Bị táo bón đi ngoài ra máu sau sinh có sao không? Cách cải thiện?

Táo bón đi ngoài ra máu sau khi sinh là hiện tượng thường gặp ở các mẹ bỉm sữa. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tâm lý của chị em. Chính vì thế, hiểu được nguyên nhân của bệnh sẽ giúp phụ nữ có biện pháp phòng tránh và cải hiệu quả hơn.

Táo bón đi ngoài ra máu là gì?

Táo bón, đi ngoài ra máu sau sinh là hiện tượng rất dễ gặp ở rất nhiều chị em, đây là dấu hiệu phân khô cứng khó đẩy ra ngoài hậu môn gây trầy xước chảy máu vùng hậu môn mỗi lần đi đại tiện. Ban đầu, lượng máu chảy rất ít và khó quan sát thấy, do đó chị em thường chủ quan. Tình trạng này lặp lại nhiều lần khiến chị em thấy đau rát vùng hậu môn, về sau thì máu có thể nhỏ nhọt hoặc phun thành tia và nặng hơn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tại sao chị em dễ mắc táo bón, đi ngoài ra máu sau sinh?

Để xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón sau sinh, cần căn cứ từng trường hợp, vào màu sắc, lượng máu chảy nhiều hay ít và các biểu hiện đi kèm. Cụ thể là:

Thay đổi nồng độ nội tiết tố

Phụ nữ sau khi sinh gặp tình trạng táo bón, đi ngoài ra máu có thể do sự bất thường của nồng độ nội tiết trong cơ thể. Bởi trong khi mang thai, các nội tiết tố thay đổi, bà bầu bổ sung các loại khoáng chất: Sắt, canxi hay áp lực của thai nhi lên vùng khoang chậu khiến việc đại tiện cũng gặp khó khăn hơn. Sau khi sinh, tử cung mở to, tăng áp lực lên vùng khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn, gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu triệu chứng táo bón, bệnh trĩ dễ bị chảy máu khi đi đại tiện.

Tình trạng táo bón, đi ngoài ra máu có thể dần được cải thiện sau vài tháng sau sinh và còn tùy thuộc vào cơ địa từng người.

Do bị sa búi trĩ

Khi sinh, mẹ bầu cần phải rặn thật mạnh để đẩy em bé ra ngoài, tuy nhiên nếu rặn đẩy không đúng cách thì sức ép lên ổ bụng tăng cao khiến cho các khóm trĩ dễ bị sa ra ngoài và gây chảy máu khi đại tiện, đây cũng chính là nguyên nhân gây táo bón đi ngoài ra máu của mẹ bầu sau sinh

Do chế độ ăn uống

Trong thời gian cho con bú, mẹ bỉm sữa thường có chế độ ăn uống cẩn thận, chính vì lẽ đó, ăn uống kiêng khem quá mức gây mất cân bằng dinh dưỡng và lại kèm theo ít vận động nên dễ gây ra tình trạng táo bón. Nếu tình trạng táo bón không có phương pháp kịp thời cải thiện mà càng trầm trọng hơn khiến phân khô cứng, đi ngoài gặp nhiều khó khăn và gây đại tiện ra máu  tình trạng táo bón và làm cho tình trạng táo bón trở nên trầm trọng, gây đi ngoài ra máu.

Sau sinh chế độ ăn uống mất cân bằng khi bổ sung quá nhiều đạm và chất béo

Tác dụng phụ của thuốc

Việc sử dụng một số loại thuốc gây tê, thuốc kháng sinh… có thể ảnh hưởng tới chức năng đường ruột gây ra nhiều tác dụng phụ táo bón, đi ngoài ra máu sau sinh ở nhiều phụ nữ.

Sinh mổ

Khi sinh mổ, cơ thể người phụ nữ phải mất khoảng 3-4 ngày hệ tiêu hóa mới bắt đầu hoạt động trở lại bình thường sau cuộc phẫu thuật, chính vì thế sản phụ sau sinh dễ bị táo bón đi ngoài ra máu.

Cơ thể mất nước, thiếu chất lỏng

Cơ thể thiếu nước khiến phân trở nên khô cứng nguyên do sản phụ trong quá trình chuyển dạ bị mất máu, nôn mửa, thiếu nước làm chậm quá trình đào thảo của cơ thể

Đau vùng tầng sinh môn

Trong quá trình sinh nở, nhất là sinh thường chị em dễ bị rạch tầng sinh môn hoặc bị trĩ sau sinh, căng thẳng, khi đi vệ sinh nặng, có thể khiến bạn đau hơn hoặc sợ bị rách vết khâu, chính nỗi sợ đó khiến bạn đi ngoài không thoải mái, phân bị tích lại trong đường ruột và trở thành táo bón.

Do bệnh lý

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đại tiện ra máu sau. Giai đoạn đầu của bệnh, chỉ có chút máu dính ở phân hay ở giấy vệ sinh. Tuy nhiên khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng: Máu chảy thành giọt thậm chí phun thành tia gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như mất máu, mệt mỏi.

Ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của táo bón đi ngoài ra máu. Hiện tượng nứt kẽ hậu môn, máu chảy nhiều khi đi đại tiện sẽ làm tăng nguy cơ bị ngứa, viêm loét, kích ứng các tế bào ung thư phát triển có thể gây ra biến chứng u nang hậu môn trực tràng ác tính. Vì vậy, khi gặp hiện tượng táo bón đi ngoài ra máu chị em tuyệt đối không nên chủ quan.

☛ Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp chuyên gia: Táo bón hơn 2 tuần chưa khỏi nên làm gì?

Đi ngoài ra máu sau sinh có sao không?

Các bác sĩ chuyên khoa hậu môn có chia sẻ rằng: Khi bị táo bón đi ngoài ra máu sau sinh thì các sản phụ thường sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm lý như:

Thiếu máu:

Tình trạng táo bón, đi ngoài ra máu diễn ra thường xuyên sẽ gây mất máu, mất máu. Trong trường hợp nhẹ, chị em sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, chân tay lạnh, da xanh xao, giảm trí nhớ, giảm cân…Ở những trường hợp nặng, tình trạng đi ngoài ra máu sau sinh sẽ dẫn tới tụt huyết áp, rối loạn ý thức, mạch đập nhanh, khó thở dẫn tới sốc phản vệ rất nguy hiểm….

Viêm nhiễm hậu môn:

  • Phụ nữ sau sinh đi ngoài ra máu khiến hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, đó cũng là một trong những điều kiện khiến vi khuẩn xâm nhập và phát triển vùng hậu môn
  • Ngoài ra, những dấu hiệu như: Nứt kẽ hậu môn, máu chảy sau khi đại tiện còn làm tăng nguy cơ bị ngứa, viêm loét, viêm nhiễm hậu môn, nặng nhất có thể khiến người bệnh bị nhiễm trùng máu.

Nứt kẽ hậu môn sau sinh do táo bón kéo dài

Ung thư hậu môn – trực tràng:

Ung thư hậu môn- trực tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của táo bón đi ngoài ra máu, nó có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Hiện tượng máu chảy nhiều khi đi vệ sinh nặng có thể làm tăng nguy cơ viêm loét, ngứa rát, kích ứng các tế bào ung thư phát triển, có thể gây ra bệnh u nang hậu môn trực tràng ác tính.

Ngoài ra, táo bón đi ngoài ra máu sau sinh cũng là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm vùng hậu môn – trực tràng như: Bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn… ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ.

Khi nào táo bón, đi ngoài ra máu sau sinh cần đến gặp bác sĩ?

Bình thường, đi ra ra máu không cần điều trị. Tuy nhiên nếu đi ngoài ra máu với lượng máu nhiều, kéo dài hoặc gây đau đớn thì cần đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Người bệnh cần đi khám khi có các dấu hiệu:

  • Đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 tuần
  • Trẻ nhỏ đi ngoài ra phân đẫm máu
  • Người mệt mỏi
  • Sức khỏe suy giảm
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Đau bụng, sưng bụng
  • Sốt cao
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Sờ thấy cục khối nổi lên trong bụng
  • Hình dạng và kết cấu phân thay đổi bất thường kéo dài hơn 3 tuần
  • Đi cầu hoặc đi tiểu không kiểm soát.

☛ Đọc thêm: Táo bón có phải dấu hiệu sắp sinh không?

Nên – không nên làm gì khi bị đi ngoài ra máu sau sinh?

Có chế độ ăn uống hợp lý

Nên:

  • Phụ nữ sau sinh cần ăn những loại thực phẩm bổ dưỡng, lợi sữa giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung đầy đủ các loại rau, hoa quả tươi vào thực đơn hàng ngày bởi tình trạng táo bón xảy ra có thể do chế độ ăn thiếu chất xơ và nước.
  • Chất xơ giúp kích thích sự phát triển của các loại vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, các loại vi khuẩn này sẽ giúp nhu động ruột tiết acid lactic kéo nước vào trong ruột làm mềm phân. Mặc dù chất xơ là phần không tiêu hóa tuy nhiên khi ở trong ruột nó sẽ hút nước và trương nở, tạo khối phân giúp thải khối phân ra ngoài cơ thể. Do đó, chất chất xơ hỗ trợ rất tốt trong việc phòng và điều trị táo bón.
  • Bổ sung các loại rau xanh, trái cây khô, hạt ngũ cốc, thực phẩm chứa nhiều chất xơ và pectin giúp kích thích gây tăng nhu động ruột và cảm giác mót rặn.
  • Trong bữa ăn hằng ngày có thể bổ sung thêm sữa chua bởi nó có chứa probiotic giúp kích thích hệ tiêu hóa giúp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện chứng táo bón.
  • Tăng cường bổ sung các loại trái cây giúp nhuận tràng như: Chuối chín, táo, lê, cam góp phần phòng ngừa táo bón
  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ nước: Bổ sung 2-2,5 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm nước dạng hoa quả, nước ép
  • Nên uống nước ấm sau khi thức dậy giúp kích thích nhu động ruột  bởi nước được hấp thụ một phần ở ruột non và ruột già. Tại ruột non, khi nước đã đảm bảo hấp thụ đủ thì khối phân sau quá trình tiêu hóa sẽ giữ được nước, phân trở nên mềm sẽ không mất nhiều sức hay đau đớn khi đi nặng.
  • Khi ăn cần ăn đúng giờ, nên chia nhỏ bữa ăn và ăn các loại thức ăn lỏng , không ăn các loại thức ăn rắn, khó tiêu. Có thể bổ sung một cốc sữa chua trước khi đi ngủ, giúp cải thiện đáng kể vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
  • Nên ăn đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn và ăn các loại thức ăn lỏng , không ăn các loại thức ăn rắn, khó tiêu.

Không nên:

  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm khó tiêu: Đồ chiên rán, dầu mỡ, kiêng ăn các thức ăn tinh chế như súp đặc, thức ăn nhanh
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc.

☛ Tìm hiểu thêm: Ăn nhiều trái hồng có bị táo bón hay không?

Thói quen sinh hoạt

  • Nên vận động nhẹ nhàng, thường xuyên, tránh ngồi hoặc nằm quá lâu 1 chỗ, có thể tập một số bài tập thể dục nhẹ nhàng để giúp tình trạng táo bón.
  • Hạn chế ngồi xổm để phòng ngừa trường hợp sa búi trĩ
  • Nên tập thói quen đi cầu vào một khung giờ nhất định
  • Không nên nhịn đại tiện và cũng không nên có thói quen đi đại tiện quá lâu
  • Vệ sinh sạch sẽ phần hậu môn sau khi đi đại tiện bằng nước ấm
  • Phụ nữ mới sinh không nên dùng lực quá mạnh để rặn khi đi đại tiện
  • Nên dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi để thoải mái, giảm stress
  • Hằng ngày có thể massage bụng theo chiều kim đồng hồ hàng ngày để kích thích nhu động ruột giúp đi đại tiện dễ dàng hơn

Cách giảm táo bón đi ngoài ra máu cho phụ nữ sau sinh

Giai đoạn phụ nữ sau sinh và cho con bú muốn giảm tình trạng táo bón và không bị ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như nguồn sữa thì sử dụng biện pháp dân gian được coi là khá lành tính mà các mẹ không nên bỏ qua:

1. Đu đủ

Theo nghiên cứu, đu đủ có chứa enzym tiêu hóa papain có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa tích tụ các protein bị tiêu hóa dở dang trong đại tràng, hỗ trợ đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Ngoài ra đu đủ là loại thực phẩm giúp lợi sữa, rất tốt cho sữa mà phụ nữ sau sinh không nên bỏ qua.

Cách sử dụng đu đủ:

  • Với đu đủ chín có thể gọt ăn trực tiếp hằng ngày hoặc chế biến sinh tố đu đủ tùy theo sở thích
  • Với đu đủ xanh có thể coi như 1 loại rau củ chế biến thành các món ăn: Đu đủ luộc, đu đủ hầm…

2. Khoai lang

Theo Đông y, khoai lang giàu chất xơ, các dưỡng chất lành tính có khả năng giúp nhuận tràng, hỗ trợ tích cực trong việc điều trị táo bón đối với phụ nữ sau sinh

Cách sử dụng khoai lang:

  • Mỗi ngày sử dụng 2 củ khoai lang luộc, ăn đều đặn sẽ thấy giảm tình trạng táo bón
  • Dùng 300-500g khoai lang bóc vỏ và luộc chín nhừ, bỏ thêm chút đường và 2 lát gừng tươi đập dập, đem đun sôi thêm vài phút, khuấy đều tắt bếp. Ăn hết trong 1 ngày.
  • 1 củ khoai lang, rửa sạch, gọt vỏ và thái miếng cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc lấy nước uống, thực hiện 2 lần/ngày vào bữa sáng và bữa trưa.

3.Cháo vừng đen

Vừng rất tốt cho phụ nữ đang mang thai ở những tháng cuối bởi nó giúp bà bầu dễ sinh nở. Ngoài ra, vừng đen có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin nhóm B, canxi, kali, photpho, sắt, kẽm, đồng, mangan… giúp mẹ sau sinh lợi sữa vô cùng.

Cách sử dụng vừng đen:

  • Vừng đen: 30g, gạo nếp: 50g, gạo tẻ: 100g, thịt lợn nạc  xay nhỏ: 100g
  • Thịt lợn nạc đem xào cho vừa miệng
  • Cho vừng và các loại gạo đã chuẩn bị vào nồi ninh lên cho nhừ
  • Tiếp theo cho thịt đã xào vào khuấy đều và đun sủi lên, nêm lại gia vị cho vừa miệng
  • Mỗi ngày ăn 2 lần vào lúc đói, ăn liên tục 3-4 ngày sẽ thấy hiệu quả mang lại

4.Sử dụng rau diếp cá

Theo Đông y, rau diếp cá vị cay, tính lạnh giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu sát trùng, tiêu viêm. Ngoài ra, diếp cá còn có nhiều chất xơ giúp làm mềm phân và cải thiện tình trạng táo bón.

Cách sử dụng rau diếp cá:

  • Nhai trực tiếp lá diếp cá hoặc đem lá diếp cá xay sinh tố, lọc lấy nước uống
  • Lấy lá diếp cá rửa sạch, phơi khô và mỗi ngày lấy khoảng 100g lá diếp cá khô nấu với 300ml  hoặc hãm như hãm trà uống nhiều lần trong ngày, liên tiếp uống 10 ngày sẽ thấy cải thiện.

Lưu ý: Với mẹo dùng diếp cá, phụ nữ sau sinh nên thực hiện đúng liều lượng, tránh dùng quá nhiều có thể gây thiếu sữa ở một số sản phụ có cơ địa không hợp.

5. Massage bụng

Massage bụng giúp kích thích lưu thông máu và tăng cường hoạt động của nhu động ruột và quá trình đào thải phân, chính vì vậy bên cạnh cũng cách trên, các mẹ bỉm sữa có thể kết hợp với động tác massage bụng mỗi ngày để hỗ trợ điều trị táo bón

Cách thực hiện masage:

Cách 1:

  • Nằm ngửa thoải mái, thả lỏng cơ thể thư giãn
  • Duỗi bàn tay, đặt 2 bàn tay chồng lên nhau, áp sát bụng và xoa bụng theo chiều kim đồng hồ
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày masage 50 để thấy sự cải thiện táo bón hiệu quả.

Cách 2:

  • Đứng thẳng
  • Tay trái chống eo, tay phải xoa từ vùng rốn ra xung quanh nhiều vòng
  • Xoa từ bên phải qua trái, qua bụng dưới, bụng phải rồi trở về dạ dày là 1 vòng, thực hiện 30 – 40 vòng
  • Đổi lại tay và thực hiện ngược lại với số vòng tương tự
  • Chú ý thực hiện massage khi bụng ko no và cách các xa bữa ăn để tránh gây áp lực cho dạ dày.

Giải pháp cho người bị táo bón đi ngoài ra máu

Hiện tượng táo bón, đi ngoài ra máu khi mang thai hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng những chế độ ăn uống, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Khi kết thúc giai đoạn cho con bú, các mẹ có thể sử dụng Tràng Phục Linh PLUS để hỗ trợ, điều trị và kiểm soát tình trạng đi ngoài hay táo bón do bệnh viêm đại tràng.

Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: Không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng.

Không những thế, Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng (Tìm hiểu bản nghiên cứu đầy đủ được đăng tải vào tháng 4 năm 2017 tại: www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28406734)

Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:

  • Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp
  • Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính
  • Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần
  • Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện

1. Tràng Phục Linh (nhãn xanh) chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng và nâng cao sức đề kháng đường ruột

Sản phẩm dành cho cho các đối tượng:

  • Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,…
  • Người mắc bệnh Viêm đại tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa
  • Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em

Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh) gần nhất, xem TẠI ĐÂY

Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) xem TẠI ĐÂY

Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Cập nhật lúc: 29/02/2024
⭐ Từ 27/07-06/08: Tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh (nhãn xanh), Quý khách sẽ được tặng ngay 1 hộp Bạch Cam Trà hoặc Tô Sơn Trà Tràng Phục LInh. Chương trình áp dụng song song với khuyến mãi Tích 6 điểm tặng 1 thường niên. Chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2

Tràng Phục Linh sản phẩm an toàn hiệu quả cho

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Loading...