Khi nào cần khám đại tràng? Tìm hiểu các phương pháp khám
Ngày nay do ảnh hưởng của thực phẩm và nguồn nước uống không đảm bảo vệ sinh khiến nhiều vấn đề về tiêu hoá tấn công chúng ta. Đại tràng là nơi chứa chất cặn bã được thải ra sau quá trình tiêu hoá thức ăn nên nguy cơ vi khuẩn, vi sinh vật xâm nhập và làm tổn thương đại tràng là rất cao. Do đó, khám đại tràng rất cần thiết để phát hiện những bệnh lý về đường tiêu hoá. Vậy, khi nào cần khám đại tràng & các phương pháp thăm khám ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Đại tràng là gì?
Đại tràng hay còn gọi là ruột già, nằm ở phần cuối của đường tiêu hóa. Ruột già có chức năng hấp thụ lại nước và muối khoáng trong thức ăn từ ruột non đưa xuống. Nó cũng co bóp tạo lực đẩy giúp đưa chất thải ra ngoài.
Như đã đề cập ở trên, khám đại tràng là một bước chẩn đoán cần thiết nếu bạn gặp những triệu chứng do các rối loạn ở đường ruột hay vùng hậu môn trực tràng gây ra. Những người bị nứt hậu môn, trĩ, đại tiện không tự chủ hoặc bất kỳ dấu hiệu nào được cho là bệnh lý liên quan đến đại tràng phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Khi nào cần khám đại tràng?
Các dấu hiệu bệnh lý trong cơ thể dù là ở đại tràng hay bất cứ đâu, phát hiện sớm luôn là cách tốt nhất để chữa trị. Nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám nếu bạn có những biểu hiện sau:
- Rối loạn tiêu hoá, táo bón hoặc lỏng xen kẽ, cảm giác đi cầu không hết phân, đau tức vùng hậu môn.
- Xuất hiện những cơn đau bụng, đau quặn bụng bên trái, đi ngoài ra chất nhầy hoặc máu, khó tiêu, ợ hơi lâu ngày…
- Ăn uống không ngon miệng, cân nặng sụt giảm.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sốt nhẹ hoặc có khi sốt cao.
- Sờ thấy khối u bất thường, cứng chắc, đau và không di chuyển ở vùng bụng bên trái hay dưới rốn.
- Thiếu máu không rõ nguyên nhân.
- Người có tiền sử bệnh liên quan đến đại tràng hoặc có người thân trong gia đình mắc ung thư đại tràng.
Các phương pháp thăm khám đại tràng
Có rất nhiều kỹ thuật mà các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán bệnh liên quan tới đại tràng. Dưới đây là thông tin chi tiết:
Khai thác tiền sử bệnh
Trước khi bắt đầu thăm khám thực tế, bác sĩ sẽ lấy tiền sử bệnh, tức là đặt ra một số câu hỏi về tính chất, thời điểm và mức độ của các triệu chứng mà bạn gặp phải, có thể như sau:
- Mô tả chi tiết tất cả những dấu hiệu hay tình trạng mà bạn đang đối mặt.
- Triệu chứng bắt đầu từ khi nào và tần suất ra sao?
- Khai thác tiền sử gia đình, có người thân nào từng mắc bệnh đại tràng hay ung thư đại tràng không?
- Đã từng điều trị hay phẫu thuật bệnh lý nào trước đó chưa?
Chẩn đoán sơ bộ
Thăm khám thực thể và lâm sàng là kỹ thuật chẩn đoán sơ bộ. Thông qua các biểu hiện thực thể và triệu chứng cơ năng, bác sĩ có thể khoanh vùng các bệnh lý mà bạn có khả năng mắc phải.
Sau khi nắm bắt triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành khám trực tiếp bằng cách sờ nắn vùng bụng để xem xét có biểu hiện bất thường hay không. Kết thúc chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định các kỹ thuật thăm khám cần thiết khác mà bạn phải thực hiện.
Làm các xét nghiệm sinh hoá
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác và được sử dụng phổ biến. Đây là phương pháp y khoa nên thực hiện định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề về sức khoẻ.
Xét nghiệm máu trong khám đại tràng nhằm mục đích đánh giá số lượng tiểu cầu, bạch cầu và hồng cầu. Nếu số lượng tiểu cầu cho biết khả năng đông máu thì số lượng bạch cầu cho biết tình trạng miễn dịch và nhiễm trùng của cơ thể.
Nếu đại tràng có viêm nhiễm, lượng bạch cầu có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó, lượng hồng cầu thu được trong xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ xác định được máu xuất huyết qua phân nhiều hay ít.
Xét nghiệm phân
Xét nghiệm phân là một loạt các xét nghiệm được thực hiện trên một mẫu phân để giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như:
- Viêm đại tràng.
- Viêm loát dạ dày.
- Hội chứng ruột kích thích.
- Ung thư đại tràng.
Mẫu phân được kiểm tra về màu sắc, hình dạng… Kỹ thuật viên xét nghiệm cũng tìm các chất khác ẩn trong phân như chất nhầy hay máu, chất béo, dịch mật. Ngoài ra cũng có thể đo độ pH của phân nếu cần.
Nếu nghi ngờ có vi khuẩn gây ra nhiễm trùng, bác sĩ có thể yêu cầu thủ thuật cấy phân.
Chụp X-quang
Chụp X-quang là một kỹ thuật nhanh chóng và không gây đau đớn thường được sử dụng để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể. Đây là phương pháp hỗ trợ đắc lực cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh tại đại tràng như viêm đại tràng, polyp đại tràng, ung thư đại tràng.
Tuy nhiên, chụp X-quang chỉ được tiến hành khi có chỉ định của bác sĩ dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và tình trạng sức khỏe, tuổi tác của người bệnh. Những trường hợp được áp dụng chụp X-quang, bao gồm:
- Có biểu hiện rõ rệt mắc những bệnh lý ở đại tràng như viêm đại tràng, viêm túi thừa…
- Đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ hoặc máu nhưng không phải do nứt kẽ hậu môn hay bệnh trĩ.
- Xuất hiện những triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài rõ ràng như: táo bón hay tiêu chảy kéo dài, ăn không tiêu, đạu quặn bụng bên trái.
- Bác sĩ nghi ngờ trong đại tràng người bệnh có khối u.
Ngoài ra, nếu có nghi ngờ xoắn ruột, dính ruột, thủng ruột hay người có tiền sử dị ứng với chất cản quang thì không áp dụng kỹ thuật này.
Siêu âm đại tràng
Siêu âm đại tràng giúp chẩn đoán hình ảnh qua các sóng siêu âm có tần số cao nhằm mục đích quan sát cấu trúc bên trong cơ thể như đại tràng và các cơ quan lân cận. Đây là một phương pháp không xâm lấn, máy siêu âm được đưa quanh vùng bụng của bệnh nhân thông qua một lớp gel mỏng giúp dễ dàng di chuyển hơn. Nhưng phương pháp này ít khi phát hiện được sự hiện diện của khối u trong hệ tiêu hoá.
Nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng là phương pháp sử dụng một ống dây mềm, nhỏ, nhẹ, có gắn camera ở một đầu đưa qua đường miệng, mũi hoặc hậu môn để thăm khám nhằm phát hiện những bất thường trên bề mặt niêm mạc đại trực tràng.
Đây là một trong những kỹ thuật chính để tầm soát, điều trị các bệnh lý về tiêu hóa hiệu quả và chính xác nhất hiện nay. Thủ thuật này thường kéo dài dưới 30 phút nhưng có thể lâu hơn nếu có thêm bất kỳ vấn đề nào như đa polyp hoặc chảy máu cần điều trị.
Khi nội soi, hình ảnh sẽ hiển thị ra bên ngoài màn hình, từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán dựa vào bất thường nhìn thấy và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Video nội soi đại tràng thủ thuật giúp phát hiện bệnh đại tràng
Lưu ý khi nội soi đại tràng:
- Nghỉ ngơi thư giãn cho tới khi không còn cảm giác khó chịu ở bụng.
- Nếu nội soi đại tràng gây mê bạn nên ở lại cơ sở y tế cho tới khi hoàn toàn tỉnh táo mới được rời đi.
Nội soi bằng viên nang
Đây là phương pháp sử dụng viên nang có chứa một camera rất nhỏ, kích thước bằng một viên vitamin tổng hợp. Bạn sẽ được yêu cầu nuốt viên nang với một chút nước.
Viên nang di chuyển giống như một mẩu thức ăn qua thực quản, xuống dạ dày, đại tràng và có thể ghi lại 3 hình mỗi giây, hình ảnh thu lại được rất rõ nét. Kỹ thuật này giúp bác sĩ có thể:
- Xác định polyp hoặc khối u trong đường tiêu hoá.
- Chẩn đoán hoặc đánh giá các tình trạng bệnh như: viêm đại tràng, viêm ruột.
- Đánh giá đau bụng không rõ nguyên nhân.
Viên nang sẽ ra khỏi cơ thể của bạn thông qua việc đi tiêu và quy trình này kết thúc sau 8h kể từ khi bạn nuốt nó.
Lưu ý khi nội soi bằng viên nang:
Sau khi nuốt viên nang, bạn cần lưu ý:
- Đợi ít nhất 2h trước khi đưa chất lỏng vào cơ thể thông qua đường uống như: nước lọc, sữa, nước ép hoa quả.
- Đợi ít nhất 4h trước khi ăn nhẹ.
- Tránh bất kỳ hoạt động gắng sức nào, đặc biệt là những chuyển động đột ngột, cúi người, khom lưng.
☛ Tìm hiểu thêm: Bị bệnh đại tràng nên khám ở bệnh viện nào?
Các bệnh lý về đại tràng thường gặp
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là một bệnh lý về đường tiêu hóa tương đối phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng. Tình trạng xảy ra khi lớp niêm mạc của ruột già hay trực tràng bị viêm. Nguyên nhân viêm đại tràng rất đa dạng, thường khởi phát do những tác nhân sau:
- Nhiễm khuẩn đường ruột do táo bón kéo dài tạo thành những ổ vi khuẩn gây viêm nhiễm.
- Rối loạn tâm lý, thường xuyên lo âu, căng thẳng, bất an… dẫn đến mất ngủ làm rối loạn hệ tiêu hoá. Đây cũng là một trong những triệu chứng của viêm đại tràng.
- Tự ý mua và dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, thuốc kháng sinh sử dụng lâu ngày dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột.
- Tiền sử gia đình, nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng có thể cao hơn 30% nếu có người thân mắc bệnh này.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm và lối sống không lành mạnh.
- Sử dụng các chất kích thích, rượu bia, đồ uống có cồn thường xuyên.
Polyp đại tràng
Các khối u lồi hay được gọi là polyp trong lòng đại tràng (ruột già) sinh ra do niêm mạc đại trực tràng có sự tăng sinh bất thường và phát triển quá mức. Kích thước của các khối polyp có thể khác nhau, u càng lớn càng ẩn chứa nhiều nguy hiểm.
Phần lớn chúng thường không gây hại. Tuy nhiên, có một số loại polyp có khả năng phát triển thành ung thư nếu không được phát hiện kịp thời.
Ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng xảy ra khi các tế bào trong đại tràng hình thành những khối u ở thành ruột. Đây là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm và đang dần phổ biến. Tuỳ vào biến chứng hay loại u mà có thể phát triển tại chỗ hay lan khắp cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư đại tràng, bao gồm:
- Do các khối polyp trong ruột già có xu hướng lớn dần về kích thước.
- Viêm đại tràng lâu ngày không được chữa trị dứt điểm, các tế bào ruột bị viêm chính là điều kiện tốt để ung thư hình thành và phát triển.
- Chế độ ăn uống kém khoa học và lối sống thiếu lành mạnh.
- Tiền sử gia đình và tính chất di truyền.
- Người già có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng cao hơn bình thường, đặc biệt nguy cơ tăng cao rõ rệt sau 50 tuổi.
- Bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Phương pháp hỗ trợ điều trị viêm đại tràng hiệu quả
Đa số mọi người khi mắc viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích đều gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hoá, đau quặn bụng bên trái, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi… Để điều trị viêm đại tràng người bệnh cần lưu tâm đến những yếu tố sau:
- Phục hồi niêm mạc đường tiêu hoá.
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Để giải quyết mối bận tâm trên, Tràng Phục Linh PLUS chính là một giải pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị viêm đại tràng. Được bào chế từ các thảo dược có nguồn gốc tự nhiên như: bạch phục linh, bạch truật, hoàng bá… giúp làm giảm các triệu chứng rồi loạn tiêu hoá, chướng bụng, khó tiêu, đau quặn bụng bên trái…
Là phiên bản mới của Tràng Phục Linh, Tràng Phục Linh PLUS có chứa thêm 5-HTP (hoạt chất hoá học nội sinh) và ImmuneGamma® (hoạt chất sinh học) chiết xuất theo công nghệ của Hoa Kỳ, có tác dụng:
- Phục hồi niêm mạc đường tiêu hoá.
- Gia tăng hiệu lực của hệ miễn dịch.
- Là nguồn thức ăn cho vi khuẩn hữu ích trong ruột.
Để tìm hiểu thêm thông tin về Tràng Phục Linh, bạn xem tại Tràng Phục Linh PLUS hoặc TẠI ĐÂY
Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.
Trên đây là một số thông tin về các phương pháp thăm khám đại tràng mà bạn đọc có thể tham khảo. Cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám đại tràng nếu bạn gặp phải một trong những triệu chứng mà chúng tôi đề cập ở trên.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/digestive-health/capsule-endoscopy#risks
- https://medlineplus.gov/colonicdiseases.html
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất