cho hợp lý? Cách lựa chọn sữa chua Trên thị trường có rất nhiều hãng sữa chua với các thành phần dinh dưỡng khác nhau. Bạn nên lựa chọn sữa chua có thành phần probiotic hoặc vi khuẩn sống (được ghi trên nhãn bao bì). Số lượng Đối với người từ 9 tuổi trở lên, bạn nên ăn từ 2 đến 3 cốc sữa chua mỗi ngày. Đối với trẻ em dưới 9 tuổi, bạn nên cho bé ăn 1 đến 2 cốc sữa chua một ngày. Bạn có thể cắt giảm lượng sữa chua mỗi ngày và thay bằng các thực phẩm khác chứa probiotic như dưa chuột, kim chi, súp rong biển miso… 8 biện pháp đơn giản giúp giảm táo bón tại nhà Uống nhiều nước Mất nước thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón. Để ngăn ngừa điều này, bạn cần uống đủ nước, khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Nếu bạn đang bị táo bón, bạn có thể uống một số loại nước khoáng có ga, giúp bù nước và tăng nhu động ruột. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước có ga có hiệu quả hơn nước lọc trong việc giảm thiểu táo bón, bao gồm những người bị khó tiêu hoặc táo bón vô căn mãn tính. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng đồ uống có ga chứa đường (nước ngọt), vì chúng gây hại cho sức khỏe và có thể khiến tình trạng táo bón nặng hơn. Ngoài ra, nếu bạn bị táo bón do hội chứng ruột kích thích gây ra, bạn nên uống nước lọc và không sử dụng các loại nước có ga để tránh làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Ăn nhiều chất xơ Điều bạn không thể bỏ qua nếu muốn thoát khỏi tình trạng táo bón chính là tăng cường ăn nhiều chất xơ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc tăng chất xơ có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Điều này là do các loại chất xơ khác nhau có tác động khác nhau đến hệ tiêu hóa. Có nhiều loại chất xơ khác nhau, nhưng nhìn chung, chúng được chia thành hai loại: Chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan: Chất xơ không hòa tan có trong rau, ngũ cốc nguyên hạt, đi qua hệ tiêu hóa nhanh và dễ dàng. Chất xơ hòa tan có trong yến mạch, lúa mạch, quả hạch, hạt, đậu, cũng như một số loại trái cây và rau quả. Chất xơ hòa tan giúp hấp thụ nước, làm mềm phân và cải thiện độ đặc của nó. Các nghiên cứu cho thấy, chất xơ không hòa tan có thể gây trầm trọng hơn tình trạng táo bón ở bệnh nhân bị hội chứng kích thích đường ruột hoặc táo bón vô căn mãn tính. Một số chất xơ hòa tan nếu lên men cũng có thể làm giảm hiệu quả trị táo bón. Chính vì vậy, nếu bạn bị táo bón, bạn nên lựa chọn các nguồn chất xơ hòa tan không bị lên men cho bữa ăn của mình. Tập thể dục Khi nói đến các biện pháp trị táo bón tại nhà, mọi người thường bỏ qua tầm quan trọng của việc tập thể dục thường xuyên. Các chuyển động thể chất giúp thức ăn di chuyển qua ruột nhanh hơn. Vì vậy, đi hoặc chạy bộ có thể kích thích các cơ ở ruột và ruột kết. Hình thành thói quen vận động mỗi ngày sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi tình trạng táo bón thường xuyên. Thử chế độ ăn ít FODMAP FODMAP là tên viết tắt của các chất oligosaccharide, disaccharide, monosaccharide và polyols có thể lên men. Chế độ ăn ít FODMAP là chế độ ăn uống giúp hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích, bao gồm giảm triệu chứng táo bón. Trong chế độ ăn ít FODMAP, bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm như: Rau: Cải thìa, cà rốt, dưa chuột, bông cải xanh, bí xanh, đậu xanh, rau bina. Trái cây: Dâu tây, dứa, nho, cam, quả kiwi. Protein: Thịt gà, thịt bò, gà tây, đậu phụ, trứng. Cá: Cua, tôm hùm, cá hồi, cá ngừ, tôm. Chất béo: Dầu, hạt bí ngô, bơ, đậu phộng, quả óc chó. Khoai tây, gạo lứt. Các loại thực phẩm bạn cần tránh gồm: Rau: Tỏi, măng tây, hành tây, nấm, hành lá. Trái cây: Dưa hấu, mận khô, đào, bơ. Xúc xích, thịt, cá tẩm bột. Chất béo: Hạnh nhân, hạt điều. Đậu lăng, lúa mì, bánh nướng xốp, bánh ngọt. Bạn có thể thực hiện chế độ ăn này trong khoảng 3 – 7 ngày để đẩy lùi tình trạng táo bón. Sau khoảng thời gian này bạn nên quay trở lại chế độ ăn bình thường. Ăn thực phẩm chứa prebiotic Chất xơ prebiotic giúp tế bào đường ruột khỏe mạnh bằng cách nuôi dưỡng lợi khuẩn, từ đó cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Prebiotic có tác dụng lên men thức ăn trong hệ tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình hấp thu, chuyển hóa chất dinh dưỡng, giúp cho nhu động ruột hoạt động nhịp nhàng. Các thực phẩm chứa prebiotic gồm: rau diếp, atiso, chuối, đậu xanh… Bổ sung magie Bổ sung magie trong chế độ ăn uống của bạn cũng có thể giúp giảm táo bón. Uống các sản phẩm bổ sung magie có tác dụng như thuốc nhuận tràng thẩm thấu, giúp kéo nước vào hệ tiêu hóa và làm mềm phân. Bạn có thể bổ sung magie từ thực phẩm. Đặc biệt, hầu hết các loại thực phẩm có nhiều magie cũng có chất xơ, ví dụ như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh. Nước chanh Nước chanh có chứa acid citric giúp kích thích hệ tiêu hóa và thải độc tố ra khỏi cơ thể bạn. Nó được chứng minh là rất hữu ích và giúp giảm táo bón tự nhiên. Bạn có thể uống một cốc nước có vắt vài giọt chanh tươi vào mỗi sáng. Ngoài ra, bạn có thể thêm chanh vào trà, vừa giúp chữa táo bón, và giúp cải thiện hệ tiêu hóa lâu dài. Chữa táo bón bằng thảo dược Trong dân gian có nhiều cây thuốc có tác dụng trị táo bón hiệu quả được người dân sử dụng như thảo quyết minh, phan tả diệp, hoàng bá, diệp hạ châu, phan tả diệp… Bạn có thể mua hoặc tìm hái trong vườn, sắc uống đến khi hết triệu chứng táo bón. Ngoài 8 biện pháp chúng tôi vừa kể trên, bạn có thể tham khảo các loại thực phẩm trị táo bón trong video dưới đây: Giải pháp cho người bị táo bón do hội chứng ruột kích thích và bệnh đại tràng Nếu tình trạng táo bón của bạn do hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng, một giải pháp chuyên biệt giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh chính là Tràng Phục Linh PLUS. Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) có chứa các thành phần thảo dược có tác dụng trị táo bón, gồm: Hoàng bá, bạch truật, bạch thược, bạch phục linh, 5-HTP, ImmuneGamma. Không chỉ giúp giảm triệu chứng bệnh, Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm đầu tiên chứa 5-HTP có tác dụng giảm kích thích thích gây co thắt đại tràng như stress, căng thẳng. Tràng Phục Linh PLUS thích hợp sử dụng cho các đối tượng: Người bị táo bón do hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính. Người bị đau bụng quặn, đi ngoài nhiều lần, phân nát có hoặc không kèm theo máu. Người đã sử dụng nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhưng không có biến chuyển. – Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) gần nhất, xem: TẠI ĐÂY Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY. Trên đây là các thông tin chi tiết trả lời cho câu hỏi táo bón ăn sữa chua được không. Ngoài cách ăn sữa chua, bạn có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để nhanh chóng loại bỏ tình trạng táo bón ra khỏi cuộc sống. Bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh. Tài liệu tham khảo: https://bmcpediatr.biomedcentral.com/articles/10.1186/1471-2431-9-22 (1) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17635382/ (2) https://www.healthline.com/health/constipation#causes Chia sẻ12
Bị táo bón - Nên hay không nên ăn khoai lang?
Khoai lang có khả năng nhuận trường nên thường được ăn để cải thiện chứng táo bón. Mẹo này không những giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh lý đường tiêu hóa mà còn bổ sung nhiều loại dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, tăng cường sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của khoai lang đối với hệ tiêu hóa và cách sử dụng để chữa táo bón hiệu quả. Mục lục1. Táo bón là gì?2. Nguyên nhân gây táo bón3. Lợi ích của khoai lang với sức khoẻGiàu dinh dưỡngThúc đẩy sức khoẻ đường ruộtBảo vệ sức khoẻ đôi mắtTăng cường khả năng miễn dịch4. Người bị táo bón ăn khoai lang được không?5. Các món ăn chế biến bằng khoai lang đơn giảnCách 1: nước khoai lang sốngCách 2: khoai lang luộcCách 3: cháo khoai lang6. Một số điểm lưu ý khi sử dụng khoai lang7. Bị táo bón nên kiêng gì?Thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanhRượuThực phẩm chứa glutenNgũ cốc tinh chếSữa và các sản phẩm từ sữaThịt đỏ8. Thực phẩm hỗ trợ cải thiện chứng táo bón hiệu quảSữa chua và kefirBông cải xanhTáo và lê9.Lưu ý trong lối sống để phòng ngừa táo bón 1. Táo bón là gì? Táo bón là tình trạng đi đại tiện dưới 3 lần trong một tuần. Phân có thể khô cứng, đôi khi gây đau trong lúc đi. Bệnh chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn và không gây ra vấn đề sức khoẻ gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài có thể trở thành một bệnh lý mạn tính và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như gây ra căng thẳng quá mức, ức chế nhu động ruột hoạt động bình thường. 2. Nguyên nhân gây táo bón Do tác dụng phụ của thuốc. Không bổ sung đủ nước cho cơ thể. Chế độ ăn thiếu chất xơ. Bệnh lý đường tiêu hoá. Phụ nữ thời kỳ mang thai hoặc người cao tuổi. Nhịn đại tiện. Nứt hậu môn. Các bệnh lý ảnh hưởng đến hormone như đái tháo đường, cường giáp, suy giáp… 3. Lợi ích của khoai lang với sức khoẻ Khoai lang là cây lương thực khá dễ trồng và thích nghi với các kiểu khí hậu khác nhau. Củ có nhiều kích cỡ và màu sắc như: cam, trắng, tím. Trong một củ khoai lang chứa 24,6 % tinh bột và 4,17% glucose cùng các dinh dưỡng thiết yếu khác. Ít ai biết được ngoài công dụng giúp hỗ trợ cải thiện chứng táo bón thì khoai lang còn nhiều tác dụng tuyệt vời khác. Dưới đây là 4 lợi ích sức khoẻ mà khoai lang đem lại: Giàu dinh dưỡng Khoai lang rất bổ dưỡng với nhiều thành phần tự nhiên gồm có: Chất xơ Chất béo Đạm Vitamin A Vitamin C Vitamin B6 Mangan Kali Ngoài ra, khoai lang – đặc biệt là các loại cam và tím rất giàu chất chống oxy hoá giúp bảo vệ cơ thể. Thúc đẩy sức khoẻ đường ruột Hàm lượng chất xơ trong khoai lang có thể ngăn ngừa táo bón và giúp đường tiêu hoá khoẻ mạnh. Nhiều nghiên cứu cho rằng, tăng chất xơ trong khẩu phần ăn sẽ làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Bên cạnh đó, một vài thí nghiệm cũng phát hiện ra chất oxy hoá trong khoai lang tím thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột. Bảo vệ sức khoẻ đôi mắt Như đã đề cập ở trên, khoai lang là một nguồn cung cấp vitamin A dồi dào dưới dạng beta – carotene. Sau 18 tuổi, phụ nữ mỗi ngày nên tiêu thụ 700 mg vitamin A và 900 mg cho nam giới giúp bảo vệ sức khoẻ đôi mắt. Tăng cường khả năng miễn dịch Theo các nghiên cứu, mỗi 100g khoai lang chứa đến 26mg vitamin C, cao hơn rất nhiều so với các loại rau xanh như cải xoăn chỉ có 28mg, su hào 45mg, cà chua 5mg… Loại vitamin này hỗ trợ hệ thống miễn dịch và tăng cường hấp thụ sắt giúp giảm thiểu nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở cơ thể người. Đây cũng chính là chìa khoá để duy trì màng nhầy trong niêm mạc ruột khoẻ mạnh. 4. Người bị táo bón ăn khoai lang được không? Khoai lang được chế biến thành rất nhiều món ăn sử dụng trong bữa cơm gia đình giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài làm thực phẩm ra thì khoai lang còn là thuốc chữa bệnh rất tốt, được sử dụng khá phổ biến trong Đông y. Khi bị táo bón, nếu bạn thường xuyên ăn khoai lang sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả khả quan và đặc biệt tốt đối với sức khỏe. Thành phần chất xơ dồi dào trong khoai lang còn có tác dụng làm mềm xốp phân, giúp phân vào khuôn và dễ di chuyển trong đường ruột. Ngoài củ thì lá khoai lang cũng có công dụng nhuận tràng chữa táo bón. Trong cuốn “Những cây thuốc và bài thuốc Việt Nam” của Gs. Đỗ Tất Lợi có viết, nước sắc lá khoai lang có công dụng nhuận tràng rất tốt nhờ chất nhựa tẩy có trong chúng, thí nghiệm mang lại hiệu quả tích cực trên cả chuột và người. Bên cạnh điều trị táo bón thì khoai lang còn có khả năng hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ rất tốt. Từ thông tin trên, chúng ta có thể kết luận rằng, người bị táo bón hoàn toàn có thể ăn được khoai lang. 5. Các món ăn chế biến bằng khoai lang đơn giản Là một loại thực phẩm quen thuộc, khoai lang còn có tên gọi khác là hồng thự thuộc họ bìm bìm. Nhờ có vị ngọt, tính bình giúp nhuận tràng cực tốt nên dùng để điều trị táo bón khá hiệu quả. Dưới đây là một vài cách chữa táo bón bằng khoai lang mà bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng: Cách 1: nước khoai lang sống Khoai lang Nước lọc đun sôi để nguội Máy xay sinh tố Cách làm: Khoai lang rửa sạch và bỏ đi phần vỏ bên ngoài. Nạo nhỏ khoai lang thành sợi giống như làm nộm. Cho khoai lang bào sợi vào máy xay sinh tố cùng với lượng nước vừa đủ, xay cho tới khi hỗn hợp quyện vào nhau là được. Chắt lấy nước, bỏ đi phần bã, đợi nước lắng hết bọt là dùng được. Thời điểm thích hợp để uống loại nước này là trước bữa sáng hoặc trước bữa trưa. Cần kiên trì sử dụng đến khi hết hoàn toàn chứng táo bón. Cách 2: khoai lang luộc Khoai lang Nước Cách làm: Rửa hoặc có thể gọt vỏ tuỳ theo cách chế biến của từng người. Cho khoai lang và nước vào nồi đặt lên bếp đun to lửa cho tới sôi. Sau đó, giảm nhỏ lửa đến khi khoai chín thì tắt bếp, xếp khoai ra đĩa để nguội và sử dụng trong ngày. Bạn có thể ăn kèm mật ong hoặc đường giúp làm tăng hương vị. Mỗi ngày nên ăn đều đặn 2 củ, chứng táo bón sẽ sớm được đẩy lùi. Cách 3: cháo khoai lang Khoai lang Nước Đậu xanh Bí đỏ Đường hoặc muối Cách làm: Vị ngọt tự nhiên từ bí đỏ và khoai lang cùng chút thanh mát từ đậu xanh hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn một món cháo thơm ngon, giàu dinh dưỡng và giúp cải thiện tình trạng táo bón. Sơ chế nguyên liệu, bỏ vỏ, rửa sạch. Cho tất cả vào nồi thêm 1,5l nước rồi đặt lên bếp ninh nhừ. Ninh cháo khoảng 30 phút, sau đó nêm đường hoặc muối tuỳ khẩu vị rồi dùng muôi khuấy đều. Đun sôi cháo trở lại và tắt bếp. Ngoài ra, bạn có thể dùng lá khoai lang trị táo bón bằng cách chế biến thành món ăn sử dụng trong bữa cơm như rau lang luộc, canh rau lang nấu thịt bò, rau lang xào tỏi… Xem thêm: Trẻ nhỏ bị táo bón kéo dài – mẹ phải làm sao? 6. Một số điểm lưu ý khi sử dụng khoai lang Khoai lang có chứa kali. Lượng kali cao có thể không phù hợp với những người bệnh tim. Ăn quá nhiều khoai lang nguy cơ làm tăng nồng độ kali trong máu. Người mắc bệnh sỏi thận không nên thường xuyên dùng khoai lang để chữa bệnh, thành phần canxi có trong khoai lang sẽ làm gia tăng kích thước sỏi và khiến bệnh nặng hơn. Trường hợp bị táo bón nguy cơ biến chứng sang trĩ thì ngoài việc sử dụng phương pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón bằng khoai lang bạn cũng nên kết hợp dùng thuốc Tây y giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Cần lưu ý là một số loại trái cây và rau củ dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu. Mua các sản phẩm hữu cơ hoặc trồng chúng tại nhà là những cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm. Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong một tuần. Phải bỏ hết khoai hà, khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc. 7. Bị táo bón nên kiêng gì? Thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh Thức ăn chiên rán thường chứa nhiều chất béo, thiếu chất xơ gây chướng bụng khó tiêu, từ đó dẫn đến táo bón. Rượu Rượu, đặc biệt là khi uống một lượng lớn, có thể gây mất nước và làm tăng nguy cơ táo bón. Thực phẩm chứa gluten Gluten là một loại protein được tìm thấy trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch đen. Một số người có thể bị táo bón khi họ ăn thực phẩm có chứa chất này. Ngũ cốc tinh chế Ngũ cốc tinh chế có ít chất xơ hơn ngũ cốc nguyên cám do phần cám và mầm của hạt bị loại bỏ trong quá trình sơ chế. Chất xơ giúp phân mềm và di chuyển dễ dàng trong ruột. Bạn nên lựa chọn các loại ngũ cốc còn cám và ít qua chế biến, chà bóng… để cải thiện quá trình tiêu hóa. Sữa và các sản phẩm từ sữa Trong sữa có hàm lượng đường lactose cao gây đầy bụng, khó tiêu. Do đó, ngoại trừ sữa chua, người bị táo bón nên hạn chế ăn sữa tươi, phomai, bơ… Thịt đỏ Thịt đỏ thường chứa nhiều chất béo và ít chất xơ khiến hệ tiêu hóa mất nhiều thời gian để xử lý. Các sợi protein trong thịt đỏ gây khó tiêu dẫn đến tình trạng táo bón trầm trọng hơn. 8. Thực phẩm hỗ trợ cải thiện chứng táo bón hiệu quả Sữa chua và kefir Nhiều sản phẩm từ sữa bao gồm sữa chua và kefir có chứa các vi sinh vật tốt hỗ trợ cải thiện sức khoẻ đường ruột và làm mềm phân. Bông cải xanh Bông cải xanh có chứa sulforaphane, chất này giúp bảo vệ hệ đường ruột, ngăn chặn sự phát triển quá mức của một số vi sinh vật có hại gây cản trở quá trình tiêu hoá. Táo và lê Táo và lê chứa một số hợp chất giúp cải thiện tình trạng táo bón, bao gồm chất xơ, sorbitol và fructose. Để tận dụng tối đa lợi ích từ táo và lê, hãy ăn quả còn nguyên vỏ. Video những thực phẩm “vàng” trị táo bón 9.Lưu ý trong lối sống để phòng ngừa táo bón Nên uống 2 đến 4 cốc nước mỗi ngày đặc biệt là nước ấm vào buổi sáng, trừ khi bác sĩ yêu cầu bạn hạn chế chất lỏng vì một lý do nào khác. Thêm trái cây và rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày. Lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng trà đặc, bia, rượu hoặc các chất kích thích. Vận động nhẹ nhàng thường xuyên. Ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và duy trì một lối sống lành mạnh, bạn có thể kết hợp thêm sản phẩm hỗ trợ như Tràng Phục Linh. Tràng Phục Linh PLUS là phiên bản mới của Tràng Phục Linh được bào chế từ các loại thảo dược tự nhiên bao gồm: bạch phục linh, bạch truật, bạch thược… thích hợp sử dụng cho nhiều tình trạng bệnh khác nhau: Cải thiện tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy. Rối loạn tiêu hoá, hay gặp triệu chứng đau quặn bụng. Người bị viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Đọc thêm: Mách bạn cách chữa đầy hơi, chướng bụng, táo bón hiệu quả Sản phẩm này có chứa hoạt chất sinh học có tên là ImmuneGamma® chiết xuất theo công nghệ của Hoa Kỳ và hoạt chất hóa học nội sinh 5-HTP có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch toàn thân, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa. Tìm hiểu thêm về Tràng Phục Linh PLus và địa chỉ bán TẠI ĐÂY Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY. Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc giải quyết thắc mắc bị táo bón ăn khoai lang được không? Tham khảo và áp dụng những phương pháp hỗ trợ trên, táo bón sẽ không còn là nỗi lo của bạn. Tài liệu tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/322382#_noHeaderPrefixedContent https://www.healthline.com/nutrition/8-foods-that-cause-constipation#4.-Milk-and-dairy-products Chia sẻ14
Hội chứng ruột kích thích có thực sự nguy hiểm như bạn nghĩ?
Đau bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần là các dấu hiệu cơ bản của hội chứng ruột kích thích. Hội chứng ruột kích thích thường bị tác động bởi yếu tố thần kinh nên mất ngủ, lo lắng cũng có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn. Chỉ với những yếu tố nhỏ tác động đã khiến bệnh thay đổi nhanh như vậy thì hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu dưới bài viết này! Mục lụcHội chứng ruột kích thích là gì?Bệnh có nguy hiểm không?Hội chứng ruột kích thích có biến chứng như thế nào?Hội chứng ruột kích thích có chữa được dứt điểm không?Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thíchNhận biết hội chứng ruột kích thích như thế nào?Chẩn đoán sơ bộ qua triệu chứngTiến hành xét nghiệmCách phòng và điều trị hội chứng ruột kích thíchPhòng bệnhĐiều trịTràng Phục Linh PLUS – giải pháp giảm bớt nguy hiểm của hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích là gì? Hội chứng ruột kích thích là một loại bệnh đường ruột gây rối loạn chức năng của ruột già. Bệnh thường lặp đi lặp lại nhiều lần gây cảm giác khó chịu mà không tìm thấy bất kì tổn thương nào trong quá trình thăm khám bệnh. Hội chứng ruột kích thích thường gặp ở bệnh nhân trong độ tuổi từ 18-30 tuổi. Bệnh hay xảy ra ở những người có vấn đề về sức khỏe tâm lý, người có tiền sử gia đình bị các bệnh về đường ruột. Bệnh đa số gặp ở phụ nữ với tỉ lệ mắc gấp đôi nam giới. Hội chứng ruột kích thích gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới Bệnh có nguy hiểm không? Hội chứng ruột kích thích hiện chưa gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng nó mang lại nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Ảnh hưởng của bệnh còn phụ thuộc vào mức độ bệnh. Hội chứng ruột kích thích rất hay gặp ở Việt Nam và nhiều nước trên Thế Giới. Theo thống kê, tỉ lệ mắc hội chứng này từ 12-30% tùy từng vùng. Đối với trường hợp nhẹ, bệnh nhân chỉ gặp phải các triệu chứng thường gặp như táo bón, tiêu chảy,… Nếu bệnh nhân có chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ thì bệnh có thể cải thiện tốt. Đối với trường hợp nặng, chỉ cần bệnh nhân ăn vào là sẽ đau bụng, điều này lâu dài sẽ làm bệnh nhân thiếu chất và dẫn tới suy dinh dưỡng. Hội chứng ruột kích thích có biến chứng như thế nào? Hội chứng ruột kích thích là loại bệnh lành tính, hiện chưa gây nguy hiểm đến tính mạng của con người và cũng chưa thấy có báo cáo nào nặng về biến chứng của bệnh, bệnh chưa có biến chứng sang ung thư đường ruột. Cho tới thời điểm hiện tại, hội chứng ruột kích thích mới chỉ khiến bệnh trĩ trở nên nặng hơn, làm cho bệnh nhân thiếu dinh dưỡng và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Hội chứng ruột kích thích có chữa được dứt điểm không? Hiện nay, hội chứng ruột kích thích vẫn chưa điều trị được dứt điểm nhưng sẽ cải thiện được phần nào chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi điều trị, các triệu chứng có thể mất đi trong 1 khoảng thời gian nào đó phụ thuộc vào cơ địa và phương pháp điều trị của bệnh nhân nhưng rất dễ tái phát trở lại. Điều này cũng đã được khẳng định bởi PGS.TS Bác sĩ Bùi Hữu Hoàng, Phó chủ tịch Hội Gan Mật TP HCM khẳng định trong video sau: Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích Hiện nay, nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích vẫn chưa xác định rõ nhưng chủ yếu là do đường tiêu hóa bị rối loạn, cụ thể như: Do thực phẩm: ruột có thể kích ứng với 1 số loại đồ ăn nhất định. Do yếu tố tâm lý: stress não bộ căng thẳng ảnh hưởng đến đường ruột làm rối loạn nhu động ruột kéo theo các cơn đau, rối loạn tiêu hóa. Do di truyền: có người nhà bị các bệnh về đại tràng. Do tác dụng của các loại thuốc như thuốc kháng sinh. Thay đổi hormone thường gặp ở các chu kỳ kinh nguyệt ở nữ. Nhận biết hội chứng ruột kích thích như thế nào? Chẩn đoán sơ bộ qua triệu chứng Hội chứng ruột kích thích thường có những biểu hiện sau: Đau bụng, đầy hơi. Táo bón. Tiêu chảy. Số lần đi đại tiện và tiểu tiện thay đổi. Phân khác thường, có nhầy. Tiến hành xét nghiệm Ngoài chẩn đoán sơ bộ qua các triệu chứng, để chắc chắn bệnh nhân có thể tiến hành các xét nghiệm sau: Soi ruột. Xét nghiệm máu, phân. Chụp khung đại tràng. Sinh thiết đại tràng. Hội chứng ruột kích thích có thể khiến bệnh trĩ trở nên nặng hơn Cách phòng và điều trị hội chứng ruột kích thích Phòng bệnh Để phòng bệnh hiệu quả cần chú ý đến các nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích rồi từ đó phòng tránh. Cụ thể như sau: Do ăn uống: tránh đồ ăn gây kích ứng do không hợp với cơ địa của bản thân. Do yếu tố tâm lý: bệnh nhân cần tránh stress để ngăn ngừa não bộ căng thẳng, ảnh hưởng đến đường ruột, ngăn nhu động ruột bị rối loạn. Do sử dụng thuốc kháng sinh: bệnh nhân cần hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết vì thuốc kháng sinh có thể giết chết đi các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Đọc thêm: Thực đơn tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích Điều trị Trước tiên ta cần xác định mức độ của bệnh rồi từ đó mới đưa ra phương án điều trị hợp lý. Chế độ ăn uống: Khi có các triệu chứng rối loạn chức năng tiêu hóa bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Chú ý uống nhiều nước để ruột già hoạt động tốt hơn. Bị tiêu chảy: khi bị tiêu chảy tránh ăn các đồ ăn có nhiều chất xơ vì chất xơ đóng vai trò trong việc điều hòa tốc độ tiêu hóa ở ruột, khi thừa các chất xơ khó hòa tan sẽ làm đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa ở ruột, do đó gây ra tình trạng tiêu chảy. Bị táo bón: uống nhiều nước, tránh ăn các loại đồ ăn như khoai, sắn… hay các thức ăn nhiều đường như đồ ngọt. Nên ăn các đồ ăn có nhiều chất xơ. Không sử dụng các chất có gas và các chất kích thích như bia, rượu… Dùng thuốc: Thuốc chống táo bón (Forlax, Duphalac,…): Tác động lên nhiều yếu tố giúp đường ruột hoạt động lại bình thường như tác động lên tính chất của phân, cơ chế phản xạ đại tiện, tăng khối lượng, thể tích, độ đặc, loãng của phân. Thuốc chống tiêu chảy (Smecta, Imodium,…): Cơ chế đầu tiên sẽ là bù nước và chất điện giải, tiếp đến là hấp phụ bao phủ niêm mạc ruột, tạo men vi sinh và giảm tiết dịch, giảm nhu động ruột. Thuốc chống đau do co thắt (Spasfon, Duspataline,…): cơ trơn làm co thắt đường tiêu hóa, tiết niệu, đường mật và hệ sinh dục,…thuốc có tác dụng làm giãn cơ, giảm nhịp và độ co bóp cơ => làm giảm đau. Thuốc chấn an tinh thần (Seduxen, Rotunda,…): thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, chấn an tinh thần,… Thuốc chống sinh hơi (Pepsan, Meteospasmyl,…): thuốc làm giảm khí được hình thành trong ruột khi ăn và khi tiêu hóa thức ăn. Ngoài 2 cách trên bạn cần kết hợp với chế độ luyện tập hợp lý như: tập thể dục thường xuyên, tập chế độ đi đại tiện 1 lần/ngày, sáng ngủ dậy nên xoa bụng để có cảm giác thèm đi đại tiện. Tràng Phục Linh PLUS – giải pháp giảm bớt nguy hiểm của hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích mang đến nhiều phiền toái cho cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, các chuyên gia đã nghiên cứu ra một sản phẩm giúp giảm thiểu ảnh hưởng của hội chứng này, đó chính là viên uống Tràng Phục Linh PLUS. Tràng Phục Linh PLUS – giải pháp giảm bớt nguy hiểm của hội chứng ruột kích thích Tràng Phục Linh PLUS được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên an toàn với tất cả mọi người, kể cả phụ nữ có thai và cho con bú. Các thảo dược này đã được nền y học cổ truyền sử dụng và thấy hiệu quả trong điều trị các bệnh về đường ruột. Viên uống Tràng Phục Linh PLUS còn chứa hoạt chất Immune Gamma giúp giải quyết triệt để 3 vấn đề của hội chứng ruột kích thích: Phục hồi đại tràng. Tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn. Cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY. Nguồn tài liệu tham khảo: http://www.bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/bai-viet-chuyen-mon-menuleft-33/584-hoi-chung-ruot-kich-thich-ibs-584.html https://www.benhvien108.vn/benh-nhan-mac-hoi-chung-ruot-kich-thich-can-chu-y-nhung-gi.htm https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4051916/ Chia sẻ13
Tham khảo thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích
Người mắc hội chứng ruột kích thích luôn phải lo lắng, bận tâm về khẩu phần trong mỗi bữa ăn để đảm bảo “an toàn” cho hệ tiêu hóa của mình. Trong bài viết này, Tràng Phục Linh PLUS sẽ giúp bạn có ngay cẩm nang vàng cho thực đơn của người bị hội chứng ruột kích thích. Mục lụcThức ăn ảnh hưởng tới bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích như thế nào?Thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thíchRau củ, trái cây FODMAP thấpThịt nạcCác loại hạtThực phẩm giàu Omega-3Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích cần kiêng các loại thực phẩm nào?Đồ ăn nhiều dầu mỡBơ, sữa chứa nhiều lactoseTrái cây chứa FructoseMột số loại đậuThực đơn chi tiết một ngày cho bệnh nhân viêm đại tràng co thắtPhương pháp ăn uống khoa học, hợp lý cho người mắc hội chứng ruột kích thíchĂn khi đói và không ăn quá noKhông bỏ bữa sángĂn chậm nhai kỹTránh ăn vào ban đêmTràng Phục Linh PLUS – không còn nỗi lo hội chứng ruột kích thích Thức ăn ảnh hưởng tới bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích như thế nào? Hội chứng ruột kích thích (viết tắt trong tiếng anh là IBS) có liên quan mật thiết với nhiều yếu tố nguy cơ. Trong đó, thức ăn và chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quyết định đến tình trạng bệnh ở người mắc hội chứng ruột kích thích. Một chế độ ăn không điều độ, thiếu khoa học hay việc sử dụng các loại thức ăn không phù hợp, độc hại sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe đường ruột của bệnh nhân. Ngược lại, người bệnh sẽ có thể cải thiện hệ tiêu hóa cùng khả năng hấp thu của cơ thể nếu bổ sung đúng và đầy đủ các loại thức ăn cần thiết cũng như có một chế độ ăn uống khoa học. Sự ảnh hưởng của thức ăn đến người mắc hội chứng ruột kích thích Thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích Rau củ, trái cây FODMAP thấp FODMAP là khái niệm được các nhà khoa học tại trường Đại học Monash – Úc đưa ra để chỉ các Carbohydrate chuỗi ngắn khó tiêu hóa. Chế độ ăn với thực phẩm FODMAP thấp có thể coi như một chế độ ăn kiêng đặc biệt cho người mắc hội chứng ruột kích thích. Các thực phẩm chứa FODMAP gây ra nhiều bất lợi cho đường ruột, ví dụ như: chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, nặng hơn là tiêu chảy, táo bón thường xuyên. Do vậy, bạn cần ghi nhớ một số loại thức ăn FODMAP thấp để sử dụng thường xuyên trong bữa ăn như: Các loại rau: cần tây, rau bina, bí, mùi tây, rau mùi. Các loại củ: khoai tây, ớt chuông, cà tím, cà rốt. Các loại quả: cam, nho, việt quất, dâu tây, chuối. Tuy nhiên bạn cần hiểu rõ rằng, FODMAP không gây ra hội chứng ruột kích thích mà chế độ ăn FODMAP thấp sẽ giúp bạn cải thiện các triệu chứng của bệnh lý này. Thịt nạc Đây là nguồn cung cấp protein dồi dào. Đặc biệt, protein trong thịt nạc cũng rất dễ được tiêu hóa và hấp thu tại đường ruột. Do vậy, người bệnh hội chứng ruột kích thích khi ăn thịt nạc cũng sẽ không gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Bạn có thể dùng thịt nạc trắng từ thịt gà hoặc thịt lợn để chế biến các món ăn cho mình. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý chọn lựa loại thịt có nguồn gốc rõ ràng, tránh ăn phải thịt kém vệ sinh. Thịt hay các loại thực phẩm bẩn, nhiễm độc nói chung đều là những “kẻ thù” đối với đường ruột của chúng ta. Các loại hạt Các loại hạt là nguồn cung cấp vô số các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, điển hình là omega 3, protein và chất xơ. Đây vừa là nguồn dinh dưỡng, vừa giúp giảm tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiêu. Trong một số loại hạt như hạnh nhân, hạt mắc ca, hạt óc chó… còn chứa chất béo không bão hòa có lợi cho đường ruột, đồng thời cải thiện các triệu chứng do hội chứng ruột kích thích gây ra. Đặc biệt, hầu hết các loại hạt bổ dưỡng đều có FODMAP thấp như: hạt chia, hạt lanh, hạt óc chó, macca, hạt phỉ, hạnh nhân. Do vậy, các loại hạt này rất phù hợp với bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. Thực phẩm giàu Omega-3 Axit béo Omega-3 là chất không thể thiếu đối với đường ruột, đặc biệt là đường ruột mắc bệnh lý. Omega-3 có tác dụng chống viêm, từ đó đẩy nhanh quá trình phục hồi niêm mạc đường ruột. Chất này cũng rất tốt cho các cơ quan của hệ tiêu hóa bởi khả năng chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi tác động từ các gốc tự do. Bạn cần ghi nhớ một số loại thực phẩm giàu Omega-3 như: các loại cá biển (cá hồi, cá thu, cá trích), hàu, ngũ cốc (bột yến mạch, bột ngũ cốc, đậu phộng…). Người mắc hội chứng ruột kích thích nên sử dụng các loại thực phẩm giàu Omega 3 ☛ Xem thêm: Cách tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích cần kiêng các loại thực phẩm nào? Đồ ăn nhiều dầu mỡ Khoai tây chiên và các loại thực phẩm chiên rán khác luôn là món ăn khoái khẩu trong các bữa ăn. Tuy nhiên, chế độ ăn chứa nhiều dầu mỡ có thể gây ra các vấn đề ở đường ruột. Hàm lượng chất béo cao trong món này có thể gây khó tiêu, đầy bụng, đặc biệt là đối với người mắc hội chứng ruột kích thích. Bên cạnh đó, quá trình chiên rán còn làm thay đổi thành phần hóa học bên trong thực phẩm, khiến thức ăn trở nên khó tiêu hóa hơn, dẫn đến các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa. Thay vì sử dụng đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, bạn có thể ăn các món nướng, vừa ngon miệng lại an toàn với đường ruột. Bơ, sữa chứa nhiều lactose Lactose có nhiều trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác như phô mai tươi, phô mai kem, kem và kem chua. Hệ tiêu hóa bình thường có thể xử lý một lượng rất nhỏ lactose. Nhưng nếu bạn ăn nhiều hơn lượng lactose đường ruột có thể xử lý, bạn có thể sẽ gặp tình trạng đầy hơi và đau bụng. Nếu bạn đang mắc hội chứng ruột kích thích, hãy sử dụng các loại sữa có lactose hàm lượng thấp như sữa yến mạch, sữa gạo hay sữa đậu. Ngoài ra, dầu ô liu sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho hệ tiêu hóa của bạn lúc này để thay thế cho bơ. Trái cây chứa Fructose Các loại trái cây chứa đường fructose có thể gây ra các vấn đề cho những người bệnh IBS (Hội chứng ruột kích thích). Fructose có hàm lượng đặc biệt cao trong táo và lê, tương đối cao trong dưa hấu, đào, mận, hoa quả sấy khô và nước ép trái cây. Bí kíp để giữ cho đường ruột khỏe mạnh là bạn nên sử dụng các loại trái cây có hàm lượng fructose thấp hơn. Một số loại trái cây mà bạn nên sử dụng là: chuối, cam quýt, nho, kiwi, dâu tây, việt quất… Một số loại đậu Đậu hay các cây họ đậu (đậu xanh, đậu lăng, đậu nành) có chứa nhiều saccharide gây khó tiêu. Vì vậy bệnh nhân IBS nên hạn chế dùng các món ăn chế biến từ đậu, hoặc chỉ ăn với một lượng rất nhỏ để đảm bảo dinh dưỡng và ngon miệng. Một số loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa bạn có thể thưởng thức thay cho các loại đậu như: gạo, yến mạch, hạt đậu biếc, hạt kê, hạt quinoa và bột sắn. Thực đơn chi tiết một ngày cho bệnh nhân viêm đại tràng co thắt Dưới đây là một vài thực đơn tham khảo được khuyến cáo cho người mắc hội chứng ruột kích thích: Thực đơn 1: Bữa sáng: Cháo làm từ 40g gạo nấu với sữa gạo hoặc nước. Có thể ăn thêm 1 quả chuối. Bữa trưa: Cơm ăn kèm với trứng rán, thịt băm và bí đao luộc. Bữa chiều (bữa ăn nhẹ): 1 hộp sữa chua và nửa quả cam. Bữa tối: Gà xào chút xì dầu, gừng, ớt xanh và nấm. Ăn kèm với cơm. Thực đơn 2: Bữa sáng: 2-3 chiếc bánh gạo và 1 ly yến mạch hoặc sữa gạo. Bữa trưa: 1 chiếc bánh mì kẹp thịt bò hoặc thịt lợn. Bữa chiều: Nửa quả thanh long hoặc 1 hộp sữa chua. Bữa tối: Ăn cơm với 2 quả trứng tráng, khoai tây xào, thịt vai lợn luộc. Thực đơn 3: Bữa sáng: 1 bát phở thịt băm hoặc phở bò. Bữa trưa: Cơm với cá sốt cà chua hoặc cá kho, rau su su luộc. Bữa chiều: 1 quả chuối. Bữa tối: Thịt gà rang, canh bí đỏ ăn với cơm. Với 3 thực đơn này, người bệnh có thể tham khảo mà không cần phải đắn đo về việc lựa chọn món ăn cho hợp lý. Nhằm đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho một ngày làm việc, bệnh nhân nên tự căn chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp với công việc của mình. Phương pháp ăn uống khoa học, hợp lý cho người mắc hội chứng ruột kích thích Lên được thực đơn phù hợp với tình trạng cơ thể là điều hết sức cần thiết. Nhưng bên cạnh đó, việc có một phương pháp ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp bạn phát huy tối đa tác dụng của chế độ dinh dưỡng đó. Vậy các phương pháp đó là gì? Các loại thực phẩm nên kiêng cho bệnh nhân hội chứng ruột kích thích Ăn khi đói và không ăn quá no Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc để cơ thể thật đói rồi ăn theo kế hoạch là điều không có lợi cho sức khỏe cơ thể. Khi quá đói, lượng glucose trong máu giảm xuống rất thấp và chúng ta thường có xu hướng ăn bất cứ thứ gì để giảm nhanh cơn đói. Do vậy, bạn không nên quá cứng nhắc về việc ăn uống theo “thời khóa biểu”, tức là ăn trong thời gian nhất định mà hoàn toàn có thể ăn khi cảm thấy đói. Chế độ ăn ngày 3 bữa là tối ưu nhất, tuy nhiên bạn cũng có thể bổ sung 1-2 bữa phụ khi cảm thấy cần thiết. Bạn cũng nên chia các bữa ăn cách nhau đều đặn để có thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể trong cả ngày. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn quá no bởi khi đó, thức ăn vẫn còn ở trong dạ dày chưa xuống đến ruột. Ăn quá no sẽ khiến dạ dày “quá tải”, nhu động ruột giảm và dịch tiêu hóa tiết ra không đủ để tiêu hóa thức ăn. Điều này dẫn đến tình trạng thức ăn không thể tiêu hóa hết và gây ra các biểu hiện như bụng căng đầy khó chịu, cơ thể chóng mặt, làm tăng cảm giác khó chịu ở người bị hội chứng ruột kích thích. Không bỏ bữa sáng Nhiều người thường bỏ bữa sáng vì dậy muộn, bận công việc hay nhịn ăn để giảm cân. Thế nhưng điều này rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt là có thể gây hậu quả là đau dạ dày. Bữa sáng là thời điểm quan trọng để cơ thể nạp lại năng lượng sau giấc ngủ dài, khởi động quá trình trao đổi chất của cơ thể. Việc bỏ bữa sáng cũng sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và thường có xu hướng ăn đồ ăn vặt nhiều hơn. Ăn chậm nhai kỹ Ăn chậm nhai kỹ giúp người mắc hội chứng ruột kích thích dễ tiêu hóa thức ăn hơn Nhai là công đoạn đầu tiên trong quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Nhai thật kỹ trước khi nuốt sẽ giúp giảm gánh nặng cho dạ dày và các cơ quan tiêu hóa phía sau. Nguyên nhân là bởi khi nhai kỹ, miệng sẽ tiết nhiều nước bọt hơn. Trong nước bọt lại có chứa nhiều enzyme, đặc biệt là enzym amylase giúp thủy phân tinh bột. Do đó, ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp việc hấp thu tinh bột ở ruột diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời, khi ăn chậm nhai kỹ, dạ dày sẽ có thêm thời gian để nhào trộn, nghiền nát thức ăn kỹ hơn, tránh việc ăn nhanh làm dạ dày nhanh đầy khiến thức ăn chưa kịp nhào trộn đã bị đẩy xuống ruột. Dịch vị được tiết ra trong dạ dày có tác dụng thủy phân protein thành các chuỗi polypeptide dài hoặc ngắn, phân hủy một lượng nhỏ lipid. Ngoài ra, enzyme pepsin trong dạ dày có tác dụng tiêu hóa sợi collagen, một thành phần của mô liên kết nằm giữa các tế bào của cơ. Và chỉ khi các sợi collagen được tiêu hóa thì men tiêu hóa mới thấm được vào cơ và tiêu hóa chúng. Do vậy, thức ăn chưa được nhào trộn kỹ ở dạ dày sẽ làm quá trình tiêu hóa diễn ra khó khăn hơn, thậm chí có thể gây ra các rối loạn khác tại đường ruột. Tránh ăn vào ban đêm Ban đêm là khoảng thời gian để các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi, bao gồm cả hệ tiêu hóa. Do đó, tránh ăn vào sau 20h bởi việc làm này sẽ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải. Khi ăn vào đêm muộn, mọi người thường hay ăn các đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa. Những loại thức ăn này rất dễ gây tăng cân, mất ngủ cũng như bệnh trào ngược dạ dày. Đặc biệt với người bị hội chứng ruột kích thích, những loại đồ ăn này càng làm tăng các triệu chứng khó chịu của bệnh. Tràng Phục Linh PLUS – không còn nỗi lo hội chứng ruột kích thích Với thành phần gồm cao bạch truật, cao bạch thược, cao bạch phục linh, cao hoàng bá,… đặc biệt là 2 thành phần ImmuneGamma và 5-HTP, Tràng Phục Linh PLUS mang đến các tác dụng: Cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích hiệu quả. Giảm các kích thích đại tràng co thắt. Hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa. Video: Tác dụng cải thiện triệu chứng đại tràng co thắt hiệu quả của Tràng Phục Linh PLUS Tràng Phục Linh PLUS được nghiên cứu tại khoa Dược lý đại học Y Hà Nội và được đánh giá là hiệu quả, an toàn đối với người bệnh mắc viêm đại tràng co thắt. Bên cạnh đó, theo chương trình khảo sát Tin và Dùng 2019, có đến 92.7% khách hàng đã sử dụng hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả của sản phẩm. Tràng Phục Linh PLUS giúp cải thiện triệu chứng viêm đại tràng co thắt hiệu quả Trên đây là thực đơn tham khảo và phương pháp ăn uống khoa học cho người bị hội chứng ruột kích thích. Không chỉ riêng người mắc hội chứng ruột kích thích mà tất cả mọi người đều nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và có phương pháp ăn uống phù hợp để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Điều quan trọng là hãy lắng nghe cơ thể của mình. Hi vọng rằng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình khắc phục tình trạng bệnh! Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY. Tài liệu tham khảo: https://badgut.org/information-centre/health-nutrition/low-fodmap-diet/ https://patient.info/news-and-features/ibs-diet-sheet Chia sẻ14