Những điều cần biết về hội chứng ruột kích thích ở trẻ em
Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em luôn là mối bận tâm, phiền não của các bậc phụ huynh nhất là khi nó gây ra các đơn đau bụng thường xuyên cho trẻ. Trong bài viết này, Tràng Phục Linh PLUS sẽ giúp ba mẹ tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích và phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Mục lục
- Hội chứng ruột kích thích ở trẻ nhỏ là gì?
- Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích ở các bé
- Những trẻ có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích
- Triệu chứng đại tràng co thắt ở trẻ em
- Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích ở trẻ nhỏ
- Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ nhỏ
- Tràng Phục Linh PLUS – không còn nỗi lo hội chứng ruột kích thích!
Hội chứng ruột kích thích ở trẻ nhỏ là gì?
Hội chứng ruột kích thích có tên tiếng Anh là Irritable Bowel Syndrome (IBS) bao gồm một nhóm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa liên quan đến ruột già. Bệnh nhân thường gặp các vấn đề như: táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, đặc biệt là các cơn đau bụng lặp đi lặp lại.
Hội chứng ruột kích thích có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng cần được quan tâm vì đường ruột nhạy cảm và non nớt. Nghiên cứu cho thấy có khoảng 5% trẻ em từ 4 đến 18 tuổi mắc IBS. Đây là hội chứng mạn tính, trẻ mắc hội chứng ruột kích thích có thể có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa mà không có bất kỳ dấu hiệu tổn thương nào trước đó.
Trước đây, hội chứng ruột kích thích được các bác sĩ gọi với nhiều tên gọi như viêm đại tràng nhầy, đại tràng co thắt, đại tràng co cứng, đại tràng thần kinh… Cho đến nay với những hiểu biết đầy đủ hơn về y học, tên gọi hội chứng ruột kích thích được ra đời nhằm chỉ ra các rối loạn này có liên quan mật thiết giữa cơ thể (ruột) và tâm lý (kích thích).
Ở trẻ em, hội chứng ruột kích thích được chia thành 4 nhóm dựa theo các triệu chứng rối loạn tiêu hóa:
- IBS-C: thường xuyên táo bón.
- IBS-D: thường xuyên tiêu chảy.
- IBS-M: hỗn hợp tiêu chảy và táo bón.
- IBS-U: xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy.
Việc chia thành các nhóm giúp bác sĩ dễ dàng đưa ra hướng điều trị trong từng trường hợp cụ thể.
Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích ở các bé
Cho đến nay, nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích ở trẻ em vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các chuyên gia cho rằng hội chứng là sự kết hợp chủ yếu của 3 yếu tố: Gen – Tâm lý – Môi trường.
Yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc gây nên hội chứng ruột kích thích. Tương tác giữa não bộ và đại tràng có thể gây nên các bất thường của cơ trơn thành ruột, làm tăng hoặc giảm nhu động ruột dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón. Đặc biệt tình trạng căng thẳng tâm lý khiến các triệu chứng trở nên rõ ràng, đôi khi chỉ cần có 1 lượng nhỏ khí hoặc phân ở trong ruột cũng khiến trẻ cảm thấy đau bụng.
Nghiên cứu cho thấy ở các trẻ em bị tổn thương tâm lý sau các sự kiện xảy ra trong quá khứ (bị xâm hại, lạm dụng, chứng kiến sự ra đi đột ngột của người thân…) đa số sẽ có biểu hiện của hội chứng ruột kích thích. Những thay đổi về tâm lý làm đẩy nhanh tốc độ đào thải thức ăn của đại tràng và làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày thậm chí ảnh hưởng đến môi trường sinh lý ở ruột.
Yếu tố môi trường cũng góp phần gây nên hội chứng ruột kích thích. Sử dụng thực phẩm ô nhiễm, chế độ ăn quá giàu chất béo hoặc quá nhiều đường có thể kích thích làm tăng nhu động ruột, gây các cơn đau do co thắt đại tràng. Tùy thuộc từng trẻ mà các tác nhân kích thích sẽ khác nhau. Các chuyên gia cũng cho rằng ở trẻ có hội chứng ruột kích thích đường ruột sẽ nhạy cảm hơn so với bình thường nên cha mẹ cần cẩn thận hơn trong việc lựa chọn thực phẩm trong bữa ăn gia đình.
Yếu tố di truyền cũng được nghiên cứu trong việc tìm ra nguyên nhân gây IBS. Một số gen làm tăng sự nhạy cảm của đường ruột dẫn tới nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích cao hơn. Đôi khi các bệnh lý đường ruột như viêm dạ dày ruột hoặc loạn khuẩn tiêu hóa cũng có thể kích thích các biểu hiện của IBS.
Những trẻ có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích
- Trẻ có người thân (bố, mẹ, ông, bà…) tiền sử mắc hội chứng ruột kích thích.
- Trẻ em có cơ địa dị ứng, đường ruột nhạy cảm.
- Trẻ em gặp phải một biến cố về tâm lý trong quá khứ (bị lạm dụng, bạo hành trong thời gian dài…).
- Trẻ em thường xuyên bị căng thẳng, sợ hãi: bị áp lực thi cử, gia đình xảy ra mâu thuẫn…
- Trẻ em sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên sử dụng thực phẩm tồn dư hóa chất.
- Trẻ đã có sẵn các bệnh lý về đường ruột như viêm dạ dày ruột, nhiễm khuẩn tiêu hóa…
Triệu chứng đại tràng co thắt ở trẻ em
Ở trẻ em mắc hội chứng ruột kích thích, các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Đau bụng: Đau bụng là triệu chứng điển hình nhất. Các cơn đau có thể xuất hiện thường xuyên với mức độ từ nặng đến nhẹ và thường liên quan mật thiết đến việc đại tiện. Cơn đau sẽ giảm dần sau khi trẻ đại tiện xong.
- Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy hoặc táo bón đôi khi là cả 2 tùy thuộc loại IBS trẻ mắc phải.
- Đầy bụng, chướng bụng, ợ hơi.
- Cảm giác mót rặn, chưa đại tiện xong. Có chất nhầy lẫn trong trong phân.
Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích ở trẻ nhỏ
Để chẩn đoán trẻ có mắc hội chứng ruột kích thích hay không, bác sĩ sẽ tiến hành tìm hiểu về bệnh sử bao gồm:
- Các triệu chứng lâm sàng.
- Tiền sử gia đình có người mắc hội chứng ruột kích thích hay không?
- Tiền sử sử dụng thuốc gần đây của trẻ.
- Các sự kiện tác động đến tâm lý của trẻ liên quan đến việc xuất hiện các triệu chứng.
Trẻ sẽ được chẩn đoán mắc hội chứng ruột kích thích khi có đủ các yếu tố sau:
- Các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa kéo dài ít nhất 2 tháng với tần suất nhiều hơn một lần mỗi tuần.
- Trẻ đang phát triển bình thường.
- Không tìm thấy bất cứ nguyên nhân nào khác gây ra các triệu chứng.
Trong một số trường hợp cần làm thêm các xét nghiệm bổ sung với trẻ có tiền sử gia đình có người thân mắc các bệnh: viêm ruột, loét dạ dày, không dung nạp gluten. Các xét nghiệm bổ sung có thể là xét nghiệm phân, siêu âm, nội soi ruột kết hoặc nội soi trực tràng. Khi cần thiết có thể thực hiện sinh thiết niêm mạc ruột và soi dưới kính hiển vi nhằm phát hiện sự có mặt của vi sinh vật đường ruột.
Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ nhỏ
Mặc dù hội chứng ruột kích thích không dẫn đến nguy cơ mắc bệnh lý ác tính đường tiêu hóa nhưng nó gây ra sự khó chịu và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Do đó cần phát hiện sớm các dấu hiệu và kiểm soát các triệu chứng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn, sử dụng liệu pháp tâm lý hoặc sử dụng thêm thuốc. Do hội chứng có biểu hiện mạn tính nên các triệu chứng có thể không dứt điểm hoàn toàn.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Đây là mục tiêu quan trọng nhất trong điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ. Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng sẽ giúp giảm tối đa các kích thích bất lợi cho đường tiêu hóa.
Chế độ ăn được khuyến cáo cho trẻ mắc hội chứng ruột kích thích:
- Tăng cường các thực phẩm tốt cho đường ruột, dễ hấp thu như rau củ, trái cây, thịt nạc, cá biển, các loại hạt…
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm khó tiêu hóa, chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, bơ, sữa động vật, các loại nước uống có gas…
- Bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ tiêu hóa.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
☛ Tham khảo thêm tại: Thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích
Liệu pháp tâm lý
Trẻ mắc hội chứng ruột kích thích có liên quan đến tình trạng căng thẳng tinh thần sẽ đáp ứng tốt với phương pháp điều trị này. Các liệu pháp mà bác sĩ có thể đưa ra cho trẻ bao gồm tập trung thay đổi nhận thức, hành vi và đôi khi là thôi miên để tăng cường trạng thái thư giãn của não bộ.
Bố mẹ và bác sĩ sẽ phải phối hợp trong việc giúp trẻ cảm thấy tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ những lo lắng của mình. Cần lưu ý:
- Lắng nghe, trấn an con, cùng con giải quyết căng thẳng tâm lý.
- Giải thích cho trẻ các thông tin về IBS để con không quá lo lắng về hội chứng đang mắc phải.
- Nếu nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý đến từ bố mẹ, các phụ huynh cần thay đổi nhận thức và không gây áp lực lên con.
Điều trị bằng thuốc
Nếu các triệu chứng xuất hiện với tần suất dày đặc và có xu hướng nghiêm trọng, trong 1 số trường hợp bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thêm thuốc để hỗ trợ điều trị cho trẻ. Các loại thuốc được kê đơn sẽ tùy theo tình trạng mà từng trẻ gặp phải. Một số nhóm thuốc được đề xuất:
- Thuốc điều trị tiêu chảy.
- Thuốc điều trị táo bón.
- Thuốc chống co thắt, giảm đau.
- Nhóm thuốc thế hệ mới tác dụng trên thụ thể 5-HT: chủ vận 5-HT trị táo bón và đối vận 5-HT trị tiêu chảy.
- Thuốc chống trầm cảm.
Tràng Phục Linh PLUS – không còn nỗi lo hội chứng ruột kích thích!
Tràng Phục Linh được sản xuất từ dược liệu thiên nhiên với các thành phần như cao bạch truật, cao bạch phục linh, cao bạch thược, cao hoàng bá… Đặc biệt, sản phẩm có chứa 2 hoạt chất quan trọng là:
- ImmuneGamma: giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường miễn dịch và phục hồi niêm mạc đại tràng.
- 5-HTP: kích thích cơ thể sản sinh Serotonin – 1 chất chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng và hành vi, giảm nhạy cảm của ruột, giảm đau do co thắt, tăng cảm giác thèm ăn và cải thiện tâm trạng người bệnh. Do đó, 5-HTP vừa giảm được các triệu chứng vừa tác động triệt để đến căn nguyên gây ra hội chứng ruột kích thích – bảo vệ cơ thể 2 trong 1. Được chiết xuất từ hạt Griffonia simplicifolia có nguồn gốc từ châu Phi, 5-HTP đã được kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị trên người mắc các bệnh lý về đại tràng và tiêu hóa.
Video: Đột phá mới 5-HTP giải pháp hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích – TS.BS Nguyễn Thị Quỹ – Phó chủ tịch Hội Tiêu hóa Hà Nội
Tràng Phục Linh PLUS được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi đại học Y Hà Nội với các công dụng:
- Giảm các kích thích đại tràng co thắt.
- Hỗ trợ tái tạo, phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa.
- Cải thiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, giảm các cơn đau do co thắt đại tràng.
Hiện tại Tràng Phục Linh PLUS đang được bán nhiều nơi trên toàn quốc. Bạn có thể xem chi tiết danh sách điểm bán tại đây.
Bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích nhất liên quan đến hội chứng ruột kích thích ở trẻ em. Hi vọng rằng các bậc cha mẹ sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của con em mình. Chúc quý phụ huynh và các con thật nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo:
- https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/irritable-bowel-syndrome-children/definition-facts
- https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/irritable-bowel-syndrome-ibs/irritable-bowel-syndrome-in-children
- https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions—pediatrics/i/irritable-bowel-syndrome-ibs-in-children.html
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/hoi-chung-ruot-kich-thich-o-tre-em-nhung-dieu-can-biet/
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất