Cách tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích

Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường tuân theo chế độ ăn uống rất khắt khe, chính vì vậy phần lớn người bệnh gặp phải tình trạng sụt cân, suy nhược cơ thể do thiếu chất. Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến độc giả cách tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích – một vấn đề đang nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay.

Tăng cân cho người bị hội chứng ruột
Tăng cân cho người bị hội chứng ruột

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích?

Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây nên hội chứng ruột kích thích. Tuy vậy, sau quá trình nghiên cứu và theo dõi trên lâm sàng, người ta có thể xác định được một số yếu tố góp phần lớn gây nên hội chứng ruột kích thích. Cụ thể:

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh:

Hay ăn nhiều đồ tanh, đồ chứa nhiều đạm, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, uống nhiều bia rượu, cà phê, nước có ga hoặc ăn phải các thực phẩm không hợp vệ sinh. Thường xuyên thức khuya, bỏ bữa làm thay đổi giờ giấc sinh học của cơ thể, ảnh hưởng đến nhu động ruột và quá trình hấp thu thức ăn.

Yếu tố tâm lý:

Rối loạn thần kinh hoặc thường xuyên gặp các vấn đề căng thẳng, stress, ức chế tinh thần. Khi hệ thần kinh có vấn đề sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình truyền và nhận tín hiệu từ não đến ruột, làm cho cơ thể có những phản ứng quá mức với những thay đổi xảy ra tại đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

Sự thay đổi bên trong hệ tiêu hóa:

Đó có thể do tăng số lượng tế bào miễn dịch trong ruột gây ra các triệu chứng đau, tiêu chảy. Hoặc có thể do dùng quá nhiều kháng sinh đường ruột dẫn đến sự tăng quá mức từ đó làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột.

➤ Đọc thêm: Phân biệt triệu chứng viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích gây ảnh hưởng gì đến cân nặng

Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường gặp phải các triệu chứng sau:

  • Đau bụng: Vị trí đau của bệnh nhân không cố định, thường ở 2 bên mạn sườn, khi đau thường nổi cục cứng, sờ nắn được và đau nhiều sau khi ăn no. Đây cũng chính là một trong những lý do làm người bệnh ăn ít hơn trong mỗi bữa ăn.
  • Đầy hơi, chướng bụng: Tuy nhiên cảm giác này chỉ thoáng qua, không kéo dài và thường gặp phải sau khi ăn.
  • Đại tiện lúc đi lỏng, lúc đi táo luân phiên nhau, hoặc có thể lúc đầu rắn, lúc sau lỏng và không có hiện tượng đại tiện ra máu. Vì vậy mà khả năng hấp thu dinh dưỡng của bệnh nhân giảm đi, ảnh hưởng không nhỏ đến cân nặng.
  • Rối loạn tâm lý: Bệnh nhân thường cảm thấy lo lắng, căng thẳng, mà càng lo lắng, căng thẳng bao nhiêu thì hội chứng ruột kích thích càng tăng bấy nhiêu, nó trở thành một vòng tuần hoàn bệnh lý, khó phá vỡ được. Đi kèm với căng thẳng, lo lắng, bệnh nhân cũng thường cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, trằn trọc, khó ngủ… Các triệu chứng này làm cho cơ thể suy nhược, sức khỏe khó cải thiện.
tang-can-cho-nguoi-bi-hoi-chung-ruot-kich-thich-1
Hội chứng ruột kích thích gây nên các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân

Hội chứng ruột kích thích có tác động một cách tiêu cực đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Tình trạng chán ăn, ăn không ngon diễn ra ở đa số các bệnh nhân. Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn đường tiêu hóa khiến cho các chất dinh dưỡng khó hấp thụ hơn tại ruột non. Chính bởi vậy, ở hầu hết các bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến sụt cân, suy nhược cơ thể. Cơ thể yếu dần, sức đề kháng giảm làm tăng nguy cơ mắc thêm một số bệnh khác, sẽ khiến cho quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích gặp nhiều cản trở, kéo dài thời gian điều trị.

☛ Đọc thêm: Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?

Thực phẩm tăng cân dành cho bệnh nhân hội chứng ruột kích thích

Cách tốt nhất để có một chế độ ăn hợp lý với mục đích tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích, bệnh nhân nên cụ thể hóa bằng các lên thực đơn chi tiết những loại thực phẩm nên và không nên sử dụng trong quá trình điều trị.

Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Chế độ ăn kiêng FODMAPs là chế độ ăn được khuyến nghị bởi các bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích, nhất là các bệnh nhân mắc IBS-D thể tiêu chảy. Các thực phẩm trong chế độ ăn FODMAPs đều là những loại thực phẩm dễ hấp thu, phù hợp với tình trạng rối loạn ống tiêu hóa của bệnh nhân. Đường ruột hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn cũng sẽ khiến cho cơ thể hồi phục nhanh hơn, cân nặng của bệnh nhân nhanh chóng trở lại bình thường.

Một số thực phẩm ít FODMAPs nên dùng là:

Tinh bột:

Tinh bột là chất không thể thiếu trong mỗi bữa ăn vì đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Nhưng thay vì dùng cơm thì bạn có thể sử dụng các nguồn thức ăn khác chứa tinh bột như khoai lang, gạo lứt, khoai tây…

  • Khoai lang: Với thành phần dinh dưỡng bao gồm hàm lượng tinh bột lớn, vitamin A, vitamin C, vitamin B6, đường, chất xơ, sắt, kali và một số loại protein có khả năng chống oxy hóa… Khoai lang là nguồn cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, ăn khoai còn tốt cho hệ tim mạch, kháng viêm và giúp duy trì đường huyết hiệu quả, ngăn không cho tình trạng suy nhược cơ thể xảy ra. Bạn nên luộc hoặc hấp khoai để ăn chứ không nên chế biến các món liên quan đến dầu mỡ.
  • Khoai tây: Chứa các vitamin A, B, C, chất xơ, các loại protein, khoáng chất như calci, sắt, photpho… Khoai tây giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của người bệnh, tăng sức đề kháng của cơ thể, tránh mắc phải một số bệnh khác trong quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích. Cũng tương tự như khoai lang, bạn không nên dùng dầu mỡ để nấu khoai tây. Có thể thử món khoai tây nghiền khi chế biến khoai tây.
  • Gạo lứt: Khác với các loại gạo thông thường, gạo lứt có tác dụng hiệu quả trong việc đồng hóa thức ăn, cải thiện các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón… nhờ hàm lượng chất xơ và magie thiên nhiên dồi dào.

Chất xơ:

Các loại rau xanh có lợi cho việc tiêu hóa thức ăn, chứa lượng fructan thấp như bí xanh, rau bina, cà chua, cà tím, dưa chuột… Bạn có thể chế biến bằng cách hấp hoặc nướng những loại rau này cùng với dầu oliu và 1 chút muối. Hoặc bạn cũng có thể làm món salad hoặc cắt nhỏ và cho 1 bát cơm gạo lứt lên trên.

Protein:

Các loại thịt chứa nhiều loại acid amin, chất khoáng, chất béo, vitamin cần thiết cho quá trình hấp thu và tiêu hóa của cơ thể như thịt gà, thịt nạc, thịt cừu… Thay vì chiên thì các bạn nên áp chảo, quay hoặc nướng các loại thịt này trong dầu oliu.

Trái cây:

Một số hoa quả, trong đó có chuối được chỉ định là loại trái cây nên ăn nhất trong quá trình điều trị bởi hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng có trong nó. Các loại vitamin C, B6, các khoáng chất như magie, kali có tác dụng hiệu quả trong việc kích thích, cải thiện hệ tiêu hóa từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh như đại tràng, dạ dày…

Ngoài chuối, thì xoài, hồng xiêm, cam là những loại trái cây có tác dụng gần tương tự và nên sử dụng trong quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích.

tang-can-cho-nguoi-bi-hoi-chung-ruot-kich-thich-2
Thực phẩm tăng cân cho người mắc hội chứng ruột kích thích

Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích kiêng gì?

  • Thực phẩm chưa qua chế biến như gỏi cá, tiết canh, rau sống.
  • Các thực phẩm muối, lên men, thực phẩm chua cay.
  • Những món ăn chứa hàm lượng đường cao như trái cây khô, trái cây đóng hộp, bánh quy, phomai… Các loại thực phẩm này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón, đầy hơi, tiêu chảy cho bệnh nhân.
  • Các thực phẩm chứa một lượng lớn chất béo động vật, các món xào, chiên, rán.
  • Các loại thịt được chế biến sẵn như pate, xúc xích…
  • Đậu, bắp cải, hành là những thực phẩm dễ sinh hơi không tốt cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích.
  • Rượu, bia, thuốc lá, cà phê, các chất kích thích, chất gây nghiện.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa, bởi trong sữa có chứa một hàm lượng lớn lactose, đây là một loại đường khó hấp thu trong đường tiêu hóa nên dễ gây ra tình trạng tiêu chảy, đầy hơi, bụng đau quặn.
  • Các loại trái cây chua do chứa nhiều acid.
  • Các thực phẩm mà bệnh nhân ăn vào có thể xảy ra tình trạng dị ứng.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp cho bệnh nhân

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quyết định cho quá trình điều trị bệnh, chế độ ăn uống phải đảm bảo không ăn những thực phẩm được bác sĩ chỉ định phải kiêng kị, bên cạnh đó phải đầy đủ các chất cần thiết để cơ thể không bị sụt cân, gầy gò, suy nhược. Ăn uống không hợp lý sẽ làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh như: táo bón, tiêu chảy kéo dài, thường xuyên đau bụng, chướng bụng, ợ chua, ợ hơi, đi ngoài sống phân. Chính vì vậy, việc tìm hiểu một chế độ ăn hợp lý trong quá trình điều trị bệnh là hết sức cần thiết.

Một chế độ ăn đúng cách đem lại hiệu quả điều trị bao gồm:

  • Ăn uống đầy đủ, không nhịn ăn, bỏ bữa, phân chia các bữa ăn hợp lý để đảm bảo không để tình trạng bụng quá đói hoặc ăn quá no đặc biệt vào buổi tối.
  • Không ăn các thực phẩm chứa quá nhiều chất dinh dưỡng tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
  • Thay vì ăn theo từng bữa lớn như người bình thường, bệnh nhân nên chia ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nên nhai kĩ thực phẩm khi ăn để tránh tình trạng khó tiêu gây chướng bụng, ợ hơi.
  • Nói không với việc sử dụng các đồ ăn sẵn, các đồ ăn dầu mỡ, cay nóng có hại cho sức khỏe. Tốt nhất nên ăn các món tự nấu để vừa đảm bảo an toàn, vừa kiểm soát các loại nguyên liệu để tránh ăn phải các thực phẩm đang trong chế độ ăn kiêng, gây rối loạn tiêu hóa.
  • Tránh các đồ uống chứa cồn như rượu, bia, không nên uống cafe, nước có ga. Không sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện, thuốc lá…
  • Nước: Để ngăn chặn một số triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, bệnh nhân cần bổ sung đủ nước cho cơ thể. Cụ thể nên bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày, và có thể sử dụng nhiều hơn trong trường hợp tham gia các hoạt động thể thao.
tang-can-cho-nguoi-bi-hoi-chung-ruot-kich-thich-6
Chế độ ăn uống cho người mắc hội chứng ruột kích thích

Chế độ sinh hoạt

Bên cạnh chế độ ăn, người bệnh cũng phải thường xuyên duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý. Một chế độ sinh hoạt hợp lý, tốt cho người mắc hội chứng ruột kích thích bao gồm:

  • Luôn duy trì trạng thái vui vẻ, thoải mái, không quá để tâm đến các vấn đề về bệnh lý dẫn đến lo lắng, buồn phiền ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
  • Không làm việc quá sức, áp lực, không suy nghĩ, lo âu nhiều dẫn đến tình trạng stress, căng thẳng thần kinh kéo dài.
  • Lên kế hoạch, thực hiện và duy trì các hoạt động thể dục thể thao phù hợp như: Tập yoga, ngồi thiền…
  • Không thức khuya, không ngồi một chỗ quá lâu.
  • Tập thói quen mỗi ngày vài lần xoa nhẹ bụng, vùng thượng vị theo chiều kim đồng hồ để điều hòa nhu động ruột.
  • Cố định khoảng thời gian đi đại tiện trong ngày, tốt nhất là 1 ngày chỉ nên đi đại tiện 1 lần và duy trì thói quen xoa bụng trước mỗi lần đi đại tiện.
  • Thường xuyên đi khám định kỳ 6 tháng 1 lần để nắm được tình hình bệnh cũng như có phương pháp điều trị đúng đắn tiếp theo, đảm bảo điều trị dứt điểm từ đầu, không để bệnh kéo dài và tiến triển thành mạn tính.

☛ Đọc thêm: Tham khảo thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích

Tràng Phục Linh – Cải thiện triệu chứng đại tràng co thắt hiệu quả

Bên cạnh việc thay đổi lối sống và thiết lập khẩu phần ăn đúng cách, bạn nên kết hợp thêm việc cải thiện các triệu chứng của bệnh lý bằng những phương pháp có hiệu quả nhanh hơn. Một trong số đó là sử dụng Tràng Phục Linh.

trang-phuc-linh-plus-1
Tràng Phục Linh – Cải thiện triệu chứng đại tràng co thắt hiệu quả

Tràng Phục Linh là sự kết hợp của các thành phần như 5-HTP, ImmuneGamma, bạch truật, bạch phục linh… Sản phẩm mang đến tác dụng hiệu quả trong việc giảm bớt các triệu chứng, hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích.

Tràng Phục Linh là công trình nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Trọng Thông tại Trường Đại học Y Hà Nội được đăng tải trên thư viện PUBMED – trang thông tin y khoa uy tín hàng đầu của Hoa Kỳ. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh tác dụng chống co thắt đại tràng hiệu quả của sản phẩm. Nếu kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bệnh nhân sẽ vừa có thể khôi phục sức khỏe, vừa tăng cân nhanh chóng.

Để tìm hiểu thêm thông tin của sản phẩm Tràng Phục Linh, vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.

Nếu có nhu cầu mua sản phẩm, bạn có thể đặt mua trực tiếp hoặc xem chi tiết các điểm bán Tràng Phục Linh TẠI ĐÂY.

Trên đây là một số chia sẻ về hội chứng ruột kích thích và cách tăng cân cho người mắc hội chứng này mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích và góp phần hỗ trợ quá trình điều trị được nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt nhất.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/irritable-bowel-syndrome/weight-loss-gain#conclusions
  • https://www.sharecare.com/health/living-with-ibs/why-people-ibs-gain-weight
  • https://www.verywellhealth.com/gaining-weight-when-you-have-ibd-1942697
  • https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/hoi-chung-ruot-kich-thich-nen-gi-va-kieng-gi/
Cập nhật lúc: 29/02/2024
⭐ Từ 27/07-06/08: Tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh (nhãn xanh), Quý khách sẽ được tặng ngay 1 hộp Bạch Cam Trà hoặc Tô Sơn Trà Tràng Phục LInh. Chương trình áp dụng song song với khuyến mãi Tích 6 điểm tặng 1 thường niên. Chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2

Tràng Phục Linh sản phẩm an toàn hiệu quả cho

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Loading...