Rối loạn tiêu hóa có sốt không?
Trong cuộc sống hiện đại ngày này, nguy cơ rối loạn tiêu hóa ngày càng cao. Tùy vào nguyên nhân mà khi bị rối loạn tiêu hóa bị sốt hay không? Cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách xử lý khi bị rối loạn tiêu hóa qua bài viết dưới đây.
Rối loạn tiêu hóa có bị sốt không?
Rối loạn tiêu hóa, sốt do ngộ độc thực phẩm
Một số trường hợp không kèm theo sốt: như rối loạn tiêu hóa do các nguyên nhân không phải do nhiễm trùng như: chế độ ăn uống không phù hợp, khẩu phần ăn không hợp lý, thói quen ăn quá no, quá nhanh, ăn uống thất thường, stress…
Các trường hợp rối loạn tiêu hóa có kèm theo sốt: khi nguyên nhân nhân của rối loạn này là do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn, do ăn phải thực phẩm ôi thiu… Khi nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn, các tác nhân này sẽ sinh ra các chất gây sốt ngoại sinh như độc tố vi khuẩn, khiến cơ thể tiết ra các chất gây sốt nội sinh để phản ứng lại và tự miễn dịch bảo vệ cơ thể, gây ra cơn sốt.
Xem thêm: Đau bụng đi ngoài có phải do Covid?
Rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa gây ra cảm giác đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện như: có hiện tượng tiêu chảy hoặc táo bón bất thường.
Các trường hợp rối loạn tiêu hóa có kèm theo sốt khiến bệnh nhân càng cảm thấy mệt mỏi, cộng với các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng, nôn mửa… gây mất nước, làm cơ thể xanh xao, gầy yếu. Khi bị mất nước và chất điện giải quá nhiều sẽ dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân, nhất là với trẻ nhỏ.
Khi rối loạn tiêu hóa có kèm theo sốt, chúng ta nên làm gì?
Trước khi dùng bất kỳ biện pháp hỗ trợ điều trị nào cho bệnh nhân rối loạn tiêu hóa có kèm theo sốt (hay kèm theo cả chứng nôn mửa, đi ngoài) thì cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra các biểu hiện đó, sau đó mới có cách xử trí phù hợp. Dưới đây trình bày một số cách xử lý như:
- Bù nước, điện giải: khi rối loạn tiêu hóa có sốt (hoặc kèm đi ngoài, nôn mửa) khiến bệnh nhân bị mất nước, cần bổ sung nước bằng việc uống nhiều nước sôi để nguội, uống nước hoa quả hoặc dung dịch Oresol, nếu mất quá nhiều nước phải tiến hành truyền dịch.
- Vệ sinh thân thể, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, ăn các thức ăn sạch, nên ăn các đồ ăn đã được nấu chín, để hạn chế thấp nhất sự nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn.
- Không nên ép bệnh nhân ăn hay uống khi bệnh nhân đang nôn, hoặc sốt cao co giật mà nên đưa tới bệnh viện để khám và điều trị.
- Không nên tùy tiện cho bệnh nhân uống thuốc khi bị rối loạn tiêu hóa có kèm theo sốt như thuốc hạ sốt, hay kháng sinh, kháng viêm hay cầm nôn, cầm tiêu chảy… bởi các thuốc chỉ điều trị triệu chứng có thể sẽ khiến tình trạng của bệnh nhân tệ hơn.
- Nên đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được khám xác định nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
Truyền dịch khi bị rối loạn tiêu hóa, sốt
Với những thông tin đã chia sẻ trên đây, giúp bạn phần nào hiểu rõ được “khi rối loạn tiêu hóa có bị sốt không và nếu sốt thì sẽ xử lý ra sao”. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe!
Liên hệ tổng đài 18001506 để được tư vấn miễn phí thông tin về các triệu chứng và cách xửa lý rối loạn tiêu hóa, bệnh đại tràng, hội chứng ruột kích thích.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất