Hướng dẫn sử dụng các thuốc tiêu hóa hợp lý
Nếu bạn đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa mà chưa biết nên xử trí ra sao, dùng thuốc nào, hãy đọc ngay bài viết dưới đây về hướng dẫn sử dụng thuốc tiêu hóa hợp lý. Bài viết cung cấp cho bạn các thông tin đầy đủ và cụ thể về phân loại, khi nào nên dùng và cách dùng đúng các thuốc tiêu hóa.
Sử dụng thuốc tiêu hóa hợp lý
Khi nào cần dùng thuốc tiêu hóa
Môi trường sống ô nhiễm, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thói quen ăn uống vô tội vạ – ưa thích đồ ăn nhanh khiến ngày càng nhiều người cần đến sự hỗ trợ của thuốc tiêu hóa giúp tiêu hóa tốt, trị các triệu chứng khó chịu của đường tiêu hóa. Vậy khi nào cần dùng loại thuốc này? Dưới đây là những trường hợp điển hình:
- Táo bón. Là tình trạng khó đi ngoài, đặc trưng bằng đặc điểm phân rắn và giảm số lần đi đại tiện trong ngày. Táo bón thường gây đau đớn cho người mắc, cảm giác sợ hãi mỗi lần đi vệ sinh.
- Tiêu chảy kéo dài. Nếu nhẹ thì gây mệt mỏi, mất nước đơn thuần, nếu nặng có thể dẫn tới rối loạn điện giải, suy nhược cơ thể, thậm chí là tử vong trong nhiều trường hợp.
- Đầy bụng chướng hơi. Ăn thức ăn không tiêu, khó tiêu gây cảm giác đầy tức ậm ạch, khó tiêu hóa. Đầy bụng thường đi kèm với ợ hơi ợ chua do vi khuẩn lên men thức ăn trong đường ruột, đẩy ngược lại ống tiêu hóa, khiến người bệnh sợ ăn chán ăn.
- Mắc các bệnh tiêu hóa cấp tính. Điển hình nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rus gây tiêu chảy ồ ạt, mất kiểm soát thì sau khi điều trị cần sử dụng thêm các thuốc hỗ trợ tiêu hóa.
- Các bệnh tiêu hóa mạn tính dai dẳng như viêm đại tràng, Hội chứng ruột kích thích…
Phân loại thuốc tiêu hóa
Thuốc tiêu hóa trị triệu chứng tiêu chảy
Thuốc tiêu hóa có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng đơn giản và phổ biến nhất là phân loại dựa vào tác dụng chính. Theo đó, thuốc tiêu hóa gồm các nhóm:
- Thuốc trị táo bón. Giúp tăng thể tích phân, làm mềm phân, nhuận tràng tăng nhu động ruột, hỗ trợ đại tiện thuận lợi, dễ dàng hơn. Ví dụ: Sorbitol, magie sulfate, Macrogol, Bisacodyl…
- Thuốc tiêu chảy: Thuốc này làm giảm nhu động ruột trong các trường hợp ruột bị kích thích quá mức do thức ăn, đồ uống hoặc do bệnh lý (hội chứng ruột kích thích thể lỏng) do đó giảm số lần đi ngoài, tiêu chảy 2 thuốc chính của nhóm là loperamide, diphenoxylate. Bù nước bù điện giải (Oresol) khi đi ngoài nhiều lần mất nước, mất điện giải. Diệt khuẩn đường ruột như Berberin, kháng sinh diệt khuẩn như Biseptol
- Thuốc giảm đầy bụng, chướng hơi: thuốc kích thích nhu động tiêu hóa nên giảm đầy bụng, khó tiêu như Metoclopramid, domperidon
Thuốc hỗ trợ tiêu hóa: Men vi sinh được sử dụng trong các trường hợp hệ vi khuẩn chí (vi khuẩn tại đường ruột) bị rối loạn nhằm cân bằng và bổ sung vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Men tiêu hóa (enzym tiêu hóa) để giúp sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày dễ dàng hơn như neopeptin, alipase, festal…, có thể dùng thêm thuốc hỗ trợ sự tiết mật (chophytol).
Xem thêm: Đau bụng đi ngoài uống berberin có được không?
Lưu ý khi sử dụng thuốc tiêu hóa
Thuốc tiêu hóa nếu sử dụng bừa bãi, thiếu khoa học sẽ vô tình gây hại cho sứa khỏe, đặc biệt là khi lạm dụng chúng nhiều lần. Bạn chỉ nên dùng thuốc tiêu hóa trong các trường hợp cần thiết đã kể ở trên, sau khi đã sử dụng các biện pháp không dùng thuốc khác như thay đổi lối sống, ăn uống mà không đem lại hiệu quả.
Chuyên gia khuyên bạn cách dùng thuốc tiêu hóa hợp lý:
- Tuân thủ điều trị, làm theo hướng dẫn của bác sĩ nơi bạn thăm khám
- Không sử dụng các thuốc có tính chất đối lập nhau. Ví dụ: không kết hợp thuốc giảm nhu động ruột với thuốc trị bệnh táo bón.
- Tuân thủ hướng dẫn sử dụng ghi trẻn nhãn thuốc: ví dụ oresol cần pha theo đúng thể tích 200ml hay 1 lít nước, khi pha loãng hoặc quá đặc sẽ ảnh hưởng đến thẩm thấu tế bào và nguy nhiểm đến sức khỏe người dùng.
- Thuốc tác động trực tiếp tại dạ dày thường được bác sĩ chỉ định uống trước bữa ăn 30 phút để hấp thu dược chất tốt nhất. Do đó thời điểm uống trước hay sau bữa ăn là rất quan trọng trong điều trị các bệnh tiêu hóa.
Thời điểm uống thuốc rât quan trọng để điều trị các bệnh tiêu hóa
Trên đây là những thông tin cần thiết về thuốc tiêu hóa mà bạn cần nắm được, giúp sử dụng các loại thuốc này đúng đắn và hợp lý nhất. Bạn cần liên hệ bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể, không nên tự ý sử dụng thuốc vì có thể đem lại nhiều ảnh hưởng bất lợi đến hệ tiêu hóa và sức khỏe.
Với các bệnh tiêu hóa mạn tính như Hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng ngoài việc sử dụng các thuốc tây y như đã nêu ở trên thì các dược liệu đông y cũng giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
Các dược liệu Đông y như Hoàng Bá, Bạch Phục Linh, Bạch Thược, Bạch Truật có tác dụng rất tốt lên đại tràng, giúp giảm triệu chứng táo bón, tiêu chảy, đầy bụng chướng hơi. Hiện nay sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS với sự kết hợp của 4 dược liệu trên và thành phần 5-HTP giảm kích thích co thắt đại tràng, ImmuneGamma cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng khó chịu trên đường tiêu hóa gây ra bởi hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng.
Xem chi tiết điểm bán Tràng Phục Linh PLUS, xin mời bấm chọn TẠI ĐÂY
Gọi tới tổng đài 18001506 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp về các thuốc tiêu hóa và cách sử dụng hợp lý
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất