Tham khảo thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích
Người mắc hội chứng ruột kích thích luôn phải lo lắng, bận tâm về khẩu phần trong mỗi bữa ăn để đảm bảo “an toàn” cho hệ tiêu hóa của mình. Trong bài viết này, Tràng Phục Linh PLUS sẽ giúp bạn có ngay cẩm nang vàng cho thực đơn của người bị hội chứng ruột kích thích.
Mục lục
- Thức ăn ảnh hưởng tới bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích như thế nào?
- Thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích
- Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích cần kiêng các loại thực phẩm nào?
- Thực đơn chi tiết một ngày cho bệnh nhân viêm đại tràng co thắt
- Phương pháp ăn uống khoa học, hợp lý cho người mắc hội chứng ruột kích thích
- Tràng Phục Linh PLUS – không còn nỗi lo hội chứng ruột kích thích
Thức ăn ảnh hưởng tới bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích như thế nào?
Hội chứng ruột kích thích (viết tắt trong tiếng anh là IBS) có liên quan mật thiết với nhiều yếu tố nguy cơ. Trong đó, thức ăn và chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quyết định đến tình trạng bệnh ở người mắc hội chứng ruột kích thích.
Một chế độ ăn không điều độ, thiếu khoa học hay việc sử dụng các loại thức ăn không phù hợp, độc hại sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe đường ruột của bệnh nhân.
Ngược lại, người bệnh sẽ có thể cải thiện hệ tiêu hóa cùng khả năng hấp thu của cơ thể nếu bổ sung đúng và đầy đủ các loại thức ăn cần thiết cũng như có một chế độ ăn uống khoa học.
Thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích
Rau củ, trái cây FODMAP thấp
FODMAP là khái niệm được các nhà khoa học tại trường Đại học Monash – Úc đưa ra để chỉ các Carbohydrate chuỗi ngắn khó tiêu hóa. Chế độ ăn với thực phẩm FODMAP thấp có thể coi như một chế độ ăn kiêng đặc biệt cho người mắc hội chứng ruột kích thích.
Các thực phẩm chứa FODMAP gây ra nhiều bất lợi cho đường ruột, ví dụ như: chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, nặng hơn là tiêu chảy, táo bón thường xuyên. Do vậy, bạn cần ghi nhớ một số loại thức ăn FODMAP thấp để sử dụng thường xuyên trong bữa ăn như:
- Các loại rau: cần tây, rau bina, bí, mùi tây, rau mùi.
- Các loại củ: khoai tây, ớt chuông, cà tím, cà rốt.
- Các loại quả: cam, nho, việt quất, dâu tây, chuối.
Thịt nạc
Đây là nguồn cung cấp protein dồi dào. Đặc biệt, protein trong thịt nạc cũng rất dễ được tiêu hóa và hấp thu tại đường ruột. Do vậy, người bệnh hội chứng ruột kích thích khi ăn thịt nạc cũng sẽ không gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Bạn có thể dùng thịt nạc trắng từ thịt gà hoặc thịt lợn để chế biến các món ăn cho mình. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý chọn lựa loại thịt có nguồn gốc rõ ràng, tránh ăn phải thịt kém vệ sinh. Thịt hay các loại thực phẩm bẩn, nhiễm độc nói chung đều là những “kẻ thù” đối với đường ruột của chúng ta.
Các loại hạt
Các loại hạt là nguồn cung cấp vô số các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, điển hình là omega 3, protein và chất xơ. Đây vừa là nguồn dinh dưỡng, vừa giúp giảm tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiêu.
Trong một số loại hạt như hạnh nhân, hạt mắc ca, hạt óc chó… còn chứa chất béo không bão hòa có lợi cho đường ruột, đồng thời cải thiện các triệu chứng do hội chứng ruột kích thích gây ra.
Đặc biệt, hầu hết các loại hạt bổ dưỡng đều có FODMAP thấp như: hạt chia, hạt lanh, hạt óc chó, macca, hạt phỉ, hạnh nhân. Do vậy, các loại hạt này rất phù hợp với bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích.
Thực phẩm giàu Omega-3
Axit béo Omega-3 là chất không thể thiếu đối với đường ruột, đặc biệt là đường ruột mắc bệnh lý. Omega-3 có tác dụng chống viêm, từ đó đẩy nhanh quá trình phục hồi niêm mạc đường ruột. Chất này cũng rất tốt cho các cơ quan của hệ tiêu hóa bởi khả năng chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi tác động từ các gốc tự do.
☛ Xem thêm: Cách tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích
Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích cần kiêng các loại thực phẩm nào?
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Khoai tây chiên và các loại thực phẩm chiên rán khác luôn là món ăn khoái khẩu trong các bữa ăn. Tuy nhiên, chế độ ăn chứa nhiều dầu mỡ có thể gây ra các vấn đề ở đường ruột. Hàm lượng chất béo cao trong món này có thể gây khó tiêu, đầy bụng, đặc biệt là đối với người mắc hội chứng ruột kích thích.
Bên cạnh đó, quá trình chiên rán còn làm thay đổi thành phần hóa học bên trong thực phẩm, khiến thức ăn trở nên khó tiêu hóa hơn, dẫn đến các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa.
Thay vì sử dụng đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, bạn có thể ăn các món nướng, vừa ngon miệng lại an toàn với đường ruột.
Bơ, sữa chứa nhiều lactose
Lactose có nhiều trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác như phô mai tươi, phô mai kem, kem và kem chua. Hệ tiêu hóa bình thường có thể xử lý một lượng rất nhỏ lactose. Nhưng nếu bạn ăn nhiều hơn lượng lactose đường ruột có thể xử lý, bạn có thể sẽ gặp tình trạng đầy hơi và đau bụng.
Nếu bạn đang mắc hội chứng ruột kích thích, hãy sử dụng các loại sữa có lactose hàm lượng thấp như sữa yến mạch, sữa gạo hay sữa đậu. Ngoài ra, dầu ô liu sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho hệ tiêu hóa của bạn lúc này để thay thế cho bơ.
Trái cây chứa Fructose
Các loại trái cây chứa đường fructose có thể gây ra các vấn đề cho những người bệnh IBS (Hội chứng ruột kích thích). Fructose có hàm lượng đặc biệt cao trong táo và lê, tương đối cao trong dưa hấu, đào, mận, hoa quả sấy khô và nước ép trái cây.
Bí kíp để giữ cho đường ruột khỏe mạnh là bạn nên sử dụng các loại trái cây có hàm lượng fructose thấp hơn. Một số loại trái cây mà bạn nên sử dụng là: chuối, cam quýt, nho, kiwi, dâu tây, việt quất…
Một số loại đậu
Đậu hay các cây họ đậu (đậu xanh, đậu lăng, đậu nành) có chứa nhiều saccharide gây khó tiêu. Vì vậy bệnh nhân IBS nên hạn chế dùng các món ăn chế biến từ đậu, hoặc chỉ ăn với một lượng rất nhỏ để đảm bảo dinh dưỡng và ngon miệng.
Một số loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa bạn có thể thưởng thức thay cho các loại đậu như: gạo, yến mạch, hạt đậu biếc, hạt kê, hạt quinoa và bột sắn.
Thực đơn chi tiết một ngày cho bệnh nhân viêm đại tràng co thắt
Dưới đây là một vài thực đơn tham khảo được khuyến cáo cho người mắc hội chứng ruột kích thích:
Thực đơn 1:
Bữa sáng: Cháo làm từ 40g gạo nấu với sữa gạo hoặc nước. Có thể ăn thêm 1 quả chuối.
Bữa trưa: Cơm ăn kèm với trứng rán, thịt băm và bí đao luộc.
Bữa chiều (bữa ăn nhẹ): 1 hộp sữa chua và nửa quả cam.
Bữa tối: Gà xào chút xì dầu, gừng, ớt xanh và nấm. Ăn kèm với cơm.
Thực đơn 2:
Bữa sáng: 2-3 chiếc bánh gạo và 1 ly yến mạch hoặc sữa gạo.
Bữa trưa: 1 chiếc bánh mì kẹp thịt bò hoặc thịt lợn.
Bữa chiều: Nửa quả thanh long hoặc 1 hộp sữa chua.
Bữa tối: Ăn cơm với 2 quả trứng tráng, khoai tây xào, thịt vai lợn luộc.
Thực đơn 3:
Bữa sáng: 1 bát phở thịt băm hoặc phở bò.
Bữa trưa: Cơm với cá sốt cà chua hoặc cá kho, rau su su luộc.
Bữa chiều: 1 quả chuối.
Bữa tối: Thịt gà rang, canh bí đỏ ăn với cơm.
Phương pháp ăn uống khoa học, hợp lý cho người mắc hội chứng ruột kích thích
Lên được thực đơn phù hợp với tình trạng cơ thể là điều hết sức cần thiết. Nhưng bên cạnh đó, việc có một phương pháp ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp bạn phát huy tối đa tác dụng của chế độ dinh dưỡng đó. Vậy các phương pháp đó là gì?
Ăn khi đói và không ăn quá no
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc để cơ thể thật đói rồi ăn theo kế hoạch là điều không có lợi cho sức khỏe cơ thể. Khi quá đói, lượng glucose trong máu giảm xuống rất thấp và chúng ta thường có xu hướng ăn bất cứ thứ gì để giảm nhanh cơn đói. Do vậy, bạn không nên quá cứng nhắc về việc ăn uống theo “thời khóa biểu”, tức là ăn trong thời gian nhất định mà hoàn toàn có thể ăn khi cảm thấy đói. Chế độ ăn ngày 3 bữa là tối ưu nhất, tuy nhiên bạn cũng có thể bổ sung 1-2 bữa phụ khi cảm thấy cần thiết. Bạn cũng nên chia các bữa ăn cách nhau đều đặn để có thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể trong cả ngày.
Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn quá no bởi khi đó, thức ăn vẫn còn ở trong dạ dày chưa xuống đến ruột. Ăn quá no sẽ khiến dạ dày “quá tải”, nhu động ruột giảm và dịch tiêu hóa tiết ra không đủ để tiêu hóa thức ăn. Điều này dẫn đến tình trạng thức ăn không thể tiêu hóa hết và gây ra các biểu hiện như bụng căng đầy khó chịu, cơ thể chóng mặt, làm tăng cảm giác khó chịu ở người bị hội chứng ruột kích thích.
Không bỏ bữa sáng
Nhiều người thường bỏ bữa sáng vì dậy muộn, bận công việc hay nhịn ăn để giảm cân. Thế nhưng điều này rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt là có thể gây hậu quả là đau dạ dày. Bữa sáng là thời điểm quan trọng để cơ thể nạp lại năng lượng sau giấc ngủ dài, khởi động quá trình trao đổi chất của cơ thể. Việc bỏ bữa sáng cũng sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và thường có xu hướng ăn đồ ăn vặt nhiều hơn.
Ăn chậm nhai kỹ
Nhai là công đoạn đầu tiên trong quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Nhai thật kỹ trước khi nuốt sẽ giúp giảm gánh nặng cho dạ dày và các cơ quan tiêu hóa phía sau. Nguyên nhân là bởi khi nhai kỹ, miệng sẽ tiết nhiều nước bọt hơn. Trong nước bọt lại có chứa nhiều enzyme, đặc biệt là enzym amylase giúp thủy phân tinh bột. Do đó, ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp việc hấp thu tinh bột ở ruột diễn ra thuận lợi hơn.
Đồng thời, khi ăn chậm nhai kỹ, dạ dày sẽ có thêm thời gian để nhào trộn, nghiền nát thức ăn kỹ hơn, tránh việc ăn nhanh làm dạ dày nhanh đầy khiến thức ăn chưa kịp nhào trộn đã bị đẩy xuống ruột. Dịch vị được tiết ra trong dạ dày có tác dụng thủy phân protein thành các chuỗi polypeptide dài hoặc ngắn, phân hủy một lượng nhỏ lipid. Ngoài ra, enzyme pepsin trong dạ dày có tác dụng tiêu hóa sợi collagen, một thành phần của mô liên kết nằm giữa các tế bào của cơ. Và chỉ khi các sợi collagen được tiêu hóa thì men tiêu hóa mới thấm được vào cơ và tiêu hóa chúng. Do vậy, thức ăn chưa được nhào trộn kỹ ở dạ dày sẽ làm quá trình tiêu hóa diễn ra khó khăn hơn, thậm chí có thể gây ra các rối loạn khác tại đường ruột.
Tránh ăn vào ban đêm
Ban đêm là khoảng thời gian để các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi, bao gồm cả hệ tiêu hóa. Do đó, tránh ăn vào sau 20h bởi việc làm này sẽ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải.
Khi ăn vào đêm muộn, mọi người thường hay ăn các đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa. Những loại thức ăn này rất dễ gây tăng cân, mất ngủ cũng như bệnh trào ngược dạ dày. Đặc biệt với người bị hội chứng ruột kích thích, những loại đồ ăn này càng làm tăng các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Tràng Phục Linh PLUS – không còn nỗi lo hội chứng ruột kích thích
Với thành phần gồm cao bạch truật, cao bạch thược, cao bạch phục linh, cao hoàng bá,… đặc biệt là 2 thành phần ImmuneGamma và 5-HTP, Tràng Phục Linh PLUS mang đến các tác dụng:
- Cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích hiệu quả.
- Giảm các kích thích đại tràng co thắt.
- Hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa.
Video: Tác dụng cải thiện triệu chứng đại tràng co thắt hiệu quả của Tràng Phục Linh PLUS
Tràng Phục Linh PLUS được nghiên cứu tại khoa Dược lý đại học Y Hà Nội và được đánh giá là hiệu quả, an toàn đối với người bệnh mắc viêm đại tràng co thắt. Bên cạnh đó, theo chương trình khảo sát Tin và Dùng 2019, có đến 92.7% khách hàng đã sử dụng hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả của sản phẩm.
Trên đây là thực đơn tham khảo và phương pháp ăn uống khoa học cho người bị hội chứng ruột kích thích. Không chỉ riêng người mắc hội chứng ruột kích thích mà tất cả mọi người đều nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và có phương pháp ăn uống phù hợp để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Điều quan trọng là hãy lắng nghe cơ thể của mình. Hi vọng rằng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình khắc phục tình trạng bệnh!
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY
Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.
Tài liệu tham khảo:
https://badgut.org/information-centre/health-nutrition/low-fodmap-diet/
https://patient.info/news-and-features/ibs-diet-sheet
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất