Bệnh đại tràng chức năng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Sức khỏe và cuộc sống của bạn trở lên đảo lộn từ khi bệnh đại tràng chức năng xuất hiện. Nó gây ra những khó chịu dai dẳng, làm cản trở công việc cũng như sinh hoạt bình thường. Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh và tìm cách giải quyết nó qua bài viết dưới đây.

benh-dai-trang-chuc-nang

Bệnh đại tràng chức năng là gì?

Bệnh đại tràng chức năng, hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, là một rối loạn tiêu hóa mãn tính phổ biến nhưng không có tổn thương thực thể trong niêm mạc ruột. Tại Việt Nam, đại tràng chức năng chiếm 83,38% trong tổng số những người bệnh có vấn đề về tiêu hóa.

. Các triệu chứng của bệnh gồm:

  • Chuột rút, đau bụng. Cơn đau thường xuất hiện ở phần bụng dưới, tăng lên sau bữa ăn và giảm nhẹ hơn khi đi tiêu.
  • Chướng bụng.
  • Đầy hơi.
  • Tiêu chảy kéo dài.
  • Táo bón.
  • Tiêu chảy xen kẽ với táo bón.
  • Phân cứng hoặc lỏng hơn bình thường (phân dạng cục hoặc dẹt).
  • Có chất nhầy trong phân.
  • Cảm giác còn chất thải sau khi vừa đi tiêu.
  • Mệt mỏi, nhức đầu, tâm trạng không tốt.
  • Đi tiểu nhiều.
  • Người bệnh nhanh bị sụt cân.
  • Cảm giác nóng rát bên trong ở khu vực đại tràng do chuyển động ruột.

Triệu chứng này xuất hiện hàng tuần và kéo dài nhiều tháng liền nếu không có biện pháp chữa trị. Tuy nhiên, nó có thể quay trở lại bất kỳ lúc nào sau khi ngừng điều trị.

Nguyên nhân gây ra bệnh đại tràng chức năng

tao-bon

Mặc dù các chuyên gia chưa xác định được rõ nguyên nhân gây ra bệnh đại tràng chức năng, nhưng họ cho rằng các yếu tố vi sinh vật đóng vai trò quan trọng. Nghiên cứu về mối liên hệ giữa bệnh đại tràng chức năng với ngộ độc thực phẩm cho thấy, cứ 1 trong 9 người bị ngộ độc sẽ phát triển thành bệnh này. Do đó, vi khuẩn liên quan đến viêm dạ dày ruột có thể làm thay đổi hệ thống miễn dịch đường ruột (1).

Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể gây bệnh viêm đại tràng chức năng gồm:

  • Chế độ ăn.
  • Yếu tố di truyền.
  • Yếu tố môi trường, chẳng hạn như căng thẳng trong công việc.
  • Phản ứng bất thường của cơ thể với nhiễm trùng.
  • Trục trặc trong quá trình dẫn thức ăn qua hệ tiêu hóa.
  • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý.
  • Rối loạn nội tiết tố.
  • Viêm dạ dày, ruột.
  • Bệnh celiac làm tổn thương ruột.

Chẩn đoán bệnh đại tràng chức năng

Bác sĩ có thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của triệu chứng để đưa ra chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, bạn có thể cần thực hiện một số kiểm tra như:

  • Nội soi đại tràng.
  • Chụp X-quang hoặc CT.
  • Soi phân tươi hoặc xét nghiệm nuôi cấy.
  • Kiểm tra hơi thở để xác định vi khuẩn ruột có phát triển quá mức bình thường không.
  • Xét nghiệm không dung nạp lactose.

☛ Xem chi tiết: Khi nào cần khám đại tràng? Tìm hiểu các phương pháp khám

Điều trị bệnh đại tràng chức năng

Không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh đại tràng chức năng. Mục tiêu điều trị bệnh là nhằm làm giảm triệu chứng, đem lại sự dễ chịu cho người bệnh. Bạn có thể áp dụng các phương pháp thay đổi lối sống, hoặc kết hợp với dùng thuốc để giảm triệu chứng khi cần.

Thay đổi lối sống

tu-nhien

Chế độ ăn uống, sinh hoạt và yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng trong sự tiến triển của bệnh đại tràng chức năng. Bạn hoàn toàn có thể giảm triệu chứng bệnh bằng các phương pháp đơn giản tại nhà:

  • Loại bỏ các thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng như bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải.
  • Tăng cường thực phẩm chứa chất xơ hòa tan như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, cà rốt, khoai tây…
  • Tránh các thực phẩm sử dụng chất tạo ngọt thay thế đường như kẹo cao su, thực phẩm ăn kiêng, đồ ngọt không đường vì chúng có thể gây tiêu chảy.
  • Không uống đồ uống có ga.
  • Không bỏ bữa, bạn nên cố định giờ ăn trong ngày.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Nghỉ ngơi nhiều và tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp giảm căng thẳng. Bạn có thể thử tập yoga, thiền, viết nhật ký, đọc sách…
  • Không hút thuốc hay sử dụng chất kích thích. Hút thuốc lá gây ra các phản ứng kích thích đường ruột. Bỏ thuốc không chỉ giúp giảm triệu chứng của bệnh đại tràng chức năng, mà còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

☛ Đọc thêm: Người bị viêm đại tràng uống sữa được không?

Bạn nên ghi chép, theo dõi chế độ ăn hàng ngày của bản thân để có những điều chỉnh phù hợp. Nếu thực phẩm nào làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng thì bạn sẽ loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn. Tương tự, bạn có thể ghi chép lại diễn biến cảm xúc của bản thân. Viết ra những điều làm bạn mệt mỏi, căng thẳng sẽ giúp bạn cảm thấy giải tỏa, dễ chịu hơn.

Phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc Tây y để điều trị các triệu chứng bệnh đại tràng chức năng của bạn như tiêu chảy, táo bón, chuột rút… Các loại thuốc này thường được sử dụng trong thời gian ngắn khi triệu chứng bệnh đang diễn ra và ngừng sử dụng khi nó biến mất.

Một số loại thuốc Tây y điều trị triệu chứng gồm:

  • Thuốc chống tiêu chảy: Giảm nhu động ruột, cầm tiêu chảy nhanh chóng. Một số loại thuốc điển hình như loperamide, diphenoxylate.
  • Thuốc chống co thắt: Loại thuốc này làm giảm tình trạng chuột rút bụng và các cơn đau bụng. Một số loại thuốc như alkaloids belladonna, hyoscyamine.
  • Thuốc nhuận tràng: Sử dụng trong trị táo bón, giúp làm mềm phân và dễ dàng đi tiêu hơn. Các loại thuốc điển hình như lactulose, polyethylene glycol.
  • Thuốc chống trầm cảm: Tình trạng lo lắng, căng thẳng, trầm cảm có thể làm nặng hơn triệu chứng của bệnh đại tràng chức năng. Sử dụng thuốc trầm cảm có thể giảm những tác động của bệnh. Một số loại thuốc sử dụng gồm fluoxetine, sertraline, citalopram.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Tây y, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:

  • Nhức đầu, chóng mặt.
  • Táo bón.
  • Dị ứng.
  • Khô miệng, khó chịu ở dạ dày.
  • Buồn ngủ hoặc mất ngủ.
  • Chán ăn, suy nhược cơ thể.
  • Mất ham muốn tình dục.
Bạn cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không được tự ý tăng, giảm liều hay thay đổi loại thuốc sử dụng. Một số loại thuốc không kê đơn bạn có thể tự mua ở hiệu thuốc, nhưng tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng chúng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Phương pháp điều trị bằng thuốc Đông y

thao-duoc

Trong dân gian có nhiều vị thuốc, phương thuốc giúp trị triệu chứng của bệnh đại tràng chức năng. Tùy vào triệu chứng bạn đang gặp phải mà có thể áp dụng các bài thuốc khác nhau.

Trị tiêu chảy

Để trị tiêu chảy trong bệnh đại tràng chức năng, bạn có thể sử dụng một trong các cây thuốc sau:

  • Lá ổi: có tác dụng cầm tiêu chảy, tiêu viêm, cầm máu. Lá ổi có vị chát, làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột, giúp tiêu viêm. Khi bị tiêu chảy, lấy 20g lá ổi non, 20g vỏ măng cụt, 10g gừng nướng, 20g gạo rang, sắc uống.
  • Lộc vừng: Vỏ thân lộc vừng có tác dụng chữa đau bụng, sốt, tiêu chảy. Bạn có thể dùng bài thuốc gồm 15g vỏ thân lộc vừng, 12g nha đảm tử, sắc uống ngày một thang, chia làm 2 lần.
  • Rau má: Rau má có vị đắng, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, giải độc tiêu sưng, dùng làm thuốc giải nhiệt, thông tiểu, chữa sốt, sởi, lỵ, tiêu chảy, vàng da, mụn nhọt.
  • Vỏ quả cây chuối rừng đã chín vàng, thái nhỏ, phơi khô. Lấy khoảng 10g sắc lấy nước uống sẽ giúp chữa đau bụng, tiêu chảy hiệu quả.
  • Vỏ quả hồng xiêm xanh: vỏ có tác dụng chữa tiêu chảy, kiết lỵ, hạ nhiệt. Bạn có thể lấy 20g vỏ quả hồng xiêm xanh, sắc với 200ml nước đến khi còn một nửa thì tắt bếp. Chia làm hai lần uống trong ngày.
  • Măng cụt: Vỏ măng cụt có chứa hàm lượng tanin cao, có tác dụng chữa tiêu chảy, chống viêm, ức chế dị ứng. Bài thuốc chữa tiêu chảy như sau: 10 vỏ quả măng cụt cho vào nồi đất, thêm 200ml nước, đậy thật kín. Đun sôi cho đến khi nước có màu sẫm, uống trong ngày.
  • Mộc hương: Mộc hương chứa thành phần tinh dầu, alkaloid, chất nhựa, có tác dụng chữa lỵ, tiêu chảy, nôn mửa, đầy bụng không tiêu. Bài thuốc gồm mộc hương, bạch truật, mạch nha, chỉ thực, hoàng liên, sơn tra, trần bì, thần khúc, mỗi vị 12g, kết hợp với liên kiều, sa nhân, la bạc tử, mỗi vị 8g, tán nhỏ, uống mỗi ngày 4-8g.

Trị táo bón

Một số cây thuốc, bài thuốc giúp trị táo bón do bệnh đại tràng chức năng gồm:

  • Chuối tiêu chín: Chuối tiêu có công dụng chữa loét dạ dày, đại tiện táo bón. Bạn chỉ cần ăn mỗi lần 2 – 3 quả sẽ giúp giảm nhanh tình trạng này.
  • Rau sam: Rau sam có vị chua, tính hàn, giúp thanh nhiệt giải độc, chữa lỵ, làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, lợi tiểu. Để trị táo bón, lấy 50g rau sam, 30g cỏ sữa lá nhỏ tươi, 10g nấm mèo khô, sắc uống mỗi ngày một thang.
  • Bồ kết: Quả, hạt bồ kết có vị cay, mặn, tính ấm, có tác dụng tán kết tiêu thũng, dùng trong bệnh lỵ lâu ngày, thông đại tiện bí kết (táo bón) hiệu quả. Bạn có thể lấy khoảng 15g quả bồ kết đem đốt, tán thành bột, trộn với dầu lạc hoặc dầu vừng, tẩm vào bông đặt vào trong hậu môn, làm vài lần sẽ thông được đại tiện.
  • Lô hội: Lá lô hội tươi gọi bỏ vỏ, gai, kết hợp với đậu xanh, đường cát, nấu chè ăn mỗi ngày giúp chữa táo bón.
  • Mồng tơi: Rau mồng tơi có tính mát, thanh nhiệt hoạt tràng, giúp nhuận tràng, thông tiện.
  • Khoai lang: Khoai lang có vị ngọt, tính bình, tác dụng nhuận tràng, giúp làm mềm phân, chữa táo bón.
  • Ba đậu: hạt ba đậu có vị cay, tính nóng, tác dụng chữa bụng đầy trướng, táo bón, đại tiện bí kết. Mỗi ngày uống 4-8g, dạng thuốc sắc.

☛ Đọc thêm: Ăn nhiều trái hồng có bị táo bón hay không?

Vị thuốc trị bệnh đại tràng chức năng

Một số bài thuốc dân gian giúp cải thiện bệnh đại tràng chức năng gồm:

  • Bạch truật: Bạch truật có vị đắng, ngọt, tính ấm, tác dụng kiện tỳ, ích khí, táo thấp, lợi thủy. Vị thuốc giúp tiêu hoá chữa bụng đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy, phân sống, viêm ruột mạn tính.
  • Cây lược vàng: Cây lược vàng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế tiêu viêm, được dùng để chữa bệnh dạ dày, ruột, bao gồm bệnh đại tràng chức năng.
Ưu điểm của việc sử dụng thuốc Đông y chính là sự an toàn, ít gây tác dụng phụ. Do đó, bạn có thể sử dụng phương pháp điều trị này kết hợp với phương pháp tự nhiên trong chữa trị triệu chứng bệnh đại tràng.

Bạn có thể xem thêm video về hội chứng ruột kích thích:

Giải pháp hỗ trợ cho người mắc bệnh đại tràng chức năng

Nếu bạn bị bệnh đại tràng chức năng, một giải pháp chuyên biệt giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh chính là Tràng Phục Linh PLUS.

san-pham

Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) có chứa các thành phần thảo dược gồm: Hoàng bá, bạch truật, bạch thược, bạch phục linh, 5-HTP, ImmuneGamma.

Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng:

  • Hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng của bệnh đại tràng chức năng (hội chứng ruột kích thích) như đi ngoài, tiêu chảy, phân sống, phân nát, có hoặc không kèm theo máu.
  • Hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa.

Sản phẩm thích hợp sử dụng với các đối tượng:

  • Người bị táo bón do bệnh đại tràng chức năng, viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính.
  • Người bị chuột rút, đau bụng quặn, đi ngoài nhiều lần.
  • Người đã sử dụng nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhưng không hiệu quả.

– Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) gần nhất, xem: TẠI ĐÂY

Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.

Hi vọng với thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh đại tràng chức năng. Duy trì lối sống lành mạnh và áp dụng các phương pháp điều trị đúng đắn sẽ giúp bạn đẩy lùi được bệnh.

Bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng táo bón.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/37063#causes (1)
  • https://www.healthline.com/health/irritable-bowel-syndrome#what-causes-ibs
  • https://www.webmd.com/ibs/guide/digestive-diseases-irritable-bowel-syndrome
Cập nhật lúc: 29/02/2024
⭐ Từ 27/07-06/08: Tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh (nhãn xanh), Quý khách sẽ được tặng ngay 1 hộp Bạch Cam Trà hoặc Tô Sơn Trà Tràng Phục LInh. Chương trình áp dụng song song với khuyến mãi Tích 6 điểm tặng 1 thường niên. Chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2

Tràng Phục Linh sản phẩm an toàn hiệu quả cho

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Loading...