Người bị táo bón ăn sữa chua được không?
Sữa chua thường được coi là một món ăn bổ dưỡng cho hệ tiêu hóa vì có chứa nhiều lợi khuẩn. Trường hợp người bị táo bón ăn sữa chua sẽ có ảnh hưởng ra sao? Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin giúp bạn hiểu đúng và sử dụng sữa chua để giảm nhanh táo bón.
Mục lục
Nguyên nhân gây táo bón
Táo bón là tình trạng đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần, phân cứng, khô hoặc vón cục, khi đi khó khăn và có cảm giác đau. Táo bón có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của bạn.
Có nhiều nguyên nhân gây táo bón. Nó có thể do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, hoặc có thể là một triệu chứng do bệnh lý gây ra. Một số nguyên nhân phổ biến gây táo bón gồm:
- Chế độ ăn nhiều thịt, sữa hoặc phomat, ít trái cây và rau.
- Uống ít nước: Táo bón có liên quan đến tình trạng mất nước trong ruột già. Nếu bạn uống ít nước sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng này.
- Lười vận động: Khi các cơ bụng, cơ hoành vận động nhịp nhàng sẽ giúp đại tràng hoạt động trơn tru, bình thường.
- Căng thẳng trong công việc dẫn tới làm chậm sự co thắt cơ ruột kết hoặc trì hoãn việc đi ngoài dẫn tới táo bón (thường gặp ở dân văn phòng).
- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng acid, thuốc giảm đau… gây tác dụng không mong muốn là táo bón.
- Gặp các vấn đề liên quan đến đại tràng, trực tràng: mắc hội chứng ruột kích thích, bệnh đại tràng… gây ra rối loạn tiêu hóa, bao gồm táo bón.
- Lạm dụng thuốc nhuận tràng.
- Bệnh nhân bị đột quỵ, tiểu đường, bệnh Parkinson.
Nếu tình trạng táo bón kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như:
- Sưng tĩnh mạch, gây viêm trực tràng.
- Nứt kẽ hậu môn do phân cứng đi qua.
- Tình trạng nhiễm trùng hình thành từ ruột kết.
- Rặn quá nhiều trong một thời gian dài có thể khiến nước tiểu rò rỉ từ bàng quang (tình trạng tiểu không kiểm soát do căng thẳng).
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
Tác dụng của sữa chua đối với hệ tiêu hóa
Sữa chua là một trong những sản phẩm sữa lên men, có chứa các lợi khuẩn và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn cả sữa nguyên chất.
Trong sữa chua có chứa các thành phần như sau:
- Vitamin và khoáng chất: Vitamin B2, B12, canxi, photpho…
- Probiotics: Probiotics là vi khuẩn sống giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm cholesterol, tăng sức khỏe tiêu hóa, chống lại táo bón và cải thiện khả năng tiêu hóa đường lactose.
Tác dụng của sữa chua đối với hệ tiêu hóa được thể hiện như sau:
- Giúp trị tiêu chảy do kháng sinh bằng cách khôi phục sự cân bằng trong hệ vi khuẩn đường ruột của bạn.
- Sữa chua probiotics với vi khuẩn Bifidobacterium có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và giúp giảm táo bón.
- Cải thiện chứng không dung nạp lactose bằng cách cải thiện quá trình tiêu hóa lactose.
- Giảm thiểu nguy cơ viêm, loét dạ dày, tá tràng nhờ có vi khuẩn lactic kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn H. pylori trong dạ dày.
- Không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, sữa chua còn cung cấp chất dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch.
Người bị táo bón ăn sữa chua được không?
Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, đáng kể đến là một số loại men vi sinh như Bifidobacterium, Lactobacillus. Các loại men vi sinh này đã được chứng minh khả năng làm giảm triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích, một nguyên nhân phổ biến gây triệu chứng táo bón.
Theo nghiên cứu về lợi ích của sữa chua đối với chứng táo bón ở trẻ em, kết quả thu được cho thấy số lần đi đại tiện của trẻ bị táo bón tăng lên sau 3 tuần sử dụng sữa chua (1). Một nghiên cứu khác về tác dụng của sữa chua đối với hội chứng ruột kích thích, tần suất đi tiêu ở những đối tượng bị táo bón tăng lên trong 6 tuần thử nghiệm so với nhóm đối chiếu (2).
☛ Tham khảo thêm tại: Các loại sữa không táo bón cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay
Người bị táo bón ăn sữa chua thế nào cho hợp lý?
Cách lựa chọn sữa chua
Trên thị trường có rất nhiều hãng sữa chua với các thành phần dinh dưỡng khác nhau. Bạn nên lựa chọn sữa chua có thành phần probiotic hoặc vi khuẩn sống (được ghi trên nhãn bao bì).
Số lượng
Đối với người từ 9 tuổi trở lên, bạn nên ăn từ 2 đến 3 cốc sữa chua mỗi ngày. Đối với trẻ em dưới 9 tuổi, bạn nên cho bé ăn 1 đến 2 cốc sữa chua một ngày.
Bạn có thể cắt giảm lượng sữa chua mỗi ngày và thay bằng các thực phẩm khác chứa probiotic như dưa chuột, kim chi, súp rong biển miso…
8 biện pháp đơn giản giúp giảm táo bón tại nhà
Uống nhiều nước
Mất nước thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón. Để ngăn ngừa điều này, bạn cần uống đủ nước, khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
Nếu bạn đang bị táo bón, bạn có thể uống một số loại nước khoáng có ga, giúp bù nước và tăng nhu động ruột. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước có ga có hiệu quả hơn nước lọc trong việc giảm thiểu táo bón, bao gồm những người bị khó tiêu hoặc táo bón vô căn mãn tính. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng đồ uống có ga chứa đường (nước ngọt), vì chúng gây hại cho sức khỏe và có thể khiến tình trạng táo bón nặng hơn.
Ngoài ra, nếu bạn bị táo bón do hội chứng ruột kích thích gây ra, bạn nên uống nước lọc và không sử dụng các loại nước có ga để tránh làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
Ăn nhiều chất xơ
Điều bạn không thể bỏ qua nếu muốn thoát khỏi tình trạng táo bón chính là tăng cường ăn nhiều chất xơ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc tăng chất xơ có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Điều này là do các loại chất xơ khác nhau có tác động khác nhau đến hệ tiêu hóa.
Có nhiều loại chất xơ khác nhau, nhưng nhìn chung, chúng được chia thành hai loại: Chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan:
- Chất xơ không hòa tan có trong rau, ngũ cốc nguyên hạt, đi qua hệ tiêu hóa nhanh và dễ dàng.
- Chất xơ hòa tan có trong yến mạch, lúa mạch, quả hạch, hạt, đậu, cũng như một số loại trái cây và rau quả. Chất xơ hòa tan giúp hấp thụ nước, làm mềm phân và cải thiện độ đặc của nó.
Các nghiên cứu cho thấy, chất xơ không hòa tan có thể gây trầm trọng hơn tình trạng táo bón ở bệnh nhân bị hội chứng kích thích đường ruột hoặc táo bón vô căn mãn tính. Một số chất xơ hòa tan nếu lên men cũng có thể làm giảm hiệu quả trị táo bón.
Chính vì vậy, nếu bạn bị táo bón, bạn nên lựa chọn các nguồn chất xơ hòa tan không bị lên men cho bữa ăn của mình.
Tập thể dục
Khi nói đến các biện pháp trị táo bón tại nhà, mọi người thường bỏ qua tầm quan trọng của việc tập thể dục thường xuyên. Các chuyển động thể chất giúp thức ăn di chuyển qua ruột nhanh hơn.
Vì vậy, đi hoặc chạy bộ có thể kích thích các cơ ở ruột và ruột kết. Hình thành thói quen vận động mỗi ngày sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi tình trạng táo bón thường xuyên.
Thử chế độ ăn ít FODMAP
FODMAP là tên viết tắt của các chất oligosaccharide, disaccharide, monosaccharide và polyols có thể lên men. Chế độ ăn ít FODMAP là chế độ ăn uống giúp hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích, bao gồm giảm triệu chứng táo bón.
Trong chế độ ăn ít FODMAP, bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm như:
- Rau: Cải thìa, cà rốt, dưa chuột, bông cải xanh, bí xanh, đậu xanh, rau bina.
- Trái cây: Dâu tây, dứa, nho, cam, quả kiwi.
- Protein: Thịt gà, thịt bò, gà tây, đậu phụ, trứng.
- Cá: Cua, tôm hùm, cá hồi, cá ngừ, tôm.
- Chất béo: Dầu, hạt bí ngô, bơ, đậu phộng, quả óc chó.
- Khoai tây, gạo lứt.
Các loại thực phẩm bạn cần tránh gồm:
- Rau: Tỏi, măng tây, hành tây, nấm, hành lá.
- Trái cây: Dưa hấu, mận khô, đào, bơ.
- Xúc xích, thịt, cá tẩm bột.
- Chất béo: Hạnh nhân, hạt điều.
- Đậu lăng, lúa mì, bánh nướng xốp, bánh ngọt.
Ăn thực phẩm chứa prebiotic
Chất xơ prebiotic giúp tế bào đường ruột khỏe mạnh bằng cách nuôi dưỡng lợi khuẩn, từ đó cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Prebiotic có tác dụng lên men thức ăn trong hệ tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình hấp thu, chuyển hóa chất dinh dưỡng, giúp cho nhu động ruột hoạt động nhịp nhàng. Các thực phẩm chứa prebiotic gồm: rau diếp, atiso, chuối, đậu xanh…
Bổ sung magie
Bổ sung magie trong chế độ ăn uống của bạn cũng có thể giúp giảm táo bón. Uống các sản phẩm bổ sung magie có tác dụng như thuốc nhuận tràng thẩm thấu, giúp kéo nước vào hệ tiêu hóa và làm mềm phân.
Bạn có thể bổ sung magie từ thực phẩm. Đặc biệt, hầu hết các loại thực phẩm có nhiều magie cũng có chất xơ, ví dụ như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh.
Nước chanh
Nước chanh có chứa acid citric giúp kích thích hệ tiêu hóa và thải độc tố ra khỏi cơ thể bạn. Nó được chứng minh là rất hữu ích và giúp giảm táo bón tự nhiên.
Bạn có thể uống một cốc nước có vắt vài giọt chanh tươi vào mỗi sáng. Ngoài ra, bạn có thể thêm chanh vào trà, vừa giúp chữa táo bón, và giúp cải thiện hệ tiêu hóa lâu dài.
Chữa táo bón bằng thảo dược
Trong dân gian có nhiều cây thuốc có tác dụng trị táo bón hiệu quả được người dân sử dụng như thảo quyết minh, phan tả diệp, hoàng bá, diệp hạ châu, phan tả diệp… Bạn có thể mua hoặc tìm hái trong vườn, sắc uống đến khi hết triệu chứng táo bón.
Ngoài 8 biện pháp chúng tôi vừa kể trên, bạn có thể tham khảo các loại thực phẩm trị táo bón trong video dưới đây:
Giải pháp cho người bị táo bón do hội chứng ruột kích thích và bệnh đại tràng
Nếu tình trạng táo bón của bạn do hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng, một giải pháp chuyên biệt giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh chính là Tràng Phục Linh PLUS.
Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) có chứa các thành phần thảo dược có tác dụng trị táo bón, gồm: Hoàng bá, bạch truật, bạch thược, bạch phục linh, 5-HTP, ImmuneGamma. Không chỉ giúp giảm triệu chứng bệnh, Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm đầu tiên chứa 5-HTP có tác dụng giảm kích thích thích gây co thắt đại tràng như stress, căng thẳng.
Tràng Phục Linh PLUS thích hợp sử dụng cho các đối tượng:
- Người bị táo bón do hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính.
- Người bị đau bụng quặn, đi ngoài nhiều lần, phân nát có hoặc không kèm theo máu.
- Người đã sử dụng nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhưng không có biến chuyển.
– Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) gần nhất, xem: TẠI ĐÂY
Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.
Trên đây là các thông tin chi tiết trả lời cho câu hỏi táo bón ăn sữa chua được không. Ngoài cách ăn sữa chua, bạn có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để nhanh chóng loại bỏ tình trạng táo bón ra khỏi cuộc sống.
Bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh.
Tài liệu tham khảo:
- https://bmcpediatr.biomedcentral.com/articles/10.1186/1471-2431-9-22 (1)
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17635382/ (2)
- https://www.healthline.com/health/constipation#causes
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất