Hội chứng ruột kích thích

Bệnh đại tràng chức năng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Sức khỏe và cuộc sống của bạn trở lên đảo lộn từ khi bệnh đại tràng chức năng xuất hiện. Nó gây ra những khó chịu dai dẳng, làm cản trở công việc cũng như sinh hoạt bình thường. Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh và tìm cách giải quyết nó qua bài viết dưới đây. Mục lụcBệnh đại tràng chức năng là gì?Nguyên nhân gây ra bệnh đại tràng chức năngChẩn đoán bệnh đại tràng chức năngĐiều trị bệnh đại tràng chức năngThay đổi lối sốngPhương pháp điều trị bằng thuốc Tây yPhương pháp điều trị bằng thuốc Đông yGiải pháp hỗ trợ cho người mắc bệnh đại tràng chức năng Bệnh đại tràng chức năng là gì? Bệnh đại tràng chức năng, hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, là một rối loạn tiêu hóa mãn tính phổ biến nhưng không có tổn thương thực thể trong niêm mạc ruột. Tại Việt Nam, đại tràng chức năng chiếm 83,38% trong tổng số những người bệnh có vấn đề về tiêu hóa. . Các triệu chứng của bệnh gồm: Chuột rút, đau bụng. Cơn đau thường xuất hiện ở phần bụng dưới, tăng lên sau bữa ăn và giảm nhẹ hơn khi đi tiêu. Chướng bụng. Đầy hơi. Tiêu chảy kéo dài. Táo bón. Tiêu chảy xen kẽ với táo bón. Phân cứng hoặc lỏng hơn bình thường (phân dạng cục hoặc dẹt). Có chất nhầy trong phân. Cảm giác còn chất thải sau khi vừa đi tiêu. Mệt mỏi, nhức đầu, tâm trạng không tốt. Đi tiểu nhiều. Người bệnh nhanh bị sụt cân. Cảm giác nóng rát bên trong ở khu vực đại tràng do chuyển động ruột. Triệu chứng này xuất hiện hàng tuần và kéo dài nhiều tháng liền nếu không có biện pháp chữa trị. Tuy nhiên, nó có thể quay trở lại bất kỳ lúc nào sau khi ngừng điều trị. Nguyên nhân gây ra bệnh đại tràng chức năng Mặc dù các chuyên gia chưa xác định được rõ nguyên nhân gây ra bệnh đại tràng chức năng, nhưng họ cho rằng các yếu tố vi sinh vật đóng vai trò quan trọng. Nghiên cứu về mối liên hệ giữa bệnh đại tràng chức năng với ngộ độc thực phẩm cho thấy, cứ 1 trong 9 người bị ngộ độc sẽ phát triển thành bệnh này. Do đó, vi khuẩn liên quan đến viêm dạ dày ruột có thể làm thay đổi hệ thống miễn dịch đường ruột (1). Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể gây bệnh viêm đại tràng chức năng gồm: Chế độ ăn. Yếu tố di truyền. Yếu tố môi trường, chẳng hạn như căng thẳng trong công việc. Phản ứng bất thường của cơ thể với nhiễm trùng. Trục trặc trong quá trình dẫn thức ăn qua hệ tiêu hóa. Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý. Rối loạn nội tiết tố. Viêm dạ dày, ruột. Bệnh celiac làm tổn thương ruột. Chẩn đoán bệnh đại tràng chức năng Bác sĩ có thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của triệu chứng để đưa ra chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, bạn có thể cần thực hiện một số kiểm tra như: Nội soi đại tràng. Chụp X-quang hoặc CT. Soi phân tươi hoặc xét nghiệm nuôi cấy. Kiểm tra hơi thở để xác định vi khuẩn ruột có phát triển quá mức bình thường không. Xét nghiệm không dung nạp lactose. ☛ Xem chi tiết: Khi nào cần khám đại tràng? Tìm hiểu các phương pháp khám Điều trị bệnh đại tràng chức năng Không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh đại tràng chức năng. Mục tiêu điều trị bệnh là nhằm làm giảm triệu chứng, đem lại sự dễ chịu cho người bệnh. Bạn có thể áp dụng các phương pháp thay đổi lối sống, hoặc kết hợp với dùng thuốc để giảm triệu chứng khi cần. Thay đổi lối sống Chế độ ăn uống, sinh hoạt và yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng trong sự tiến triển của bệnh đại tràng chức năng. Bạn hoàn toàn có thể giảm triệu chứng bệnh bằng các phương pháp đơn giản tại nhà: Loại bỏ các thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng như bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải. Tăng cường thực phẩm chứa chất xơ hòa tan như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, cà rốt, khoai tây… Tránh các thực phẩm sử dụng chất tạo ngọt thay thế đường như kẹo cao su, thực phẩm ăn kiêng, đồ ngọt không đường vì chúng có thể gây tiêu chảy. Không uống đồ uống có ga. Không bỏ bữa, bạn nên cố định giờ ăn trong ngày. Uống đủ nước mỗi ngày. Nghỉ ngơi nhiều và tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp giảm căng thẳng. Bạn có thể thử tập yoga, thiền, viết nhật ký, đọc sách… Không hút thuốc hay sử dụng chất kích thích. Hút thuốc lá gây ra các phản ứng kích thích đường ruột. Bỏ thuốc không chỉ giúp giảm triệu chứng của bệnh đại tràng chức năng, mà còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. ☛ Đọc thêm: Người bị viêm đại tràng uống sữa được không? Bạn nên ghi chép, theo dõi chế độ ăn hàng ngày của bản thân để có những điều chỉnh phù hợp. Nếu thực phẩm nào làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng thì bạn sẽ loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn. Tương tự, bạn có thể ghi chép lại diễn biến cảm xúc của bản thân. Viết ra những điều làm bạn mệt mỏi, căng thẳng sẽ giúp bạn cảm thấy giải tỏa, dễ chịu hơn. Phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y Bác sĩ có thể kê đơn thuốc Tây y để điều trị các triệu chứng bệnh đại tràng chức năng của bạn như tiêu chảy, táo bón, chuột rút… Các loại thuốc này thường được sử dụng trong thời gian ngắn khi triệu chứng bệnh đang diễn ra và ngừng sử dụng khi nó biến mất. Một số loại thuốc Tây y điều trị triệu chứng gồm: Thuốc chống tiêu chảy: Giảm nhu động ruột, cầm tiêu chảy nhanh chóng. Một số loại thuốc điển hình như loperamide, diphenoxylate. Thuốc chống co thắt: Loại thuốc này làm giảm tình trạng chuột rút bụng và các cơn đau bụng. Một số loại thuốc như alkaloids belladonna, hyoscyamine. Thuốc nhuận tràng: Sử dụng trong trị táo bón, giúp làm mềm phân và dễ dàng đi tiêu hơn. Các loại thuốc điển hình như lactulose, polyethylene glycol. Thuốc chống trầm cảm: Tình trạng lo lắng, căng thẳng, trầm cảm có thể làm nặng hơn triệu chứng của bệnh đại tràng chức năng. Sử dụng thuốc trầm cảm có thể giảm những tác động của bệnh. Một số loại thuốc sử dụng gồm fluoxetine, sertraline, citalopram. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Tây y, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như: Nhức đầu, chóng mặt. Táo bón. Dị ứng. Khô miệng, khó chịu ở dạ dày. Buồn ngủ hoặc mất ngủ. Chán ăn, suy nhược cơ thể. Mất ham muốn tình dục. Bạn cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không được tự ý tăng, giảm liều hay thay đổi loại thuốc sử dụng. Một số loại thuốc không kê đơn bạn có thể tự mua ở hiệu thuốc, nhưng tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng chúng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Phương pháp điều trị bằng thuốc Đông y Trong dân gian có nhiều vị thuốc, phương thuốc giúp trị triệu chứng của bệnh đại tràng chức năng. Tùy vào triệu chứng bạn đang gặp phải mà có thể áp dụng các bài thuốc khác nhau. Trị tiêu chảy Để trị tiêu chảy trong bệnh đại tràng chức năng, bạn có thể sử dụng một trong các cây thuốc sau: Lá ổi: có tác dụng cầm tiêu chảy, tiêu viêm, cầm máu. Lá ổi có vị chát, làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột, giúp tiêu viêm. Khi bị tiêu chảy, lấy 20g lá ổi non, 20g vỏ măng cụt, 10g gừng nướng, 20g gạo rang, sắc uống. Lộc vừng: Vỏ thân lộc vừng có tác dụng chữa đau bụng, sốt, tiêu chảy. Bạn có thể dùng bài thuốc gồm 15g vỏ thân lộc vừng, 12g nha đảm tử, sắc uống ngày một thang, chia làm 2 lần. Rau má: Rau má có vị đắng, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, giải độc tiêu sưng, dùng làm thuốc giải nhiệt, thông tiểu, chữa sốt, sởi, lỵ, tiêu chảy, vàng da, mụn nhọt. Vỏ quả cây chuối rừng đã chín vàng, thái nhỏ, phơi khô. Lấy khoảng 10g sắc lấy nước uống sẽ giúp chữa đau bụng, tiêu chảy hiệu quả. Vỏ quả hồng xiêm xanh: vỏ có tác dụng chữa tiêu chảy, kiết lỵ, hạ nhiệt. Bạn có thể lấy 20g vỏ quả hồng xiêm xanh, sắc với 200ml nước đến khi còn một nửa thì tắt bếp. Chia làm hai lần uống trong ngày. Măng cụt: Vỏ măng cụt có chứa hàm lượng tanin cao, có tác dụng chữa tiêu chảy, chống viêm, ức chế dị ứng. Bài thuốc chữa tiêu chảy như sau: 10 vỏ quả măng cụt cho vào nồi đất, thêm 200ml nước, đậy thật kín. Đun sôi cho đến khi nước có màu sẫm, uống trong ngày. Mộc hương: Mộc hương chứa thành phần tinh dầu, alkaloid, chất nhựa, có tác dụng chữa lỵ, tiêu chảy, nôn mửa, đầy bụng không tiêu. Bài thuốc gồm mộc hương, bạch truật, mạch nha, chỉ thực, hoàng liên, sơn tra, trần bì, thần khúc, mỗi vị 12g, kết hợp với liên kiều, sa nhân, la bạc tử, mỗi vị 8g, tán nhỏ, uống mỗi ngày 4-8g. Trị táo bón Một số cây thuốc, bài thuốc giúp trị táo bón do bệnh đại tràng chức năng gồm: Chuối tiêu chín: Chuối tiêu có công dụng chữa loét dạ dày, đại tiện táo bón. Bạn chỉ cần ăn mỗi lần 2 – 3 quả sẽ giúp giảm nhanh tình trạng này. Rau sam: Rau sam có vị chua, tính hàn, giúp thanh nhiệt giải độc, chữa lỵ, làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, lợi tiểu. Để trị táo bón, lấy 50g rau sam, 30g cỏ sữa lá nhỏ tươi, 10g nấm mèo khô, sắc uống mỗi ngày một thang. Bồ kết: Quả, hạt bồ kết có vị cay, mặn, tính ấm, có tác dụng tán kết tiêu thũng, dùng trong bệnh lỵ lâu ngày, thông đại tiện bí kết (táo bón) hiệu quả. Bạn có thể lấy khoảng 15g quả bồ kết đem đốt, tán thành bột, trộn với dầu lạc hoặc dầu vừng, tẩm vào bông đặt vào trong hậu môn, làm vài lần sẽ thông được đại tiện. Lô hội: Lá lô hội tươi gọi bỏ vỏ, gai, kết hợp với đậu xanh, đường cát, nấu chè ăn mỗi ngày giúp chữa táo bón. Mồng tơi: Rau mồng tơi có tính mát, thanh nhiệt hoạt tràng, giúp nhuận tràng, thông tiện. Khoai lang: Khoai lang có vị ngọt, tính bình, tác dụng nhuận tràng, giúp làm mềm phân, chữa táo bón. Ba đậu: hạt ba đậu có vị cay, tính nóng, tác dụng chữa bụng đầy trướng, táo bón, đại tiện bí kết. Mỗi ngày uống 4-8g, dạng thuốc sắc. ☛ Đọc thêm: Ăn nhiều trái hồng có bị táo bón hay không? Vị thuốc trị bệnh đại tràng chức năng Một số bài thuốc dân gian giúp cải thiện bệnh đại tràng chức năng gồm: Bạch truật: Bạch truật có vị đắng, ngọt, tính ấm, tác dụng kiện tỳ, ích khí, táo thấp, lợi thủy. Vị thuốc giúp tiêu hoá chữa bụng đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy, phân sống, viêm ruột mạn tính. Cây lược vàng: Cây lược vàng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế tiêu viêm, được dùng để chữa bệnh dạ dày, ruột, bao gồm bệnh đại tràng chức năng. Ưu điểm của việc sử dụng thuốc Đông y chính là sự an toàn, ít gây tác dụng phụ. Do đó, bạn có thể sử dụng phương pháp điều trị này kết hợp với phương pháp tự nhiên trong chữa trị triệu chứng bệnh đại tràng. Bạn có thể xem thêm video về hội chứng ruột kích thích: Giải pháp hỗ trợ cho người mắc bệnh đại tràng chức năng Nếu bạn bị bệnh đại tràng chức năng, một giải pháp chuyên biệt giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh chính là Tràng Phục Linh PLUS. Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) có chứa các thành phần thảo dược gồm: Hoàng bá, bạch truật, bạch thược, bạch phục linh, 5-HTP, ImmuneGamma. Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng: Hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng của bệnh đại tràng chức năng (hội chứng ruột kích thích) như đi ngoài, tiêu chảy, phân sống, phân nát, có hoặc không kèm theo máu. Hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa. Sản phẩm thích hợp sử dụng với các đối tượng: Người bị táo bón do bệnh đại tràng chức năng, viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính. Người bị chuột rút, đau bụng quặn, đi ngoài nhiều lần. Người đã sử dụng nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhưng không hiệu quả. – Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) gần nhất, xem: TẠI ĐÂY Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY. Hi vọng với thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh đại tràng chức năng. Duy trì lối sống lành mạnh và áp dụng các phương pháp điều trị đúng đắn sẽ giúp bạn đẩy lùi được bệnh. Bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng táo bón. Tài liệu tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/37063#causes (1) https://www.healthline.com/health/irritable-bowel-syndrome#what-causes-ibs https://www.webmd.com/ibs/guide/digestive-diseases-irritable-bowel-syndrome Chia sẻ11

Đừng chủ quan với táo bón ra máu khi mang thai

Táo bón ra máu có thể xảy ra trong tháng thứ 2 đến tháng thứ 3 của thai kỳ. Nếu không được điều trị hợp lý nó có thể gây nên bệnh trĩ và nguy cơ xảy thai, sinh non. Có nhiều cách để cải thiện tình trạng này, bao gồm thay đổi lối sống, bổ sung chất xơ, sử dụng sản phẩm, thuốc hỗ trợ.

Khi nào cần khám đại tràng? Tìm hiểu các phương pháp khám

Ngày nay do ảnh hưởng của thực phẩm và nguồn nước uống không đảm bảo vệ sinh khiến nhiều vấn đề về tiêu hoá tấn công chúng ta. Đại tràng là nơi chứa chất cặn bã được thải ra sau quá trình tiêu hoá thức ăn nên nguy cơ vi khuẩn, vi sinh vật xâm nhập và làm tổn thương đại tràng là rất cao. Do đó, khám đại tràng rất cần thiết để phát hiện những bệnh lý về đường tiêu hoá. Vậy, khi nào cần khám đại tràng & các phương pháp thăm khám ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây. Mục lụcĐại tràng là gì?Khi nào cần khám đại tràng?Các phương pháp thăm khám đại tràngKhai thác tiền sử bệnhChẩn đoán sơ bộLàm các xét nghiệm sinh hoáChụp X-quangSiêu âm đại tràngNội soi đại tràngNội soi bằng viên nangCác bệnh lý về đại tràng thường gặpViêm đại tràngPolyp đại tràngUng thư đại tràngPhương pháp hỗ trợ điều trị viêm đại tràng hiệu quả Đại tràng là gì? Đại tràng hay còn gọi là ruột già, nằm ở phần cuối của đường tiêu hóa. Ruột già có chức năng hấp thụ lại nước và muối khoáng trong thức ăn từ ruột non đưa xuống. Nó cũng co bóp tạo lực đẩy giúp đưa chất thải ra ngoài. Như đã đề cập ở trên, khám đại tràng là một bước chẩn đoán cần thiết nếu bạn gặp những triệu chứng do các rối loạn ở đường ruột hay vùng hậu môn trực tràng gây ra. Những người bị nứt hậu môn, trĩ, đại tiện không tự chủ hoặc bất kỳ dấu hiệu nào được cho là bệnh lý liên quan đến đại tràng phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Khi nào cần khám đại tràng? Các dấu hiệu bệnh lý trong cơ thể dù là ở đại tràng hay bất cứ đâu, phát hiện sớm luôn là cách tốt nhất để chữa trị. Nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám nếu bạn có những biểu hiện sau: Rối loạn tiêu hoá, táo bón hoặc lỏng xen kẽ, cảm giác đi cầu không hết phân, đau tức vùng hậu môn. Xuất hiện những cơn đau bụng, đau quặn bụng bên trái, đi ngoài ra chất nhầy hoặc máu, khó tiêu, ợ hơi lâu ngày… Ăn uống không ngon miệng, cân nặng sụt giảm. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sốt nhẹ hoặc có khi sốt cao. Sờ thấy khối u bất thường, cứng chắc, đau và không di chuyển ở vùng bụng bên trái hay dưới rốn. Thiếu máu không rõ nguyên nhân. Người có tiền sử bệnh liên quan đến đại tràng hoặc có người thân trong gia đình mắc ung thư đại tràng. Các phương pháp thăm khám đại tràng Có rất nhiều kỹ thuật mà các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán bệnh liên quan tới đại tràng. Dưới đây là thông tin chi tiết: Khai thác tiền sử bệnh Trước khi bắt đầu thăm khám thực tế, bác sĩ sẽ lấy tiền sử bệnh, tức là đặt ra một số câu hỏi về tính chất, thời điểm và mức độ của các triệu chứng mà bạn gặp phải, có thể như sau: Mô tả chi tiết tất cả những dấu hiệu hay tình trạng mà bạn đang đối mặt. Triệu chứng bắt đầu từ khi nào và tần suất ra sao? Khai thác tiền sử gia đình, có người thân nào từng mắc bệnh đại tràng hay ung thư đại tràng không? Đã từng điều trị hay phẫu thuật bệnh lý nào trước đó chưa? Chẩn đoán sơ bộ Thăm khám thực thể và lâm sàng là kỹ thuật chẩn đoán sơ bộ. Thông qua các biểu hiện thực thể và triệu chứng cơ năng, bác sĩ có thể khoanh vùng các bệnh lý mà bạn có khả năng mắc phải. Sau khi nắm bắt triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành khám trực tiếp bằng cách sờ nắn vùng bụng để xem xét có biểu hiện bất thường hay không. Kết thúc chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định các kỹ thuật thăm khám cần thiết khác mà bạn phải thực hiện. Làm các xét nghiệm sinh hoá Xét nghiệm máu Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác và được sử dụng phổ biến. Đây là phương pháp y khoa nên thực hiện định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề về sức khoẻ. Xét nghiệm máu trong khám đại tràng nhằm mục đích đánh giá số lượng tiểu cầu, bạch cầu và hồng cầu. Nếu số lượng tiểu cầu cho biết khả năng đông máu thì số lượng bạch cầu cho biết tình trạng miễn dịch và nhiễm trùng của cơ thể. Nếu đại tràng có viêm nhiễm, lượng bạch cầu có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó, lượng hồng cầu thu được trong xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ xác định được máu xuất huyết qua phân nhiều hay ít. Xét nghiệm phân Xét nghiệm phân là một loạt các xét nghiệm được thực hiện trên một mẫu phân để giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như: Viêm đại tràng. Viêm loát dạ dày. Hội chứng ruột kích thích. Ung thư đại tràng. Mẫu phân được kiểm tra về màu sắc, hình dạng… Kỹ thuật viên xét nghiệm cũng tìm các chất khác ẩn trong phân như chất nhầy hay máu, chất béo, dịch mật. Ngoài ra cũng có thể đo độ pH của phân nếu cần. Nếu nghi ngờ có vi khuẩn gây ra nhiễm trùng, bác sĩ có thể yêu cầu thủ thuật cấy phân. Chụp X-quang Chụp X-quang là một kỹ thuật nhanh chóng và không gây đau đớn thường được sử dụng để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể. Đây là phương pháp hỗ trợ đắc lực cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh tại đại tràng như viêm đại tràng, polyp đại tràng, ung thư đại tràng. Tuy nhiên, chụp X-quang chỉ được tiến hành khi có chỉ định của bác sĩ dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và tình trạng sức khỏe, tuổi tác của người bệnh. Những trường hợp được áp dụng chụp X-quang, bao gồm: Có biểu hiện rõ rệt mắc những bệnh lý ở đại tràng như viêm đại tràng, viêm túi thừa… Đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ hoặc máu nhưng không phải do nứt kẽ hậu môn hay bệnh trĩ. Xuất hiện những triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài rõ ràng như: táo bón hay tiêu chảy kéo dài, ăn không tiêu, đạu quặn bụng bên trái. Bác sĩ nghi ngờ trong đại tràng người bệnh có khối u. Ngoài ra, nếu có nghi ngờ xoắn ruột, dính ruột, thủng ruột hay người có tiền sử dị ứng với chất cản quang thì không áp dụng kỹ thuật này. Siêu âm đại tràng Siêu âm đại tràng giúp chẩn đoán hình ảnh qua các sóng siêu âm có tần số cao nhằm mục đích quan sát cấu trúc bên trong cơ thể như đại tràng và các cơ quan lân cận. Đây là một phương pháp không xâm lấn, máy siêu âm được đưa quanh vùng bụng của bệnh nhân thông qua một lớp gel mỏng giúp dễ dàng di chuyển hơn. Nhưng phương pháp này ít khi phát hiện được sự hiện diện của khối u trong hệ tiêu hoá. Nội soi đại tràng Nội soi đại tràng là phương pháp sử dụng một ống dây mềm, nhỏ, nhẹ, có gắn camera ở một đầu đưa qua đường miệng, mũi hoặc hậu môn để thăm khám nhằm phát hiện những bất thường trên bề mặt niêm mạc đại trực tràng. Đây là một trong những kỹ thuật chính để tầm soát, điều trị các bệnh lý về tiêu hóa hiệu quả và chính xác nhất hiện nay. Thủ thuật này thường kéo dài dưới 30 phút nhưng có thể lâu hơn nếu có thêm bất kỳ vấn đề nào như đa polyp hoặc chảy máu cần điều trị. Khi nội soi, hình ảnh sẽ hiển thị ra bên ngoài màn hình, từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán dựa vào bất thường nhìn thấy và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Video nội soi đại tràng thủ thuật giúp phát hiện bệnh đại tràng Lưu ý khi nội soi đại tràng: Nghỉ ngơi thư giãn cho tới khi không còn cảm giác khó chịu ở bụng. Nếu nội soi đại tràng gây mê bạn nên ở lại cơ sở y tế cho tới khi hoàn toàn tỉnh táo mới được rời đi. Nội soi bằng viên nang Đây là phương pháp sử dụng viên nang có chứa một camera rất nhỏ, kích thước bằng một viên vitamin tổng hợp. Bạn sẽ được yêu cầu nuốt viên nang với một chút nước. Viên nang di chuyển giống như một mẩu thức ăn qua thực quản, xuống dạ dày, đại tràng và có thể ghi lại 3 hình mỗi giây, hình ảnh thu lại được rất rõ nét. Kỹ thuật này giúp bác sĩ có thể: Xác định polyp hoặc khối u trong đường tiêu hoá. Chẩn đoán hoặc đánh giá các tình trạng bệnh như: viêm đại tràng, viêm ruột. Đánh giá đau bụng không rõ nguyên nhân. Viên nang sẽ ra khỏi cơ thể của bạn thông qua việc đi tiêu và quy trình này kết thúc sau 8h kể từ khi bạn nuốt nó. Lưu ý khi nội soi bằng viên nang: Sau khi nuốt viên nang, bạn cần lưu ý: Đợi ít nhất 2h trước khi đưa chất lỏng vào cơ thể thông qua đường uống như: nước lọc, sữa, nước ép hoa quả. Đợi ít nhất 4h trước khi ăn nhẹ. Tránh bất kỳ hoạt động gắng sức nào, đặc biệt là những chuyển động đột ngột, cúi người, khom lưng. ☛ Tìm hiểu thêm: Bị bệnh đại tràng nên khám ở bệnh viện nào? Các bệnh lý về đại tràng thường gặp Viêm đại tràng Viêm đại tràng là một bệnh lý về đường tiêu hóa tương đối phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng. Tình trạng xảy ra khi lớp niêm mạc của ruột già hay trực tràng bị viêm. Nguyên nhân viêm đại tràng rất đa dạng, thường khởi phát do những tác nhân sau: Nhiễm khuẩn đường ruột do táo bón kéo dài tạo thành những ổ vi khuẩn gây viêm nhiễm. Rối loạn tâm lý, thường xuyên lo âu, căng thẳng, bất an… dẫn đến mất ngủ làm rối loạn hệ tiêu hoá. Đây cũng là một trong những triệu chứng của viêm đại tràng. Tự ý mua và dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, thuốc kháng sinh sử dụng lâu ngày dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột. Tiền sử gia đình, nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng có thể cao hơn 30% nếu có người thân mắc bệnh này. Vệ sinh an toàn thực phẩm và lối sống không lành mạnh. Sử dụng các chất kích thích, rượu bia, đồ uống có cồn thường xuyên. Polyp đại tràng Các khối u lồi hay được gọi là polyp trong lòng đại tràng (ruột già) sinh ra do niêm mạc đại trực tràng có sự tăng sinh bất thường và phát triển quá mức. Kích thước của các khối polyp có thể khác nhau, u càng lớn càng ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Phần lớn chúng thường không gây hại. Tuy nhiên, có một số loại polyp có khả năng phát triển thành ung thư nếu không được phát hiện kịp thời. Ung thư đại tràng Ung thư đại tràng xảy ra khi các tế bào trong đại tràng hình thành những khối u ở thành ruột. Đây là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm và đang dần phổ biến. Tuỳ vào biến chứng hay loại u mà có thể phát triển tại chỗ hay lan khắp cơ thể. Nguyên nhân dẫn đến ung thư đại tràng, bao gồm: Do các khối polyp trong ruột già có xu hướng lớn dần về kích thước. Viêm đại tràng lâu ngày không được chữa trị dứt điểm, các tế bào ruột bị viêm chính là điều kiện tốt để ung thư hình thành và phát triển. Chế độ ăn uống kém khoa học và lối sống thiếu lành mạnh. Tiền sử gia đình và tính chất di truyền. Người già có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng cao hơn bình thường, đặc biệt nguy cơ tăng cao rõ rệt sau 50 tuổi. Bệnh nhân đái tháo đường type 2. Phương pháp hỗ trợ điều trị viêm đại tràng hiệu quả Đa số mọi người khi mắc viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích đều gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hoá, đau quặn bụng bên trái, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi… Để điều trị viêm đại tràng người bệnh cần lưu tâm đến những yếu tố sau: Phục hồi niêm mạc đường tiêu hoá. Tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Để giải quyết mối bận tâm trên, Tràng Phục Linh PLUS chính là một giải pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị viêm đại tràng. Được bào chế từ các thảo dược có nguồn gốc tự nhiên như: bạch phục linh, bạch truật, hoàng bá… giúp làm giảm các triệu chứng rồi loạn tiêu hoá, chướng bụng, khó tiêu, đau quặn bụng bên trái… Là phiên bản mới của Tràng Phục Linh, Tràng Phục Linh PLUS có chứa thêm  5-HTP (hoạt chất hoá học nội sinh) và ImmuneGamma® (hoạt chất sinh học) chiết xuất theo công nghệ của Hoa Kỳ, có tác dụng: Phục hồi niêm mạc đường tiêu hoá. Gia tăng hiệu lực của hệ miễn dịch. Là nguồn thức ăn cho vi khuẩn hữu ích trong ruột. Để tìm hiểu thêm thông tin về Tràng Phục Linh, bạn xem tại Tràng Phục Linh PLUS hoặc TẠI ĐÂY Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY. Trên đây là một số thông tin về các phương pháp thăm khám đại tràng mà bạn đọc có thể tham khảo. Cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám đại tràng nếu bạn gặp phải một trong những triệu chứng mà chúng tôi đề cập ở trên. Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/digestive-health/capsule-endoscopy#risks https://medlineplus.gov/colonicdiseases.html Chia sẻ15

Táo bón có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Táo bón là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ có thai, biểu hiện không quá nghiêm trọng nên nhiều mẹ bầu chủ quan. Phân khô cứng, đi đại tiện khó khăn khiến thai phụ phải rặn để đẩy chất thải ra ngoài. Vậy, bị táo bón có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cùng tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây. Mục lụcNguyên nhân nào gây ra táo bón khi mang thai?Do rối loạn nội tiết tốÁp lực từ tử cungDo bổ sung nhiều vitamin trong thai kỳChế độ ăn uống và luyện tập chưa hợp lýTáo bón có ảnh hưởng đến thai nhi không?Làm thế nào để ngăn ngừa táo bón khi mang thai?Chế độ ăn uống phù hợpVận động nhẹ nhàng thường xuyênBổ sung thực phẩm giàu probioticĐiều trị táo bón khi mang thaiMethylcelluloseSorbitolDocusate natriCác mẹo hỗ trợ giảm táo bón khi mang thaiUống trà hoa cúcĂn mè đen và mật ongUống trà bồ công anhUống nước chanh ấmMassage bụngPhương pháp vượt qua táo bón an toàn cho mẹ bầu Nguyên nhân nào gây ra táo bón khi mang thai? Do rối loạn nội tiết tố Hormone thai kỳ là thủ phạm gây ra táo bón. Progesterone làm cho các cơ trong thành ruột giãn ra, điều này cho phép thức ăn tồn tại lâu hơn trong ruột gây nên tình trạng táo bón khi mang thai. Áp lực từ tử cung Bên cạnh đó, tử cung phát triển, chèn ép một số dây thần kinh, tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch dưới cản trở hoạt động bình thường của đường tiêu hoá. Do bổ sung nhiều vitamin trong thai kỳ Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường bổ sung một số loại vitamin giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh. Sắt có thể là nguyên nhân gây táo bón và phân đen, cứng. Chế độ ăn uống và luyện tập chưa hợp lý Khi mang thai, tâm lý thay đổi khiến thai phụ có cảm giác lo lắng, bồn chồn. Cùng với chế độ ăn ít chất xơ, không uống đủ nước và thiếu vận động thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón. ☛ Đọc thêm: Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón? Ngoài ra, một số yếu tố làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón như: nghén, mắc hội chứng ruột kích thích. Nếu bạn bị táo bón trước khi mang thai, rất có thể bạn sẽ bị táo bón trong thai kỳ. Táo bón có ảnh hưởng đến thai nhi không? Để trả lời câu hỏi “táo bón có ảnh hưởng đến thai nhi không?”, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và phân tích vấn đề này qua các triệu chứng dưới đây: Khi bị táo bón đi tiêu phân thường khô cứng, buồn mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần và thường ít hơn 3 lần/tuần. Biểu hiện táo bón ở bà bầu còn có thể bao gồm: Đau bụng, đau khi đi đại tiện. Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Buồn nôn. Chán ăn, ăn không ngon miệng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của bé. Đau tức ở hậu môn. Cơ thể mệt mỏi, cáu giận thất thường. Trong hầu hết các trường hợp, táo bón thai kỳ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và tự khỏi. Do đó, táo bón không có gì ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tránh rặn quá mạnh để cố đẩy chất thải ra ngoài. Vì khi rặn sẽ kích thích các cơn co tử cung dễ gây ra tình trạng sảy thai, sinh non. Đặc biệt, nếu thường xuyên rặn, có thể làm nứt kẽ hậu môn dẫn đến nhiễm trùng trở thành nguyên nhân gây bệnh trĩ và ung thư đại tràng. Thai phụ nên cố gắng thả lỏng cơ thể khi đi vệ sinh để các chất cặn bã được đào thải dễ dàng giúp làm giảm triệu chứng táo bón khi mang thai. Phương pháp đi vệ sinh đúng, bà bầu có thể tham khảo và áp dụng: Sử dụng ghế kê chân để điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp khi đi vệ sinh giúp đẩy hoàn toàn chất thải ra ngoài. Rướn người về phía trước, càng nhiều càng tốt. Đặt khuỷu tay của bạn lên đầu gối và cố gắng giữ lưng thẳng. Không nên căng thẳng, hít thở chậm và sâu bằng miệng sẽ giúp cơ bụng thư giãn. ☛ Có thể bạn quan tâm: Táo bón ra máu do đâu? Cách xử trí? Làm thế nào để ngăn ngừa táo bón khi mang thai? Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu có một chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể vừa là trợ thủ đắc lực để đẩy lùi các cơn táo bón. Chế độ ăn uống phù hợp Để giảm thiểu nguy cơ bị táo bón khi mang thai, mẹ bầu nên bổ sung lượng chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày. Nên tiêu thụ 25 đến 30 gam chất xơ mỗi ngày từ trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Điều này giúp phân mềm và dễ đi tiêu hơn. Cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Tốt nhất nên uống 1,5 lít đến 2 lít nước mỗi ngày. Có thể uống nước hoa quả để thay thế. Nên chia khẩu phần ăn thành những bữa nhỏ và đừng ăn quá no, điều này giúp hệ tiêu hoá làm việc không bị quá tải. Không nên ăn ngũ cốc tinh chế quá nhiều. Hạn chế các món chiên xào nhiều giàu mỡ, đồ ăn nhanh, cay nóng. Tốt nhất nên tránh các chất kích thích, rượu bia, đồ uống có ga. ☛ Xem thêm: 8 loại trái cây nhuận tràng, cải thiện táo bón hiệu quả Vận động nhẹ nhàng thường xuyên Bên cạnh đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp, cung cấp đủ dưỡng chất cho thai kỳ thì vận động nhẹ nhàng không chỉ giúp quá trình tiêu hoá được dễ dàng, giảm nguy cơ táo bón mà còn mang lại hiệu quả tích cực cho sức khỏe của mẹ và bé. Bổ sung thực phẩm giàu probiotic Có tới hàng triệu vi khuẩn có lợi trong đường ruột giúp duy trì một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Do đó, việc bổ sung probiotic có trong sữa chua, kefir, dưa cải là rất cần thiết giúp ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, bổ sung sắt trong giai đoạn mang thai có thể làm tăng khả năng bị táo bón cho thai phụ. Nếu bạn đang gặp vấn đề với vitamin, hãy xin ý kiến từ bác sĩ để đổi sang loại khác phù hợp hơn. ☛ Tham khảo thêm: Bị táo bón uống sữa được không? Video vấn đề táo bón ở mẹ bầu Điều trị táo bón khi mang thai Thông tin dưới đây chỉ dùng để tham khảo. Bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị. Tất cả thuốc sử dụng cho phụ nữ mang thai đều phải qua thăm khám và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Phụ nữ mang thai bị táo bón nên sử dụng thuốc nếu tình trạng táo bón nặng và kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ và bé. Dưới đây là một số thuốc nhuận tràng được phép sử dụng trong thời kỳ mang thai: Methylcellulose Methylcellulose là hoạt chất thuộc nhóm thuốc nhuận tràng cơ học làm tăng lượng nước trong phân giúp phân mềm hơn và dễ đi ngoài hơn. Được sử dụng để điều trị táo bón và giúp duy trì nhu động ruột đều đặn. Thuốc bào chế dưới 2 dạng: bột để pha và viên uống. Liều lượng mỗi lần 1g, ngày uống 1 – 4 lần. Từ 1 đến 3 ngày sau khi uống, thuốc mới có tác dụng. Đối với một số người thuốc có thể gây chướng bụng, đầy hơi. Sorbitol Sorbitol thuộc nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Thường được sử dụng để điều trị chứng táo bón và khó tiêu. Tuỳ theo dạng bào chế mà thuốc có liều dùng khác nhau. Đối với phụ nữ có thai nên dùng sorbitol ở dạng gói bột 5g, 1 – 3 gói mỗi ngày. Thuốc an toàn cho mẹ bầu nhưng nếu sử dụng thuốc nhuận tràng thẩm thấu kéo dài có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải. Docusate natri Docusate natri là các chất diện hoạt có khả năng nhũ hoá khối phân, làm mềm phân do mỡ và nước trộn lẫn với nhau. Các dạng bào chế của thuốc gồm: Viên nang 100mg. Viên nén 50mg. Dung dịch uống 20mg/5ml. Hỗn dịch thụt vào trực tràng. Thai phụ sử dụng 50 – 360mg/ngày giúp phòng ngừa và điều trị táo bón. Docusate natri nằm trong nhóm C đối với phụ nữ có thai (hiện chưa có bằng chứng về tác hại cho thai nhi). Tuy nhiên, thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc nhuận tràng Chỉ nên sử dụng thuốc nhuận tràng khi mẹ bầu đã cố gắng thay đổi chế độ ăn, lối sống nhưng vẫn không có hiệu quả. Uống nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc. Không nên tự ý mua và sử dụng thuốc. Các mẹo hỗ trợ giảm táo bón khi mang thai Táo bón luôn là nỗi ám ảnh của hầu hết bà bầu và nếu bị lâu ngày, có thể dẫn tới bệnh trĩ. Tuy nhiên, một số bà mẹ đã khắc phục được hiện tượng này khi mang thai, bằng những cách đơn giản mà rất hiệu quả. Uống trà hoa cúc Trà hoa cúc từ lâu đời đã nổi tiếng với tác dụng thanh lọc và thư giãn cơ thể giúp kích thích hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Sử dụng trà hoa cúc cũng được xem là một cách trị táo bón an toàn cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, đây còn là một liều thuốc vô cùng bổ dưỡng cho tinh thần, giúp giảm căng thẳng hiệu quả. Cách pha trà rất đơn giản, ngâm hoa cúc khô trong nước sôi 5 – 10 phút trước khi sử dụng, mẹ bầu có thể uống sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ để hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón thai kỳ. Ăn mè đen và mật ong Mật ong là nguyên liệu hoạt động tương tự như một chất bôi trơn đường ruột và hỗ trợ tăng đề kháng cho cơ thể. Mật ong kết hợp với mè đen là thực phẩm giàu chất xơ, có đặc tính nhuận tràng. Chỉ cần rang mè đen rồi bảo quản trong lọ thuỷ tinh, khi sử dụng trộn mè đen cùng mật ong ăn một lượng vừa đủ từ 2g – 3g mỗi ngày. Đây cũng là cách trị táo bón cho thai phụ rất thông dụng hiện nay. Uống trà bồ công anh Bồ công anh có tác dụng cung cấp nước, lợi tiểu, kích thích hoạt động của nhu động ruột. Điều này giúp cho việc tiêu hóa thức ăn ở đường tiêu hoá diễn ra suôn sẻ hơn, giúp cải thiên chứng táo bón. Sau khi thu hái về, rửa sạch và có thể sử dụng ở dạng tươi hay khô tuỳ thích. Bồ công anh tươi thường được sử dụng như một loại rau, chế biến thành món canh, xào, luộc tuỳ khẩu vị mỗi người. Mẹ bầu chỉ nên ăn 20g lá tươi mỗi ngày. Bên cạnh đó, rễ cây này sau khi rửa sạch, xắt nhỏ, sao vàng có thể sử dụng như một loại trà. Trước khi uống ngâm 10g rễ bồ công anh trong nửa lít nước sôi khoảng 10 phút. Nên uống ngay sau bữa ăn và trong trường hợp bị chướng bụng, đầy hơi cũng có thể dùng để giảm bớt cảm giác khó chịu. Uống nước chanh ấm Axit citric (một chất kích thích hệ tiêu hóa) có trong nước cốt chanh có thể giúp thải các độc tố và những chất chưa được tiêu hóa trong ruột kết ra ngoài. Do đó, thai phụ có thể sử dụng nước chanh như một cách trị táo bón. Mỗi ngày uống một cốc nước chanh cùng nước ấm vào buổi sáng không chỉ giúp thư giãn cơ thể mà còn bổ sung đầy đủ nước và vitamin C một cách tự nhiên. Massage bụng Táo bón là điều không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Mát xa nhẹ nhàng dạ dày theo chiều kim đồng hồ có thể giúp giảm táo bón. Nên tránh điều này nếu bạn được bác sĩ khuyến cáo có nguy cơ sinh non hoặc nhau thai nằm thấp. Phương pháp vượt qua táo bón an toàn cho mẹ bầu Đa số phụ nữ khi mang thai bị mắc chứng táo bón đều cảm thấy khó khăn mỗi lần đi đại tiện. Để điều trị táo bón do viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích gây ra, cần lưu ý đến 3 yếu tố sau: Thứ nhất: cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Thứ hai: phục hồi niêm mạc đường tiêu hoá. Thứ ba: tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Để giải quyết các vấn đề trên, Tràng Phục Linh là một giải pháp an toàn và hiệu quả cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị táo bón. Tràng Phục Linh PLUS được bào chế từ bạch phục linh, hoàng bá, bạch thược… giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá, táo bón, đầy hơi, khó tiêu… Sản phẩm còn chứa hoạt chất sinh học chiết xuất theo công nghệ Hoa kỳ có tên là ImmuneGamma®, có tác dụng gia tăng hiệu lực của hệ miễn dịch, là nguồn thức ăn hữu ích cho vi khuẩn trong ruột. Để tìm hiểu về Tràng Phục Linh và địa chỉ nhà thuốc bán gần nhất TẠI ĐÂY Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc trả lời câu hỏi táo bón có ảnh hưởng đến thai nhi không? Tham khảo và áp dụng những thông tin trên mẹ bầu hoàn toàn yên tâm và kiểm soát được những triệu chứng của bệnh. Tài liệu tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3418980/ https://www2.hse.ie/conditions/child-health/constipation-in-pregnancy.html http://tudu.com.vn/vn/tin-tuc-su-kien/thong-tin-thuoc/tao-bon-o-phu-nu-mang-thai/ Chia sẻ13

Táo bón có phải dấu hiệu sắp sinh không?

Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ thường cảm thấy hồi hộp xen lẫn háo hức khi sắp được gặp thiên thần nhỏ của mình. Mẹ quan sát kỹ lưỡng từng thay đổi nhỏ của cơ thể, từ cơn đau đầu, buồn nôn đến các vấn đề tiêu hóa. Một trong những biểu hiện phổ biến, gây khó chịu cho mẹ chính là táo bón. Nhưng liệu táo bón có phải dấu hiệu sắp sinh hay chỉ là triệu chứng bình thường của thai kỳ? Câu trả lời sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Mục lụcDấu hiệu mẹ bầu sắp sinhTáo bón có phải dấu hiệu sắp sinh không?Những điều cần biết về chứng táo bón khi mang thaiMẹ bầu cần làm gì khi bị táo bón?Thay đổi lối sống để giảm táo bónĐiều trị bằng thuốc Dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh Bạn có nhiều thắc mắc và tự hỏi làm thế nào để biết mình sắp chuyển dạ, đặc biệt nếu đây là lần đầu tiên bạn mang thai? Đối với thai nhi đủ tháng tuổi (từ 37 tuần trở đi), một số dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh có thể nhận biết như: Bạn có thể cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu hơn những tháng thai kỳ trước đó khi thai nhi di chuyển dần xuống khung xương chậu, làm giảm áp lực lên cơ hoành. Lúc này, thai nhi làm tăng áp lực lên bàng quang, dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều lần hơn bình thường. Các cơn gò Braxton-Hicks ngày càng tăng và có thể nhận thấy rõ hơn vào giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ. Cơn gò này còn được gọi là cơn gò chuyển dạ giả, không gây ra đau đớn mà chỉ đem lại cảm giác căng tức vùng bụng dưới. Các cơn co thắt kéo dài, đều đặn: Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy mẹ sắp chuyển dạ là cơn co thắt ngày càng kéo dài và xuất hiện liên tục. Mất cảm giác thèm ăn. Đau thắt lưng, đặc biệt là vùng lưng dưới và lan xuống vùng xương chậu. Khi quá trình chuyển dạ diễn ra trong 24 đến 48 giờ, cơn đau có thể trầm trọng hơn và thường kéo dài cho đến sau khi sinh. Ra nước ối: Nước ối rò rỉ đột ngột, thường gặp lúc ban đêm khi mẹ đang ngủ. Bạn sẽ có cảm giác ẩm ướt trong quần lót hoặc nhận thấy một vài giọt nước nhỏ có mùi tanh nồng chảy ra. Giảm cân: chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên và không mong đợi điều này xảy ra. Nhưng nếu bạn giảm 1 đến 3 cân trong 1 – 2 ngày lâm bồn cũng không có gì lạ. Đây không phải là giảm béo, mà là cơ thể bạn đang đào thải lượng nước dư thừa. Điều này có thể xảy ra do lượng nước ối ít hơn và lượng nước tiểu tăng lên vào cuối thai kỳ. Ra nhớt hồng âm đạo: Nút nhầy là một tập hợp chất nhầy dày bịt kín lỗ mở của cổ tử cung. Điều này giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập vào tử cung của bạn. Khi gần chuyển dạ, nút nhầy này sẽ lỏng ra và chảy ra ngoài. Cảm thấy các khớp xương chậu và phần đốt sống lưng dưới lỏng ra và thư giãn hơn. Điều này do hormone relaxin cơ thể tiết ra giúp nới lỏng các khớp và dây chằng để chuẩn bị cho việc sinh nở. Quá trình chuyển dạ khác nhau ở mỗi chị em. Do đó, những dấu hiệu nhận biết có thể khác nhau và thời gian chuyển dạ có thể đến trong 1-2 ngày hoặc có thể kéo dài đến 1 tuần. Bạn nên quan sát, chú ý các dấu hiệu và liên hệ ngay với bác sĩ để kiểm tra cổ tử cung của bạn đã giãn bao xa. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm video để biết các dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh: Táo bón có phải dấu hiệu sắp sinh không? Táo bón là tình trạng đi tiêu ít hơn ba lần mỗi tuần. Triệu chứng táo bón, đau quặn bụng dưới và đau lưng âm ỉ từ tuần thứ 37 của thai kỳ là trường hợp phổ biến. Nó cũng có thể là dấu hiệu của sắp sinh. Vào cuối thai kỳ, thai nhi di chuyển xuống vùng bụng dưới, gây áp lực lớn lên trực tràng (đoạn ruột cuối cùng của bạn, nơi lưu trữ chất thải để tống ra ngoài). Điều này dẫn đến giảm nhu động ruột, làm chậm quá trình đi tiêu của bạn. Nếu bạn bị táo bón và kèm theo các dấu hiệu phổ biến khác như đau thắt lưng dưới, rò rỉ nước ối, ra nhớt hồng âm đạo, khả năng cao bạn sắp chuyển dạ. Lúc này, bạn cần được đưa đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra sớm, tránh bất kỳ biến chứng nào của thai kỳ. Những điều cần biết về chứng táo bón khi mang thai Theo ước tính, có khoảng 11% đến 38% phụ nữ mang thai bị táo bón, với biểu hiện đi tiêu không thường xuyên và gặp khó khăn khi đi nặng (1). Mang thai khiến các mẹ dễ bị táo bón do những thay đổi sinh lý và giải phẫu trong hệ tiêu hóa. Có nhiều mẹ bầu bị táo bón ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Tùy vào giai đoạn mang thai mà nguyên nhân có thể khác nhau như: Sự thay đổi nồng độ hormon thời kỳ đầu thai kỳ dẫn đến giảm nhu động ruột, chất thải di chuyển chậm hơn so với lúc chưa mang thai. Sự chậm trễ này làm tăng sự tái hấp thu nước từ chất thải, khiến phân rắn và khó đi nặng hơn. Khi mang thai, các mẹ có thể bị thiếu sắt và cần bổ sung bằng thức ăn hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, sắt là một trong những nguyên tố góp phần gây táo bón, làm phân cứng và có màu đen. Áp lực từ tử cung: Thai nhi ngày càng phát triển có thể gây áp lực lớn lên ruột làm cho chất thải khó di chuyển qua. Nếu tình trạng táo bón diễn ra thường xuyên có thể dẫn tới các biến chứng như: Bệnh trĩ: khó khăn khi đi tiêu có thể gây sưng tĩnh mạch trong và xung quanh hậu môn. Rò hậu môn: phân to và cứng có thể gây ra những vết rách nhỏ ở hậu môn. Ứ phân: phân cứng tích tụ trong ruột. Sa trực tràng: trực tràng nhô ra khỏi hậu môn. Mẹ bầu bị táo bón ít gặp những biến chứng nguy hiểm, nhưng táo bón ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của các mẹ. Táo bón không chỉ gây ra khó chịu về thể chất mà còn có thể dẫn đến căng thẳng. Mặc dù vậy, các mẹ cũng không nên quá lo lắng vì tình trạng này có thể khắc phục dễ dàng bằng các phương pháp tự nhiên. ☛ Đọc thêm: Đừng chủ quan với táo bón ra máu khi mang thai Mẹ bầu cần làm gì khi bị táo bón? Nhiều mẹ bầu giảm táo bón nhờ cách tăng cường chất xơ và chất lỏng, cũng như tập thể dục hàng ngày. Ngoài ra, sử dụng chế phẩm sinh học làm thay đổi hệ vi sinh trong trực tràng cũng có thể cải thiện chức năng ruột. Nếu những biện pháp này không hiệu quả, có thể sử dụng phương pháp thứ hai là sử dụng thuốc nhuận tràng. Thay đổi lối sống để giảm táo bón Dưới đây là một số cách điều chỉnh trong ăn uống và sinh hoạt để giảm táo bón mẹ bầu có thể tham khảo: Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt. Bạn nên ăn từ 28 đến 34 gam chất xơ mỗi ngày. Uống đủ nước giúp giữ cho phân mềm và dễ đi tiêu hơn. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung nước bằng nước ép trái cây, rau củ, súp… Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc đi dạo sẽ giúp mẹ bầu giảm táo bón. Trong thời gian mang thai, bạn không nên tập các bài vận động nặng, mất sức. Bạn nên tập thể dục ít nhất ba lần mỗi tuần, mỗi lần kéo dài 20 – 30 phút. Tập thể dục cũng góp phần tăng cường sức khỏe tổng thể của cả mẹ và bé. Theo dõi lượng canxi hấp thụ, quá nhiều canxi có thể gây táo bón. Canxi có mặt trong nhiều loại thực phẩm và chất bổ sung, đặc biệt là các sản phẩm từ sữa. Thay vì ăn ba bữa lớn mỗi ngày, bạn có thể chia thành nhiều bữa nhỏ hơn để thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn. Đi vệ sinh ngay khi bạn cảm thấy muốn đi tiêu. Hãy thư giãn, hít sâu để thả lỏng cơ thể và sàn chậu. Bạn cũng không nên rặn quá mạnh khi đi tiêu. ☛ Tham khảo: 8 loại trái cây nhuận tràng, tốt cho người bị táo bón Nếu các biện pháp khắc phục trên không hiệu quả, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng của mình. Đối với mẹ bầu đang sử dụng vitamin có chứa nhiều sắt, bác sĩ có thể khuyên bạn thử một loại vitamin có chứa ít chất sắt hơn. Điều trị bằng thuốc Phương pháp chính trong điều trị táo bón thai kỳ là sử dụng thuốc nhuận tràng. Bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc nhuận tràng ở mức độ nhẹ để đảm bảo an toàn và tránh các loại thuốc nhuận tràng kích thích vì chúng có thể gây ra các cơn co thắt tử cung. Một số loại thuốc nhuận tràng như: Thuốc làm mềm phân giúp bổ sung nước vào phân. Loại thuốc thường được bác sĩ khuyên dùng cho phụ nữ có thai là docusate. Thuốc bôi trơn: tạo một lớp phủ bôi trơn vào chất thải bên trong ruột giúp hỗ trợ tống phân ra ngoài dễ dàng hơn. Thuốc viên đạn glycerin là một loại thuốc nhuận tràng có tác dụng bôi trơn dùng cho phụ nữ có thai. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: loại thuốc này giúp tăng khả năng kéo nước vào ruột để làm mềm phân. Chúng cũng giúp tăng cường nhu động ruột để đẩy chất thải di chuyển. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây đầy hơi hoặc chuột rút. Các mẹ cần hết sức chú ý khi sử dụng thuốc nhuận tràng khi mang thai. Bạn không được tự ý tăng liều hay sử dụng thuốc mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Tuân thủ sử dụng thuốc chính là cách đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Hi vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giải đáp được câu hỏi táo bón có phải dấu hiệu sắp sinh không của bạn. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng táo bón, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra, chăm sóc tốt hơn. Bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng táo bón. Tài liệu tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3418980/ (1) https://www.healthline.com/health/pregnancy/signs-that-labor-is-24-to-48-hours-away Chia sẻ14

5 bài thuốc đông y chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả

Hội chứng ruột kích thích đang là căn bệnh phổ biến với tỉ lệ người mắc khoảng 5-20% dân số nước ta. Vậy nên, việc điều trị căn bệnh này cũng được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc về các bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích an toàn và hiệu quả. Bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích Mục lụcHiểu hội chứng ruột kích thích là gì?Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích theo Y học cổ truyềnCác bài thuốc Đông y chữa hội chứng ruột kích thíchThể can tỳ bất hòaThể tỳ vị khí hưThể tỳ thận dương hưThể khí trệ thấp trởThể khí trệ huyết ứLưu ý khi sử dụng các bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thíchTràng Phục Linh PLUS – Giải pháp cho người mắc hội chứng ruột kích thích Hiểu hội chứng ruột kích thích là gì? HCRKT là tình trạng rối loạn chức năng ruột già với các biểu hiện lâm sàng như: đau bụng quặn từng cơn, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón. Chính vì không có có tổn thương thực thể trong niêm mạc ruột, nên bệnh rất khó chẩn đoán và chủ yếu được chẩn đoán bằng cách loại trừ các bệnh khác thông qua khám và các xét nghiệm thông thường. ☛ Xem thêm: Đừng nhầm lẫn giữa viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích! Hội chứng ruột kích thích còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng mãn tính, viêm đại tràng co cứng. Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích theo Y học cổ truyền Theo quan niệm của Y học cổ truyền thì có 4 nguyên nhân chính gây ra Hội chứng ruột kích thích như: Ngoại tà lục dâm (có nghĩa là mầm bệnh từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể người bệnh): Các yếu tố đó chủ yếu là thấp và hàn, trong đó thường gặp nhất là thấp. Ẩm thực bất điều (có nghĩa là ăn uống không hợp lý): Ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều chất béo, uống nhiều chất kích thích,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh. Thất tình nội thương (thuộc về yếu tố tinh thần): Nếu tâm thần không ổn định, chủ yếu là trạng thái lo âu, suy nghĩ quá mức hoặc nổi giận kéo dài cũng là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh. Tạng phủ hư nhược: Cơ thể suy nhược, các chức năng của cơ quan cũng suy yếu hoặc bệnh tật lâu ngày. Các yếu tố trên trực tiếp hoặc gián tiếp khiến tỳ vị bị hư nhược, làm ảnh hưởng đến đại tràng và khiến chức năng đại tràng bị rối loạn.Từ đó, các quá trình hấp thu và tiêu hóa thức ăn bị rối loạn. Đó là nguyên nhân xuất hiện bệnh lý hội chứng ruột kích thích. Bạn có thể tìm hiểu thêm hội chứng ruột kích thích là gì và nguyên nhân cụ thể ra sao trong video dưới đây: Các bài thuốc Đông y chữa hội chứng ruột kích thích Trong Đông y, hội chứng ruột kích thích chia làm nhiều thể bệnh. Mỗi thể sẽ có triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu xem mình đang bị ở thể nào dựa trên các triệu chứng, từ đó lựa chọn được bài thuốc phù hợp nhất. Thể can tỳ bất hòa Triệu chứng: Đau co thắt vùng bụng, đau giảm sau khi đi vệ sinh xong. Thể chất phân: có thể táo lỏng xen kẽ, tuy nhiên chỉ có lỏng nếu ăn phải các loại thức ăn không phù hợp. Khi gặp stress thì bệnh có thể tái phát. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi có màu vàng. Mạch tượng: mạch huyền (là mạch mà khi ấn vào có cảm giác căng thẳng như dây cung, khi đè mạnh tay lên mà cũng không thay đổi). Phương pháp chữa trị: Sơ can kiện tỳ. Bài thuốc chữa trị: Thống tả yếu phương gia vị. Bạch truật (đã sao vàng): 12g Bạch thược: 12g Sài hồ: 8g Trần bì: 8g Phòng phong: 8g Chỉ thực: 10g Cách sử dụng: Sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống một thang thuốc. Thể can bất tỳ hòa là bài thuốc hiệu quả với hội chứng ruột kích thích Thể tỳ vị khí hư Triệu chứng: Thể chất phân: lúc lỏng, lúc rắn. Bụng đầy chướng, khó tiêu, chán ăn. Người mệt mỏi, thiếu ngủ, da dẻ nhợt nhạt, lười nói chuyện, mặt vàng. Lưỡi nhợt nhạt, có ít rêu. Mạch tượng: mạch tế nhược. Phương pháp điều trị: Ích khí kiện tỳ. Bài thuốc chữa trị: Sâm linh bạch truật tán. Đảng sâm: 96g Trần bì: 64g Chích thảo: 64g Phục linh: 64g Cát cánh: 64g Sa nhân: 64g Bạch truật (sao): 80g Hoài sơn (sao): 64g Ý dĩ (sao): 64g Biển đậu (sao): 96g Liên nhục: 96g Cách sử dụng: Tán nhỏ và trộn đều. Mỗi ngày uống khoảng 15 – 20g chia 3 lần, có thể uống với nước táo sắc hay nước ấm. Thể tỳ thận dương hư Triệu chứng cụ thể: Thường đau bụng vào lúc sáng sớm, khi đi đại tiện xong thì đỡ đau. Bụng sôi, nhức mỏi lưng gối. Chân tay lạnh, có biểu hiện sợ lạnh và thích ấm. Lưỡi nhợt nhạt, rêu lưỡi có màu trắng. Mạch tượng: mạch trầm tế. Phương pháp điều trị: Ôn thận kiện tỳ. Bài thuốc điều trị: Tứ thần hoàn gia vị. Bổ cốt chỉ: 160g Ngũ vị tử: 80g Sinh khương: 300g Nhục đậu khấu: 80g Ngô thù du: 40g Đại táo (bỏ hạt bên trong và chỉ lấy phần nhục): 240g Cách sử dụng: Tán tất cả các nguyên liệu thành bột, trộn đều. Mỗi ngày uống khoảng 16-20g bột. Bài thuốc Thể tỳ thận dương hư cũng là một giải pháp cho hội chứng ruột kích thích Thể khí trệ thấp trở Triệu chứng cụ thể: Bụng đau, đầy chướng khó chịu. Ăn uống kém, chán ăn. Thể chất phân: táo và lỏng xen kẽ nhau. Lưỡi thấy nhợt nhạt, rêu trắng và có nhớt. Bắt mạch: mạch nhu hoãn. Phương pháp điều trị: Lý khí kiện tỳ, thanh nhiệt hóa thấp. Bài thuốc điều trị: Sài hồ sơ can tán hợp bình vị tán. Sài hồ: 8g Chỉ xác: 8g Xuyên khung: 8g Thương truật: 8g Hậu phác: 8g Bạch thược: 12g Chích thảo: 4g Hương phụ: 8g Trần bì: 8g Cam thảo: 4g Cách sử dụng: Sắc thành nước uống, mỗi ngày một thang. Thể khí trệ huyết ứ Triệu chứng cụ thể: Bụng đầy chướng, đau, bụng sôi. Thể chất phân: táo và lỏng xen kẽ nhau. Ngực cảm thấy căng chướng, khó chịu. Lưng gối đau mỏi. Chán ăn, người mệt mỏi, rệu rạo. Lưỡi có màu tím, rêu lưỡi có ban ứ huyết. Mạch tượng: Mạch sáp. Phương pháp điều trị: Sơ can lý khí hoạt huyết. Bài thuốc điều trị: Sài hồ sơ can tán hợp kim linh tử tán. Sài hồ: 8g Chỉ xác: 8g Xuyên khung: 8g Kim linh tử: 6g Bạch thược: 12g Bích thảo: 4g Hương phụ: 8g Diên hồ sách: 6g Cách sử dụng: Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang. Ngoài các phương thuốc ở trên thì bạn cũng có thể điều trị hội chứng ruột kích thích qua các bài thuốc dưới đây: Lấy lá mơ lông, lá vọng cách, sa nhân, bạch truật, mỗi thứ lấy 12g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày uống một thang. Đảng sâm, bạch biển đậu, ý dĩ nhân, bạch truật, hạt sen (mỗi thư lấy 12g), củ mài và hoàng kỳ mỗi thứ lấy 16g, cam thảo và cát cánh mỗi thứ lấy 6g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống một thang. Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích Để điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả, ngoài việc thực hiện đúng phương pháp thì người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây: Không được tự ý dùng quá liều khi sử dụng. Không dùng thuốc khi thấy có tiền sử dị ứng với thành phần của bài thuốc. Tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc về cách sắc thuốc, thời gian sắc thuốc, thời điểm uống thuốc… Trong thời gian dùng thuốc nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Uống nhiều nước (tối thiểu 1,5-2 lít nước/ ngày). Luôn giữ trạng thái thoải mái, tránh lo âu, suy nghĩ trong quá trình chữa bệnh. ☛ Tìm hiểu thêm: 7 bài thuốc dân gian chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp cho người mắc hội chứng ruột kích thích Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý có thể ngăn ngừa và giảm thiểu mức độ của bệnh hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, việc cải thiện này chưa thực sự hiệu quả đối với những người đang bị mắc IBS nặng hoặc những người khó thay đổi các thói quen sinh hoạt. Không chỉ vậy, nếu sử dụng thuốc kháng sinh trị bệnh không hợp lý, các triệu chứng của bệnh không những không thuyên giảm mà còn có thể tiến triển trầm trọng hơn. Sử dụng kháng sinh lâu dài sẽ làm suy yếu hệ lợi khuẩn trong đường ruột. Tràng Phục Linh PLUS là thực phẩm bảo vệ sức khỏe phù hợp với bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp cho người mắc hội chứng ruột kích thích Với các thành phần chính như: Immune Gamma: Giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, phục hồi niêm mạch trực tràng, đồng thời giúp cân bằng hệ sinh sinh trong đường ruột. Bạch Phục Linh: Giúp giảm triệu chứng bụng đầy hơi, khó chịu. Bạch truật: Tác dụng nhanh giúp ngăn chặn tiêu chảy, táo bón, đồng thời giúp điều hòa nhu động ruột. Hội chứng ruột kích thích (IBS) tuy lành tính nhưng gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống thường ngày. Việc phát hiện bệnh sớm có thể ngăn ngừa những biến chứng xảy ra. Vậy nên bạn cần theo dõi những bất thường của cơ thể để thăm khám và chữa trị kịp thời. Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY. Tài liệu tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30521231/ https://suckhoedoisong.vn/dong-y-dieu-tri-hoi-chung-ruot-kich-thich-n133609.html Chia sẻ13

Bài viết nổi bật

Banner-T1-2024-720x720.jpg

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...