Lối sống hiện đại khiến ngày càng nhiều người mắc các bệnh về đại tràng do lối ăn uống sinh hoạt không hợp lí. Các bệnh về đại tràng nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa các bệnh về đại tràng hiệu quả cả Đông y và Tây y. Bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu các bài thuốc Đông y, thuốc Nam chữa bệnh về đại tràng hiệu quả. Theo Y học cổ truyền Việt Nam, thuốc Nam hay thuốc ta là một phần thuộc Đông Y xuất phát từ Việt Nam. Thuốc Đông y chỉ những thuốc có nguồn gốc từ Việt Nam- Trung Quốc, y học phương Đông nói chung đển phân biệt với thuốc Tây y (Thuốc từ phương Tây). Bệnh đại tràng Một số đặc tính của thuốc Nam là nguyên liệu dùng những loại thảo mộc bản địa, được các thầy thuốc khám phá ra trên lãnh thổ Việt Nam. Cách chế biến đơn giản ở dang tươi hoặc sấy khô chứ không nấu thành cao hay bào chế cầu kỳ. Thuốc Đông y ngoài thuốc Nam còn có thuốc Bắc, là các loại thuốc sử dụng trong Đông y của Trung Quốc. Thuốc Bắc có nguyên liệu từ cả động vật, thực vật và một số nguyên liệu khác. Thuốc Bắc đem phơi khô, tẩm sấy, hoặc nấu cao. Nguyên nhân gây ra bệnh đại tràng theo Đông y Theo Đông y, nguyên nhân bệnh đại tràng là khác nhau, tùy từng trường hợp bệnh, từng cá thể. Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh đại tràng điển hình Hội chứng ruột kích thích: Với các biểu hiện bệnh như táo bón, tiêu chảy, đau cơ, đau lưng, đau đầu, khó chịu vùng bụng…Đông y là biện pháp điều trị tích cực đang được nhiều người hướng. Ví dụ đối với thể can khí uất kết có bài thuốc Sài hồ sơ can thăng, Tiêu dao gia giảm… Viêm đại tràng: Đông y cho rằng, viêm đại tràng do các nguyên nhân như ngoại tà lục dâm, thất tình nội thương, ẩm thực bất điều, tỳ vị tố hư. Một số bài thuốc hữa viêm đại tràng hiệu quả như : Tỳ vị hư nhược, tỳ thận dương hư, cam tỳ bất hòa, ứ trở trường lạc… Xem thêm: Top các bài thuốc Nam chữa viêm đại tràng Tính chất nguy hiểm của các bệnh đại tràng Các bệnh và đại trạng nếu để lâu không chữa trị có thể dẫn đến một số biến chứng kéo theo một số bệnh khác nguy hiểm hơn rất nhiều. Vì đại tràng là phần cuối cùng của đường ống tiêu hóa. Điển hình như bệnh viêm đại tràng nếu không chữa trị lâu đầu có thể phát triển lên thành các bệnh như : ung thư đại tràng, giãn đại tràng, thủng đại tràng, xuất huyết đại tràng, suy nhược cơ thể, gan tổn thương,… Thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng Riêng với hội chứng ruột kích thích, đây là một hội chứng mạn tính do đó ngoài việc sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng thông thường, cần kết hợp với thay đổi lối sống và tập luyện đều đặn. Ngoài ra có thể sử dụng thêm một số bài thuốc đông y chữa hội chứng ruột kích thích an toàn với người dùng và cho hiệu quả lâu dài, tuy nhiên cách chế biến cầu kì có thể gây khó khăn khi sử dụng biện pháp này. Bởi trong cuộc sống hiện đại, tìm được các dược liệu và vị thuốc Đông y đã khó, việc chế biến chúng thành bài thuốc hoàn chỉnh lại càng khó hơn. Viên uống Tràng Phục Linh PLUS vận dụng các vị thuốc dân tộc với các hợp chất mới có công dụng ổn định cải thiện chức năng đại tràng. Sản phẩm được bào chế dưới dạng tiện dụng, dễ sử dụng: Cao Bạch Truật ……………..200mg Cao Bạch Phục Linh ………..50mg Cao Bạch Thược …………..50mg Cao Hoàng Bá ………………50mg 5-HTP …………………………3mg ImmuneGamma ……………..100mg Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp của nhiều thảo dược tự nhiên như Hoàng Bá, Bạch truật, Bạch Phục Linh… giúp hỗ trợ giảm các triệu hội chứng ruột kích thích. Mời các bạn gọi tới số 18001506 để được chuyên gia tư vấn giải đáp các vấn đề về đại tràng Để tìm mua Tràng Phục Linh PLUS, mời bạn truy cập Điểm bán Tràng Phục Linh PLUS Chia sẻ0
Viêm đại tràng
Top 7 bài thuốc Nam chữa đại tràng an toàn, hiệu quả nhất
Từ ngàn xưa, “Nam dược trị Nam nhân” luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Ông cha ta có nhiều kinh nghiệm sử dụng cây cỏ, để lại cho nền y học cổ truyền kho tàng các bài thuốc Nam chữa bệnh. Trong đó, nổi bật là các bài thuốc Nam chữa đại tràng có tác dụng hiệu quả, an toàn khi sử dụng. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn các cây thuốc và bài thuốc Nam chữa đại tràng hiệu quả nhất hiện nay. Mục lụcI. Nguyên nhân viêm đại tràng theo y học cổ truyềnNgoại tà lục dâmẨm thực bất điềuThất tình nội thươngTỳ vị hư nhượcIII. Top 7 bài thuốc Nam chữa đại tràng hiệu quả1. Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng lá ổi2. Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng lá mơ lông3. Bài thuốc chữa viêm đại tràng mãn tính bằng mộc hoa trắng4. Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng nha đam5. Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng bạch truật6. Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng Hoàng bá7. Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng Bạch phục linhIV. Lưu ý khi sử dụng thuốc Nam chữa đại tràngV. Ưu, nhược điểm của các bài thuốc Nam chữa đại tràngƯu điểmNhược điểmVI. Tràng Phục Linh PLUS – bài thuốc Nam chữa đại tràng hiệu quả I. Nguyên nhân viêm đại tràng theo y học cổ truyền Viêm đại tràng là bệnh thuộc hệ tiêu hóa, thường có các biểu hiện đau bụng, mót rặn hoặc tiêu chảy. Hiện tượng đau bụng có thể đau kiểu âm ỷ hoặc đau quặn theo từng cơn. Ngoài các triệu chứng thường gặp này, bệnh nhân bị viêm đại tràng còn mắc các chứng khác như buồn nôn, chán ăn, ăn không tiêu dẫn đến người mệt mỏi, sút cân, suy giảm miễn dịch. Điều này có thể dẫn đến tình trạng sốt, thiếu máu, mất nước, rối loạn điện giải. Theo y học cổ truyền, có 4 nguyên nhân chính gây ra viêm đại tràng: Ngoại tà lục dâm. Ẩm thực bất điều. Thất tình nội thương. Tỳ vị tố hư. Ngoại tà lục dâm Lục dâm (6 nguyên nhân xấu) ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, bao gồm: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa. Khi người khỏe mạnh, 6 yếu tố này vô hại với con người. Tuy nhiên, khi gặp những tác động xấu từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, virus (ngoại tà), 6 yếu tố này sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người. Từ đó dẫn đến phát sinh ra bệnh viêm đại tràng. Ẩm thực bất điều Ăn uống không điều độ, mất cân bằng chế độ dinh dưỡng và sử dụng quá nhiều thực phẩm gây hại cho cơ thể như dầu mỡ, đường, muối, thức ăn không vệ sinh, chất kích thích… Đây là nguyên nhân chính phổ biến nhất gây bệnh viêm đại tràng hiện nay. Thất tình nội thương Nếu như ngoại tà lục dâm là những nguyên nhân từ bên ngoài, thì thất tình nội thương là nguyên nhân bên trong dẫn đến bệnh tật. Thất tình (7 trạng thái, 7 nguyên nhân) phản ảnh các mức độ khác nhau của tâm lý, gồm: hỷ, nộ, ưu sầu, tư lự (lo âu), bi quan, khủng khiếp, kinh hoàng. Trong hai nguyên nhân ngoại tà và nội thương, nội thương vẫn là nguyên nhân chính quyết định đến sức khỏe con người. Khi bạn bị stress, căng thẳng quá nhiều sẽ gây hại các tạng phủ trong cơ thể, bao gồm bệnh viêm đại tràng. Tỳ vị hư nhược Tỳ là cơ quan có chức năng tiêu hóa dinh dưỡng, bao gồm dạ dày, tiểu tràng, đại tràng… Khi tỳ vị hư nhược, người gầy, đại tiện lỏng, bụng trướng, da xanh xao… lâu ngày gây ra bệnh. Từ bốn nguyên nhân chính chúng tôi kể trên chính là lý do dẫn tới các đợt viêm đại tràng cấp. Tình trạng viêm cấp kéo dài không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới viêm đại tràng mãn tính, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của bạn. III. Top 7 bài thuốc Nam chữa đại tràng hiệu quả Thực tế sử dụng cây thuốc của ông cha cho thấy, dùng thuốc Nam chữa đại tràng đem lại hiệu quả điều trị lâu dài, đặc biệt an toàn, lành tính với cơ thể. Cây thuốc Nam chữa đại tràng thuộc nhóm thuốc trị triệu chứng như thuốc cầm tiêu chảy, chống viêm, kháng khuẩn, cầm máu. Qua hàng trăm năm, cây thuốc Nam đã được chứng minh hiệu quả trong quá trình sử dụng điều trị bệnh đại tràng. Sau đây là 5 bài thuốc Nam chữa đại tràng hiệu quả bạn có thể áp dụng tại nhà: 1. Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng lá ổi Lá ổi chứa khoảng 7 – 10% tanin, pyrogalic, acid psiditanic. Lá non và búp ổi non là vị thuốc chữa đau bụng, đi ngoài lâu đời trong nhân dân. Lá ổi giúp cầm tiêu chảy, tiêu viêm, cầm máu, làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và có tác dụng kháng khuẩn. Chuẩn bị: Lá ổi non: 1 nắm. Ấm sắc thuốc. Cách thực hiện: Bước 1: Lá ổi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút, sau đó vớt ra, để ráo nước. Bước 2: Cho lá ổi vào ấm sắc, thêm 1 lít nước vào và đem đun. Ban đầu để lửa to, khi nước sôi thì vặn lửa nhỏ, ủ trong khoảng 30 phút. Bước 3: Lọc bỏ bã lấy nước uống. Bạn có thể uống thay nước hàng ngày. Bài thuốc đơn giản và không cầu kỳ trong lựa chọn nguyên liệu, chế biến. Bạn nên kiên trì sử dụng mỗi ngày để thấy được chuyển biến mong đợi. Ngoài ra, một cách sử dụng lá ổi khác bạn có thể tham khảo trong video dưới đây: 2. Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng lá mơ lông Lá mơ lông là một loại rau ăn làm thuốc quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày. Lá mơ lông có vị ngọt, tính bình, tác dụng khư phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, trừ thấp tiêu thũng. Dân gian thường dùng lá mơ lông để chữa lỵ trực tràng và đau đại tràng. Chuẩn bị: Lá mơ lông: 50g. Trứng gà: 2 quả. Cách thực hiện: Bước 1: Lá mơ rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Bước 2: Cho lá mơ vào máy xay xay nhuyễn. Bước 3: Đập trứng gà vào lá mơ đã xay, trộn đều. Bước 4: Đem rán chín và ăn với cơm khi còn nóng. Với món trứng rán lá mơ này, bạn có thể ăn 2 – 4 lần mỗi tuần cho đến khi thấy các triệu chứng viêm đại tràng giảm hẳn. 3. Bài thuốc chữa viêm đại tràng mãn tính bằng mộc hoa trắng Mộc hoa trắng hay còn gọi với tên thừng mực, mức hoa trắng, có vị đắng, tính mát, công dụng hành khí chỉ lỵ, vỏ thân, hạt được dùng trị lỵ amip, tiêu chảy, viêm gan. Vỏ mộc hoa trắng kết hợp với khổ sâm, bạch truật, vỏ rụt tạo thành bài thuốc chữa viêm đại tràng mãn tính. Chuẩn bị: Vỏ mức hoa trắng: 10g. Khổ sâm: 10g. Bạch truật: 12g. Vỏ rụt: 8g. Cách thực hiện: Sắc nước uống, ngày một thang, dùng trong 5 – 7 ngày sẽ thấy giảm hẳn các triệu chứng viêm đại tràng. 4. Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng nha đam Chuẩn bị: Nha đam: 1 lá. Nước ấm: 300ml. Cách thực hiện: Bước 1: Nha đam rửa sạch, lọc lấy phần thịt bên trong. Bước 2: Cho nha đam vào máy xay, thêm nước và xay nhuyễn. Bước 3: Chia sinh tố nha đam làm 3 phần, uống hết trong ngày. Bạn nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút để quá trình hấp thu được diễn ra dễ dàng hơn. 5. Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng bạch truật Đông y coi bạch truật là một vị thuốc bổ, có tác dụng bổ tỳ kiện vị, hóa thấp, cầm tiêu chảy, bổ máu, giúp tiêu hóa, chữa bụng đầy hơi, viêm ruột mạn tính. Đặc biệt, bạch truật có khả năng cân bằng hai chiều. Nếu bạn bị tiêu chảy, bạch truật có tác dụng cầm tiêu chảy, và ngược lại. Nếu bạn bị táo bón, bạch truật có tác dụng nhuận tràng hiệu quả. Chính vì vậy, bạch truật trở thành vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc chữa đại tràng nhờ tác dụng giảm viêm, chống loét và cân bằng hai chiều. Chuẩn bị: Bố chính sâm: 12g. Biển đậu: 12g. Ý dĩ: 12g. Bạch truật: 12g. Hạt sen: 12g. Vỏ quýt: 6g. Cách thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu sao vàng (dùng lửa nhỏ sao đến khi có mùi thơm), sau đó tán thành bột. Mỗi lần uống 10g, pha với nước sôi để nguội uống. Ngày uống 3 lần. Bạn nên dùng kiên trì trong ít nhất một tháng để thấy được tác dụng rõ rệt của phương pháp. 6. Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng Hoàng bá Hoàng bá có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng tả tướng hỏa, thanh thấp nhiệt, dùng trong rối loạn tiêu hóa, chữa bệnh do vi khuẩn đường ruột. Trong hoàng bá có chứa berberin, không chỉ giúp trị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, berberin còn có tác dụng trị co thắt đại tràng, điều trị hội chứng ruột kích thích. Chuẩn bị Hoàng bá 200g Cam thảo khô, chi tử Nước lọc 600ml Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm cùng với nước, đem sắc kĩ cho tới khi chỉ còn 1/2 lượng nước trong ấm thì tắt bếp. Chắt nước cốt ra bát, chia đều 3 phần, uống 3 lần/ngày. Nên uống sau khi ăn 30 phút. 7. Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng Bạch phục linh Bạch phục linh có tên gọi khác là phục linh, phục thần, được tìm thấy tại nhiều nơi ở nước ta như Đà Lạt, Hà Giang, Thanh Hóa. Theo cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, bạch phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, quy vào 5 kinh tâm, phế, thận, tỳ và vị. Bạch phục linh có tác dụng bổ tỳ, giúp giảm đầy hơi, chướng bụng. Đặc biệt, bạch phục linh giúp cầm tiêu chảy và ngăn ngừa chảy máu đường tiêu hóa. Đây là công dụng quan trọng trong chữa trị các triệu chứng của viêm đại tràng. Hướng dẫn: Bài 1 – Thang phục linh: bạch truật 12g, phục linh 12g. Sắc uống trước khi ăn. Trị thấp do tỳ hư sinh tiêu chảy, bụng trướng đầy, sôi bụng mà không đau, đại tiện nhiều lần, phân lỏng. Bài 2 – Hương sa lục quân: đảng sâm 10g, bạch truật 10g, bạch linh 10g, chích thảo 4g, trần bì 6g, bán hạ 6g, mộc hương 4g, sa nhân 4g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống hoặc tán bột làm viên. Trị tiêu chảy kéo dài do tỳ hư. ☛ Tham khảo: Bật mí 10+ cách chữa viêm đại tràng hiệu quả tại nhà IV. Lưu ý khi sử dụng thuốc Nam chữa đại tràng Mặc dù thuốc Nam an toàn, không gây tác dụng phụ, nhưng bạn không được lạm dụng nó quá mức. Điều này dẫn đến phản tác dụng, ảnh hưởng đến sự cân bằng các chuyển hóa trong cơ thể. Ngoài ra, để sử dụng thuốc Nam chữa đại tràng đúng cách, bạn cần lưu ý: Lựa chọn thảo dược có nguồn gốc rõ ràng, không dùng chất bảo quản hay các tạp chất khác. Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc kê đơn sang dùng thuốc Nam. Kết hợp với thói quen ăn uống lành mạnh, tránh xa các thực phẩm gây hại cho đại tràng như dầu mỡ, thức ăn nhanh, chất kích thích. Khi dùng thuốc Nam, nếu thấy cơ thể có các phản ứng lạ, bất thường, cần ngừng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên tiếp tục sử dụng hay không. Hiểu đúng và sử dụng đúng sẽ góp phần rút ngắn thời gian chữa trị, đem lại kết quả như ý đến với bạn. V. Ưu, nhược điểm của các bài thuốc Nam chữa đại tràng Ưu điểm Sử dụng thuốc Nam chữa đại tràng có nhiều ưu điểm nổi bật như sau: Cây thuốc Nam phát triển tự nhiên, dễ tìm và dễ sử dụng. An toàn, lành tính: Bạn sẽ không phải lo lắng tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng dài ngày như dùng thuốc Tây. Thuốc Nam phù hợp với thể trạng người Việt, được hun đúc từ các kinh nghiệm sử dụng của cha ông nên đem lại hiệu quả tốt khi dùng. Chi phí phải chăng, vừa với túi tiền của nhiều đối tượng khác nhau. Có tác dụng duy trì kéo dài ngay cả khi không còn sử dụng. Đây chính là ưu điểm nổi bật của thuốc Nam so với các loại thuốc khác. Nhược điểm Mặc dù có nhiều ưu điểm, song thuốc Nam cũng có một số nhược điểm: Thuốc có tác dụng chậm, cần một thời gian dài mới thấy được chuyển biến rõ rệt. Người bệnh cần kiên trì và tuân thủ thực hiện đúng theo chỉ dẫn, không được nản chí bỏ dở giữa chừng. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà thuốc có tác dụng mạnh, yếu khác nhau. Thuốc Nam chỉ phù hợp trong trường hợp bệnh nhẹ và vừa. Trường hợp bệnh nặng cần áp dụng các phương pháp điều trị khác. Do đó, khi sử dụng thuốc Nam chữa đại tràng, bạn cần cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc Nam sao cho hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ phát triển từ y học cổ truyền như Tràng Phục Linh PLUS để trị viêm đại tràng nhanh, mạnh mẽ hơn. VI. Tràng Phục Linh PLUS – bài thuốc Nam chữa đại tràng hiệu quả Nếu như sử dụng các bài thuốc dân gian chữa đại tràng có nhiều nhược điểm cản trở quá trình hồi phục, thì Tràng Phục Linh PLUS chính là một bước tiến mới khắc phục thành công nhược điểm đó. Không chỉ sử dụng các vị thuốc Nam như bạch truật, bạch phục linh, hoàng bá, bạch thược, Tràng Phục Linh PLUS còn sử dụng ImmuneGamma và 5-HTP tạo nên sự vượt trội của sản phẩm. Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng: Hỗ trợ điều trị các triệu chứng do bệnh đại tràng gây ra như đau bụng, tiêu chảy, táo bón. Chống loét, giảm viêm, hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa. Đối tượng sử dụng: Người bị hội chứng ruột kích thích Bệnh nhân viêm đại tràng cấp hoặc mạn tính Rối loạn tiêu hóa do đại tràng kích thích – Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) gần nhất, xem TẠI ĐÂY Trên đây là các cây thuốc và bài thuốc Nam chữa đại tràng được dân gian sử dụng. Hi vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ và lựa chọn được bài thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn. Tài liệu tham khảo: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS. Đỗ Tất Lợi. Cây thuốc Việt Nam và những bài thuốc thường dùng – PGS.TS. Nguyễn Viết Thân. https://suckhoedoisong.vn/phuc-linh-tri-tieu-chay-bi-tieu-an-than-n128864.html Chia sẻ11
Vì sao uống kháng sinh bị tiêu chảy? Cách khắc phục hiệu quả
Bạn thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách mà không biết rằng một trong những tác dụng phụ của thuốc là tiêu chảy. Tại sao thuốc kháng sinh vừa chữa bệnh cho bạn lại còn gây thêm tác dụng phụ này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn cũng như một số lời khuyên cách phắc phục tiêu chảy do kháng sinh. Thói quen sử dụng thuốc kháng sinh của người dân và tác hại không ngờ Kiến thức sử dụng thuốc kháng sinh ở một bộ phận người dân chưa thật sự tốt. Những thói quen mua thuốc này gây ra những tác hại không ngờ. Thói quen sử dụng thuốc kháng sinh Khi gặp những bệnh thông thường như cảm cúm, viêm họng, sổ mũi…người dân thường tự ý ra các hiệu thuốc tư nhân để mua thuốc kháng sinh điều trị mà không có bất kì chỉ định nào của bác sĩ. Hay có những trường hợp bệnh nhân có thói quen thấy triệu chứng bệnh giống với những triệu chứng trước đi khám nên sử dụng lại đơn thuốc cũ đi mua thuốc. Thói quen sử dụng kháng sinh không đúng cách gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa Theo khảo sát của Bộ Y tế về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn phía Bắc cho thấy nhận thức về thuốc kháng sinh của dược sĩ cũng như người dân còn khá thấp. Phần trăm kháng sinh bán mà không được kê đơn của bác sĩ lên đến 87%. Một lượng lớn người bệnh ngoài tự ý mua thuốc không có đơn, còn tự ý chỉ định liều lượng, thời gian dùng thuốc cho mình (bán 2 hoặc 3 ngày cho thuốc viêm họng, ho…). Có trường hợp sau vài ngày thấy hết triệu chứng ngừng uống. Theo các chuyên gia kháng sinh chỉ dùng cho các bệnh nhiễm khuẩn, được chỉ định có nhiễm khuẩn hay không và lựa chọn loại kháng sinh phù hợp. Tác hại của sử dụng thuốc không đúng cách Thuốc kháng sinh sử dụng không đúng cách mang lại những hậu quả không đáng có cho người bệnh. Thuốc sử dụng không hợp lý có thể khiến dị ứng, nhiễm độc các cơ quan khác, nhờn – kháng kháng sinh trong những lần điều trị sau. Một tác dụng phụ ngoài ý muốn khác của kháng sinh là hầu hết chúng đều gây tiêu chảy. Vì sao thuốc kháng sinh gây tiêu chảy Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng liều lượng, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột làm rối loạn tiêu hóa và gây ra tiêu chảy. Tiêu chảy do kháng sinh xảy ra theo cơ chế: Kháng sinh khi vào cơ thể, đặc biệt là kháng sinh đường uống sẽ có thời gian tồn tại lâu ở ruột, gây diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của nhiều loạn vi khuẩn tại đây. Hệ vi khuẩn đường ruột bị rối loạn, tăng sinh các vi khuẩn gây hại và làm giảm đáng kể vi khuẩn có lợi. Trong khi đó vi khuẩn chí đường ruột có vai trò quan trọng trong tiêu hóa, xử lý thức ăn. Ngoài ra, vi khuẩn đường ruột còn đóng vai trò lớn trong hệ miễn dịch của cơ thể. Kháng sinh làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột Như vậy, vô hình chung, khi sử dụng kháng sinh để điều trị một bệnh do nhiễm khuẩn khác có thể dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn chí đường ruột gây rối loạn tiê hóa và điển hình là triệu chứng tiêu chảy. Một trong những vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm khuẩn cơ hội thường gặp là Clostridium difficile (chiếm 10-20% trong số các trường hợp) và là tác nhân chủ yếu trong viêm đại tràng có liên quan đến kháng sinh. Tiêu chảy do thuốc kháng sinh gây ra bởi vi khuẩn này có triệu chứng lâm sàng thay đổi từ mức độ nhẹ lâu dần không chữa trị sẽ gây ra những bệnh nặng nguy hiểm hơn. Cách khắc phục tiêu chảy do kháng sinh Nếu xác định được chắc chắn tiêu chảy là do sử dụng kháng sinh thì bạn không cần quá lo lắng. Một số giải pháp không dùng thuốc dưới đây có thể khắc phục được tình trạng này: Đối với những trường hợp tự ý sử dụng kháng sinh, cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có những phương pháp điều trị kịp thời. Với trường hợp tiêu chảy nhẹ, các triệu chứng sẽ hết trong vài ngày tới 2 tuần sau khi hết diều trị kháng sinh. Với những trường hợp tiêu chảy nặng, cần phải dừng ngay loại kháng sinh đang dùng có liên quan đến tiêu chảy. Uống bù đủ nước, chất điện giải. Cấy phân, cấy máu để xác định chủng vi khuẩn gây bệnh. Các sản phẩm từ Immunegamma có thể giúp hạn chế tiêu chảy do kháng sinh Bệnh nhân cũng nên thực hiện thay đổi chế độ ăn làm giảm triệu chứng bệnh: Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp dễ tiêu hóa hơn. Ăn những thực phẩm mềm, thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như gạo, khoai tây, sữa chua, chuối. Tránh ăn nhiều chất sơ, các chất lên men cũng như các gia vị gây kích thích đường tiêu hóa như ớt, hạt tiêu… Tránh uống một số độ uống có gas, rượu bia, cà phê, nước ép cam quýt… Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chức năng đường tiêu hóa có chứa Immunegamma giúp tăng cường hệ miễn dịch và hệ vi sinh đường ruột. Xem thêm: Trẻ bị tiêu chảy khi uống kháng sinh, mẹ phải làm sao? Immunegamma được chiết tách từ vi khuẩn Lactobacillus fermentum, là chế phẩm nhằm điều biến miễn dịch, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch toàn thân, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ điều trị tiêu chảy hiệu quả. Trên ống tiêu hóa, Immunegamma trở thành dưỡng chất cấu tạo nên lông nhung của ruột non và ruột già, giúp tăng cường hấp thu tại ruột non và giúp hấp thu nước, dưỡng chất tại ruột già. Để được tư vấn thêm về các vấn đề gặp phải trên đường tiêu hóa, các bệnh đại tràng, hội chứng ruột kích thích, mời bạn liên hệ tổng đài 18001506 Chia sẻ0
Rối loạn tiêu hóa nên uống gì?
Vấn đề an toàn thực phẩm và chế độ ăn uống hợp lý luôn là tiêu điểm nóng của người dân Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Các bệnh về đường tiêu hóa đã và đang gây nên nhiều nỗi lo ngại trong mỗi chúng ta, đặc biệt là chứng rối loạn tiêu hóa. Vậy khi bị rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc và các thức uống gì? Tất cả sẽ được làm rõ trong bài viết sau đây. Uống thuốc gì chữa rối loạn tiêu hóa Thuốc tây y chữa rối loạn tiêu hóa Các loại thuốc Tây y thường được chỉ định trong rối loạn tiêu hóa, chủ yếu là các thuốc điều trị các triệu chứng đi kèm: Maalox: Dùng khi bị chứng khó tiêu, đầy bụng, kèm theo ợ chua, dùng sau ăn 30 – 60 phút. Domperidon: Dùng khi bị khó tiêu, táo bón, buồn nôn. Thuốc có tác dụng điều hòa nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình vận chuyển thức ăn từ dạ dày xuống đường ruột. Loại thuốc này không được chỉ định cho phụ nữ mang thai, người từng bị xuất huyết đường ruột hoặc bị tắc ruột. Neopeptine, Lactomin, Enterogemina…: Đây là những loại men tiêu hóa có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, giảm chứng ăn không tiêu, chướng hơi, đầy bụng, buồn nôn biếng ăn khi bị rối loạn tiêu hóa. Berberin: được sử dụng khi có các triệu chứng tiêu chảy, kích thích tăng tiết mật giúp tiêu hóa tốt. Ngoài ra loại thuốc này còn có tác dụng tiêu diệt một số loại vi khuẩn có hại trong đường ruột. Dung dịch bù nước và chất điện giải Oresol: Loại thuốc này rất có ích trong việc ngăn ngừa mất nước và bổ sung chất điện giải cho cơ thể khi bị tiêu chảy kéo dài. Khi sử dụng cần lưu ý pha theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì sản phẩm. Loperamid: Là loại thuốc cầm tiêu chảy chỉ được bác sĩ chỉ định khi bị tiêu chảy kéo dài mà không phải do ngộ độc thực phẩm hoặc ăn phải hóa chất độc hại. Các thuốc điều trị bệnh lý liên quan: trong trường hợp rối loạn tiêu hóa được xác định do các nguyên nhân về bệnh lý, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn các thuốc điều trị các bệnh lý đó: như thuốc điều trị dạ dày, tá tràng… Xem thêm: Đau bụng đi ngoài uống Berberin được không? Rối loạn tiêu hóa uống thức uống gì? Cần bổ sung đầy đủ nước trong ngày, tối thiểu 2,5 lít nước 1 ngày khi đang bị rối loạn tiêu hóa sẽ giúp chống mất nước khi bị tiêu chảy và làm mềm phân trong trường hợp bạn bị táo bón. Một số thức uống tốt cho hệ tiêu hóa như: Nước ép cà rốt: giúp dạ dày giảm cảm giác khó chịu, có thể thêm vài nhánh bạc hà vào nước ép để làm dịu cơn sôi sục của dạ dày. Lưu ý: Khi ăn hay uống nước cà rốt cần lưu ý không dùng quá 3 lần/ tuần để tránh bị vàng da. Nước cam: Một số người thắc mắc liệu rối loạn tiêu hóa có nên uống nước cam không? Trong nước cam có nhiều vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và góp phần làm hệ vi khuẩn đường ruột khỏe hơn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Có thể uống 1 ngày 1 ly nước cam nhưng không nên uống nước cam quá chua, nên pha chút nước hoặc uống đá và cho thêm chút đường sẽ tốt hơn. Nên uống nước cam khi no, và nên uống vào buổi sáng. Nước dừa: Trong nước dừa rất giàu kali và khoáng chất nên có tác dụng điều hòa chất điện giải và bổ sung lượng nước bị mất trong cơ thể. Ngoài ra, nước dừa cũng giúp chống lại các chứng nhiễm trùng đường tiêu hóa. Thời điểm tốt nhất để uống là vào buổi sáng. Các loại sữa chua uống: giúp cung cấp các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Nước Oresol: giúp cung cấp nước và chất điện giải cho cơ thể khi rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy. Trà gừng: giúp làm giảm các chứng như: Đầy hơi và chướng bụng, khó tiêu, co thắt dạ dày và buồn nôn ngăn ngừa các bệnh về hệ tiêu hóa ngoài ra còn hỗ trợ, cân bằng các acid trong ruột và giảm co thắt ruột. Trà gừng chữa các chứng đầy hơi, chướng bụng khó tiêu Nước ép táo: Đây là loại trái cây rất giàu vitamin C, vitamin A, khoáng chất, kali và phospho, đặc biệt trong trái táo xanh hàm lượng vitamin C và chất xơ cao hơn táo chín. Những chất này làm giảm các vấn đề táo bón và cải thiện cảm giác chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Ăn táo rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì trong táo chứa nhiều chất xơ, chất pectin tăng vi khuẩn có lợi của đường ruột. Sinh tố bơ: Bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm canxi, sắt, đồng, kali, kẽm…. giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Trà hoa cúc: giúp bạn làm giảm các cơn co thắt ruột và dạ dày, kích thích tiêu hóa tốt hơn, giảm các chứng đầy bụng và khó tiêu, đẩy lùi tình trạng đầy hơi, ợ nóng, rối loạn tiêu hóa, làm dịu hệ thống thần kinh (bao gồm căng thẳng và lo âu) … Sinh tố bông cải xanh: giảm chứng đầy hơi, hỗ trợ tiêu hóa, giúp làm dịu và thư giãn cơ dạ dày. Trà lá chanh: Được xem như là một thức uống rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón, bệnh trĩ nội – ngoại, … Không chỉ dừng lại ở đó mà trà lá chanh còn có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng, giảm triệu chứng nôn mửa, đầy bụng, đầy hơi, … rất là hiệu quả. Một số mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa Các bài thuốc dân gian cũng được sử dụng trong điều trị chứng bệnh này đem lại tác dụng tốt như: Lá khổ sâm nhai với muối ăn: giúp giảm chướng hơi, đầy bụng. Sao vàng khổ sâm, nụ sim khô và búp ổi khô rồi tán thành bột mịn, pha với nước ấm, uống 2 lần/ ngày: giảm rối loạn tiêu háo gây tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, lỵ. Nha đam xay nhuyễn với đường ngậm và nuốt dần: giúp kháng khuẩn, nhuận tràng, dùng tốt khi bị táo bón. Nha đam xay nhuyễn với đường dùng tốt khi táo bón Ngoài việc sử dụng các thuốc theo y học hiện đại hoặc sử dụng các mẹo từ cuộc sống thường ngày để chữa rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể kết hợp với dùng các sản phẩm từ thảo dược để hỗ trợ điều trị các bệnh gây ra tình trạng này để hỗ trợ điều trị bệnh và giảm triệu chứng có liên quan. Để được chuyên gia tư vấn cụ thể hơn về rối loạn tiêu hóa và các vấn đề liên quan đến đại tràng, mời bạn gọi tổng đài miễn cước 18001506 Chia sẻ0
Mẹo trị tiêu chảy kéo dài bạn cần biết
Tiêu chảy là triệu chứng rối loạn tiêu hóa rất thường gặp. Nếu cứ bị tiêu chảy là đi khám và dùng thuốc thì nhiều người không có quỹ thời gian thực hiện được, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Những mẹo điều trị tiêu chảy trong bài viết dưới đây có thể giúp bạn. Vì sao nên điều trị tiêu chảy mạn tính bằng các bài thuốc từ tự nhiên? Các bài thuốc từ tự nhiên bao gồm thuốc nam, bài thuốc dân gian, thuốc Đông y được nhiều người sử dụng như phương pháp đầu tay để điều trị tiêu chảy. Bởi các ưu điểm sau: Nguyên liệu sẵn có. Các vị thuốc được sử dụng thường là nguyên liệu dễ kiếm như gia vị, cây cỏ quanh nhà do đó không gây khó khăn trong tìm kiếm. Nguyên liệu thường rẻ hơn nhiều so với điều trị bằng các phương pháp khác. Y học hiện đại mặc dù cho hiệu quả nhanh chóng, trị được tiêu chảy nhưng bệnh lại thường tái phát do chưa trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó khi điều trị bằng thuốc tây y, điển hình là các thuốc đặc trị cầm tiêu chảy có thể khiến người bệnh chịu nhiều phiền toái sau đó do tác dụng không mong muốn của thuốc như táo bón, nôn, buồn nôn, đầy bụng trướng hơi. Các bài thuốc trong dân gian nếu biết cách sử dụng đúng sẽ an toàn với người bệnh, cho hiệu quả lâu dài. Mẹo trị tiêu chảy kéo dài Tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có, ông cha ta đã đúc rút nhiều bài thuốc khắc phục hiệu quả chứng tiêu chảy, kể cả tiêu chảy kéo dài trong một số tình trạng bệnh mạn tính như hội chứng rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng mạn, ruột kích thích – viêm đại tràng co thắt… Bài thuốc từ búp (lá) ổi Không phải ngẫu nhiên mà phần búp ổi hoặc lá nõn non lại được dùng trị tiêu chảy lâu nay. Thực chất, trong lá ổi có chứa beta-sitosterol, axit guajavalic, tinh dầu, cóalpha-limonen, axit maslinic. Hơn nữa, với khoảng 10% tanin – chất có tác dụng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc ruột, giảm nhu động đại tràng, do đó trị chứng tiêu chảy. Có 2 cách chế biến lá ổi như sau: Cách 1: phần búp ổi non đem rửa sạch. Thêm vừa đủ nước rồi uống dần trong ngày. Chú ý không uống khi dạ dày quá đói, không uống nước quá đặc. Cách 2: cũng phần lá ổi đó, thêm muối và giã nát. Rót nước sôi đã để nguội vào hỗn hợp trên sau đó đem lọc qua một tấm vải sạch thu lấy phần nước và uống dần trong ngày. Lá ổi trị chứng tiêu chảy Cháo chuối xanh Các chất dinh dưỡng trong chuối xanh được coi như thức ăn rất tốt cho lợi khuẩn. Vì thế khi người bị tiêu chảy ăn cháo chuối xanh sẽ giúp tạo ra các chuỗi axid béo ngắn, có lợi cho đường ruột, giúp ổn định tiêu hóa, ổn định đại tràng. Ngoài ra, chuối xanh còn được sử dụng như một cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng mặc dù điều này vẫn chưa được khẳng định chắc chắn. Nước gạo rang Nước gạo rang vừa hạn chế tiêu chảy, giảm số lần đi ngoài trong ngày, lại vừa giúp bù nước, chống mất nước khi bị tiêu chảy nặng. Cách làm: rang gạo tẻ với một ít muối trắng rồi cho ra một bát sứ. Thêm nước đun sôi vào bát, để đó khoảng 10 phút cho nguội. Lấy phần nước và uống dần trong ngày, mỗi lần chỉ uống vài thìa nhỏ. Quả hồng xiêm Cũng giống như chuối, hồng xiêm xanh có chứa nhiều tanin, do đó trong dân gian mọi người hay dùng đây như một bài thuốc để chữa tiêu chảy. Ngoài ra hồng xiêm có tính mát, sinh tân dịch, giúp nhuận tràng chống táo bón. Khi bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, bạn có thể lấy vài quả hồng xiêm còn xanh, cho thêm nước rồi đun nhỏ lửa. Chia phần nước thu được làm 3 phần để uống dần sau bữa ăn từ 10-15 phút. Đôi khi người ta còn thay thế quả hồng xiêm bằng thân cây cũng cho tác dụng tương tự. Một số trường hợp cũng sử dụng quả hồng xiêm xanh để chữa chứng bệnh táo bón do quả có vai trò nhuận tràng, lợi tràng. Bài thuốc từ lá mơ Lá mơ hay còn gọi là lá mơ lông là một cây thuộc họ cà phê, thường có quanh năm nhưng khoảng thời gian có nhiều lá mơ nhất là mùa hè. Lá được biết đến với công dụng giảm đau hoạt huyết, trị rối loạn tiêu hóa, chống phù nề. Lá mơ được dùng để trị nhiều chứng bệnh khác nhau trong đường tiêu hóa như kiết lỵ, đầy bụng khó tiêu, đi ngoài ra máu, tiêu chảy. Ngoài ra, cũng có người dùng lá mơ lông khi bị ho gà và cho hiệu quả khá tốt. Với tiêu chảy, bài thuốc từ lá mơ thường được áp dụng khi tiêu chảy do nguyên nhân nóng từ bên trong (tiêu chảy do nhiệt). Biểu hiện điển hình của tình trạng này là bụng đau quặn kèm theo đầy hơi, hậu môn nóng rát, khát nhiều, phân khẳm, nước tiểu vàng. Bài thuốc: lá mơ và lá sim (với tỉ lệ 2:1) đem sắc cùng với nước. Lọc chắt lấy phần dịch rồi chia ra làm 2 phần uống sau bữa ăn. Đây là một biện pháp đơn giản nhưng cho tác dụng nhanh, người bệnh có thể cảm nhận rõ tiêu chảy giảm bớt sau 2-3 ngày uống đầu tiên. Bài thuốc từ lá mơ chữa tiêu chảy kéo dài Lá lốt trị tiêu chảy lâu ngày Lá lốt được ví như kháng sinh trị tiêu chảy bởi tác dụng kháng khuẩn mạnh, có tác dụng kháng nhiều loại vi khuẩn, trong đó có các vi khuẩn gây bệnh ỉa chảy. Bên cạnh công dụng cầm tiêu chảy, lá lốt còn được biết đến trong bài thuốc trị đi ngoài ra máu, chướng hơi đầy bụng do khí lạnh, chảy nước mũi… Không giống như các loại cây khác, bạn có thể sử dụng đồng thời lá và rễ của lá lốt làm bài thuốc trị tiêu chảy. Đem 2 phần này rửa sạch, ngâm với muối rồi rang vàng trên bếp. Hãm thêm nước và uống thành 2-3 lần trong ngày. Củ cà rốt Chúng ta vốn chỉ biết cà rốt là một loại cây thông dụng để làm thực phẩm nhưng với y học, đây thực ra là một loại cây quý làm thuốc. Trong cà rốt chứa nhiều vitamin, khoáng chất, và nhiều chất dinh dưỡng khác như protid và glucid. Về dược lý, cà rốt giúp tăng cường miễn dịch, ổn định hoạt động sinh lý của cơ thể, giải độc kháng khuẩn. Để chữa tiêu chảy, bạn làm như sau: cà rốt tươi (hoặc bột cà rốt nếu có) thêm nước và nấu thành canh loãng. Có thể chia thành nhiều bữa trong ngày, vừa giúp giảm tiêu chảy, vừa bổ sung dưỡng chất và bù đắp dinh dưỡng do thiếu hụt chất lâu ngày. Măng cụt trị tiêu chảy như thế nào? Măng cụt (Garcinia mangostana) chứa một lượng lớn tanin, hơn cả chuối và lá ổi đã kể ở trên (khoảng 13-15%) tập trung chủ yếu ở vỏ quả và một lượng nhỏ hơn ở vỏ cây. Vỏ măng cụt có tác dụng trị tiêu chảy và kiết lỵ, thường có vị đắng, khi dùng sẽ làm se, săn da. Nước sắc của vỏ măng cụt giúp cầm tiêu chảy: lấy vỏ măng cụt cho vào nồi (tốt nhất là nồi đất) rồi thêm nước vừa phải. Đun sôi, sau đó cho nhỏ lửa. Đến khi nào vỏ chuyển sang màu đen hơi sẫm thì ngừng. Mỗi ngày bạn nên uống 2-3 chén nước đó, chia thành nhiều lần để khắc phục chứng tiêu chảy. Hàm lượng tanin trong măng cụt giúp khắc phục chứng tiêu chảy Cách chế biến vỏ lựu chữa tiêu chảy Lựu là một trong loại có có thể tận dụng vỏ để trị chứng tiêu chảy. Vỏ lựu trong Đông y có tác dụng trị giun, giúp săn se da, cầm tiêu chảy. Ngoài ra, do có hợp chất chống oxy hóa mạnh, vỏ lựu còn có vai trò trong hạ cholesterol, chữa bệnh hẹp động mạch cảnh, làm chậm lão hóa. Thực hiện: Vỏ quả lựu rửa sách thái nhỏ (không thái quá mỏng). Cho thêm nước rồi sắc. Lúc đầu bạn có thể để lửa to sau đó giảm nhỏ dần, cô hỗn hợp thu được để còn khoảng 200-300 ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày. Mật ong Mật ong có nhiều tác dụng, không chỉ với đại tràng mà còn tác động tốt lên cả hệ tiêu hóa: giúp kháng khuẩn do làm giảm khả năng bám dính của vi khuẩn vào niêm mạc ruột, ổn định hệ tiêu hóa, giảm tiêu chảy và giảm mất nước, mất muối do tiêu chảy. Cách dùng mật ong trị tiêu chảy rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy một muỗng mật ong, cho vào nước ấm và uống vào buổi sáng, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn. Bạn cũng có thể cho thêm chanh vào nước mật ong để uống, vừa giữ ẩm tốt lại có thể trị ho ở những người ho lâu ngày. Xem đầy đủ: Đau bụng đi ngoài uống mật ong có tốt không? Lời khuyên với những người bị tiêu chảy kéo dài Thay đổi chế độ ăn khoa học, vệ sinh để phòng ngừa tiêu chảy Tiêu chảy không phải là một triệu chứng quá nguy hiểm nhưng tùy theo mức độ và thời gian của nó mà bạn cần phải cân nhắc và có hướng xử trí kịp thời. Nếu tiêu chảy không rầm rộ nhưng kéo dài, kèm theo các biểu hiện đau đớn, cảm giác đầy bụng chướng hơi, nhu cầu đi vệ sinh sau khi ăn bất cứ thứ gì đặc biệt là đồ ăn cay nóng thì có thể bạn đã mắc một trong các bệnh mạn tính về đại tràng, điển hình là hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng mạn. Đi khám sớm. Bạn nên đi khám tại cơ sở y tế gần nhất để biết vấn đề gây tiêu chảy lâu ngày là gì và để tránh điều trị nhầm lẫn giữa các bệnh về tiêu hóa, đại tràng làm tình trạng bệnh nặng thêm. Thay đổi chế độ ăn. Chế độ ăn là yếu tố quyết định đến hoạt động của đại tràng. Khi bị tiêu chảy bạn không nên ăn những loại thực phẩm hay dùng các nước uống gây kích thích tiêu hóa đồng thời tránh ăn đồ ăn có tính hàn. Nên ăn những đồ dễ tiêu, vừa giúp bổ sung đầy đủ nước và dưỡng chất cần thiết, vừa làm giảm gánh nặng của đường tiêu hóa. Tuân thủ điều trị. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc vì mỗi thuốc được chỉ định cho một bệnh khác nhau. Hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi bạn có ý định sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chức năng đại tràng, ổn định tiêu hóa để khắc phục tiêu chảy, táo bón, hay chứng đi ngoài thất thường… Xem nhiều hơn: Các cách chữa sôi bụng tiêu chảy ai cũng nên biết Để được tư vấn hơn về biện pháp khắc phục các rối loạn đường tiêu hóa, các vấn đề về bệnh đại tràng, hội chứng ruột kích thích, mời bạn liên hệ tổng đài miễn cước 18001506 Chia sẻ0
Đi ngoài sau khi ăn có phải bệnh không?
Đi ngoài sau khi ăn có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý nhưng đôi khi cũng có thể đến từ các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu tại sao chúng ta lại thường bị đi ngoài sau khi ăn và cách khắc phục hiệu quả triệu chứng trên. Hoạt động tiêu hóa thức ăn bình thường của đại tràng Đại tràng có thể chia thành 6 phần: manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng chữ S và trực tràng. Chức năng chủ yếu của đại tràng là tiết dịch đại tràng, tổng hợp vitamin, hấp thu nước và muối, tạm thời chứa bã thức ăn, hình thành phân để bài tiết ra ngoài. Thông thường, sau khi ăn, hệ tiêu hóa sẽ được dồn máu để tiêu hóa hết chỗ thức ăn, khi đó phần trước của ruột già (đại tràng) sẽ co bóp đẩy phân xuống trực tràng làm căng trực tràng gây phản xạ co bóp trực tràng và mở cơ thắt trong tạo cảm giác muốn đại tiện. Vì vậy, nếu thường xuyên đi ngoài sau ăn nhưng phân bình thường không rắn, không lỏng và đi ngoài không quá 2 lần/ ngày thì đó là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường của cơ thể, bạn không nên quá lo lắng. Hoạt động bình thường của Đại tràng Hoạt động đại tràng khi bị rối loạn chức năng -dẫn đến đi ngoài ngay sau ăn Trong trường hợp bạn thường xuyên đi ngoài sau ăn kèm theo các triệu chứng như thay đổi về tính chất phân (phân lỏng, táo bón xen kẽ với phân bình thường, hay tái đi tái lại nhiều lần, phân thường có dấu hiệu đầu rắn đuôi nát,…); đau bụng, khó chịu, cảm giác đau giảm đi khi đi đại tiện, đau âm ỉ không ở vị trí nào rõ ràng,…thì chắc chắn hoạt động đại tràng của bạn đã bi rối loạn. Đi ngoài ngay sau ăn là biểu hiện của những bệnh lý nào? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn hoạt động của đại tràng, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp. Hội chứng ruột kích thích (IBS) Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một hội chứng rối loạn nhu động ruột do cơ co thắt diễn ra bất thường, có thể gây đau bụng kèm táo bón hoặc tiêu chảy. Cơ co thắt quá mức sẽ gây tiêu chảy. Ngược lại, cơ co thắt chậm hoặc ít sẽ dẫn đến táo bón. Nhu động ruột không liên tục và bất thường có thể gây đau bụng hoặc cảm giác muốn đi ngoài ngay lập tức. Tình trạng đi ngoài sau ăn có thể do Hội chứng ruột kích thích Ngộ độc thực phẩm là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia… Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, đau tức bụng dữ dội,chóng mặt,… Trường hợp nặng có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Đau dạ dày Thường đau tức bụng sau ăn, đi ngoài ít, kèm theo ở chua, nóng rát thượng vị đôi khi kèm buồn nôn, nôn. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: thường do vi khuẩn, virus,… hoặc do tác dụng phụ của thuốc làm tổn thương niêm mạc ruột gây ra đau bụng, tiêu chảy. thức ăn kém hấp thu, các dinh dưỡng bị dồn nén lại một chỗ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, sau khi ăn, hệ tiêu hóa sẽ dồn lực hoạt động để tiêu hóa thức ăn, nên càng làm tăng thêm sự bất ổn trong hoạt động của hệ tiêu hóa dẫn đến thường xuyên đau tức bụng kèm đi ngoài. Viêm loét đại tràng Viêm đại tràng là hiện tượng đại tràng bị viêm nhiễm, làm người bệnh mệt mỏi, đầy hơi, khó chịu, thường xuyên đi ngoài. Đặc biệt là sau khi ăn nhậu, uống rượu bia biểu hiện của bệnh viêm đại tràng lại càng trở nên rõ rệt do khi rượu bia đi vào cơ thể chúng làm cho nhu động ruột bị rối loạn, lớp nhày mất khả năng bảo vệ thành đại tràng niêm mạc, làm cho niêm mạc càng bị tổn thương nhiều hơn. Khi đó, đại tràng trở nên rất nhay cảm, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, người bệnh sẽ thường xuyên trải qua cảm giác đau bụng, đi ngoài, tiêu chảy, táo bón,… liên tục nhiều lần trong ngày, nhất là sau khi ăn. Xem nhiều hơn: Ngủ dậy đi ngoài, ăn sáng xong đi tiếp là bệnh gì? Biện pháp khắc phục: Cân bằng chế độ dinh dưỡng Không sử dụng rượu bia,chất kích thích ( cà phê, thuốc lá,…) Không ăn đồ tanh, lạnh, hạn chế ăn hải sản (tôm,cua, mực, bề bề,…) Thường xuyên ăn sữa chua ( 1-2 hũ/ ngày) để bổ sung lợi khuẩn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Tránh ăn những thức ăn đã để lâu, bảo quản không tốt, ăn gỏi hay đồ ăn sống Hạn chế ăn những đồ ăn khó tiêu như: đậu, đỗ,ngũ cốc nguyên hạt,… Hạn chế ăn đồ béo, nhiều dầu mỡ hoặc các thức ăn chế biến sẵn Uống nhiều nước để đề phòng mất nước. Ăn làm nhiều bữa trong ngày và nên ăn nhẹ, ăn các thức ăn dễ tiêu hóa. Nên xây dựng cho mình một thực đơn các loại thực phẩm nên và không nên ăn để tránh những đồ ăn gây kích ứng đau bụng đi ngoài sau khi ăn. Chế độ tập luyện Đi bộ nhẹ nhàng 15 đến 20 phút vào buổi sáng sớm hoặc chiều là một biện pháp hữu ích giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh được đau tức, khó chịu. Massage bụng: động tác này giúp điều hòa nhu động đại tràng, giúp lưu thông khí huyết, ngăn ngừa rối loạn co bóp của đại tràng.Người bệnh nên massage bụng vào sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ, hoặc ngay lúc thấy đau tức. Cách xoa: người bệnh nên xoa theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần kéo dài khoảng 5 phút tương ứng khoảng 250 vòng. Sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ ổn định chức năng đại tràng Bên cạnh cân bằng chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện thì việc sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ ổn định chức năng đại tràng là rất quan trọng, đặc biệt là các sản phẩm từ thảo dược vì hiệu quả cao và ít mang lại tác dụng không mong muốn. Theo nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học, 3 loại thảo dược có tác dụng tốt nhất trong điều trị chứng bệnh liên quan đến đại tràng là Hoàng Bá, Bạch Phục Linh, Bạch Thược. Hoàng bá: Trong y học cổ truyền, Hoàng bá thường được sử dụng trị các chứng rối loạn tiêu hóa do có tác dụng thanh nhiệt táo thấp. Theo y học hiện đại,hoạt chất berberin trong Hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn, dùng khi bị tiêu chảy do thức ăn nhiễm khuẩn. Không chỉ có thế, hợp chất lacton trong Hoàng bá có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương nên giúp giảm co thắt đại tràng do kích thích thần kinh. Bạch phục linh: được biết đến với vai trò là một vị thuốc quý với 2 hoạt chất chính là Polysaccharid và Triterpen giúp Giảm đầy bụng trướng hơi ở người bị bệnh đại tràng co thắt. Bạch thược: Theo y học phương Đông, Bạch thược vị đắng chua, tính hơi chát; có tác dụng bình can chỉ thống, dưỡng huyết điều kinh, liễm âm chỉ hãn, bổ huyết bình can, tiêu sưng viêm, làm mát dịu giúp ổn định hệ tiêu hóa. Theo các nghiên cứu gần đây, hoạt chất paeoniflorin trong Bạch Thược có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương, giảm đau nội tạng nên hạn chế sự tác động của căng thẳng thần kinh tới hoạt động của ruột nên làm giảm các triệu chứng đau tức ở người bị hội chứng ruột kích thích. Bạch Thược có tác dụng làm giảm các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích Trên đây là các lưu ý khi bạn thường xuyên mắc chứng đi ngoài sau khi ăn. Dù là nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên thì bạn cũng nên đi gặp bác sĩ ngay nếu thấy các triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài, ngày càng có dấu hiệu gia tăng ngay cả khi đã ngừng ăn uống. Các hoạt chất thiên nhiên như Hoàng Bá, Bạch Phục Linh, Bạch Thược đều được kết hợp trong Viên uống Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng. Gọi tới số 18001506 để được tư vấn thêm về triệu chứng đau bụng đi ngoài sau ăn và cách chữa trị. Để mua sản phẩm Tràng Phục Linh plus mời bạn truy cập MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS Chia sẻ0