Trong cuộc sống hiện đại ngày này, nguy cơ rối loạn tiêu hóa ngày càng cao. Tùy vào nguyên nhân mà khi bị rối loạn tiêu hóa bị sốt hay không? Cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách xử lý khi bị rối loạn tiêu hóa qua bài viết dưới đây. Rối loạn tiêu hóa có bị sốt không? Rối loạn tiêu hóa, sốt do ngộ độc thực phẩm Một số trường hợp không kèm theo sốt: như rối loạn tiêu hóa do các nguyên nhân không phải do nhiễm trùng như: chế độ ăn uống không phù hợp, khẩu phần ăn không hợp lý, thói quen ăn quá no, quá nhanh, ăn uống thất thường, stress… Các trường hợp rối loạn tiêu hóa có kèm theo sốt: khi nguyên nhân nhân của rối loạn này là do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn, do ăn phải thực phẩm ôi thiu… Khi nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn, các tác nhân này sẽ sinh ra các chất gây sốt ngoại sinh như độc tố vi khuẩn, khiến cơ thể tiết ra các chất gây sốt nội sinh để phản ứng lại và tự miễn dịch bảo vệ cơ thể, gây ra cơn sốt. Xem thêm: Đau bụng đi ngoài có phải do Covid? Rối loạn tiêu hóa là gì? Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa gây ra cảm giác đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện như: có hiện tượng tiêu chảy hoặc táo bón bất thường. Các trường hợp rối loạn tiêu hóa có kèm theo sốt khiến bệnh nhân càng cảm thấy mệt mỏi, cộng với các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng, nôn mửa… gây mất nước, làm cơ thể xanh xao, gầy yếu. Khi bị mất nước và chất điện giải quá nhiều sẽ dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân, nhất là với trẻ nhỏ. Khi rối loạn tiêu hóa có kèm theo sốt, chúng ta nên làm gì? Trước khi dùng bất kỳ biện pháp hỗ trợ điều trị nào cho bệnh nhân rối loạn tiêu hóa có kèm theo sốt (hay kèm theo cả chứng nôn mửa, đi ngoài) thì cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra các biểu hiện đó, sau đó mới có cách xử trí phù hợp. Dưới đây trình bày một số cách xử lý như: Bù nước, điện giải: khi rối loạn tiêu hóa có sốt (hoặc kèm đi ngoài, nôn mửa) khiến bệnh nhân bị mất nước, cần bổ sung nước bằng việc uống nhiều nước sôi để nguội, uống nước hoa quả hoặc dung dịch Oresol, nếu mất quá nhiều nước phải tiến hành truyền dịch. Vệ sinh thân thể, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, ăn các thức ăn sạch, nên ăn các đồ ăn đã được nấu chín, để hạn chế thấp nhất sự nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn. Không nên ép bệnh nhân ăn hay uống khi bệnh nhân đang nôn, hoặc sốt cao co giật mà nên đưa tới bệnh viện để khám và điều trị. Không nên tùy tiện cho bệnh nhân uống thuốc khi bị rối loạn tiêu hóa có kèm theo sốt như thuốc hạ sốt, hay kháng sinh, kháng viêm hay cầm nôn, cầm tiêu chảy… bởi các thuốc chỉ điều trị triệu chứng có thể sẽ khiến tình trạng của bệnh nhân tệ hơn. Nên đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được khám xác định nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. Truyền dịch khi bị rối loạn tiêu hóa, sốt Với những thông tin đã chia sẻ trên đây, giúp bạn phần nào hiểu rõ được “khi rối loạn tiêu hóa có bị sốt không và nếu sốt thì sẽ xử lý ra sao”. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe! Liên hệ tổng đài 18001506 để được tư vấn miễn phí thông tin về các triệu chứng và cách xửa lý rối loạn tiêu hóa, bệnh đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Chia sẻ0
Viêm đại tràng
Rối loạn tiêu hóa kéo dài
Các bệnh về đường tiêu hóa đã và đang gây nên nhiều nỗi lo ngại trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là chứng rối loạn tiêu hóa. Vậy rối loạn tiêu hóa kéo dài bao lâu và điều trị như thế nào? Tất cả sẽ được làm rõ trong bài viết sau đây. Vì sao bị rối loạn tiêu hóa kéo dài Do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột Khi các cơ vòng trong hệ tiêu hóa co thắt bất thường sẽ gây ra chứng rối loạn tiêu hóa. Thực chất đây là hiện tượng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tỉ lệ cân bằng (85% vi khuẩn có lợi – 15% vi khuẩn có hại) bị phá vỡ dẫn tới tình trạng loạn khuẩn đường ruột, từ đó xuất hiện những triệu chứng như: đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, táo bón xen kẽ tiêu chảy. Mất cân bằng vi sinh vật là nguyên nhân chính gây rối loạn tiêu hóa Thiếu lợi khuẩn hệ tiêu hóa bị quá tải, không đủ enzym tiêu hóa thức ăn khiến chúng ta ăn uống không ngon miệng, ăn vào hay bị óc ách, đầy bụng, khó tiêu. Đây chính là nguyên nhân gốc rễ gây rối loạn tiêu hóa kéo dài, lâu năm, khiến bệnh thêm trầm trọng, thường xuyên tái phát và gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của bản thân. Do chế độ ăn uống Nguyên nhân của rối loạn tiêu hóa kéo dài chủ yếu do chế độ ăn uống không khoa học, không đảm bảo vệ sinh, tác dụng phụ của thuốc Tây, tinh thần căng thẳng kéo dài… Thông thường, bạn chỉ cần khắc phục những vấn đề đó, kết hợp bổ sung lợi khuẩn đường ruột, bệnh sẽ biến mất sau một vài ngày. Do cách điều trị sai Tuy nhiên, có một số trường hợp người bệnh chủ quan, không điều trị dứt điểm, mỗi lần bị rối loạn tiêu hóa là lợi khuẩn bị suy giảm nghiêm trọng, nhưng chúng ta lại không bổ sung bù đắp, khiến hệ tiêu hóa ngày càng yếu dần, nên chỉ cần ăn uống thoải mái một chút là lại bị đau bụng, đi ngoài hoặc táo bón. Điều trị sai cách làm rối loạn tiêu hóa thêm trầm trọng Cách chữa trị rối loạn tiêu hóa kéo dài Điều trị nguyên nhân Nguyên nhân trực tiếp của rối loạn tiêu hóa là do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, nên uống men vi sinh là giải pháp được xem là tối ưu cho những người bị rối loạn tiêu hóa, bởi nó cung cấp nhanh số lượng vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ tốt. Tuy nhiêu bổ sung lợi khuẩn tiêu hóa việc uống men vi sinh cũng cần phải bổ sung đúng cách, thông thường, các men vi sinh dễ bị phá hủy bởi axit của đường tiêu hóa. Việc lựa chọn các men vi sinh cũng cần có sự tư vấn từ bác sĩ hoặc dược sỹ, không nên tùy tiện sử dụng. Điều trị triệu chứng Sử dụng các loại thuốc điều trị các triệu chứng khi bị rối loạn tiêu hóa như: thuốc cầm tiêu chảy, thuốc điều trị táo bón, thuốc nhuận tràng, thuốc cầm nôn… hoặc khi rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn thì sử dụng kháng sinh. Ngoài các thuốc tây y thì bệnh nhân có thể sử dụng các sản phẩm Đông y chứa dược liệu có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa như Hoàng Bá, Bạch Truật, Bạch Phục Linh, Bạch Thược. Thuốc Đông y điều trị khá tốt các trường hợp rối loạn tiêu hóa Cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa Nên có các chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý để đẩy lùi chứng rối loạn tiêu hóa Ăn uống vừa đủ: Không nên ăn quá đói cũng như quá no sẽ làm hệ tiêu hóa hoạt động nhiều. Cần thay đổi chế độ ăn uống đảm bảo tối đa vệ sinh thực phẩm để tránh sự xâm nhập của các vi sinh vật gây hại. Cần tránh các thực phẩm không tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa như tỏi, hành, đậu, bắp cải, húng quế, cần tây, chuối, mận, nho khô, sữa, cà phê, kẹo cao su, các loại nước ngọt có ga, hoa quả bánh kẹo nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, một số đồ ăn chua, cay… Ngoài ra, những món có quá nhiều mỡ cũng không tốt cho đường ruột lúc này. Tuyệt đối tránh thuốc lá và đồ uống có cồn. Ăn thức ăn rõ nguồn gốc, tránh đồ ăn vỉa hè không đảm bảo vệ sinh; chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và ăn đồ dạng lỏng như: cháo, súp để cơ thể dễ dàng tiêu hóa, tránh ăn quá no, quá nhanh. Thực phẩm nên ăn: Để tốt cho hệ tiêu hóa tốt nhất bạn nên ăn vừa đủ, ăn chậm và nhai thật kỹ thức ăn. Đảm bảo ăn uống đúng giờ giấc, ăn lúc thức ăn còn nóng sốt, nên ăn nhiều rau củ quả, chất xơ, uống nhiều nước nhất là khi bạn đang bị táo bón. Ăn uống điều độ, đúng giờ, có thời gian thư giãn nghỉ ngơi hợp lý sau những giờ làm việc căng thẳng. Rèn luyện thể thao phòng tránh rối loạn tiêu hóa Ngoài chuyện ăn uống, việc vận động thể chất cũng cực kỳ có lợi cho người bị rối loạn tiêu hóa. Việc tập luyện thể dục giúp cân bằng các hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột. Trên đây là các thông tin giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về rối loạn tiêu hóa kéo dài, nguyên nhân và cách khắc phục, bạn cũng nên trạng bị cho mình và người thân những kiến thức nhiều hơn nữa về rối loạn tiêu hóa và cách phòng ngừa cũng như điều trị chứng bệnh này để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân trong gia đình. Mời bạn liên hệ tới số 18001506 (miễn cước) để được tư vấn về cách xử lý khi bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, các bệnh đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Chia sẻ0
Hướng dẫn sử dụng các thuốc tiêu hóa hợp lý
Nếu bạn đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa mà chưa biết nên xử trí ra sao, dùng thuốc nào, hãy đọc ngay bài viết dưới đây về hướng dẫn sử dụng thuốc tiêu hóa hợp lý. Bài viết cung cấp cho bạn các thông tin đầy đủ và cụ thể về phân loại, khi nào nên dùng và cách dùng đúng các thuốc tiêu hóa. Sử dụng thuốc tiêu hóa hợp lý Khi nào cần dùng thuốc tiêu hóa Môi trường sống ô nhiễm, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thói quen ăn uống vô tội vạ – ưa thích đồ ăn nhanh khiến ngày càng nhiều người cần đến sự hỗ trợ của thuốc tiêu hóa giúp tiêu hóa tốt, trị các triệu chứng khó chịu của đường tiêu hóa. Vậy khi nào cần dùng loại thuốc này? Dưới đây là những trường hợp điển hình: Táo bón. Là tình trạng khó đi ngoài, đặc trưng bằng đặc điểm phân rắn và giảm số lần đi đại tiện trong ngày. Táo bón thường gây đau đớn cho người mắc, cảm giác sợ hãi mỗi lần đi vệ sinh. Tiêu chảy kéo dài. Nếu nhẹ thì gây mệt mỏi, mất nước đơn thuần, nếu nặng có thể dẫn tới rối loạn điện giải, suy nhược cơ thể, thậm chí là tử vong trong nhiều trường hợp. Đầy bụng chướng hơi. Ăn thức ăn không tiêu, khó tiêu gây cảm giác đầy tức ậm ạch, khó tiêu hóa. Đầy bụng thường đi kèm với ợ hơi ợ chua do vi khuẩn lên men thức ăn trong đường ruột, đẩy ngược lại ống tiêu hóa, khiến người bệnh sợ ăn chán ăn. Mắc các bệnh tiêu hóa cấp tính. Điển hình nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rus gây tiêu chảy ồ ạt, mất kiểm soát thì sau khi điều trị cần sử dụng thêm các thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Các bệnh tiêu hóa mạn tính dai dẳng như viêm đại tràng, Hội chứng ruột kích thích… Phân loại thuốc tiêu hóa Thuốc tiêu hóa trị triệu chứng tiêu chảy Thuốc tiêu hóa có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng đơn giản và phổ biến nhất là phân loại dựa vào tác dụng chính. Theo đó, thuốc tiêu hóa gồm các nhóm: Thuốc trị táo bón. Giúp tăng thể tích phân, làm mềm phân, nhuận tràng tăng nhu động ruột, hỗ trợ đại tiện thuận lợi, dễ dàng hơn. Ví dụ: Sorbitol, magie sulfate, Macrogol, Bisacodyl… Thuốc tiêu chảy: Thuốc này làm giảm nhu động ruột trong các trường hợp ruột bị kích thích quá mức do thức ăn, đồ uống hoặc do bệnh lý (hội chứng ruột kích thích thể lỏng) do đó giảm số lần đi ngoài, tiêu chảy 2 thuốc chính của nhóm là loperamide, diphenoxylate. Bù nước bù điện giải (Oresol) khi đi ngoài nhiều lần mất nước, mất điện giải. Diệt khuẩn đường ruột như Berberin, kháng sinh diệt khuẩn như Biseptol Thuốc giảm đầy bụng, chướng hơi: thuốc kích thích nhu động tiêu hóa nên giảm đầy bụng, khó tiêu như Metoclopramid, domperidon Thuốc hỗ trợ tiêu hóa: Men vi sinh được sử dụng trong các trường hợp hệ vi khuẩn chí (vi khuẩn tại đường ruột) bị rối loạn nhằm cân bằng và bổ sung vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Men tiêu hóa (enzym tiêu hóa) để giúp sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày dễ dàng hơn như neopeptin, alipase, festal…, có thể dùng thêm thuốc hỗ trợ sự tiết mật (chophytol). Xem thêm: Đau bụng đi ngoài uống berberin có được không? Lưu ý khi sử dụng thuốc tiêu hóa Thuốc tiêu hóa nếu sử dụng bừa bãi, thiếu khoa học sẽ vô tình gây hại cho sứa khỏe, đặc biệt là khi lạm dụng chúng nhiều lần. Bạn chỉ nên dùng thuốc tiêu hóa trong các trường hợp cần thiết đã kể ở trên, sau khi đã sử dụng các biện pháp không dùng thuốc khác như thay đổi lối sống, ăn uống mà không đem lại hiệu quả. Chuyên gia khuyên bạn cách dùng thuốc tiêu hóa hợp lý: Tuân thủ điều trị, làm theo hướng dẫn của bác sĩ nơi bạn thăm khám Không sử dụng các thuốc có tính chất đối lập nhau. Ví dụ: không kết hợp thuốc giảm nhu động ruột với thuốc trị bệnh táo bón. Tuân thủ hướng dẫn sử dụng ghi trẻn nhãn thuốc: ví dụ oresol cần pha theo đúng thể tích 200ml hay 1 lít nước, khi pha loãng hoặc quá đặc sẽ ảnh hưởng đến thẩm thấu tế bào và nguy nhiểm đến sức khỏe người dùng. Thuốc tác động trực tiếp tại dạ dày thường được bác sĩ chỉ định uống trước bữa ăn 30 phút để hấp thu dược chất tốt nhất. Do đó thời điểm uống trước hay sau bữa ăn là rất quan trọng trong điều trị các bệnh tiêu hóa. Thời điểm uống thuốc rât quan trọng để điều trị các bệnh tiêu hóa Trên đây là những thông tin cần thiết về thuốc tiêu hóa mà bạn cần nắm được, giúp sử dụng các loại thuốc này đúng đắn và hợp lý nhất. Bạn cần liên hệ bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể, không nên tự ý sử dụng thuốc vì có thể đem lại nhiều ảnh hưởng bất lợi đến hệ tiêu hóa và sức khỏe. Với các bệnh tiêu hóa mạn tính như Hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng ngoài việc sử dụng các thuốc tây y như đã nêu ở trên thì các dược liệu đông y cũng giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Các dược liệu Đông y như Hoàng Bá, Bạch Phục Linh, Bạch Thược, Bạch Truật có tác dụng rất tốt lên đại tràng, giúp giảm triệu chứng táo bón, tiêu chảy, đầy bụng chướng hơi. Hiện nay sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS với sự kết hợp của 4 dược liệu trên và thành phần 5-HTP giảm kích thích co thắt đại tràng, ImmuneGamma cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng khó chịu trên đường tiêu hóa gây ra bởi hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng. Xem chi tiết điểm bán Tràng Phục Linh PLUS, xin mời bấm chọn TẠI ĐÂY Gọi tới tổng đài 18001506 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp về các thuốc tiêu hóa và cách sử dụng hợp lý Chia sẻ26
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì kiêng gì?
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng rất thường gặp hiện nay, xảy ra ở mọi lứa tuối do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lí. Chính vì thế, điều chúng ta cần làm là thay đổi một chế độ ăn hợp lí hơn, hạn chế những thực phẩm có hại cho tiêu hóa tránh những rắc rối không đáng có do rối loạn tiêu hóa gây nên. Vai trò của chế độ ăn Xã hội ngày càng phát triển, khoa học ngày càng tiến bộ nhưng thay vào việc quan tâm nhiều hơn đến bữa ăn hay chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng thì chúng ta lại thường ăn những đồ ăn vội, những thức ăn nhanh. Điều đó gây ảnh hưởng không tốt đến bộ phận tiêu hóa. Chế độ ăn hợp lí giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh Thế nào sẽ được coi là một chế độ ăn hợp lí cho bộ tiêu hóa? Chế độ ăn hợp lí không phải là thu nạp hết tất cả chất dinh dưỡng trong một bữa ăn, mà ta ăn những gì ta thiếu cần bổ sung, hạn chế những chất không cần thiết cho cơ thể, ăn đủ vừa phải. Bổ sung nhiều chất xơ trong rau củ quả và những vitamin cần thiết cho cơ thể giúp cho tiêu hóa tốt hơn, ổn định hơn. Đối với những bệnh nhân đang điều trị rối loạn tiêu hóa ngoài sử dụng thuốc thì thay đổi chế độ ăn giúp điều trị bệnh một cách hiệu quả. Nếu tiếp tục duy trì thói quen ăn không tốt rối loạn tiêu hóa sẽ rất dễ tái phát, lâu dần bệnh sẽ nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến mạn tính. Nên ăn gì khi rối loạn tiêu hóa Khi mắc hội chứng rối loạn tiêu hóa, điều bạn cần làm là lập tức thay đổi chế độ ăn của mình. Vì lúc này bộ phận tiêu hóa của bạn đang rất yếu. Bạn cần ăn những đồ ăn dễ tiêu hóa, ít béo, ăn hợp lí vừa đủ. Dưới đây là gợi ý bạn một số thực phẩm bạn nên ăn khi mắc phải hội chứng này : Các loại ngũ cốc như: gạo lứt, bánh mỳ, yến mạch. Đây là những loại ngũ cốc cung cấp chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Sữa chua: Từ trước đến nay sữa chua vốn được coi là món ăn vô cùng có lợi cho tiêu hóa, đặc biệt là những bệnh nhân mắc chứng đầy bụng khó tiêu. Sữa chua có các vi khuẩn có lợi, bổ sung men tiêu hóa giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Rau của quả chứa nhiều chất xơ hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa Nên ăn trái cây rau củ quả chứa nhiều chất xơ và vitamin giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, phục hồi quá trình mất nước do rối loạn tiêu hóa. Một số rau củ quả có thể kể đến như: ổi, bưởi, khoai lang, cà rốt và các loại rau xanh… Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, ăn thêm các loại thịt trắng như thịt gà, thịt các, vịt… cung cấp thêm chất đạm cho cơ thể, giảm chất béo. Bạn cũng có thể ăn thêm trứng luộc hoặc cá biển khoảng 3 lần/ tuần để chống viêm đường ruột. Ngoài ra khi mắc hội chứng rối loạn tiêu hóa, bạn cần bổ sung đủ nước cho cơ thể, nước giúp cân bằng lượng axit trong cơ thể, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng từ thức ăn giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn. Bị rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì? Một số thực phẩm nên không nên có trong thực đơn người rối loạn tiêu hóa: Rượu bia, thuốc lá và những đồ uống có gas… là những thứ tuyệt đối bạn không nên dùng khi mắc rối loạn tiêu hóa vì nó rất hại cho cơ thể và tăng axit trong dạ dày. Hạn chế các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, những đồ ăn nhanh như : thịt xông khói, xúc xích, khoai tây chiên, bánh ngọt, socola … Hạn chế ăn thức ăn nhanh khi mắc rối loạn tiêu hóa Tránh hạn chế ăn những đồ ăn không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn, đồ ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh, đồ ăn vỉa hè.. Các món trong bữa ăn không nên chiên xào quá nhiều làm trầm trọng thêm chứng khó tiêu đầy bụng. Đối với người tiêu chảy không nên uống sữa và ăn các thực phẩm làm từ sữa. Lời khuyên cho người bị rối loạn tiêu hóa Ngoài chế độ ăn uống hợp lí, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng một số loại thuốc, đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc cả Đông y và Tây y và một số bài thuốc dân gian. Tùy và tình trạng bệnh mà mỗi người sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Bạn có thể đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách. Rối loạn tiêu hóa để lâu sẽ kéo theo rất nhiều bệnh nghiêm trọng gây nguy hại cho sức khỏe của bạn. Chính vì thế cần thay đổi ngay chế độ ăn uống của mình ngay hôm nay. Khi có triệu chứng của bệnh cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Chia sẻ0
Đi ngoài nhiều lần sau ăn sáng là bệnh gì
Đi ngoài nhiều lần sau ăn sáng không chỉ gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, mất tự tin khi ăn uống, tình trạng trên kéo dài còn cảnh báo các dấu hiệu liên quan đến bệnh tiêu hóa. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết đi ngoài nhiều lần sau ăn sáng có thật sự nguy hiểm và cách khắc phục tình trạng này ra sao. Hoạt động sinh lý của hệ tiêu hóa Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, từ 5h – 7h là khoảng thời gian ruột già thải trừ chất độc, từ 7h – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất. Sau một ngày đêm, phân di chuyển qua ruột non và dừng lại ở ruột già, tích đủ lớn, đến thời gian từ 5-7h sáng khi ruột già thải độc sẽ kích thích trực tràng – hậu môn tống ra ngoài, nhất là sau ăn sáng, khi thức ăn đi vào sẽ làm kích thích nhu động toàn bộ đường tiêu hóa. Vậy nên, đi ngoài sau khi ăn sáng là điều hoàn toàn phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể. Đi ngoài sau ăn sáng là bệnh gì? Triệu chứng đi ngoài nhiều lần sau ăn sáng có thể do hội chứng ruột kích thích Thông thường, sau khi ăn hệ tiêu hóa sẽ được dồn máu để tiêu hóa hết chỗ thức ăn, khi đó phần trước của ruột già (đại tràng) sẽ co bóp đẩy phân xuống trực tràng làm căng trực tràng gây phản xạ co bóp trực tràng và mở cơ thắt trong tạo cảm giác muốn đại tiện. Hơn thế nữa, khoảng thời gian sau ăn sáng, cũng là lúc ruột già thải độc chính vì thế việc đi đại tiện lúc này là rất phù hợp với hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Tuy nhiên,nếu sau ăn sáng bạn vẫn đau bụng đi ngoài kết hợp với đi ngoài phân lỏng, tần suất cơn đau xuất hiện liên tục trong một khoảng thời gian dài thì có thể do Hội chứng ruột kích thích. Tham khảo: Ngủ dậy đi ngoài, ăn sáng xong đi tiếp là bệnh gì? Làm thế nào để điều trị hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích hay chính là thể bệnh đại tràng co thắt. Nó là kết quả của những rối loạn trong hệ tiêu hóa, mà cụ thể đó là những rối loạn về chức năng của đại tràng. Các triệu chứng đau quặn bụng, đầy hơi, chướng bụng, khó chịu hay xảy ra vào buổi sáng, nhất là sau khi ăn sáng, người bệnh có cảm giác muốn đi đại tiện. Biện pháp dùng thuốc Thông thường, bệnh chia làm bốn thể lâm sàng (dựa trên sự rối loạn thói quen đi cầu) Thể táo bón chiếm ưu thế Thể tiêu chảy chiếm ưu thế Thể xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy Thể không có rối loạn thói quen đi cầu. Tùy vào từng thể mà bệnh nhân sẽ được sử dụng các thuốc khác nhau để kiểm soát triệu chứng. Dưới đây là một số thuốc thường được sử dụng: Thuốc trị tiêu chảy: Loperamide, Erceyuryl, Diphenoxylase,…các thuốc này làm giảm vận chuyển của ruột nhưng không làm giảm đau bụng. Có khi lại gây táo bón, trướng bụng do phản hồi.Chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Thuốc chống táo bón: polyethylene glycol hoặc macrogol, lactulose, mucilage, gôm, hạt Ispaghul,… Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: Diosmectite, bismuth … có tác dụng che chở niêm mạc ruột, hấp phụ các độc tố không làm giảm đau bụng khi dùng đơn độc. Probiotics (các lợi khuẩn): Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces boulardii… có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của vi sinh đường ruột, giúp phục hồi chức năng, cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa. Kháng sinh: chỉ dùng trên một số trường hợp người bệnh xuất hiện triệu chứng bệnh do sự tăng sinh quá mức của vi khuẩn đường ruột. Thuốc Tây y điều trị triệu chứng hội chứng ruột kích thích Biện pháp không dùng thuốc Điều chỉnh thói quen ăn uống hợp lý Tránh ăn các thức ăn khó “dung nạp” như đậu, đỗ, ngũ cốc nguyên hạt, đồ ăn khô nhiều gia vị,…đồ nhiều dầu mỡ, Không ăn những đồ tanh, lạnh như hải sản ( tôm, cua, bề bề, mực,…) Hạn chế các đồ kích thích như rượu, bia, cà phê, trà,… Có thể uống các sản phẩm từ sữa chua đặc biệt các đồ uống có bổ sung Probiotics ( các lợi khuẩn) hỗ trợ ổn định hệ tiêu hóa Trong trường hợp đi ngoài nhiều nên uống nhiều nước đề phòng mất nước Liệu pháp tâm lý Stress là một trong những nguyên nhân làm khởi phát và phát triển hội chứng ruột kích thích. Hãy giữ cho bản thân một cuộc sống thật an nhiên, kiểm soát cảm xúc tốt để tránh xa nguy cơ mắc hội chứng này. Tăng cường các hoạt động thể dục, thể thao Vận động nhẹ nhàng: Nên tập một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, đi bộ,… đều đặn vào buổi sáng sớm hoặc chiều, mỗi lần khoảng 15 đến 20 phút. Điều đó là rất tốt cho hệ tiêu hóa bởi nó kích thích hoạt động của nhu động ruột và góp phần nâng cao sức khỏe đường ruột. Massage bụng: động tác này giúp điều hòa nhu động đại tràng, giúp lưu thông khí huyết, ngăn ngừa rối loạn co bóp của đại tràng.Người bệnh nên massage bụng vào sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ, hoặc ngay lúc thấy đau tức. Cách xoa: người bệnh nên xoa theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần kéo dài khoảng 5 phút tương ứng khoảng 250 vòng. Phòng ngừa bệnh, ổn định chức năng đại tràng Hiện nay, các sản phẩm thảo dược từ Hoàng bá, Bạch truật, Bạch phục linh, Bạch thược đang được các y bác sĩ khuyên dùng để hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích, bởi mang đến hiệu quả cao và rất lành tính, ít tác dụng phụ. Hoàng Bá:Trong Hoàng Bá chứa một hàm lượng lớn Berberin, hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, dùng khi bị tiêu chảy do thức ăn nhiễm khuẩn. Không chỉ có thế, hợp chất lacton trong Hoàng bá có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương nên giúp giảm co thắt đại tràng do kích thích thần kinh. Chính vì thế, dùng Hoàng Bá như “một mũi tên trúng hai đích” vừa đem lại tác dụng diệt khuẩn, vừa giảm co thắt. Hoạt chất Berberin trong Hoàng Bá điều trị tốt triệu chứng tiêu chảy Bạch phục linh: được biết đến với vai trò là một vị thuốc quý với 2 hoạt chất chính là Polysaccharid và Triterpen giúp Giảm đầy bụng trướng hơi ở người bị bệnh đại tràng co thắt. Bạch Truật: Từ xa xưa Bạch truật đã được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh đường tiêu hoá bởi khả năng trị viêm loét dạ dày, viêm ruột mạn tính, ăn chậm tiêu, nôn mửa, tiêu chảy phân sống. Bạch Thược: Theo các nghiên cứu gần đây, hoạt chất paeoniflorin trong Bạch Thược có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương, giảm đau nội tạng nên hạn chế sự tác động của căng thẳng thần kinh tới hoạt động của ruột nên làm giảm các triệu chứng đau tức ở người bị hội chứng ruột kích thích. Đi ngoài sau ăn sáng là điều hoàn toàn phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể, nhưng nếu bạn thường xuyên tiêu chảy sau ăn sáng thì cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị ngay nhé bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo “hội chứng ruột kích thích”. Viên uống Tràng Phục Linh PLUS kết hợp các thành phần thiên nhiên là sản phẩm dành riêng cho hội chứng ruột kích thích. Mời bạn gọi tới tổng đài 18001506 để được tư vấn thông tin về sản phẩm và bệnh lý đại tràng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích. Mời bạn bấmMUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS để mua hàng. Chia sẻ48
Giải đáp 5 vấn đề lớn về khám tiêu hóa
Khám tiêu hóa định kì thường xuyên sẽ giúp người bệnh phát hiện và có hướng điều trị sớm nhất. Vậy khám tiêu hóa có thực sự phức tạp, những địa chỉ khám tiêu hóa tốt ở đâu,…? Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp ngay thắc mắc cho bạn. Khám tiêu hóa định kì giúp phát hiện bệnh sớm Khám tiêu hóa gồm khám những gì? Hệ tiêu hóa được chia làm 3 phần chính: Phần trên: Miệng, họng, thực quản Phần giữa: Dạ dày, ruột non, ruột kết, gan,mật và tuỵ tạng. Phần dưới: Hậu môn và trực tràng. Thông thường, khi đi khám tiêu hóa bạn sẽ được bác sĩ tiến hành thăm khám sơ bộ để bước đầu chẩn đoán hệ tiêu của bạn đang gặp vấn đề ở bộ phận nào. Sau khi tiến hành các xét nghiệm, bạn sẽ chờ lấy kết quả, và được bác sĩ kết luận về tình trạng bệnh cũng như đưa ra phác đồ điều trị. Các phương pháp khám bệnh tiêu hóa Khám lâm sàng: việc khám lâm sàng sơ bộ sẽ giúp bác sĩ khai thác được các thông tin liên quan đến bệnh thông qua việc hỏi chi tiết các dấu hiệu bệnh nhân thường gặp, khám thực thể từ đó bước đầu đưa ra kết luận. Làm một số xét nghiệm: xét nghiệm máu, đo nồng độ ure và creatinine máu, điện giải đồ, lấy phân cấy,… hỗ trợ việc chẩn đoán tìm ra bệnh và nguyên nhân gây bệnh Nội soi tiêu hóa: giúp bác sĩ quan sát được chi tiết và rõ ràng nhất những bất ổn trong đường tiêu hóa. Khám tiêu hóa ở đâu tốt? Tại Hà Nội: Một số địa chỉ khám tiêu hóa uy tín bạn có thể tham khảo như: Bệnh viện công: khoa tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện 108, bệnh viện 103. Bệnh viện tư: bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec, bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc, bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc. Khám tiêu hóa ở bệnh viện Đại học y Hà Nội Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện công: bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh Viện Chợ Rẫy. Bệnh viện tư: Bệnh viện quốc tế Minh Anh, Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh… Những bệnh viện công có chất lượng bác sĩ tốt, thăm khám kĩ lưỡng, chính xác tuy nhiên lượng bệnh nhân khá đông, thường xuyên quá tải. Các bệnh viện tư có chất lượng dịch vụ tốt, máy móc hiện đại. Tuy nhiên chi phí lại tương đối cao. Ngoài ra bạn có thể lựa chọn những phòng khám tư uy tín, những phòng phám này vừa đảm bảo được chất lượng dịch vụ, chất lượng thăm khám tốt mà giá cả tương đối phải chăng. Khi nào nên đi khám Khi thấy một số dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi khám tiêu hóa ngay nhé vì rất có thể nó cảnh báo những căn bệnh tiêu hóa nguy hiểm: Ăn uống kém, chán ăn: đột nhiên cảm thấy thấy người thường xuyên mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng Khó chịu hoặc đau bụng, đầy bụng: Bạn có cảm giác đau âm ỉ vùng thượng vị, đau bụng thường không rõ ràng, đau không có tính chất chu kỳ, đau không liên quan đến ăn uống, thường đau liên tục trong quá trình của bệnh. khó tiêu liên tục và kéo dài sau mỗi bữa ăn. Buồn nôn, nôn: Ở giai đoạn sớm của bệnh, biểu hiện này ít xuất hiện khi các dấu hiệu bệnh trở nên trầm trọng hơn bạn có thể cảm thấy buồn nôn, nôn khan thường xuyên. Nên đi khám tiêu hóa khi thấy đầy bụng, ợ hơi Vì sao cần đi khám tiêu hóa Hiện nay ung thư đại tràng, dạ dày và các cơ quan trong hệ tiêu hóa ngày một gia tăng. Chính vì thế khi thấy những dấu hiệu bất thường người bệnh nên tìm đến các địa chỉ khám tiêu hóa tốt để được bác sĩ tư vấn bà tìm ra hướng điều trị sớm tránh các biến chứng thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Trên đây là những thông tin hữu ích dành cho những độc giả đang còn băn khoăn về việc “có nên đi khám tiêu hóa?”, “ khám tiêu hóa ở đâu tốt”. Hi vọng sau khi đọc bài viết các bạn đã có câu trả lời cho riêng mình. Gọi tới tổng đài 18001506 (miễn phí cước gọi) để được chuyên gia tư vấn kĩ hơn về vấn đề khám tiêu hóa tại các cơ sở y tế và cách sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ các bệnh tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng. Sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS – hỗ trợ giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS tại đây. Chia sẻ0