Hội chứng ruột kích thích

Hiện tượng bụng sôi xì hơi nhiều đi ngoài là dấu hiệu bệnh gì?

Sôi bụng đi ngoài là vấn đề đường ruột thông thường mà ai cũng có thể mắc phải. Nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên có thể là dấu hiệu phản ánh một bệnh lý tiêu hóa nào đó mà bạn cần chú ý.  Để hiểu rõ sôi sôi bụng đi ngoài là bệnh gì và cần xử lý ra sao các bạn có thể tham khảo thông tin bài viết dưới đây. Mục lụcSôi bụng, xì hơi đi ngoài – những nguyên nhân thường gặpDo tâm lýChế độ ăn uốngNhiễm khuẩnDo tác dụng phụ của thuốcBụng sôi, xì hơi nhiều đi ngoài là bệnh gì?Bệnh đau dạ dàyBệnh viêm đại tràngBệnh viêm đại tràng co thắtRối loạn tiêu hóaPhương pháp xử lý bụng sôi, xì hơi đi ngoài nhiềuSử dụng phương pháp dân gianThay đổi chế độ dinh dưỡngBổ sung nước và điện giảiSử dụng thuốc cầm tiêu chảySôi bụng đi ngoài khi nào nên đi khám bác sĩ?Một số biện pháp phòng ngừa sôi bụng tiêu chảySử dụng Tràng Phục Linh PLUS Sôi bụng, xì hơi đi ngoài – những nguyên nhân thường gặp Sôi bụng, xì hơi là một hiện tượng sinh lý vô cùng bình thường mà ai cũng dễ gặp phải.  Nó sinh ra đa phần là do những nguyên nhân như: Do tâm lý Theo nhiều nghiên cứu, giữa não bộ và đường ruột có mối quan hệ mật thiết với nhau, chính vì thế tâm lý mệt mỏi, bất ổn, lo âu sẽ gây ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột. Do đó, hệ vi sinh đường ruột được coi như bộ não thứ 2 của con người. Từ đó lý giải vì sao mỗi lần lo lắng, căng thẳng, bạn thường có cảm giác muốn đi vệ sinh, bồn chồn ở bụng. Bạn muốn đường ruột khỏe mạnh, hãy điều chỉnh não bộ, thư giãn thoải mái nhiều hơn nhé. Chế độ ăn uống Những thói quen ăn uống không khoa học, lành mạnh: Ăn quá no Hay ăn khuya trước khi đi ngủ Sử dụng quá nhiều chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá, cà phê Đều gây ra hiện tượng khó tiêu, chướng bụng, ứ hơi, bí khí trong ruột, dẫn đến khó tiêu, sôi bụng, chướng bụng hoặc đi ngoài nhiều lần. Thực phẩm không được vệ sinh hay sử dụng quá nhiều chất bảo quản hoặc bảo quản không đúng cách, hư hỏng có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm dẫn đến bị sôi bụng tiêu chảy. Ngoài ra, thực đơn chứa nhiều món ăn mặn, chiên xào hay ngọt, ngũ cốc  cũng là nguyên nhân khiến bụng bị sôi bởi chúng chứa nhiều đường, muối. Chính vì thế, để loại bỏ hiện tượng sôi bụng, đi ngoài tiêu chảy người bệnh cần căn chỉnh lại chế độ ăn uống cho khoa học và lành mạnh. Nhiễm khuẩn Các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng:  Salmonella, Shigella, Giardia Lamblia, Entamoeba Histolytica…từ chế độ ăn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn bị nấm mốc, ôi thiu, nguồn nước bị ô nhiễm, uống quá nhiều đồ uống kích thích  xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa là một trong những nguyên nhân chính gây sôi bụng xì hơi tiêu chảy. Đặc biệt virus Rotavirus là loại virus thường gây tiêu chảy do các lợi khuẩn đường ruột bị triệt tiêu gây mất cân bằng đường ruột. Do tác dụng phụ của thuốc Trong hệ tiêu hóa tồn tại vi khuẩn với rất nhiều chủng khác nhau, trong đó có vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Quá trình tồn tại, nhóm vi khuẩn có lợi nếu phát triển mạnh và đầy đủ sẽ kiềm chế không cho nhóm vi khuẩn có hại phát triển gây bệnh. Tuy nhiên, khi dùng kháng sinh kéo dài, hoặc một số loại thuốc không hợp, một số chủng vi khuẩn có lợi sẽ bị ảnh hưởng, các vi khuẩn có hại lại ít bị ảnh hưởng. Chính vì thế gây ra tình trạng sôi bụng- tiêu chảy do hệ tiêu hóa đường ruột rối loạn. Bụng sôi, xì hơi nhiều đi ngoài là bệnh gì? Trong một số trường hợp, tình trạng sôi bụng kèm theo một số triệu chứng khác có thể báo hiệu bạn mắc một số bệnh về đường tiêu hóa. Dưới đây là một số căn bệnh có thể liên quan đến triệu chứng sôi bụng đi ngoài: Bệnh đau dạ dày Bệnh đau dạ dày là bệnh lý thường gặp khi người bệnh có thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và lành mạnh khiến gây ra những biểu hiện: Có các cơn sôi bụng ùng ục Đau bụng xuất hiện nhiều hơn khi đói Sôi bụng, xì hơi kèm theo đi ngoài Bệnh viêm đại tràng Bệnh viêm đại tràng là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Bệnh thường có nguy cơ xảy ra ở những đối tượng: Sử dụng thuốc  tùy tiện, không theo chỉ định của bác sĩ Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài khiến rối loạn khuẩn ruột Những người có chế độ ăn uống không lành mạnh Một số triệu chứng phổ biến của bệnh viêm đại tràng thường gặp: Chướng bụng đầy hơi, bụng ì ạch, sôi bụng, khó tiêu Xuất hiện các cơn đau dọc theo khung đại tràng Cơn đau xuất hiện nhiều hơn khi ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán và không hợp vệ sinh Đi ngoài xong cơn đau sẽ giảm Mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon và dần dần sụt cân Bệnh viêm đại tràng co thắt Bệnh viêm đại tràng co thắt hay còn được gọi với tên: Hội chứng ruột kích thích. Đây là tình trạng suy giảm chức năng của đại tràng gây ra những biểu hiện: Chướng bụng, đầy hơi Rối loạn đi cầu: Lúc phân lỏng nát, lúc phân rắn Đau bụng Bụng sôi, đầy hơi, xì hơi Những triệu chứng có thể tăng lên khi người bênh có chế độ ăn uống không hợp lý, khoa học và stress, căng thẳng Rối loạn tiêu hóa Sôi bụng đi ngoài có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, nguyên nhân có thể do dị ứng thức ăn, sử dụng những thức ăn không hợp vệ sinh, không đúng cách gây ra tình trạng đường tiêu hóa bị nhiễm khuẩn. Biểu hiện của bệnh gồm có: Đau bụng, đau dạ dày. Rối loạn tiểu tiện và đại tiện. Bụng sôi ùng ục theo từng cơn. Các cơn đau có thể dữ dội ở vùng bụng và lan ra các vùng xung quanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp một số triệu chứng như: Chướng bụng đầy hơi, khó chịu ở bụng. Phương pháp xử lý bụng sôi, xì hơi đi ngoài nhiều Sôi bụng tiêu chảy tưởng chừng triệu chứng đơn giản tuy nhiên với những người già và trẻ nhỏ có sức đề kháng kém thì rất dễ dẫn tới mất nước, cơ thể suy nhược. Chính vì vậy cần có biện pháp nhanh chóng khắc phục xử lý. Có nhiều biện pháp khắc phục đẩy lùi sôi bụng tiêu chảy dưới đây người bệnh có thể tham khảo: Sử dụng phương pháp dân gian Khắc phục xử lý sôi bụng tiêu chảy bằng các phương pháp dân gian khá an toàn, lành tính mà hiệu quả cao. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý phương pháp này chỉ mang tính chất kiểm soát tạm thời, không có tác dụng chữa sôi bụng do bệnh lý. ☛ Xem chi tiết: Tổng hợp 13 cách chữa sôi bụng đơn giản, hiệu quả bạn nên biết Gừng tươi giúp cải thiện chứng sôi bụng Trong gừng có các thành phần dược chất: Zingeron, zingerola, shogaola… Tác dụng của những hoạt chất này là giảm đau, chống viêm rất tốt. Ngoài ra, củ gừng còn giúp tăng sản xuất nước bọt và dịch tiêu hóa từ đó có tác dụng như một vị thuốc giúp trị táo bón, khó tiêu, sôi bụng. Có 2 cách sử dụng gừng điều trị chứng bụng sôi, xì hơi, đi ngoài: Cách 1: Gừng tươi rửa sach, thái lấy 1 vài lát đập dập Cho vào cốc, chế thêm nước vừa đun sôi và đậy nắp lại Cho thêm 1 vài lá bạc hà hoặc 1-2 giọt dầu bạc hà Sau đó uống từng ngụm khi còn nóng vào buổi sáng Cách 2: Gừng tươi rửa sạch, thái 1 vài lát đập dập Cho vào cốc và chế nước đun sôi, đậy nắp lại Khi uống có thể thêm 1 thìa cafe mật ong + 2 thìa cafe nước cốt chanh Khuấy đều lên và uống vào buổi sáng Sử dụng quế Trong y học cổ truyền, quế được coi như vị thuốc quý có tác dụng đào thải các khí thừa trong dạ dày, ruột giúp giảm cảm giác chướng, sôi bụng, đầy hơi. Ngoài ra, quế được sử dụng nhiều trong pha trà, nước uống và gia vị trong các món ăn Cách sử dụng quế giúp cải thiện sôi bụng, xì hơi nhiều đi ngoài: Cách 1: Sử dụng 1/2 thìa cà phê bột quế Pha cùng 250ml nước đun sôi Khuấy đều cho tan hết và để lắng lại, chắt lấy nước cốt uống Nên uống sau bữa ăn 30-1 giờ Cách 2: 1/2 thìa cà phê bột quế Pha cùng 250ml sữa ấm Cũng khuấy đều cho hòa tan và để lắng, chắt lấy nước uống Massage Cách thực hiện massage giúp giảm sôi bụng, xì hơi đi ngoài bằng cách: Đặt nhẹ lòng bàn tay lên bụng, nhẹ nhàng xoa theo chiều kim đồng hồ Xoa tại vị trí giữa rốn, sau đó mở rộng dần ra xung quanh vùng bụng dưới Thực hiện cho đến khi chứng sôi bụng, ợ hơi biến mất Thực hiện trong 2-5 phút. Trong quá trình thực hiện nhớ giữ hơi thở điều hòa. Để tăng tính hiệu quả nhất, bạn có thể kết hợp xoa với dầu nóng Chườm nóng Ngoài việc sử dụng tía tô, gừng tươi, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm nóng để loại bỏ tình trạng đầy hơi sôi bụng. Cách thực hiện như sau: Lấy nước gạo rang ấm hoặc nước ấm đổ vào túi chườm chuyên dụng hoặc chai thủy tinh Nhẹ nhàng chườm lên vùng bụng và khu vực quanh rốn, lăn đi lăn lại Thực hiện mỗi lần khoảng 5-10 phút, bạn sẽ thấy cảm giác sôi bụng đầy hơi thuyên giảm rõ rệt. Thay đổi chế độ dinh dưỡng Khi bị sôi bụng, xì hơi tiêu chảy, cơ thể sẽ mất nước gây ra triệu chứng mệt mỏi, uể oải, tinh thần suy kiệt.  Chính vì thế việc bổ sung nước là điều rất cần thiết để tránh tình trạng mất nước. Bạn có thể bổ sung: Nước lọc, nước trái cây, chất điện giải cho cơ thể. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tránh để cơ thể bị suy nhược: Cháo, các loại cà rốt, khoai tây, thịt gà, sen, lá mơ lông… Tăng cường những thực phẩm chứa nhiều tinh bột và những loại trái cây, sữa chua Không sử dụng những loại thực phẩm  có nhiều chất béo, đồ uống có cồn Không sử dụng những loại thực phẩm nhiều gia vị, cay nóng, nhiều dầu mỡ Nói không với rau sống, tiết canh, gỏi, nem chua, mắm tôm… Bởi những món ăn này sẽ khiến tiêu chảy “đeo bám dai dẳng”. Hơn nữa, chúng còn có thể đưa thêm vào cơ thể các loại sán, ký sinh trùng gây bệnh. Bổ sung nước và điện giải Khi bị sôi bụng, tiêu chảy cơ thể mất khá nhiều nước chính vì thế, người bệnh nên bổ sung luôn nước và nước điện giải bằng cách cho uống dung dịch Oresol. 1 gói Oresol pha với 1 lít nước sôi để nguội, tùy vào mức độ tiêu chảy mà số lượng oresol sử dụng cũng khác nhau. Ngoài ra có thể thay thế oresol bằng viên Hydrite, cho 1 viên vào 200ml nước uống mỗi ngày. Biện pháp này giúp tránh được các rối loạn do mất nước và bổ sung nước, điện giải đã mất nhanh chóng. Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy Khi sôi bụng, tiêu chảy có thể sử dụng một số thuốc dưới đây theo kê đơn hoặc tư vấn của bác sĩ: Thuốc uống Loperamid: Lưu ý: Không dùng loại dung dịch cho trẻ dưới 2 tuổi, loại viên cho trẻ dưới 8 tuổi. Không sử dụng cho người suy gan và phụ nữ mang thai. Các loại thuốc khác như: Diphenoxylate Thuốc dẫn xuất từ nấm men và vi khuẩn Thuốc berberin Thuốc kháng tiết ở ruột non. Chú ý: Trước khi sử dụng thuốc nên tham khảo và nghe tư vấn của bác sĩ Không nên tự ý sử dụng thuốc nhất là thuốc cầm tiêu chảy khi cơ thể đang cần thải hết virus và độc tố gây bệnh ra ngoài. Nếu phân không được tống xuất ra ngoài sẽ gây đầy hơi, trướng bụng, viêm ruột, tắc ruột thậm chí dẫn đến tử vong. ☛ Tham khảo thêm: Tiêu chảy kéo dài – Nguyên nhân, cách điều trị Sôi bụng đi ngoài khi nào nên đi khám bác sĩ? Thông thường sôi bụng đi ngoài  chỉ 1-2 ngày là khỏi, nhưng với những trường hợp diễn biến nặng, triệu chứng nặng kéo dài thì nên đi khám bác sĩ: Bị sôi bụng, đi ngoài trên 3 ngày mà chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Đau bụng dữ dội, kèm buồn nôn. Đi ngoài hơn 10 lần/ ngày, phân có chất nhầy hoặc màu đen. Người bệnh có dấu hiệu mất nước, người xanh xao mệt mỏi, moi khô và uống nước không vào. Sôi bụng, đi ngoài kèm sốt cao trên 38 độ. Một số biện pháp phòng ngừa sôi bụng tiêu chảy Bụng sôi, xì hơi đi ngoài nhiều thường xuất hiện ở những người có thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt, sức đề kháng đường ruột, dạ dày yếu. Vì vậy ta có thể phòng ngừa sôi bụng, xì hơi đi ngoài bằng bằng các cách dưới đây: Thực hiện nghiêm chỉnh: Ăn chín, uống sôi, không ăn những loại thực phẩm như gỏi, tái, rau sống, tiết canh… Đậy kín thức ăn, tránh ruồi nhặng , tránh các đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, ôi thiu. Hạn chế tối đa sử dụng bia rượu, thức uống có cồn và những thực phẩm lên men. Nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, nâng cao sức khỏe. Vệ sinh cá nhân, tay chân sạch sẽ trước và sau khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh. Sử dụng Tràng Phục Linh PLUS Trên đây là những thông tin về bụng sôi, xì hơi nhiều kèm đi ngoài. Ngoài những phương pháp điều trị và phòng ngừa bụng sôi, đi ngoài nhiều lần như trên,để giúp hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa cũng như giảm các kích thích gây co thắt đại tràng, giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt như: Đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát. Người bệnh nên sử dụng Tràng Phục Linh PLUS- sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên giúp ổn định thần kinh đại tràng nhờ 5-HTP trong thành phần, tăng cường chức năng tiêu hóa, từ đó làm giảm nguy cơ tái phát các triệu chứng của bệnh mà không lo tác dụng phụ.   Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp giữa: 4 thành phần thảo dược tự nhiên, 2 thành phần mới là ImmuneGamma và 5-HTP đã được chứng minh hiệu quả, nên an toàn cho người bệnh, không gây ra tác dụng phụ: Cao Bạch Truật ……………..200mg Cao Bạch Phục Linh ………..50mg Cao Bạch Thược …………..50mg Cao Hoàng Bá ………………50mg 5-HTP …………………………3mg ImmuneGamma ……………..100mg Sản phẩm có tác dụng nổi bật: Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe đại tràng Giảm đau bụng quặn thắt Khắc phục hiện tượng đầy bụng chướng hơi đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm dành riêng cho người bệnh đại tràng kích thích, được bào chế dưới dạng viên uống tiện lợi, rất dễ sử dụng, giúp người bệnh điều trị bệnh tốt hơn. Để tìm mua Tràng Phục Linh PLUS, bạn có thể xem TẠI ĐÂY Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn. Chia sẻ11

Sôi bụng về đêm là bệnh gì? Cách khắc phục

Sôi bụng về đêm là vấn đề tiêu hóa khá phổ biến nhưng mọi người thường chủ quan coi đó là bình thường. Sôi bụng về đêm có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn muốn tìm hiểu triệu chứng sôi bụng ban đêm là do bệnh gì, hãy đọc chi tiết bài viết sau. Mục lụcNguyên nhân sôi bụng về đêmSôi bụng về đêm là bệnh gì?Mắc bệnh lý về dạ dàyHội chứng ruột kích thíchRối loạn tiêu hóaSôi bụng về đêm – phải làm sao?Sử dụng thuốc tâyMột số mẹo giảm sôi bụng về đêmHỗ trợ cải thiện triệu chứng sôi bụng bằng Tràng Phục Linh PLUS Biện pháp phòng ngừa sôi bụng về đêm Nguyên nhân sôi bụng về đêm Sôi bụng về đêm là tình trạng bụng chứa nhiều khí kết hợp với thức ăn và dịch vị trong dạ dày khiến bụng phát ra tiếng kêu ùng ục. Sở dĩ có âm thanh này là vì nhu động ruột co bóp quá mức. Sôi bụng về đêm do rất nhiều nguyên nhân, có thể do ăn vệ sinh ăn uống, thực phẩm và cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về đường tiêu hóa. Chính vì thế, nếu bạn bị sôi bụng về đêm trong một thời gian dài thì nên đi thăm khám để được điều trị. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp của sôi bụng về đêm: Nguyên nhân sôi bụng về đêm ở người lớn: Mắc một số bệnh lý về tiêu hóa, dạ dày Thói quen ăn uống: Ăn nhanh, không nhai kĩ, không tập trung khi ăn, vừa ăn vừa nói, ăn uống vội vàng Bữa ăn quá gần khi đi ngủ Mệt mỏi căng thẳng Lạm dụng các chất kích thích: Cà phê, thuốc lá, bia, rượu Ăn quá nhiều đồ ngọt Uống sữa không hợp Nguyên nhân sôi bụng về đêm ở trẻ: Sôi bụng về đêm cũng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân được nhắc đến: Uống sữa sai cách, sai tư thế khiến trẻ nuốt nhiều không khi gây chướng bụng, sôi bụng Bé ăn uống không tập trung Trẻ uống sữa công thức hoặc sữa tươi khi chưa có khả năng dung nạp đường lactose có trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa dẫn đến rối loạn tiêu hóa, từ đó gây ra hiện tượng sôi bụng kể cả ban ngày lẫn ban đêm. Trẻ uống sữa quá đặc hay quá loãng hoặc không hợp vệ sinh Khi trẻ bú mẹ, mẹ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ăn nhiueef thực phẩm cay, dầu mỡ cũng khiến trẻ sôi bụng cả đêm lẫn ngày Sôi bụng về đêm là bệnh gì? Như đã chia sẻ ở trên, có nhiều nguyên nhân gây sôi bụng về đêm. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị sôi bụng về đêm, kèm theo một số biểu hiện: Sôi bụng sau khi ăn, sôi bụng liên tục hoặc kèm theo các triệu chứng liên quan, rất có thể bạn đang gặp phải các chứng bệnh như sau: Mắc bệnh lý về dạ dày Viêm loét dạ dày tá tràng Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị xung huyết, có loét và đau do acid và pepsin kích thích. Theo từng vị trí viêm loét mà bệnh được gọi dưới tên: Viêm dạ dày, viêm tá tràng, viêm hang vị, loét hàng tá tràng… Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng: Xuất hiện cơn đau tức dưới ngực Bụng sôi ùng ục thường vào đêm, chiều và có thể kèm triệu chứng khó thở Đau bụng vùng thượng vị kèm ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, sôi bụng Đi đại tiện phân có màu đen và mùi khó chịu Người bệnh đau bụng, chướng bụng đầy hơi nên thường dẫn đến chán ăn, sút cân Trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày là tình trạng các dịch trong dạ dày trào ngược lên thực quản khiến thực quản, hầu, cổ họng bị tổn thương. Nếu trào ngược dạ dày thực quản kéo dài không được điều trị sẽ dễ xảy ra các biến chứng như hẹp ống thực quản, ung thư thực quản… Triệu chứng của trào ngược dạ dày: Ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị do dịch vị trào ngược lên thực quản làm thực quản nóng rát từ thượng vị lan lên xương ức Trào ngược dạ dày dễ xuất hiện khi người bệnh cúi gập người về phía trước hoặc sau bữa ăn Xuất hiện ho, đau tức ngực và đắng miệng Sôi bụng về đêm bởi acid dạ dày trào ngược lên thực quản gây chèn ép dây thần kinh. Khó nuốt, nhiều nước bọt do khi acid dạ dày trào ngược lên cơ thể sẽ tiết nước bọt để trung hòa lượng acid này Hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích còn được gọi với tên viêm đại tràng co thắt. Bệnh hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng thường có nhiều điểm giống nhau nên nhiều người hay nhầm lẫn. Trên thế giới có khoảng 15 – 20% dân số mắc bệnh này. Bệnh chỉ gây rối loạn chức năng ruột nhưng không có tổn thương thực thể tại ruột (nghĩa là không xuất hiện các viết loét, xung huyết) Để phân biệt hội chứng ruột kích thích với những bệnh khác, có thể nhận diện bệnh theo những triệu chứng dưới đây: Bụng đầy hơi, ấm ách khó chịu tuy nhiên thường giảm triệu chứng đau khi đi đại tiện Sôi bụng sau khi ăn, sôi bụng xuất hiện nhiều về đêm Bụng đau âm ỉ, đau quặn tức, cơn đau bụng hạ vị, hố chậu trái hoặc thượng vị phải, đau chạy dọc theo khung đại tràng. Cơn đau tăng lên sau khi ăn, thậm chí trước khi ăn xong đã đau và trước khi đi đại tiện Đi đại tiện bất thường, phân lỏng nát, phân sống, có nhầy hoặc không Ăn không ngon, ngủ không sâu giấc, người dễ sút cân, mệt mỏi ☛ Đọc thêm: Hội chứng ruột kích thích nguy hiểm như thế nào? Rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân phổ biến dẫn đến triệu chứng sôi bụng, nhất là ở trẻ nhỏ và những người đường ruột kém. Rối loạn tiêu hóa thường xuất phát từ loạn khuẩn đường ruột, dị ứng thức ăn, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa…Bệnh thường phát tác triệu chứng khi người bệnh ăn những thực phẩm mất vệ sinh, nhiễm vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh. Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa Bụng sôi òng ọc và đau Đi vệ sinh lúc thì táo bón, lúc thì tiêu chảy Chướng bụng, đầy hơi ấm ách khó chịu Bụng đau lâm râm hoặc dữ dội ở vùng hạ sườn, có thể lan ra sau lưng Sôi bụng về đêm – phải làm sao? Sử dụng thuốc tây Tuy thuốc tây có tác dụng nhanh chóng, nhưng lạm dụng có thể gây ra phản ứng phụ. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng khi chưa biết rõ nguyên nhân và chưa có hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc chữa sôi bụng cụ thể theo từng nguyên nhân: Hội chứng ruột kích thích: Sử dụng thuốc giảm đau, Thuốc chống co thắt, Thuốc chống đầy hơi, Thuốc cầm tiêu chảy… Bệnh đau dạ dày: Thuốc trung hòa dịch vị, Thuốc kháng Histamin H2… Rối loạn tiêu hóa: Một số kháng sinh như Metronidazol Ciprofloxacin, Tetracyclin. Một số mẹo giảm sôi bụng về đêm Xoa massage bụng Massage vùng bụng có tác dụng lưu thông máu, cải thiện tiêu hóa, giảm đầy hơi và giảm triệu chứng sôi bụng khá hiệu quả Thực hiện: Xoa 2 lòng bàn tay vào nhau để tạo hơi ấm hoặc sử dụng ít dầu ấm xoa đều vào 2 lòng bàn tay Xòe lòng bàn tay, áp vào bụng và xoa theo chiều kim đồng hồ Tiếp đó làm ngược lại xung quanh rốn hoặc thực hiện đồng thời bằng 2 tay trong vòng 2-3 phút Chườm nóng bụng Chườm nóng bụng làm giãn mạch máu và tăng tuần hoàn máu tại chỗ, từ đó cải thiện tình trạng sôi bụng hiệu quả. Thực hiện như sau: Có thể sử dụng gạo rang hoặc nước ấm đổ vào túi chườm hoặc chai thủy tinh Nếu dùng rạo rang thì sau khi rang gạo cho nóng lên, bọc qua 1 lượt khăn, chườm vào bụng. Nếu sử dụng nước ấm bỏ vào chai thủy tinh cũng nên bọc qua 1 lượt khăn ròi mới chườm. Thực hiện mỗi lần khoảng 5-10 phút, bạn sẽ thấy cảm giác sôi bụng đầy hơi thuyên giảm rõ rệt. Sử dụng lá tía tô Theo đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm thường được sử dụng để cải thiện chứng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu và ngộ độc thức ăn. Thực hiện mẹo giảm sôi bụng bằng lá tía tô như sau: Lá tía tô: 30gr đem rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng Đem xay nhuyễn hoặc giã vắt lấy nước uống Uống nước lá tía tô đến khi triệu chứng sôi bụng cải thiện Sử dụng gừng tươi Trong gừng tươi chứa enzyme có tác dụng phân hủy protein trong thức ăn và chống dị ứng rất tốt. Chính vì vậy, người ta thường sử dụng gừng để điều hòa nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, từ đó giúp thức ăn di chuyển dễ dàng, giảm được chứng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu. Cách thực hiện: Lấy 1 nhánh gừng nhỏ rửa sạch, sau đó giã lấy nước Dùng nước gừng pha với 150ml nước ấm, có thể thêm chút mật ong rồi quấy đều Thưởng thức trà gừng mật ong mỗi ngày vào lúc sáng sớm sẽ giúp giảm chứng sôi bụng rõ rệt  Củ riềng Theo đông y, củ riềng có vị ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, tăng cường chức năng tỳ vị, hỗ trợ chữa các bệnh về tiêu hóa, đặc biệt viêm đại tràng và giảm sôi bụng rất hiệu nghiệm. Cách thực hiện: Chuẩn bị một củ riềng tươi, cạo vỏ, rửa sạch, Đem thái lát mỏng và phơi khô rồi sau đó xay thành bột. Trộn đều bột riềng với mật ong và hoàn thành viên to bằng ngón tay Mỗi ngày uống 3,mỗi lần 1 viên lần sau bữa ăn để giảm hiện tượng bụng bị sôi ☛ Tìm hiểu thêm: Bị sôi bụng nhiều dùng thuốc gì tốt nhất? Hỗ trợ cải thiện triệu chứng sôi bụng bằng Tràng Phục Linh PLUS Nếu bị sôi bụng, ợ hơi, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, đi ngoài… do viêm đại tràng hoặc viêm đại tràng co thắt, việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột là chìa khóa quan trọng giúp tăng cường sức khỏe đại tràng, phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng những triệu chứng của bệnh. Hiện nay, Tràng Phục Linh plus là giải pháp hàng đầu giúp những người bị viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích tăng cường sức khỏe đại tràng, đồng thời giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính. Với thành phần chủ lực của Tràng Phục Linh plus chính là ImmuneGamma® ImmuneGamma® là chế phẩm điều biến miễn dịch tự nhiên, phát minh mới của công nghệ sinh học Hoa Kỳ. ImmuneGamma® được chiết tách từ thành vách vi khuẩn Lactobacillus fermentum, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch toàn thân, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và nhiều công dụng quý khác cho cơ thể con người. Sản phẩm có dạng Hộp 20 viên và lọ 80 viên được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng. Biện pháp phòng ngừa sôi bụng về đêm Để có thể giải quyết triệt để tình trạng sôi bụng về đêm thì trước hết cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Từ đó mới có phương pháp điều trị trọng điểm và hiệu quả. Với những trường hợp sôi bụng về đêm do bệnh lý, người bệnh nên đến cơ sở y tế khám để được bác sĩ tư vấn và có phác đồ điều trị. Với những trường hợp sôi bụng về đêm do thói quen không lành mạnh, thực phẩm không đạt chất lượng gây ra thì ta có thể phòng ngừa sôi bụng về đêm theo những hướng dẫn dưới đây: Thực phẩm: Không nên uống những loại thức uống có ga gây đầy bụng, những loại đồ uống có cồn, chất kích thích như cafeine, bia, rượu… Hạn chế những thức ăn có ủ men, giàu tinh bột như bánh mì. Hạn chế các loại kẹo bánh ngọt, hoa quả chín có độ ngọt cao, sữa và các sản phẩm từ sữa. Không nên sử dụng các loại thực phẩm muối lên men như dưa, cà muối chua. Nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi đặc biệt là các gia vị như tỏi, vì nó có chứa chất allicin chống đầy bụng, chướng bụng, sôi bụng hiệu quả. Bổ sung thêm sữa chua trong khẩu phần ăn hàng ngày bởi trong sữa chua có chứa các vi khuẩn lactobacillus giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại gây đầy hơi Thói quen: Thói quen nhai kẹo cao su hàng ngày cũng rất dễ khiến bạn mắc phải chứng sôi bụng về đêm. Khi ăn nên nhai chậm, nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa nói để không khí lọt vào rất dễ bị đầy hơi. Chia sẻ14

Ăn sáng xong bị đau bụng đi ngoài là bệnh gì? Cách cải thiện?

Có nhiều người than phiền thường xuyên bị đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng khiến họ rất lo lắng. Liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe hay không? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách cải thiện hiệu quả thông qua bài viết sau nhé. Mục lục1. Ăn sáng xong bị đau bụng đi ngoài là bệnh gì?1.1. Một số tình trạng cấp tính1.2. Nguyên nhân do bệnh lý2. Giải phải cải thiện đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng2.1. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt2.2. Mẹo dân gian3. Khi nào cần đi gặp bác sĩ?4. Phòng tránh đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng Ăn sáng xong bị đau bụng đi ngoài là bệnh gì? Đau bụng đi ngoài sau khi ăn nghĩa là vừa ăn xong vùng bụng xuất hiện cơn đau. Cơn đau có thể âm ỉ, quằn quại hay dữ dội kèm theo hiện tượng đi ngoài. Đây có thể là thói quen hoặc dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể. Tuy dấu hiệu này không quá nghiêm trọng nhưng nếu để kéo dài có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa và một số vấn đề đáng lo ngại khác. Đau bụng đi ngoài sau ăn sáng xảy ra do một số nguyên nhân sau đây: Một số tình trạng cấp tính Một số tình trạng cấp tính có thể dẫn tới những cơn đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng cụ thể như sau: Không dung nạp lactose: Đây là tình trạng thường xảy ra ở những người dị ứng với đường, sữa hoặc các sản phẩm từ sữa, đường. Các triệu chứng phổ biến bao gồm: Đầy bụng: Ở người không dung nạp lactose, hệ vi sinh đại tràng hoạt động nhiều hơn khiến việc lên men đường sữa thành axit và khí làm tăng các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng. Đau quặn bụng và đi ngoài: Khi đường ruột không dung nạp lactose, người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng đau bụng đi ngoài, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi ăn. Nhiễm virus dạ dày: Bị nhiễm virus dạ dày có thể gây kích ứng đường tiêu hóa trong một thời gian ngắn, khiến bạn có cảm giác khó chịu ở dạ dày, gây đau bụng đi ngoài sau ăn sáng. Dung nạp quá nhiều đường vào bữa ăn sáng: Điều này có thể dẫn tới kích thích ruột và gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài. Phụ nữ mang thai: Đau bụng đi ngoài sau ăn sáng khá phổ biến ở phụ nữ đang mang thai. Nguyên nhân do sự thay đổi nồng độ hormone trong thai kỳ. Ngoài ra, điều này được cho là do những cơn ốm nghén gây ra. ☛ Đọc thêm: Hỏi đáp chuyên gia: Đau quặn bụng bên trái nguyên nhân do đâu? Nguyên nhân do bệnh lý Đau bụng đi ngoài sau ăn sáng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Các nguyên nhân cơ bản bao gồm: Hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt): Hội chứng ruột kích thích hay còn có tên gọi khác như đại tràng co thắt, rối loạn chức năng đại tràng. Đây là một rối loạn thường gặp gây ảnh hưởng tới đại tràng. Hội chứng này gây ra các cơn đau bụng, chướng hơi, tiêu chảy và táo bón gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Hội chứng ruột kích thích là nguyên nhân phổ biến gây đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng. Các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích có thể khác nhau theo từng người và có thể giống triệu chứng của các bệnh lý khác. Các dấu hiệu thường gặp là: Người bệnh thường bị đau bụng hoặc đau quặn bụng. Có cảm giác chướng bụng, đầy hơi rất khó chịu. Có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón, thậm chí có người bệnh bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ. Có chất nhầy trong phân. Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như đi ngoài nhiều lần, phân lỏng nát…Đặc biệt là sau khi sử dụng các thực phẩm như cà phê, rượu bia, đồ ăn tanh sống…gây đi ngoài nhiều lần hơn. Khi người bệnh sử dụng một số thực phẩm trong bữa sáng như sữa, cà phê, đồ chiên xào hoặc thực phẩm chứa nhiều chất béo làm triệu chứng của bệnh càng tồi tệ hơn. Do đó, nếu tiêu thụ các thực phẩm này mà có dấu hiệu đau bụng đi ngoài sau ăn sáng rất có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích. Hội chứng ruột kích thích gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của bạn, thậm chí khiến bạn cảm thấy chán nản, trầm cảm khi thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đau bụng, tiêu chảy, táo bón… Để điều trị, bên cạnh dùng thuốc người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày bằng cách: Tránh các thực phẩm gây triệu chứng. Ăn uống đều đặn, không nên bỏ bữa. Thận trọng với các sản phẩm từ sữa. Bổ sung đủ nước cho cơ thể. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe. Nhờ sự tư vấn từ bác sĩ khi sử dụng thuốc. Ngoài ra, người mắc chứng ruột kích thích nên sử dụng Tràng Phục Linh PLUS. Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp giữa: 4 thành phần thảo dược tự nhiên, 2 thành phần mới là ImmuneGamma và 5-HTP đã được chứng minh hiệu quả, nên an toàn cho người bệnh mà không gây tác dụng phụ. Tràng Phục Linh PLUS giúp: Hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát. Hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS, vui lòng xem TẠI ĐÂY Để tìm mua thảo dược dành cho bệnh Đại tràng co thắt, vui lòng xem TẠI ĐÂY Bệnh viêm ruột: Bệnh viêm ruột hay viêm loét đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa gây ra các cơn đau bụng xung quanh dạ dày, quanh rốn hoặc ở bụng dưới bên phải, đặc biệt là vào buổi sáng. Khi dung nạp một số thực phẩm, đồ uống hay căng thẳng có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh viêm ruột làm tăng nhu động ruột và là nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng. Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm: Đi ngoài ra máu. Nhu động ruột tăng. Chán ăn. Buồn nôn, nôn. Sốt Cơ thể suy nhược. Giảm cân không rõ nguyên nhân. Viêm tụy: Viêm tụy là bệnh lý khá nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Bệnh gây ra đau ở bụng trên của người bệnh. Đôi khi đau có thể lan ra lưng và có xu hướng tồi tệ hơn sau khi ăn, đặc biệt là ăn sáng với thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đạm hoặc sau những lần uống rượu bia. Các triệu chứng của viêm tụy bao gồm: Đau bụng. Nôn, buồn nôn. Chướng bụng, đầy hơi. Sốt Với những trường hợp nhẹ, bệnh có thê được cải thiện bằng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, triệu chứng đau bụng đi ngoài sau ăn sáng kéo dài cần tới gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Người bệnh cũng cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung ít chất béo, vitamin có lợi cho cơ thể. Bệnh Celiac: Bệnh Celiac hay còn gọi là không dung nạp gluten, đây là rối loạn tự miễn dịch mãn tính ở ruột nôn. bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi gây ra tình trạng viêm và bất sản ruột non. Người bệnh có thể bị đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng kèm một số triệu chứng khác như: Tiêu chảy. Bụng đầy hơi. Chán ăn. Kém hấp thụ thức ăn. Bệnh Celiac thường phổ biến ở đối tượng trẻ em. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể mắc phải. Ở người lớn, bệnh có thể liên quan tới một số bệnh lý tự miễn khác như viêm tuyến giáp hay đái tháo đường. Người bệnh thường phản ứng với Gluten và các protein có trong thực phẩm như lúa mì hay một số loại ngũ cốc. Do đó, nếu sử dụng các thực phẩm này vào buổi sáng người bệnh rất có thể bị đau bụng đi ngoài. Dị ứng thực phẩm: Dị ứng thực phẩm là vấn đề khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Người bệnh có thể dị ứng với một số thực phẩm nhất định gây ra các đáp ứng miễn dịch bất thường. Nguyên nhân do hệ miễn dịch của cơ thể nhận nhầm một số protein trong thực phẩm là tác nhân gây hại từ đó khởi động hàng loạt các cơ chế để bảo vệ gâu viêm. Các triệu chứng có thể xuất hiện khi bị dị ứng thực phẩm như: Phù mặt, miệng, lưỡi. Khó thở. Đau bụng, đi ngoài. Nôn. Nổi mề đay. Mẩn ngứa. Một số thực phẩm có thể gây dị ứng sau khi ăn như sữa, động vật có vỏ, lúa mì, quả hạch… Phần lớn nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng thường do các bệnh lý về đường tiêu hóa. Nếu không có biện pháp điều trị, bệnh có thể nặng thêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như viêm đại tràng mãn, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày… Thông tin xem thêm: Đi cầu ngày 3 lần có tốt hay không? Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, hồng, đỏ có sao không? Giải phải cải thiện đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng Trong một số trường hợp, đau bụng đi ngoài sau ăn sáng có thể không cần điều trị y tế. Với những cơn đau nhẹ thông thường người bệnh có thể cải thiện triệu chứng này tại nhà băng cách sau: Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh là biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Để giảm cải thiện mức độ và tần suất đau bụng đi ngoài sau ăn, bạn có thể thay đổi ăn uống và sinh hoạt như sau: Nên ăn những thực phẩm nhẹ nhàng tốt cho tiêu hóa như cháo, súp, canh… Tránh xa các thực phấm khó tiêu, chứa nhiều dầu mỡ, chất béo hay các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… Bổ sung đủ nước cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Ăn sữa chua nhằm bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa ổn định, giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Sử dụng các món ăn đã được nấu chín hoàn toàn, không ăn các đồ ăn lạnh để qua đêm. Hạn chế sử dụng các loại gia vị gây kích thích dạ dày như chanh, tiêu, ớt…Các gia vị này có thể gây kích thích dạ dày gây đau bụng và đi ngoài. Nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ, tránh căng thẳng, lo âu. Điều này giúp giảm kích thích ruột từ đó giảm đau bụng đi ngoài. Mẹo dân gian Mẹo dùng gừng giảm đau bụng: Lấy gừng tươi giã nát, hòa với nước uống hoặc cắt lát mỏng đắp lên vùng bụng bị đau. Nếu bị đầy hơi, khó tiêu có thể nhâm nhi lát gừng chấm muối mang lại hiệu quả khá tốt. Trà hoa cúc: Hãm trà hoa cúc với nước sôi trong khoảng 15 phút để uống. Nhờ đặc tính chống co thắt, trà hoa cúc có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện tình trạng đau bụng, đặc biệt là triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Chườm nóng vùng bụng và massage bụng: Nên chườm ấm bụng bằng túi giữ nhiệt, chai nước ấm hoặc khăn ấm lên bụng sau khi ăn giúp làm giảm những cơn co bóp thành ruột. Có thể massage nhẹ nhàng vùng bụng giúp bạn cảm giác dễ chịu hơn. Xem thêm: Những cách chữa sôi bụng tiêu chảy ai cũng nên biết Với trường hợp đau bụng đi ngoài sau ăn do bệnh lý gây nên như hội chứng ruột kích thích…gây ra, người bệnh nên đi kiểm tra thăm khám cụ thể để được tư vấn và điều trị đúng cách. Khi nào cần đi gặp bác sĩ? Phần lớn các trường hợp đau bụng đi ngoài sau ăn sáng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi xuất hiện các dấu hiệu sau người bệnh cần tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Bị tiêu chảy và sốt trên 38,8 độ C. Đau bụng dữ dội, hoặc xuất hiện cơn đau ở trực tràng. Dấu hiệu mất nước như có cảm giác luôn khát nước, chuột rút hoặc nước tiểu sẫm màu. Phân chuyển sang màu đen, xám hoặc có lẫn máu. Bác sĩ sẽ khám, chẩn đoán, tư vấn biện pháp điều trị phù hợp nhất nhằm giải quyết tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng của bạn. Phòng tránh đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng Để phòng tránh đau bụng đi ngoài sau ăn sáng bạn cần lưu ý một số điểm sau: Thực hiện ăn chín, uống sôi, không nên ăn rau sống, không ăn tiết canh. Tuyệt đối không uống sữa khi chưa ăn sang. Nên chọn những thực phẩm giàu tinh bột vào buổi sáng, tránh thực phẩm giàu chất xơ, nhiều gia vị cay nóng bởi chúng sẽ gây kích thích nhu động ruột. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên sử dụng thực phẩm có chứa dầu mỡ, đồ uống có ga và chất kích thích. Bổ sung sữa chua vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Ăn chậm, nhai kỹ, sử dụng thực phẩm an toàn. Tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe mỗi ngày. Trên đây là những thông tin chia sẻ giúp bạn đọc hiểu về nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng và cách khắc phục tại nhà hiệu quả. Nếu tình trạng này kéo dài không thuyên giảm hãy tới trung tâm y tế uy tín để được thăm khám cụ thể. Chia sẻ11

Bài viết nổi bật

Banner-T1-2024-720x720.jpg

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...