Hội chứng ruột kích thích

Ăn ổi bị táo bón - liệu có phải sự thật?

Theo thống kê, một quả ổi cung cấp khoảng 12% lượng chất xơ hàng ngày được khuyến cáo. Chính vì vậy, ổi rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng ăn ổi sẽ gây táo bón. Vậy, thông tin đó có đúng không? Để giải đáp thắc mắc này, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây nhé. Mục lụcThành phần và lợi ích của ổiThành phần dinh dưỡng của quả ổiNhững lợi ích tuyệt vời của trái ổi mang lạiĂn ổi có bị táo bón không?Những ai không nên ăn ổi?Người bị suy nhượcNgười mắc bệnh dạ dàyPhụ nữ có thai và cho con bú không nên ăn ổi xanhNhững lưu ý bạn cần biết khi ăn ổi Thành phần và lợi ích của ổi Thành phần dinh dưỡng của quả ổi Theo nghiên cứu, hàm lượng dinh dưỡng trong 100g ổi gồm: 1 gam protein, 15 mg calci, 1 mg sắt, 0,06 mg retinol (vitamin A), 0,05 mg thiamin (vitamin B1) và 200 mg axit ascorbic (vitamin C). Hàm lượng vitamin C cao trong quả ổi hơn đáng kể so với trong cam. Quả ổi cũng giàu pectin và các axit hữu cơ chính là axit citric và axit malic. Những lợi ích tuyệt vời của trái ổi mang lại Tăng khả năng miễn dịch Theo nghiên cứu, lượng vitamin C trong ổi cao gấp 4 lần so với trái cam, quýt. Chính vì lượng vitamin C cao như vậy nên nó giúp tăng khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng, ức chế các phân tử gây viêm như prostaglandin trong điều kiện tự miễn. Ngăn ngừa ung thư Trong ổi có các hợp chất lycopene, quercetin, vitamin C và các polyphenol hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa các gốc tự do, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Trên thực tế, có nhiều bằng chứng chứng minh tiềm năng của chiết xuất ổi trong việc ngăn ngừa ung thư vú, tuyến tiền liệt, ruột kết, phổi và da. Hỗ trợ, điều trị bệnh huyết áp cao Trong trái ổi rất giàu chất xơ, hypoglycemic tự nhiên. Hai chất này có tác dụng hạ huyết áp và giảm cholesterol trong máu. Những người có nguy cơ bị huyết áp cao và mắc các bệnh về tim mạch nên ăn ổi bởi hoạt chất potassium trong trái ổi có tác dụng làm giảm chỉ số huyết áp. Hỗ trợ ngăn ngừa tiểu đường Lượng chất xơ hòa tan (pectin) và không hòa tan trong trái ổi rất tốt đối với người bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, chỉ số glycemic thấp và hàm lượng chất xơ cao trong ổi có thể giúp đảm bảo lượng đường cần thiết cho cơ thể người mắc tiểu đường. Tuy nhiên, để ổi phát huy tác dụng tốt nhất với bệnh tiểu đường, bạn nên ăn cả vỏ ổi nhé. Bởi khi ăn ổi cả vỏ sẽ giúp giảm được lượng triglycerid trong máu đồng thời giảm được những bất thường mỡ máu phổ biến có trong bệnh tiểu đường chẳng hạn như tăng triglycerid máu hay tăng cholesterol máu. Ngoài ra, những người bị tiểu đường không nên uống nước ép ổi, nên ăn ổi trực tiếp vì nước ép ổi có thể khiến lượng đường huyết tăng nhanh Cải thiện sức khỏe tim mạch Như đã chia sẻ, vỏ ổi có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần và choleslterol liprotein tỷ trọng thấp (LDL) đồng thời tăng cholesterol liprotein tỷ trọng cao (HDL). Vì vậy, khi ăn ổi cả vỏ giúp làm tăng cholesterol liprotein tỷ trọng cao (HDL) đồng thời giúp làm giảm cholesterol LDL và có thể ngăn ngừa động mạch bị tắc nghẽn. Tốt cho da và giảm cân Trong ổi có lượng vitamin C, A, chất chống oxy hóa như carotene và lycopene giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do gây ra các nếp nhăn cũng như lão hóa, từ đó kéo dài tuổi thanh xuân cho bạn. Ngoài ra, ổi có hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất trong khi hàm lượng calorie thấp giúp hỗ trợ bạn giảm cân khá hiệu quả mà cơ thể không bị mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng. Tăng cường thị lực Trái ổi giàu vitamin A giúp bảo vệ đôi mắt và tăng cường thị lực, phòng ngừa  bệnh đục thuỷ tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Mặc dù ổi không giàu Vitamin A như cà rốt nhưng chúng vẫn là một nguồn dinh dưỡng rất tốt. Có lợi cho hệ tiêu hóa Trong ổi có hàm lượng chất xơ dồi dào, nghiên cứu chỉ ra, 1 quả ổi đáp ứng khoảng 12% chất xơ trong cơ thể giúp nhu động ruột khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Không chỉ vậy, ổi rất giàu vitamin C và chứa các chất carotenoids, potassium có khả năng chữa lành các vết thương trong trường hợp viêm loét dạ dày. Ngoài ra, nghiên cứu đã chứng minh, trong ổi có chứa hợp chất làm se có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị  tiêu chảy, hợp chất kiềm có trong ổi còn giúp phòng và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển giúp phòng ngừa bệnh tật và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Tốt cho bà bầu Ổi rất tốt cho phụ nữ mang thai vì nó chứa axit folic, hoặc vitamin B9, khuyến khích bà bầu sử dụng vì nó có thể giúp phát triển hệ thần kinh của em bé và bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các rối loạn thần kinh. Thư giãn, giảm stress Trong ổi có chứa magie giúp thư giãn các cơ và dây thần kinh của cơ thể. Ngoài ra, các  vitamin B3 và vitamin B6, còn được gọi là niacin và pyridoxine, giúp cải thiện lưu thông máu lên não, kích thích chức năng nhận thức, giúp thư giãn, giảm mệt mỏi. Chính vì vậy, sau một ngày làm việc mệt mỏi, bạn có thể ăn ổi giúp thư giãn cơ bắp, chống lại căng thẳng và tăng cường năng lượng cho hệ thống thần kinh của bạn. Ăn ổi có bị táo bón không? Ăn ổi xanh quá nhiều dễ dẫn tới hiện tượng táo bón Theo bác sĩ Tô Thị Ngọc Dung (Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia) chuyên gia dinh dưỡng, quả ổi có giá trị dinh dưỡng cao nhất là khi chín, nhưng với những quả còn xanh, cứng thì không nên ăn vì nó có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu và đầy bụng Theo Đông y ghi chép lại, quả ổi xanh có tính bình, vị ngọt chát, có tác dụng cố tràng, kiện vị, thu liễm nên hay được áp dụng trong các trường hợp bị viêm nhiễm đường tiêu hoá hay bị tiêu chảy, kiết lỵ. Còn ổi chín có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, nhuận tràng, lợi tiêu hoá, thường được sử dụng trong các trường hợp ăn uống không tiêu, táo bón, tốt cho bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, ổi xanh có thể khiến co mạch, giảm tiết dịch và nhu động ruột, từ đó dẫn đến chứng táo bón, khó tiêu và đầy bụng. Ngoài ra, trong ổi xanh có chứa nhiều chất tanin, chất này khi được dung nạp sẽ kết hợp với protein tạo thành một lớp màng làm se niêm mạc ruột. Tanin cũng chính là chất tạo nên vị chát trong quả ổi, do đó ổi càng xanh và có nhiều vị chát thì sẽ càng chứa nhiều tanin. Chất này có khả năng cầm tiêu chảy nhưng lại dễ dẫn đến táo bón nếu như chúng ta ăn quá nhiều ổi xanh. Như vậy, trái ổi có rất nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuuy nhiên, khi đang bị táo bón, không nên ăn ổi xanh. Thay vào đó, bạn có thể ăn ổi chín giúp cải thiện tình trạng táo bón khá hiệu quả. Ngoài ra, ăn ổi chín còn giúp bạn bổ sung nhiều giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên, bạn đừng ăn quá nhiều nhé. Những ai không nên ăn ổi? Mặc dù ổi đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số đối tượng sau cần lưu ý khi ăn ổi: Người bị suy nhược Những người bị suy nhược thường có hệ tiêu hóa kém, nếu ăn ổi sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, dạ dày phải co bóp nhiều, gây tổn hại hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, nếu muốn bổ sung ổi, bạn có thể sử dụng ổi dưới dạng nước ép ổi hoặc sinh tố ổi. Người mắc bệnh dạ dày Những người dạ dày, hệ tiêu hóa kém ăn ổi cứng sẽ khiến dạ dày phải co bóp nhiều hơn để nghiền nát, từ đó khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn, nhất là với những người mắc bệnh dạ dày. Ngoài ra, những người bị đau dạ dày tuyệt đối không nên ăn ổi hoặc uống nước ép ổi khi bụng rỗng. Phụ nữ có thai và cho con bú không nên ăn ổi xanh Như đã chia sẻ ở trên, ổi rất tốt cho bà bầu, giúp phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Tuy nhiên, bà bầu và phụ nữ cho con bú khi có hiện không nên ăn ổi xanh bởi  dễ gây hiện tượng đầy hơi, táo bón. Những lưu ý bạn cần biết khi ăn ổi Trẻ em không nên ăn quá nhiều ổi bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, có thể gây cho trẻ hiện tượng táo bón hoặc tiêu chảy. Khi ăn ổi chín, nếu ổi nhiều hạt bạn nên bỏ bớt phần hạt bởi hạt cứng dễ khiến bạn đầy bụng, khó tiêu Hạn chế ăn nhiều ổi xanh, nếu ăn nên bỏ hạt, gọt vỏ ngoài và nhai thật kĩ. Nên chọn lựa mua ổi sạch, uy tín, ngâm rửa đúng cách hợp vệ sinh và ăn cả vỏ ổi chín để tận dụng hết hàm lượng vitamin C có trong ổi. Không nên lạm dụng ăn quá nhiều ổi trong 1 ngày cho dù ổi tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 1-2 quả. ☛ Đọc thêm: Mách bạn cách chữa đầy bụng khó tiêu táo bón hiệu quả Nếu bạn đang khổ sở vì chứng táo bón do viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích, bạn có thể sử dụng sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS.   Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ): Có thành phần từ các thảo dược tự nhiên an toàn bao gồm: Hoàng bá, bạch thược, bạch truật, bạch phục linh kết hợp với ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Không những thế, Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng (Tìm hiểu bản nghiên cứu đầy đủ được đăng tải vào tháng 4 năm 2017 tại: www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28406734) Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng: Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) xem TẠI ĐÂY Nếu bạn còn băn khoăn về chứng táo bón, hãy  gọi đến tổng đài miễn cước 18001506 để được tư vấn. Tham khảo https://connectusfund.org/12-advantages-and-disadvantages-of-guava-fruit https://www.healthline.com/nutrition/8-benefits-of-guavas https://food.ndtv.com/health/15-amazing-guava-benefits-heart-healthy-weight-loss-friendly-and-more-1244242 Chia sẻ13

Tiêu chảy cấp có lây được không?

Tiêu chảy cấp là tình trạng mà mỗi người chúng ta từng gặp vài lần trong đời. Vậy tiêu chảy cấp có lây được không? Lây qua đường nào? Để giải đáp những câu hỏi trên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Tiêu chảy cấp có lây được không? Mục lụcNguyên nhân bị tiêu chảy cấpCách xác định bị tiêu chảy cấpTiêu chảy cấp có lây được không? Lây qua đường nào?Đối tượng nào dễ bị tiêu chảy cấp?Tiêu chảy cấp có nguy hiểm không?Cần làm gì khi bị tiêu chảy cấpBổ sung nước và điện giảiChế độ ăn giàu dinh dưỡngThuốcMen vi sinhBiện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp lây lanSử dụng Tràng Phục Linh PLUS ngăn ngừa tiêu chảy Nguyên nhân bị tiêu chảy cấp Một số tác nhân gây tiêu chảy cấp có thể kể đến là: Virus: Là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tiêu chảy cấp, thường gặp Rotavirus (gây tiêu chảy cấp ở trẻ em), Norovirus, Adenovirus, Astrovirus,… Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn gây bệnh bao gồm Staphylococcus aureus, Clostridium difficile, Yersinia enterocolitica, Shigella, E. coli,… Kí sinh trùng: Thường gặp Giardia lamblia, Cryptosporidium, Entamoeba histolytica,… Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc kháng sinh, nhuận tràng, kháng acid chứa Magie có thể gây ra tiêu chảy cấp. Tuy nhiên, khi ngừng sử dụng thuốc thì tình trạng tiêu chảy cấp cũng chấm dứt. Đọc chi tiết: Tại sao thuốc kháng sinh gây tiêu chảy? Một số bệnh lý trong cơ thể: Các bệnh lý như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, cường giáp, đái tháo đường,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp. Cách xác định bị tiêu chảy cấp Khi bị tiêu chảy cấp, người bệnh thường có các triệu chứng điển hình sau: ➤ Tiêu chảy: Người bệnh đi ngoài nhiều bất thường từ vài lần cho đến vài chục lần một ngày, thậm chí 20 – 30 lần/ ngày. Phân lỏng, không thành khuôn, nhiều nước có lẫn nhày. Trong trường hợp tiêu chảy cấp do nhiễm chủng vi khuẩn Shigella, E.coli, Salmonella, Campylobacter,… đi kèm với tiêu chảy, người bệnh có biểu hiện sốt hơn 38,5oC và kéo dài hơn 2 ngày. Tiêu chảy thường xuất hiện sau bữa ăn nhiễm khuẩn từ 4 – 72 giờ. Dựa vào thời điểm xuất hiện tiêu chảy có thể xác định được nguyên nhân gây tiêu chảy cấp. Ví dụ như tiêu chảy cấp do nhiễm độc tố tụ cầu vàng (S.aureus) hoặc B.cereus, triệu chứng tiêu chảy thường xuất hiện dưới 6 giờ sau khi ăn. Trong khi đó, tiêu chảy do nhiễm độc tố C. perfringens xuất hiện sau khi ăn từ 6 – 24 giờ. ➤ Dấu hiệu mất nước: Đây là một trong những triệu chứng nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, trụy tim mạch, thậm chí tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Người bệnh thường có các biểu hiện khát nước, nước tiểu ít, niêm mạc mắt khô, da khô, mắt trũng, mạch nhanh, tụt huyết áp, nếp véo da mất chậm. Khô miệng là một trong những dấu hiệu mất nước ➤ Nôn: Triệu chứng này xuất hiện trước khi tiêu chảy từ 6 – 12 giờ. Người bệnh có thể nôn ra nước, thức ăn hoặc các thành phần khác. Đối với trường hợp tiêu chảy do virus Rota hoặc Norwalk, người bệnh thường có biểu hiện nôn, buồn nôn, kèm theo đau quặn bụng, tiêu chảy, có thể sốt nhẹ, đau đầu, sổ mũi, đau mỏi cơ và ho.  ➤ Đầy hơi, chướng bụng.  Để hiểu rõ hơn về tiêu chảy cấp bạn có thể xem video dưới đây: Tiêu chảy cấp có lây được không? Lây qua đường nào? Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh có khả năng lây lan nhanh và bùng phát thành dịch nếu không kiểm soát kịp thời. Đặc biệt là, những vùng dân cư đông đúc, điều kiện sinh hoạt và vệ sinh không đảm bảo, sử dụng nước chưa qua xử lý, ví dụ như nước giếng khoan hoặc nước từ ao, hồ, sông, suối. Tiêu chảy cấp có thể lây lan qua một số đường sau: Đường tiêu hóa: Đây là đường lây nhiễm chủ yếu của tiêu chảy cấp cũng như hầu hết các bệnh về đường tiêu hóa khác. Người bệnh bị nhiễm vi khuẩn, virus sau khi ăn các thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh. Các thực phẩm tái, sống, chưa nấu chín kĩ là những nguồn chứa nhiều mầm bệnh. Không khí: Đây là con đường lây nhiễm khó phát hiện nhất. Người bệnh hít hoặc nuốt phải không khí bị ô nhiễm, chứa virus gây bệnh dẫn đến tiêu chảy cấp. Chất thải, tay, miệng: Mầm bệnh tồn tại rất lâu trong phân, tay, miệng của người mắc bệnh và rất dễ lây lan ra môi trường xung quanh. Đặc biệt, rotavirus có khả năng lây nhiễm rất cao do có thời gian tồn tại khá dài. Tuy nhiên, rotavirus thường gây tiêu chảy cấp ở trẻ và hiện tại đã có vắc-xin phòng ngừa. ☛ Tìm hiểu thêm: Ăn sáng xong bị tiêu chảy, cách giải quyết thế nào? Đối tượng nào dễ bị tiêu chảy cấp? Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em cho đến người lớn. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở những đối tượng sau: Trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng sữa công thức. Trẻ em bắt đầu ăn dặm: Ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, việc tiếp xúc với thức ăn mới dễ khiến trẻ bị tiêu chảy cấp. Trẻ bị suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm làm cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào đường ruột và gây tiêu chảy cấp. Những người sinh sống trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh như nguồn nước bị ô nhiễm, không dùng nước máy sinh hoạt, xử lý phân, chất thải chưa đúng quy định,… Những người thường xuyên dùng thuốc kháng sinh, thuốc ức chế bài tiết acid. Những người đi du lịch đến các nước khác: Đặc biệt, đi du lịch vào mùa nắng nóng càng làm gia tăng nguy cơ bị tiêu chảy cấp vì đây là thời điểm vi khuẩn phát triển rất mạnh. ☛ Xem chi tiết: Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy kéo dài và cách điều trị Tiêu chảy cấp có nguy hiểm không? Tiêu chảy cấp để lại nhiều hậu quả nặng nề nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Mất nước: Tình trạng này xảy ra khi lượng nước thải ra ngoài nhiều hơn mức bình thường do bị nôn và tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động của cơ thể. Một số biểu hiện đặc trưng khi bị mất nước đó là cơ thể mệt mỏi, li bì, khát nước, khô miệng, da khô, nước tiểu ít,… Mất nước nhiều có thể dẫn đến hạ huyết áp tư thế đứng do thể tích máu giảm đột ngột. Mất cân bằng các chất điện giải: Sự thiếu hụt các chất điện giải như Natri, Kali, Magie, Calci, Clorua, Cacbonat có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn, thiếu hụt Natri có thể dẫn đến buồn ngủ, suy nhược, lú lẫn thậm chí là co giật. Trong khi đó, thiếu hụt Kali có thể làm yếu cơ, mệt mỏi và ảnh hưởng đến đường máu trong cơ thể. Ảnh hưởng chức năng não bộ: Ảnh hưởng này gây tác động lớn đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, phụ nữ có thai cần lưu ý giữ đường ruột luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Thiếu hụt dinh dưỡng: Tiêu chảy cấp làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng ở ruột non và làm tăng nguy cơ bị các bệnh nhiễm trùng khác mà các bệnh này tiến triển nặng có thể gây tiêu chảy. Ảnh hưởng cơ quan nội tạng khác: Tiêu chảy cấp có thể dẫn đến suy thận, lượng nước tiểu giảm. Ngoài ra, tiêu chảy cũng làm nồng độ acid tăng cao và gây sốc. Đặc biệt, tình trạng này nếu không được điều trị có thể dẫn tới hôn mê. Tác động tiêu cực khác: Khi bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, người bệnh có thể bị đau bụng, đau và rát hậu môn, mệt mỏi,… Cần làm gì khi bị tiêu chảy cấp Có thể thấy tiêu chảy cấp vô cùng nguy hiểm nếu không biết cách xử lý. Khi bị tiêu chảy cấp, người bệnh cần bổ sung nước và điện giải, ăn các món ăn giàu dinh dưỡng và uống men vi sinh để chấm dứt tình trạng tiêu chảy cấp sớm nhất có thể. Bổ sung nước và điện giải Tiêu chảy cấp làm mất đi một lượng không nhỏ nước và điện giải. Vì vậy, người bệnh nên sớm bổ sung nước và điện giải, tốt nhất là bằng đường uống. Một trong những giải pháp bù nước và điện giải bằng đường uống là dung dịch Oresol. Oresol chứa các ion điện giải (Natri, Kali) và đường glucose giúp tăng khả năng hấp thu nước ở đường ruột. Bên cạnh đó, bạn có thể bù nước và điện giải bằng các loại nước trái cây pha loãng, nước cháo, nước súp pha thêm một chút muối,… nếu không có sẵn dung dịch Oresol. Ngoài ra, người bệnh cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Trong trường hợp bạn có dấu hiệu mất nước nặng bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Tại đây, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng mất nước của bạn qua một số xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm máu để đánh giá nồng độ các chất điện giải, xét nghiệm nước tiểu,… và chỉ định truyền dịch qua đường tĩnh mạch để bù nước kịp thời. Chế độ ăn giàu dinh dưỡng Người bị tiêu chảy cấp cần thực hiện chế độ ăn giàu dinh dưỡng để sớm hồi phục Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi tổn thương niêm mạc ruột và ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng trong đợt tiêu chảy cấp. Khi bị tiêu chảy cấp, người bệnh thường có biểu hiện chán ăn, buồn nôn, nôn. Chính vì vậy, chia nhỏ bữa ăn hàng ngày là biện pháp tối ưu giúp người bệnh hấp thu đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, mì, gạo, lúa mì và yến mạch,… và các thực phẩm giàu protein như thịt nạc, thịt gà, thịt bò,… Các món ăn loãng, mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo loãng, đồ luộc, hấp,… nên có mặt trong bữa ăn hàng ngày của người bị tiêu chảy cấp. Người bệnh cần chú ý không tiêu thụ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên, xào ít nhất là cho đến khi đường ruột khôi phục trở lại như bình thường sau một đợt tiêu chảy cấp. Các thực phẩm từ sữa như phô mai, kem,… (trừ sữa chua) có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa. Đây là một trong những hậu quả mà tiêu chảy cấp do nhiễm trùng gây ra. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng. Thuốc Thuốc kháng sinh: Được dùng trong trường hợp tiêu chảy cấp do nhiễm vi khuẩn. Đối với trường hợp tiêu chảy cấp do virus hoặc do các bệnh lý, thuốc kháng sinh gần như không có hiệu quả điều trị. Các chất hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột: Dùng để bảo vệ niêm mạc ruột, hấp phụ các độc tố của vi khuẩn và khí thừa trong đường ruột. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, tránh xảy ra các tác dụng không mong muốn.  Men vi sinh Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung lợi khuẩn có tác dụng rút ngắn thời gian bị tiêu chảy cấp. Người bệnh có thể uống men vi sinh hoặc ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn. Không những thế, lợi khuẩn trong men vi sinh ít nhiều cũng giúp kích thích cảm giác thèm ăn. Men vi sinh là những lợi khuẩn còn sống. Vì vậy, sau khi pha men vi sinh xong, bạn nên uống luôn, tránh để lợi khuẩn chết hoặc giảm hoạt lực. Trong trường hợp bạn phải uống thuốc kháng sinh, bạn nên uống men vi sinh sau khi uống kháng sinh khoảng 2 giờ để hạn chế nguy cơ các lợi khuẩn bị tiêu diệt. Ngoài ra, bạn cần lưu ý tuyệt đối không pha men vi sinh với nước ấm hoặc ăn cùng cháo, súp nóng. Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi khuẩn và rút ngắn thời gian bị tiêu chảy Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp lây lan Để phòng ngừa bệnh lây lan, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau: ☛ Giữ vệ sinh sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh, lau chùi nhà cửa và cọ rửa nhà tắm, nhà vệ sinh hàng ngày. ☛ Rửa tay: Đây là biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp lây lan khá hữu hiệu. Tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. ☛ Đảm bảm vệ sinh trong quá trình chế biến thức ăn: Con đường lây nhiễm chủ yếu là qua đường tiêu hóa. Chính vì thế, các dụng cụ nấu nướng như nồi, dao, thớt, bát, đũa,… cần được rửa sạch sẽ, trần qua nước sôi trước khi nấu nướng và để ở nơi thoáng mát, sạch sẽ. Ngoài ra, các nguyên liệu chế biến thức ăn, rau, củ, quả cần được ngâm, rửa bằng nước muối để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. ☛ Ăn chín, uống sôi: Đồ ăn cần được nấu chín, hạn chế ăn đồ tái, sống như tiết canh, sushi, gỏi,… và sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hạn chế ăn đồ ăn còn thừa từ ngày hôm trước hoặc đồ ăn bảo quản quá lâu trong tủ lạnh. Nước cần được được lọc qua hệ thống lọc trước khi sử dụng và đun sôi trước khi uống. ☛ Tiêm phòng vắc-xin: Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các mũi vắc-xin sởi và virus rota. Sử dụng Tràng Phục Linh PLUS ngăn ngừa tiêu chảy Trong trường hợp bạn bị tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích hoặc viêm đại tràng thì Tràng Phục Linh PLUS là sự lựa chọn tối ưu dành cho bạn. Tràng Phục Linh PLUS giúp ngăn ngừa tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng Tràng Phục Linh PLUS đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi khoa dược lý – Đại học Y Hà Nội, Đại học Nam California, Đại học Y Kreck. Đặc biệt, công trình nghiên cứu chứng minh tác dụng của sản phẩm đã được đăng tải trên trang thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ. Bạn có thể xem trực tiếp nghiên cứu tại đây. Thêm vào đó, Tràng Phục Linh là sự kết hợp khéo léo giữa các vị thuốc y học cổ truyền và y học hiện đại. Sản phẩm chứa các thành phần nổi bật có thể kể đến là Bạch phục linh, Bạch truật, Hoàng bá, ImmuneGamma, 5-HTP. ImmuneGamma: Đây là thành phần được chiết xuất từ thành tế bào của lợi khuẩn Lactobacillus có tác dụng bổ sung lợi khuẩn và cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Ngoài ra, thành phần này còn giúp tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. 5-HTP: Được chuyển hóa thành Serotonin – chất có khả năng kích thích thần kinh trung ương giúp người bệnh cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn. Đồng thời, 5-HTP còn giúp làm giảm nhu động ruột, nhờ đó quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn. Sản phẩm có tác dụng sau: Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng. Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, sôi bụng, tiêu chảy,… Phục hồi tổn thương niêm mạc ruột và bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY. Tài liệu tham khảo: https://www.verywellhealth.com/diarrheal-diseases-101-1958810 https://suckhoedoisong.vn/benh-tieu-chay-cap-va-cach-phong-chong-n159719.html Chia sẻ12

Đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn là dấu hiệu của bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng, đó có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày hoặc viêm ruột thừa,… Tùy vào vị trí của vùng bụng bị đau mà người bệnh có thể phán đoán bệnh tình đang mắc phải. Tuy nhiên, nếu đó là đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn thì bạn nên cảnh giác bởi đó có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý nguy hiểm. Đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm Mục lụcĐau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn là dấu hiệu bệnh gì?Hội chứng ruột kích thíchViêm đại tràngRối loạn vi khuẩn đường ruộtĐau bụng giunViêm loét dạ dày – tá tràngTràng Phục Linh PLUS hỗ trợ cải thiện sức khỏe đường ruột. Đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn là dấu hiệu bệnh gì? Hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích là tình trạng ruột bị rối loạn chức năng, lặp đi lặp lại nhiều lần. Đặc điểm của bệnh chính là dù người bệnh có đi khám và thực hiện các xét nghiệm đều không thấy được tổn thương về giải phẫu và tổ chức sinh hóa ở ruột. Đây là một trong các bệnh về đường ruột phổ biến với tỉ lệ mắc bệnh rơi vào khoảng 5-20% dân số. Hội chứng này tuy không gây ra nhiều nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sống hàng ngày. Hội chứng ruột kích thích gây ra không ít phiền toái cho cuộc sống người bệnh Triệu chứng phổ biến của hội chứng ruột kích thích gồm: Đau bụng: Đau dọc khung đại tràng, quặn từng cơn xung quanh rốn hoặc đau nhiều sau khi ăn xong. Cảm giác khó chịu có thể diễn ra từ 1-2 ngày nhưng đôi khi có thể kéo dài đến nhiều ngày liền. Một vài trường hợp người bệnh 1 tháng đau vài lần, nhưng cũng có người bệnh cách vài tháng mới lại tái đau. Táo bón, tiêu chảy: Đi đại tiện khi táo bón phân thường có màng nhầy bọc ngoài, tuy nhiên không hề lẫn máu như một số bệnh về đường tiêu hóa khác. Đầy hơi, nặng bụng, bụng nổi cục cứng có thể sờ nắn thấy. Đau đầu, mất ngủ, căng thẳng. Muốn điều trị hội chứng ruột kích thích một cách toàn diện và hiệu quả, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày. Đầu tiên, bạn cần kiêng ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá và những loại khó tiêu hóa, dễ sinh đầy bụng như khoai lang, dưa hấu, táo, sữa,… Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh dùng các loại thức ăn nhiều đường lactose vì cơ thể lúc này đang thiếu lactase (một loại enzyme phân giải đường lactose). Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, người bệnh thường được bác sĩ thăm khám và chỉ định uống một số loại thuốc tùy vào từng triệu chứng như: Giảm đau bụng: Thuốc chống co thắt loại hướng cơ như duspatalin, spasfon,… Điều trị táo bón: Thuốc nhuận tràng như duphalac, forlax, tegaserod,… Điều trị tiêu chảy: Thuốc imodium, smecta, actapulgite,… Giảm sinh hơi, đầy bụng: Thuốc pepsane, meteospasmyl,… Điều trị đau đầu, mất ngủ, an thần: Thuốc seduxen, rotunda, dogmatil,… Triệt khuẩn ruột: Tùy thuộc vào mức độ tiêu chảy, táo bón mà người bệnh có thể dùng các loại thuốc như ganidan, berberin, biseptol,… ☛ Tìm hiểu thêm: 5 bài thuốc đông y chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả Viêm đại tràng Viêm đại tràng gây nên những cơn đau, chướng bụng ảnh hưởng đến sức khỏe Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm và tổn thương khu trú. Tùy thuộc vào mức tổn thương nặng hay nhẹ mà triệu chứng viêm đại tràng cũng khác nhau, từ đau bụng, chướng bụng đến viêm loét, xuất huyết,… Cụ thể một số triệu chứng điển hình của bệnh gồm: Đau bụng: Đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn hoặc đau dọc khung đại tràng, thỉnh thoảng đầy hơi, căng cứng bụng,… Táo bón: Phân khô, cứng, thường gặp ở người lớn tuổi và phụ nữ. Tiêu chảy: Thường gặp ở bệnh nhân viêm đại tràng cấp, phân lỏng nát, có thể lẫn máu. Tình trạng tiêu chảy diễn ra trong thời gian dài khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Đại tiện bất thường: Người bệnh đại tiện từ 4-5 lần trong ngày, phân hôi tanh. Sau khi đi ngoài, vẫn không cảm thấy thoải mái mà luôn có cảm giác muốn đi tiếp tục. Chán ăn: Hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề nên người bệnh mất cảm giác ngon miệng, không muốn ăn uống dẫn đến sức khỏe suy nhược, trí nhớ giảm sút. Sốt nhẹ: Đây là triệu chứng không phổ biến nhưng cũng thỉnh thoảng xuất hiện ở một số bệnh nhân, vì vậy bạn không nên bỏ qua. Viêm đại tràng nếu để kéo dài dai dẳng sẽ gây ra một trong các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe như: Chảy máu đại tràng: Lớp niêm mạc đại tràng viêm nhiễm trầm trọng dưới ảnh hưởng của thuốc kháng sinh, chất kích thích trong thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Thủng đại tràng: Các vết loét đại tràng chưa lành, lại thêm sự tấn công của nhiều loại vi khuẩn gây hại sẽ khiến đại tràng càng loét nặng và dẫn đến thủng. Giãn hoặc đứt đại tràng: Chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, chất thải không được đưa ra ngoài kịp thời gây ra tình trạng giãn đại tràng khiến người bệnh cảm thấy đau bụng, chướng bụng. Ung thư đại tràng: Đây được xem là biến chứng nặng nhất của viêm đại tràng. Hiện nay có đến 20% bệnh nhân viêm đại tràng tiến triển sang ung thư, gây đe dọa đến tính mạng. Người bệnh sẽ mắc ung thư đại tràng nếu không điều trị viêm đại tràng kịp thời Việc điều trị viêm đại tràng tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng thể chất bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp. Trong đó ở mức độ nhẹ, người bệnh được chỉ định uống thuốc duy trì và tiến hành phẫu thuật nếu như bệnh diễn tiến nặng. Điều trị nội khoa bằng thuốc tây: Bổ sung các loại kháng sinh đường ruột và thuốc chống viêm như mesalamine, sulfasalazine, balsalazide; Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch như mercaptopurine, azathioprine, cyclosporine; Các loại sinh học dược điều trị viêm loét như golimumab, adalimumab, infliximab; Hoặc sử dụng corticoid đối với bệnh nhân bị viêm đại tràng giai đoạn nhẹ đến nặng, không đáp ứng được với các phương pháp khác. ☛ Có thể bạn quan tâm: Viêm đại tràng ở phụ nữ mang thai nên làm gì? Phẫu thuật: Trong trường hợp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, bệnh càng diễn tiến nặng, xuất hiện biến chứng thủng, áp xe, rò đại tràng,… bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng, ngăn chặn viêm nhiễm phát triển. Xem thêm: Cách phân biệt viêm đại tràng và đại tràng co thắt: https://youtu.be/z0xeNc_pP0o Rối loạn vi khuẩn đường ruột Rối loạn vi khuẩn đường ruột là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu hóa. Thông thường, lợi khuẩn chiếm 85% và hại khuẩn chiếm 15% trong đường ruột. Nhưng khi sự rối loạn diễn ra, hệ sinh thái đường ruột mất cân bằng dẫn đến tỉ lệ hại khuẩn nhiều hơn lợi khuẩn, từ đó dẫn đến những thay đổi bất thường trong hệ tiêu hóa. Người bị rối loạn vi khuẩn đường ruột có thể gặp phải các triệu chứng phổ biến như: Đau quặn bụng: Cảm giác đau âm ỉ hay dữ dội tùy thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người. Ban đâu, cơn đau xuất phát từ phía trên bên trái bụng, sau lan sang các vùng xung quanh. Đầy hơi, chướng bụng: Rối loạn vi khuẩn đường ruột khiến thức ăn trữ lâu trong ruột, dẫn đến sinh khí trong bụng. Bụng người bệnh sẽ to hơn, cảm giác chướng, đầy hơi, khó chịu dẫn đến ăn uống kém ngon miệng. Rối loạn đại tiện: Người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón, nhưng đa phần vẫn là tiêu chảy. Số lần đi đại tiện trong ngày dao động từ 7-8 lần, nặng có thể lên đến 20-30 lần. Khi bị tiêu chảy, bệnh nhân đi ngoài phân lỏng, lẫn chất nhầy hoặc máu. Buồn nôn, nôn: Triệu chứng này kéo dài khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, ăn uống kém ngon miệng, dẫn đến mất nước, suy dinh dưỡng. Hại khuẩn tăng nhanh trong đường ruột khiến hệ tiêu hóa của bạn bị rối loạn Để khắc phục tình trạng rối loạn vi khuẩn đường ruột, người bệnh nên áp dụng một số biện pháp được các chuyên gia tiêu hóa khuyên dùng: Thay đổi khẩu phần ăn: Uống đủ 2 lít nước, tăng cường ăn thực phẩm dễ tiêu hóa (cháo, sữa chua, súp, cà rốt, bí đỏ,…), hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay, nóng, không sử dụng rượu bia, thuốc lá. Điều chỉnh thói quen sống: Hạn chế thức khuya, giữ tâm trạng thoải mái, kiểm soát tốt căng thẳng, tăng cường tập luyện thể dục, thể thao để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đồng thời nâng cao sức đề kháng. Bổ sung lợi khuẩn: Để cân bằng lại hệ vi sinh vật đường ruột, người bệnh nên bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử bacillus thông qua những chế phẩm men vi sinh. Bacillus khi được bổ sung vào cơ thể sẽ sinh sản nhanh, hình thành lớp màng bảo vệ niêm mạc đại tràng. Bên cạnh đó, bào từ lợi khuẩn này còn tiết ra khoảng 70 loại kháng sinh tự nhiên giúp ức chế, tiêu diệt hại khuẩn, giảm nhanh triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Đau bụng giun Bệnh lý nhiễm giun khá phổ biến ở Việt Nam và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi bị nhiễm giun là đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn, đau khi đói ở tại vùng thượng vị và bụng dưới, không quên kèm theo những biểu hiện như: Khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, táo bón, đi đại tiện ra máu,… Trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh sẽ có các dấu hiệu như bụng to, đầu to, hậu môn ngứa, qua xét nghiệm thấy phân có nhiều trứng giun. Về phần người trưởng thành, bệnh có thể kèm theo các biểu hiện bên ngoài như da xanh xao, người mỏi mệt, nổi mề đay, trí nhớ sa sút, kém tập trung, tâm trạng bứt rứt, lo lắng. Biểu hiện phổ biến nhất khi bị nhiễm giun chính là đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn Cách điều trị đau bụng giun rất đơn giản, chính là tìm đến các nhà thuốc để mua thuốc tẩy giun. Hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc tẩy giun tốt giúp tiêu diệt được cả giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim,… điển hình như Fugacar, Albendazole, Zentel, Combantrin. Bên cạnh điều trị, bạn cũng nên lưu ý phòng ngừa để đau bụng giun không còn tái lại, cụ thể áp dụng một số lời khuyên sau: Tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần tham khảo theo chỉ định của bác sĩ. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cắt móng tay, móng chân sạch sẽ, gọn gàng, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Ăn chín, uống sôi, nếu ăn rau sống thì cần phải rửa sạch, ngâm nước muối trước đó. Đi giày dép, đeo găng tay khi phải thường xuyên tiếp xúc đất ẩm. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thu gom và đổ rác đúng quy định. Viêm loét dạ dày – tá tràng Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh gây tổn thương, viêm và loét tại niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu ruột non). Các thương tổn này xuất hiện khi lớp niêm mạc của dạ dày, tá tràng bị bào mòn khiến lớp bên dưới thành dạ dày, thành ruột bị lộ ra. Trong đó, vết loét tá tràng chiếm đến 95%, vết loét dạ dày chiếm 60% và vết loét ở bờ cong dạ dày chiếm 25% tổng các trường hợp. Loét dạ dày – tá tràng gây đau quặn từng cơn, đầy bụng, buồn nôn Dấu hiệu viêm loét dạ dày – tá tràng có thể được nhận biết qua các triệu chứng phổ biến: Đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn: Đau là một trong các dấu hiệu chính của viêm loét dạ dày – tá tràng. Trong trường hợp loét tá tràng, cơn đau xuất hiện vào 2-3 giờ sau bữa ăn và vào lúc đói, đôi khi là nửa đêm về sáng, đau lan sau lưng. Có lúc người bệnh đau âm ỉ, lúc lại đau tức bụng và quặn từng cơn. Đầy bụng, buồn nôn: Cảm giác khó tiêu, bụng chướng do dạ dày tổn thương, kéo theo đó là hoạt động tiêu hóa giảm sút. Ợ chua, ợ hơi, nóng rát thượng vị: Đây là những triệu chứng bệnh nhân thường gặp trong thời kỳ đầu của bệnh. Mất ngủ, ngủ không ngon: Bụng đầy hơi tạo cảm giác chướng, khó tiêu, đôi khi là những cơn đau khiến bạn mất ngủ hoặc gián đoạn giấc ngủ. Rối loạn tiêu hóa: Do tiêu hóa không ổn định, bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng thường sụt cân. Bên cạnh đó, tình trạng tiêu chảy, táo bón cũng là nguyên nhân khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy giảm thể lực. Để điều trị tận gốc và chặn đứng yếu tố viêm loét từ cấp tính chuyển sang mạn tính, người bệnh cần tuân theo các bước: Ức chế tác động gây hại của các tác nhân gây bệnh (tiêu diệt vi khuẩn HP, ngưng dùng thuốc NSAID,…), điều chỉnh lại trạng thái tấn công – bảo vệ, tăng tốc độ phục hồi tổn thương. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh dùng thức ăn có tính kích thích. Tràng Phục Linh PLUS hỗ trợ cải thiện sức khỏe đường ruột. Để hỗ trợ cải thiện tình trạng đau quặn bụng do viêm đại tràng hay hội chứng ruột kích thích, bạn có thể cân nhắc sử dụng Tràng Phục Linh PLUS giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột. Tràng Phục Linh PLUS hỗ trợ giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích Tràng Phục Linh PLUS chứa thành phần gồm cao bạch truật, cao bạch thược, cao hoàng bá, cao bạch phục linh, 5-HTP và ImmuneGamma. Trong đó, 5-HTP là 5-hydroxytryptophan, một chất trung gian chuyển hóa tryptophan thành serotonin điều chỉnh khả năng vận động, bài tiết của ruột. ImmuneGamma được chiết tách từ vi khuẩn lactobacillus fermentum với công dụng cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch toàn thân. Người bệnh nên chia làm 2 lần uống với số lượng 4-6 viên mỗi ngày. Khi triệu chứng được cải thiện có thể giảm còn 2 viên/ ngày. Thời điểm thích hợp để uống là trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 tiếng. Để có kết quả tốt, người bệnh nên sử dụng liên tục sản phẩm từ 1-3 tháng. Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY. Đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn có thể là lời cảnh báo từ cơ thể rằng bạn đang mắc phải một trong những căn bệnh được liệt kê trên đây. Vì vậy, cách tốt nhất để giải quyết tình trạng này chính là đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác thay vì chỉ đơn thuần dựa vào biểu hiện để phán đoán. Tài liệu tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK541037/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30837080/ https://www.nhs.uk/conditions/irritable-bowel-syndrome-ibs/symptoms/ Chia sẻ12

Bị táo bón có nên ăn chuối không?

Chuối loại trái cây phổ biến giàu giá trị dinh dưỡng và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như táo bón liệu có nên ăn chuối? Để tìm hiểu câu trả lời, mời bạn xem chi tiết nội dung bài viết này. Mục lụcThành phần dinh dưỡng và tác dụng của chuốiThành phần dinh dưỡng của chuốiTác dụng tuyệt vời của chuốiNgười bị táo bón có nên ăn chuối hay không?Người bị táo bón ăn chuối cần lưu ý gì?Không nên ăn quá nhiều chuốiKhông ăn chuối quá chínKhi bụng đói không nên ăn chuốiNên ăn chuối tiêuBị tiểu đường nên hạn chế ăn chuốiGiải pháp cho tình trạng táo bón khi mắc bệnh viêm đại tràng Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của chuối Thành phần dinh dưỡng của chuối Theo thống kê, một quả chuối với trọng lượng 118gr gồm có những dưỡng chất với tỉ lệ sau: Kali: 9% Vitamin B6: 33% Vitamin C: 11% Magie: 8% Đồng: 10% Mangan: 14% Carbs: 24 gram Chất xơ: 3,1 gram Protein: 1,3 gram Chất béo: 0,4 gram Nước: 75% Calo: 89% Đường: 12,4g Omega-3: 0,03 g Omega6: 0,05 g Ngoài ra, chuối còn có một số chất chống oxy hóa vừa đủ, lượng calo trong chuối chỉ khoảng 105 calo, hầu như chỉ bao gồm nước và carbohydrate, lượng protein trong chuối rất ít và gần như không chứa chất béo. Chính vì vậy, với những người ăn kiêng, loại trái cây này là một lựa chọn không thể bỏ qua. Tác dụng tuyệt vời của chuối Tốt cho tim mạch Trong chuối rất giàu kali và hợp chất flavonoid chống oxy hóa. Theo nghiên cứu, trung bình một quả chuối chứa khoảng 0,4g kali, đây là những khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và ổn định huyết áp. Một quả chuối khoảng 118g thì có đến 9% kali cần thiết trong 1 ngày và giúp giảm khoảng 26% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Vì vậy, những người thường xuyên tiêu thụ đủ lượng kali có ít nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hơn so với những người thiếu hụt dưỡng chất này. Ngoài ra, trong chuối còn chứa lượng chất xơ, vitamin C, B6 và magie giúp giảm nguy cơ mắc đột quỵ và tăng cường sức khỏe Hỗ trợ tiêu hóa Trong chuối chứa một lượng đáng kể tinh bột kháng và pectin, đó là các loại chất xơ giúp hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn và đường ruột có lợi cho hệ tiêu hóa giúp xây dựng quá trình trao đổi chất. Khi cơ thể bạn được bổ sung những hoạt chất này, chúng di chuyển xuống đại tràng, ở đây, các lợi khuẩn lên men trong quá trình hình thành butyrate – một loại axit béo chuỗi ngắn giúp tăng cường sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, chuối chứa nước và chất xơ giúp thúc đẩy quá trình đều đặn và khuyến khích sức khỏe hệ tiêu hóa. Thông thường, có thể những thực phẩm giàu chất xơ dễ gây đầy hơi, chướng bụng và co thắt dạ dày ở những người bị bệnh viêm ruột (IBD), tuy nhiên chuối có thể cải thiện các triệu chứng trên. Ngăn ngừa ung thư Nghiên cứu chỉ ra, trong chuối có chứa lectin- một loại protein có thể giúp ngăn chặn các tế bào bệnh bạch cầu phát triển. Lectin hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp cơ thể loại bỏ các phân tử được gọi là các gốc tự do. Nếu quá nhiều gốc tự do tích tụ, tế bào có thể bị tổn thương và có khả năng dẫn đến ung thư. Ổn định huyết áp Để ổn định huyết áp, bạn cần duy trì lượng natri. Chuối  chứa lượng kali cao và hàm lượng muối thấp, chính vì vậy, nó có thể giúp bạn ổn định huyết áp. Tốt cho máu Theo thống kê, trong 100g chuối có 0,31mg sắt. Bạn có thể bổ sung chuối để phòng ngừa và giảm tình trạng thiếu máu bởi chuối có tác dụng kích thích sản sinh ra huyết cầu rất tốt. Ngoài ra, lượng vitamin B6 có trong chuối cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, thể hỗ trợ những người bị thiếu máu. Cải thiện tâm trạng, duy trì trí nhớ Như đã chia sẻ, trong chuối có chứa hàm lượng kali dồi dào giúp cung cấp và khôi phục năng lượng hiệu quả. Ngoài ra, lượng trytophan khá cao trong chuối có thể giúp bạn duy trì khả năng ghi nhớ, giảm căng thẳng, giảm căng thẳng và stress, thoải mái và suy nghĩ tích cực hơn. Ngăn ngừa hen suyễn Nghiên cứu đã chỉ ra, ăn chuối có thể giúp ngăn ngừa chứng thở, khò khè ở trẻ em bị hen suyễn. Bởi, chuối có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và kali giúp ngăn ngừa khó thở, khò khè. Tuy nhiên, tác dụng này cũng cần nghiên cứu thêm là cần thiết để xác nhận chính xác hơn. Người bị táo bón có nên ăn chuối hay không? Theo các chuyên gia tiêu hóa, chuối là thực phẩm nhuận tràng rất tốt cho người bị táo bón và rối loạn đường ruột. Bởi, các vitamin, chất xơ trong chuối giúp kích thích nhu động ruột, thúc đẩy cảm giác muốn đi ngoài. Không chỉ vậy, trong chuối có hoạt chất pectin có tác dụng làm mềm phân, thay đổi kích thước khuôn phân, kích thích đi ngoài và tống chất thải dư thừa ra ngoài cơ thể một cách trơn tru hơn, dễ dàng hơn. Lượng chất xơ hòa tan dồi dào trong chuối có tác dụng nhuận tràng, tăng độ nhớt của thức ăn, giúp chúng có khả năng di chuyển nhanh hơn trong đường ruột và tạo ra môi trường lý tưởng cho các vi sinh vật trong đường ruột phát triển, cải thiện chức năng của đường ruột rất tốt. Trong chuối có chứa nhiều kali nên giúp kích thích hoạt động co bóp của cơ ruột, làm tăng khả năng đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, bổ sung chuối trong khẩu phần ăn còn giúp cơ thể bạn bổ sung thêm rất nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin B6, C, axit béo Omega 3, Omega 6, canxi, sắt, magie, photpho… Bị táo bón nên ăn chuối xanh hay chuối chín? Có nhiều trường hợp bị táo bón càng ăn chuối thì hiện tượng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn do chuối chưa đủ độ chín kĩ, vẫn còn xanh. Khi chuối còn xanh, lượng tinh bột, acid tannic trong chuối còn nhiều, gây khó tiêu, chướng bụng. Ngoài ra, khi bạn ăn chuối xanh trong thời gian dài, hoạt chất acid tannic có thể gây ra tình trạng tắc ruột, khiến phân dồn ứ gây khó khăn trong việc đi đại tiện. Như vậy, với người bị táo bón, việc ăn chuối chín rất tốt nhưng nếu ăn chuối còn xanh thì lại gây phản tác dụng, gây táo bón nặng. Đây chính là lý do mà nhiều người dù ăn chuối đều đặn nhưng lại không thấy triệu chứng táo bón thuyên giảm mà lại ngày một nặng hơn. Kết luận: Chuối có rất tốt cho hệ tiêu hóa, nó không chỉ giúp phòng ngừa và hỗ trị táo bón mà còn giúp bổ sung năng lượng và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên chọn ăn chuối chín, tuyệt đối không nên ăn chuối xanh khi bị táo bón bởi chuối xanh chứa nhiều tinh bột rất khó tiêu hóa, khi ăn vào sẽ khiến cho tình trạng táo bón thêm tồi tệ hơn. Người bị táo bón ăn chuối cần lưu ý gì? Không thể phủ định tác dụng của chuối với sức khỏe con người nói chung và chứng táo bón nói riêng. Tuy nhiên, bạn nên ăn chuối đúng cách để nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý một số điểm dưới đây: Không nên ăn quá nhiều chuối Trong chuối có chứa tyramine, phenyethyamine và axit amin, đây là những chất có thể làm giãn mạch máu và làm tăng lưu lượng máu lên não gây đau đầu khi bạn bạn ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, khi bạn ăn quá nhiều chuối, vô tình dung nạp quá nhiều  lượng magie có trong chuối vào cơ thể, điều này có khiến cơ thể ngộ độc với một số biểu hiện như ốm yếu, tiêu chảy, mệt mỏi. Khi ăn quá nhiều chuối cũng có thể khiến cơ thể hấp thu quá nhiều vitamin B6 có trong chuối gây tổn hại tới hệ thần kinh và làm tê liệt chân tay, rất nguy hiểm. Để cải thiện triệu chứng táo bón, bạn nên ăn 2 quả chuối chín mỗi ngày, chia làm nhiều lần ăn trong ngày. Ngoài ra, với trẻ em, bổ sung chuối vào khẩu phần ăn hàng ngày cũng rất tốt. Tuy nhiên, bạn nên cho bé ăn 1 quả/ ngày hoặc chế biến thành các món ăn dặm. Không cho bé ăn 2 quả chuối/ ngày để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Không ăn chuối quá chín Bạn chỉ nên ăn chuối chín vừa bởi khi chuối chín quá và để lâu khiến các chất như tyramine, phenyethyamine và axit aminm tăng cao gây có thể làm giãn mạch máu và làm tăng lưu lượng máu lên não, dễ gây ra cho bạn những cơn đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt. Khi bụng đói không nên ăn chuối Ăn chuối khi bụng đói rất dễ gây đau dạ dày. Bởi khi đói, hàm lượng lượng magie tăng đột ngột trong máu, gây mất cân bằng tim mạch, hàm lượng vitamin C cao gây tổn hại đến sức khỏe, đường ruột của bạn. Nên ăn chuối tiêu Chuối tiêu là loại rất tốt cho tiêu hóa nếu bạn ăn đều đặn mỗi 1 quả, liên tục trong 30 ngày sẽ thấy hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn hẳn. Bị tiểu đường nên hạn chế ăn chuối Với những người bị tiểu đường nên hạn chế ăn chuối, nhất là chuối chín. Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên chú ý theo dõi lượng đường huyết của mình sau khi ăn các loại thực phẩm giàu đường và tinh bột. Ngoài ra, bạn cũng nên: Tăng cường uống nước, tốt nhất mỗi ngày cần bổ sung đầy đủ từ 2-2,5 lít. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh nhất là các loại rau có tác dụng nhuận tràng như rau mồng tơi, rau lang, rau má… Ăn nhiều loại trái cây tốt cho tiêu hóa như táo, đu đủ, quả sung, mận, lê, cam, bưởi… Tập thói quen vận động, rèn luyện đều đặn giúp cơ thể kích thích tiêu hóa. Những người bị tiêu chảy không nên ăn chuối. ☛ Đọc thêm: Mách bạn cách chữa đầy bụng khó tiêu táo bón hiệu quả Giải pháp cho tình trạng táo bón khi mắc bệnh viêm đại tràng Để cải thiện chúng táo bón do hội chứng ruột kích thích hoặc viêm đại tràng, người bệnh nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm kích thích gây co thắt đại tràng. Trong đó, Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Không những thế, Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng (Tìm hiểu bản nghiên cứu đầy đủ được đăng tải vào tháng 4 năm 2017 tại: www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28406734) Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng: Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn. Hi vọng những thông tin trên giúp người bệnh giải đáp thắc mắc: “Bị táo bón có nên ăn chuối hay không?”. Ngoài việc ăn chuối chín để cải thiện triệu chứng táo bón, bạn cũng nên có chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp để phòng ngừa và hạn chế chứng táo bón tái diễn nhé. Tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/271157#potassium   Chia sẻ10

Đau quặn vùng thượng vị là biểu hiện của bệnh gì?

Vùng thượng vị là vùng bụng được xác định từ rốn trở lên đến phía dưới xương ức. Đau bụng vùng thượng vị có thể không quá nghiêm trọng trong phần lớn trường hợp, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc về nguyên nhân và cách chữa trị các cơn đau vùng thượng vị. Mục lụcĐau quặn vùng thượng vị là biểu hiện của bệnh gì?Trào ngược dạ dày thực quảnViêm loét dạ dày – tá tràngViêm đại tràngHội chứng ruột kích thíchSỏi mậtNhồi máu cơ timViêm phúc mạcViêm tụy cấpPhương pháp chẩn đoán và điều trịMẹo đơn giản để giảm cơn đau vùng thượng vị tại nhàSử dụng nghệ và mật ongUống nước cơmUống trà quếĐể phòng ngừa đau thượng vị nên ăn gì, kiêng gì?Nên ănKiêng ănTràng Phục Linh PLUS – Giải pháp giảm cơn đau thượng vị do viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích Đau quặn vùng thượng vị là biểu hiện của bệnh gì? Trào ngược dạ dày thực quản Đau thượng vị là triệu chứng thường thấy nhất ở bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Đây là bệnh lý xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, có thể gây đau vùng thượng vị cùng với các triệu chứng khác như: nóng và đau rát ở vùng ngực, ợ nóng, cảm giác thức ăn đang bị kẹt lại trong thực quản hoặc bị ho dai dẳng khó chịu. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân phổ biến gây đau thượng vị Viêm loét dạ dày – tá tràng Viêm loét dạ dày chỉ tình trạng sưng viêm trên bề mặt niêm mạc, có thể có các vết loét sâu đến lớp cơ của dạ dày. Đây là nguyên nhân rất phổ biến gây ra tình trạng đau quặn vùng thượng vị. Đặc điểm của cơn đau ở những người mắc bệnh này là đau dữ dội, cồn cào, nóng rát; có khi đau âm ỉ thành từng cơn kèm theo cảm giác ậm ạch khó chịu ở bụng. Cơn đau tăng lên sau khi ăn và đặc biệt đau rõ hơn khi sử dụng rượu bia hay các món ăn chua, cay. Khác với viêm loét dạ dày, bệnh nhân bị loét tá tràng thường bị đau khi đói bụng, sau khi ăn xong cơn đau giảm nhưng đau xuất hiện lại khoảng 3 đến 4 tiếng đồng hồ sau khi ăn hoặc lúc nửa đêm. Viêm đại tràng Viêm đại tràng là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng. Người bệnh thấy đau bụng quặn từng cơn, sau khi đại tiện thấy bớt đau, phân táo hoặc phân lỏng xen kẽ. Viêm đại tràng kéo dài có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày và tâm lý của người bệnh, vì vậy cần được điều trị sớm. Đọc thêm: Hỏi đáp cùng chuyên gia, tư vấn chi tiết về bệnh đại tràng Hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng nhưng không có tổn thương thực thể. Đau bụng là triệu chứng thường gặp, vị trí thường thấy nhất là ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau ở bên phải hoặc thượng vị, hay chạy dọc theo khung đại tràng. Cơn đau do hội chứng này thường xảy ra sau khi ăn thức ăn lạ, các món ăn dễ gây kích thích đường ruột hoặc khi bệnh nhân căng thẳng. Đọc thêm: Phân biệt viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích Sỏi mật Khi viên sỏi kẹt trong gan hoặc ống mật chủ, người bệnh bị đau quặn vùng hạ sườn phải, lan ra vai phải hoặc sau lưng, vùng thượng vị. Đây cũng là những dấu hiệu khiến người bệnh dễ nhầm lẫn sỏi mật với bệnh dạ dày. Nhồi máu cơ tim Cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi lòng động mạch vành – dòng máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào cơ tim – đột ngột bị chặn lại hoàn toàn, có thể gây tử vong trong thời gian ngắn. Thông thường triệu chứng đặc trưng của biến cố này là tình trạng đau ngực dữ dội. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt là ở những ca nhồi máu cơ tim thành dưới, người bệnh không đau ngực mà đau vùng thượng vị, rất dễ bị chẩn đoán nhầm sang bệnh lý khác. Cần đặc biệt xem xét bệnh lý nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá… để đưa đi cấp cứu kịp thời. Trong một số trường hợp nhồi máu cơ tim có thể xuất hiện cơn đau quặn vùng thượng vị Viêm phúc mạc Phúc mạc là một màng mỏng trơn láng, bọc lót mặt trong thành bụng, có nhiệm vụ bao bọc và bảo vệ tất cả các cơ quan trong ổ bụng. Cơn đau vùng thượng vị thường xảy ra do vỡ ruột thừa dẫn tới viêm phúc mạc. Đặc điểm người bệnh là đau dữ dội, đau tăng lên khi ho cùng với hiện tượng thành bụng căng cứng. Viêm phúc mạc yêu cầu phải được chăm sóc y tế ngay lập tức để chống nhiễm trùng lan tỏa. Viêm tụy cấp Triệu chứng đau quặn vùng thượng vị có thể xuất hiện ở bệnh nhân viêm tụy cấp. Cơn đau xuất hiện ở xung quanh rốn hoặc hai bên sườn và lan ra sau lưng, thường kèm theo nôn mửa và các triệu chứng khác bao gồm vàng da, nhịp tim nhanh, cứng bụng. Viêm tụy cấp diễn tiến nhanh, nguy cơ tử vong cao nên bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu trong thời gian sớm nhất. Xem thêm về Nguyên nhân gây đau thượng vị: Phương pháp chẩn đoán và điều trị Để tìm ra nguyên nhân gây đau quặn vùng thượng vị, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh việc hỏi bệnh và thăm khám, các bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng giúp ích cho việc chẩn đoán: Nội soi trong trường hợp nghi ngờ bệnh lý vùng dạ dày – thực quản. Xét nghiệm tìm vi khuẩn H. pylori trong trường hợp nghi ngờ viêm loét dạ dày. Xét nghiệm máu. Siêu âm bụng để tìm sỏi mật và các vấn đề về gan, thận. Chụp X-quang bụng có thể cho thấy tắc ruột, táo bón hoặc sỏi thận. Chụp cắt lớp vi tính (CT). Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trong đó, các giải pháp thường bao gồm: Thay đổi chế độ ăn và lối sống. Sử dụng thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp cần thiết. Đọc thêm: Đau bụng khi đói là bị làm sao? Mẹo đơn giản để giảm cơn đau vùng thượng vị tại nhà Nếu đau thượng vị tái phát thường xuyên do các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, bạn có thể tham khảo một số mẹo đơn giản, dễ thực hiện sau đây để tạm thời kiểm soát cơn đau. Sử dụng nghệ và mật ong Nghệ và mật ong được xem là một trong những nguyên liệu khắc tinh của đau dạ dày. Nếu như biết được nguyên nhân cơ bản của đau thượng vị xuất phát từ đau dạ dày thì người bệnh có thể áp dụng những nguyên liệu này. Cách chữa đau bụng này rất đơn giản, cụ thể vào mỗi buổi sáng khi thức dậy, lúc bụng còn đang rỗng bạn hãy pha một muỗng cafe mật ong nguyên chất và nửa muỗng cafe bột nghệ. Hòa tan hỗn hợp với một ít nước ấm và uống ngay, bạn sẽ thấy cơn đau thượng vị không còn ghé thăm thường xuyên nữa. Uống nước cơm Các thành phần có trong nước cơm sẽ tạo ra là một lớp màng giúp hạn chế hiện tượng axit trào ngược. Khi nấu cơm, người bệnh có thể chắt khoảng 200 đến 250ml nước ra khi cơm sôi và uống khi còn ấm. Uống trà quế Trà quế không chỉ ngon mà còn là vị thuốc hữu hiệu cho nhiều người. Bệnh nhân hay bị đau thượng vị có thể sử dụng một vài thanh quế để đun sôi, sau đó nấu với nước cho đến khi sôi lên khoảng 3 phút và sử dụng. Để phòng ngừa đau thượng vị nên ăn gì, kiêng gì? Như đã chia sẻ phía trên, các cơn đau thượng vị chủ yếu liên quan đến các bệnh trên đường tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu các loại thực phẩm có lợi cho đường ruột để cải thiện triệu chứng bệnh, phòng bệnh tái phát. Tùy từng cơ địa, tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh mà có những thực phẩm phù hợp khác nhau. Bạn có thể tham khảo gợi ý của chúng tôi dưới đây về một số thực phẩm nên ăn và nên hạn chế. Nên ăn Chế độ ăn tốt cho người bị đau thượng vị Đồ ăn mềm, dễ hấp thu: Khi khởi phát cơn đau, để giúp dạ dày không phải làm việc quá tải người bệnh nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, bún, miến… Thực phẩm giàu tinh bột: Ngoài tác dụng bổ sung năng lượng cho cơ thể thì các thực phẩm giàu tinh bột như cơm, cháo, khoai lang, bánh mì, yến mạch, khoai tây… còn giúp hấp thu dịch vị, hạn chế hiện tượng tăng tiết axit dạ dày quá mức. Các loại rau xanh: Nhóm thực phẩm này dễ tiêu hóa và gần như không gây áp lực lên đường ruột và dạ dày. Bên cạnh đó, lượng nước và chất xơ trong rau xanh còn có tác dụng giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, kiềm hóa dịch vị. Các loại rau dễ tiêu hóa, mềm, tốt cho người bị đau thượng vị bao gồm rau dền, rau lang, mồng tơi, rau ngót, súp lơ, rau cải… Thực phẩm giàu Omega 3: Omega 3 là chất béo thiết yếu cho cơ thể. Sau khi ăn, chất béo này sẽ tạo thành lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và thực quản trước các tác động từ axit và pepsin dịch vị. Từ đó, Omega 3 giúp phòng ngừa, giảm nhẹ mức độ đau với những biểu hiện đi kèm. Những thực phẩm chứa hàm lượng Omega 3 tốt cho người đau thượng vị bao gồm quả bơ, cá hồi, hạnh nhân, hạt óc chó, dầu ô liu, cá thu… Thực phẩm chứa probiotic (lợi khuẩn): Probiotic (lợi khuẩn) có nhiều trong sữa chua, miso, kim chi, trà lên men… Vi khuẩn có lợi đóng vai trò quan trọng trong cân bằng hệ sinh vi ở đường ruột, giảm táo bón, cải thiện chức năng tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu và giảm đau thượng vị khi sử dụng với lượng vừa phải. Thực phẩm có lượng đạm phù hợp: Khi bị đau thượng vị, bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng đạm vừa phải như thịt gà, trứng, nấm… nhằm cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể. Kiêng ăn Thực phẩm gây tăng tiết axit, gây hại cho dạ dày và tá tràng như: Nước ngọt có gas. Các loại trái cây chứa nhiều axit, có vị chua như chanh, me, cóc, ổi, xoài chua, dứa, cam… Những loại quả còn xanh và chứa nhiều mủ như hồng xanh, đu đủ xanh… Thực phẩm khô cứng, khó tiêu hóa: Đồ sấy khô, trái cây sấy… có thể kích thích bùng phát cơn đau thượng vị do những mảng thức ăn ma sát với vùng niêm mạc bị tổn thương khiến dạ dày co bóp bất thường và gây đau. Món ăn chứa nhiều gia vị: Những món ăn chứa nhiều gia vị (mù tạt, tỏi, giấm, tiêu, ớt…) và đồ muối chua (cà muối, hành muối, dưa muối,..) đều ảnh hưởng đến bệnh lý dạ dày và đường ruột. Do đó, khi bị đau thượng vị, người bệnh tránh dùng những thực phẩm này. Người bệnh nên hạn chế tối đa các món ăn cay, nhiều gia vị Bia rượu và đồ uống chứa caffeine: Sau khi dùng bia rượu và thức uống chứa caffeine, bạn sẽ cảm nhận cơn đau thượng vị và những biểu hiện đi kèm bùng phát dữ dội. Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp giảm cơn đau thượng vị do viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích Nếu như bạn thường xuyên bị đau quặn vùng thượng vị do viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích gây ra, bạn có thể cân nhắc bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng hỗ trợ giảm đau và phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa. Trong đó, Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là một sản phẩm uy tín trên thị trường hiện nay. Với thành phần gồm các dược liệu quý (Bạch truật, Bạch phục linh, Bạch thược, Hoàng bá) cùng với ImmuneGamma và 5-HTP – hai hoạt chất sản xuất bằng công nghệ sinh học tiên tiến, Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng: – Hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát. – Hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa. Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn phần nào giải đáp thắc mắc cơn đau thượng vị do nguyên nhân gì và cách chữa trị ra sao, từ đó có hướng xử trí phù hợp, tránh bệnh trở nặng. Tham khảo: https://patient.info/doctor/epigastric-pain https://www.uptodate.com/contents/zh-Hans/image?imageKey=PC%2F106200~PC%2F106199~PC%2F106201~PC%2F106202~PC%2F106204 https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/-au-thuong-vi-nguyen-nhan-va-cach-chua-au-vung-thuong-vi Chia sẻ12

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy sao cho đúng?

Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ vẫn còn chủ quan, lơ là, chưa nhận thức đúng về mối nguy hiểm khi trẻ bị tiêu chảy, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như rối loạn điện giải, trụy tim mạch, suy thận,… Để hiểu rõ hơn cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy sao cho đúng? Mục lụcTại sao trẻ bị tiêu chảy?Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy an toàn tại nhàBổ sung nước và điện giải bằng đường uốngLưu ý đến chế độ ăn uống của trẻBổ sung khoáng chấtUống men vi sinhNhững điều cần tránh khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảyKhông cho trẻ uống nướcTự ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy và thuốc kháng sinhBắt trẻ kiêng khem quá mứcDùng các bài thuốc hoặc mẹo chữa dân gianKhi nào bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay?Cách phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy mà cha mẹ nên biết Tại sao trẻ bị tiêu chảy? Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ có thể kể đến như: ☛ Nhiễm khuẩn: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiêu chảy ở trẻ. Trẻ ăn phải các thực phẩm nhiễm vi khuẩn Salmonella, virus Rota hoặc kí sinh trùng Giardia lamblia (ít khi gặp). ☛ Dị ứng thực phẩm: Một số trẻ nhỏ mắc bệnh không dung nạp Lactose hoặc Gluten sau khi ăn các thực phẩm sữa, bơ, kem hoặc bánh mì, lúa mạch,… sẽ bị tiêu chảy. ☛ Ăn nhiều đồ ngọt hoặc nước trái cây: Việc sử dụng quá nhiều đồ ngọt và nước trái cây cũng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ. ☛ Tác dụng phụ của thuốc: Tương tự như người trưởng thành, trẻ nhỏ cũng gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhuận tràng, dẫn đến tiêu chảy. ☛ Một số nguyên nhân khác: Một số bệnh lý về đường tiêu hóa có thể gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ, ví dụ như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh viêm đại tràng,… ☛ Xem thêm: Tiêu chảy kéo dài – Nguyên nhân, cách điều trị Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy an toàn tại nhà Bổ sung nước và điện giải bằng đường uống Việc làm cấp thiết mà các bậc cha mẹ nên thực hiện ngay sau khi phát hiện trẻ bị tiêu chảy đó là bù nước và điện giải cho trẻ. ➤ Với những trẻ đang bú sữa mẹ: Mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú sữa như bình thường, tăng số lần cho trẻ bú và kéo dài thời gian mỗi cữ bú. Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ uống nước và Oresol giữa các lần bú. ➤ Đối với những trẻ lớn hơn: Cha mẹ nên cho trẻ uống nước theo nhu cầu, bất kể lúc nào trẻ thấy khát. Một trong những biện pháp bù nước và điện giải được sử dụng phổ biến hiện nay là uống dung dịch Oresol. Hiện nay, có nhiều loại Oresol pha trong các trong dung tích khác nhau như 200ml, 250ml, 1 lít và có vị cam, dừa,… phù hợp với nhu cầu và khẩu vị của từng trẻ. Uống dung dịch Oresol là biện pháp bù nước và điện giải hữu hiệu, được sử dụng phổ biến hiện nay Bạn cần tuân thủ những điều dưới đây khi cho trẻ uống Oresol: Đọc kĩ hướng dẫn trước khi pha, pha đúng thể tích nước, liều lượng theo hướng dẫn, không nên pha theo kiểu ước lượng, áng chừng hoặc đong bằng các dụng cụ đo lường không chính xác. Chỉ sử dụng dung dịch Oresol đã pha trong vòng 24 giờ. Khi còn thừa, tuyệt đối không bảo quản trong tủ lạnh để hôm sau dùng tiếp. Nên dùng nước đun sôi, để nguội khi pha dung dịch Oresol. Đặc biệt, không nên sử dụng nước khoáng, nước trái cây hoặc tự ý pha thêm đường, sữa, mật ong. Điều này làm sai lệch hàm lượng nước và điện giải trong Oresol, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tuyệt đối không đun sôi dung dịch đã pha vì có thể làm các hoạt chất bị biến đổi, bay hơi hoặc tăng độ thẩm thấu. Bạn nên cho trẻ uống từng thìa nhỏ (đối với trẻ dưới 2 tuổi) hoặc từng ngụm nhỏ đối với trẻ lớn hơn. Trong trường hợp trẻ bị nôn, bạn nên đợi khoảng 10 phút rồi tiếp tục cho trẻ uống từng ngụm nhỏ. Một số thông tin về liều dùng Oresol cho trẻ mà cha mẹ nên tham khảo: Trẻ dưới 24 tháng tuổi: Uống 50 – 100ml sau mỗi lần đi ngoài và lượng Oresol cần cung cấp trong một ngày là 50 ml/ ngày. Trẻ từ 2 – 10 tuổi: Uống 100 – 200ml sau mỗi lần đi ngoài và lượng Oresol cần cung cấp trong một ngày là 1 lít/ ngày. Trẻ từ 10 tuổi trở lên: Uống tùy theo nhu cầu của trẻ và đảm bảo trẻ uống 2 lít/ ngày. Trong trường hợp không có sẵn Oresol, cha mẹ có thể bù nước và điện giải cho trẻ bằng cách: ✔ Uống hỗn hợp bổ sung nước, điện giải tự pha: 1 thìa cà phê (5ml) muối. 8 thìa cà phê (5ml) đường. 2 hoặc 3 thìa nước chanh hoặc nước cam đã lọc bỏ hạt. Pha trong 1 lít nước đã đun sôi để nguội. ✔ Nước gạo rang: Lấy 50g gạo đem rang vàng. Đun trong 6 bát nước sạch rồi lọc qua rá. Cho 1 thìa cà phê muối vào, rồi cho trẻ uống dần. ✔ Nước cháo muối: 1 nắm gạo khoảng 50g. 1 nhúm muối 3,5g. 6 bát nước. Đun nhừ rồi lọc qua rây cho trẻ uống. Tuy nhiên, những biện pháp bổ sung nước và điện giải thay thế Oresol không được khuyến khích do trong quá trình pha chế không đảm chính xác tỉ lệ các nguyên liệu. Lưu ý đến chế độ ăn uống của trẻ Cha mẹ nên bổ sung đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ, không nên bắt trẻ kiêng khem quá mức Một số bậc cha mẹ quan niệm rằng trẻ bị tiêu chảy không nên ăn quá nhiều, thậm chí cho trẻ nhịn ăn để cải thiện tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên, quan niệm này vô cùng sai lầm, việc kiêng khem quá mức khiến trẻ không đủ sức chống đỡ bệnh tật, kéo dài tình trạng tiêu chảy và làm tăng nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng. Chính vì vậy, khi trẻ bị tiêu chảy, xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dưỡng chất là điều cần thiết, góp phần tăng cường sức đề kháng và giúp trẻ mau khỏi bệnh. Cha mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu protein như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, trứng,… và trong quá trình chế biến nên cho thêm một chút dầu hoặc mỡ để tăng thêm năng lượng cho khẩu phần ăn của trẻ. Cha mẹ nên chế biến thành các món ăn loãng, mềm và dễ tiêu hóa như súp, cháo, bột,… Bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ các loại trái cây chín giàu Kali và khoáng chất khác như chuối, xoài, cam, chanh, đu đủ,… Hạn chế các đồ uống có gas, đồ ngọt vì chúng có thể khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ thêm tồi tệ. Tránh các thực phẩm nhiều chất xơ và ít giá trị dinh dưỡng như các loại rau thô và các tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ,…) Một điều cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đó là đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến thức ăn. Trẻ nên ăn các thức ăn còn nóng, vừa nấu xong để giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Trong trường hợp, thức ăn đã nguội, cha mẹ nên hâm nóng trước khi cho trẻ ăn. Trẻ bị tiêu chảy thường biếng ăn, cha mẹ không nên ép trẻ ăn mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (khoảng 6 bữa/ ngày). Sau khi tình trạng tiêu chảy chấm dứt hoàn toàn, các mẹ nên cho trẻ ăn thêm 1 bữa trong ngày và kéo dài 2 tuần, giúp trẻ lấy lại cân nặng bị mất trong khi bị bệnh. ☛ Chi tiết tại: Bé bị tiêu chảy nên ăn gì để nhanh khỏi? Bổ sung khoáng chất Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo rằng bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy sẽ làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các đợt tiêu chảy. Không những thế, bổ sung kẽm còn giúp ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn trong 2 – 3 tháng tiếp theo. Ngoài ra, kẽm là khoáng chất quan trọng trong quá trình tổng hợp protein, vận chuyển nước và điện giải qua đường ruột. Chính vì thế, bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy là biện pháp cần thiết. Một số thực phẩm giàu kẽm mà cha mẹ nên bổ sung cho trẻ Liều lượng kẽm bổ sung cho trẻ bị tiêu chảy như sau: Trẻ trên 6 tháng: 20mg mỗi ngày trong khoảng 10 – 14 ngày. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: 10mg mỗi ngày, trong vòng 10 – 14 ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung các nhóm vitamin và khoáng chất thiết yếu khác như vitamin A, Sắt, Đồng, Magie, Folate,… Uống men vi sinh Men vi sinh hay còn được gọi là probiotics, là chế phẩm vi sinh chứa các chủng vi khuẩn có lợi, được đưa vào hệ tiêu hóa để lập lại cân bằng vi khuẩn đường ruột. Các lợi khuẩn này có vai trò tấn công và ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại gây nên tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, men vi sinh còn có khả năng sản xuất ra một số enzym và các vitamin nội sinh, từ đó giúp trẻ hấp thu thức ăn tốt hơn. Bản chất của men vi sinh là những vi sinh vật sống, vậy nên cha mẹ tuyệt đối không được pha men vi sinh với cháo, nước hoặc sữa còn nóng. Điều này có thể khiến các vi khuẩn có lợi trong men vi sinh bị tiêu diệt trước khi vào cơ thể. Bên cạnh đó, sữa chua cũng là một nguồn bổ sung lợi khuẩn rất tốt mà các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn hàng ngày. Dưới đây là những chia sẻ của PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng – nguyên trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai về vấn đề xử lý nhanh khi trẻ bị tiêu chảy. Những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy Khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà, bạn cần tránh một số điều sau để giúp tình trạng tiêu chảy của trẻ sớm được cải thiện. Không cho trẻ uống nước Cơ chế của tình trạng tiêu chảy là do ruột bị kích thích và tăng tiết dịch mà nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn gây nên. Có thể thấy, nước không hề liên quan đến cơ chế gây tiêu chảy. Chính vì thế, không cho trẻ uống nước khi bị tiêu chảy là quan điểm vô cùng sai lầm. Khi bị tiêu chảy, trẻ bị mất đi một lượng không nhỏ nước và điện giải. Nếu không được bù nước kịp thời, trẻ có thể bị mất nước nặng gây trụy tim mạch, thậm chí là tử vong. Tự ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy và thuốc kháng sinh Thuốc cầm tiêu chảy chỉ có tác dụng điều trị tiêu chảy không phải do nhiễm khuẩn gây nên. Vì vậy, các bậc cha mẹ tự ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy khi chưa biết chính xác nguyên nhân gây tiêu chảy là rất nguy hiểm. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, khi sử dụng thuốc cầm tiêu chảy sẽ làm phân bị ứ lại, không đào thải được chất độc và vi khuẩn ra ngoài. Như vậy, sử dụng thuốc cầm tiêu chảy trong trường hợp này không những không giải quyết được tình trạng tiêu chảy mà còn khiến trẻ đối mặt với nguy cơ gặp phải các biến chứng như viêm ruột, đau bụng, tắc ruột. Tương tự như thuốc cầm tiêu chảy, các bậc cha mẹ cũng không nên sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ, vì kháng sinh chỉ có hiệu quả điều trị trong trường hợp trẻ tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn. Tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu chảy là một trong những sai lầm khi chăm sóc trẻ tiêu chảy Bắt trẻ kiêng khem quá mức Trẻ bị tiêu chảy thường có biểu hiện mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, biếng ăn. Thêm vào đó, trẻ trong thời kỳ bị tiêu chảy, khả năng hấp thu thức ăn bị giảm sút đáng kể do nhung mao ruột bị tổn thương, dẫn đến diện tích hấp thu giảm. Với những lý do kể trên có thể thấy nếu cha mẹ bắt trẻ kiêng khem quá mức và không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng. Dùng các bài thuốc hoặc mẹo chữa dân gian Các bài thuốc dân gian hoặc mẹo chữa như ăn lá ổi, hồng xiêm xanh, vỏ măng cụt,… cho thấy có hiệu quả cầm tiêu chảy ở người lớn. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng y khoa nào cho thấy có tác dụng trên trẻ nhỏ. Tham khảo: Trẻ bị tiêu chảy khi uống kahnsg sinh, mẹ cần làm gì? Khi nào bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay? Các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ sau 7 ngày điều trị tại nhà hoặc sớm hơn nếu tình trạng tiêu chảy chuyển biến nghiêm trọng hơn kèm theo các triệu chứng sau: Tiêu chảy kéo dài 2 – 3 ngày. Có lẫn máu trong phân. Biểu hiện mất nước bao gồm nước tiểu ít, sẫm màu, khát nước, không có nước mắt, da khô,… Trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nôn, trớ nhiều. Sốt. Ăn uống kém. Tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân lỏng, nát. Cách phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy mà cha mẹ nên biết Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời là biện pháp phòng ngừa tiêu chảy tốt nhất Các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây để phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ nhỏ: Cho trẻ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi vệ sinh, thay tã lót cho trẻ. Ăn các thực phẩm đảm bảo vệ sinh, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tránh ăn đồ ăn tái, sống. Vệ sinh, khử trùng bình sữa và các đồ chơi của trẻ bằng cách luộc qua nước sôi để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến thức ăn. Sử dụng nguồn nước sạch và dùng các thiết bị lọc nước. Thêm vào đó, nước cần được đun sôi trong khoảng 5 phút sau khi có những gợn sóng. Thường xuyên vệ sinh, lau chùi nhà cửa. Tiêm phòng đầy đủ các mũi vắc-xin phòng ngừa bệnh sởi và uống vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus. Xem thêm: Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phải làm gì? Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách đóng vai trò hết sức quan trọng, không những giúp tình trạng tiêu chảy của trẻ biến mất một cách nhanh chóng mà còn hạn chế tối đa khả năng xảy ra các biến chứng. Hi vọng qua bài viết trên các bậc cha mẹ có con nhỏ bị tiêu chảy có thêm nhiều thông tin bổ ích để chăm sóc trẻ một cách toàn diện. Tài liệu tham khảo: https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/how-treat-diarrhea-infants-and-young-children https://benhviennhitrunguong.org.vn/cham-soc-tre-tieu-chay-tai-nha.html Chia sẻ12

Bài viết nổi bật

Banner-T1-2024-720x720.jpg

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...