Tiêu chảy cấp có lây được không?

Tiêu chảy cấp là tình trạng mà mỗi người chúng ta từng gặp vài lần trong đời. Vậy tiêu chảy cấp có lây được không? Lây qua đường nào? Để giải đáp những câu hỏi trên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

tieu-chay-cap-lay-khong
Tiêu chảy cấp có lây được không?

Nguyên nhân bị tiêu chảy cấp

Một số tác nhân gây tiêu chảy cấp có thể kể đến là:

Virus: Là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tiêu chảy cấp, thường gặp Rotavirus (gây tiêu chảy cấp ở trẻ em), Norovirus, Adenovirus, Astrovirus,…

Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn gây bệnh bao gồm Staphylococcus aureus, Clostridium difficile, Yersinia enterocolitica, Shigella, E. coli,…

Kí sinh trùng: Thường gặp Giardia lamblia, Cryptosporidium, Entamoeba histolytica,…

Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc kháng sinh, nhuận tràng, kháng acid chứa Magie có thể gây ra tiêu chảy cấp. Tuy nhiên, khi ngừng sử dụng thuốc thì tình trạng tiêu chảy cấp cũng chấm dứt. Đọc chi tiết: Tại sao thuốc kháng sinh gây tiêu chảy?

Một số bệnh lý trong cơ thể: Các bệnh lý như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, cường giáp, đái tháo đường,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp.

Cách xác định bị tiêu chảy cấp

Khi bị tiêu chảy cấp, người bệnh thường có các triệu chứng điển hình sau:

➤ Tiêu chảy: Người bệnh đi ngoài nhiều bất thường từ vài lần cho đến vài chục lần một ngày, thậm chí 20 – 30 lần/ ngày. Phân lỏng, không thành khuôn, nhiều nước có lẫn nhày. Trong trường hợp tiêu chảy cấp do nhiễm chủng vi khuẩn Shigella, E.coli, Salmonella, Campylobacter,… đi kèm với tiêu chảy, người bệnh có biểu hiện sốt hơn 38,5oC và kéo dài hơn 2 ngày.

Tiêu chảy thường xuất hiện sau bữa ăn nhiễm khuẩn từ 4 – 72 giờ. Dựa vào thời điểm xuất hiện tiêu chảy có thể xác định được nguyên nhân gây tiêu chảy cấp.

Ví dụ như tiêu chảy cấp do nhiễm độc tố tụ cầu vàng (S.aureus) hoặc B.cereus, triệu chứng tiêu chảy thường xuất hiện dưới 6 giờ sau khi ăn. Trong khi đó, tiêu chảy do nhiễm độc tố C. perfringens xuất hiện sau khi ăn từ 6 – 24 giờ.

Dấu hiệu mất nước: Đây là một trong những triệu chứng nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, trụy tim mạch, thậm chí tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Người bệnh thường có các biểu hiện khát nước, nước tiểu ít, niêm mạc mắt khô, da khô, mắt trũng, mạch nhanh, tụt huyết áp, nếp véo da mất chậm.

kho-mieng
Khô miệng là một trong những dấu hiệu mất nước

Nôn: Triệu chứng này xuất hiện trước khi tiêu chảy từ 6 – 12 giờ. Người bệnh có thể nôn ra nước, thức ăn hoặc các thành phần khác.

Đối với trường hợp tiêu chảy do virus Rota hoặc Norwalk, người bệnh thường có biểu hiện nôn, buồn nôn, kèm theo đau quặn bụng, tiêu chảy, có thể sốt nhẹ, đau đầu, sổ mũi, đau mỏi cơ và ho. 

Đầy hơi, chướng bụng. 

Để hiểu rõ hơn về tiêu chảy cấp bạn có thể xem video dưới đây:

Tiêu chảy cấp có lây được không? Lây qua đường nào?

Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh có khả năng lây lan nhanh và bùng phát thành dịch nếu không kiểm soát kịp thời. Đặc biệt là, những vùng dân cư đông đúc, điều kiện sinh hoạt và vệ sinh không đảm bảo, sử dụng nước chưa qua xử lý, ví dụ như nước giếng khoan hoặc nước từ ao, hồ, sông, suối.

Tiêu chảy cấp có thể lây lan qua một số đường sau:

Đường tiêu hóa: Đây là đường lây nhiễm chủ yếu của tiêu chảy cấp cũng như hầu hết các bệnh về đường tiêu hóa khác. Người bệnh bị nhiễm vi khuẩn, virus sau khi ăn các thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh. Các thực phẩm tái, sống, chưa nấu chín kĩ là những nguồn chứa nhiều mầm bệnh.

Không khí: Đây là con đường lây nhiễm khó phát hiện nhất. Người bệnh hít hoặc nuốt phải không khí bị ô nhiễm, chứa virus gây bệnh dẫn đến tiêu chảy cấp.

Chất thải, tay, miệng: Mầm bệnh tồn tại rất lâu trong phân, tay, miệng của người mắc bệnh và rất dễ lây lan ra môi trường xung quanh. Đặc biệt, rotavirus có khả năng lây nhiễm rất cao do có thời gian tồn tại khá dài. Tuy nhiên, rotavirus thường gây tiêu chảy cấp ở trẻ và hiện tại đã có vắc-xin phòng ngừa.

☛ Tìm hiểu thêm: Ăn sáng xong bị tiêu chảy, cách giải quyết thế nào?

Đối tượng nào dễ bị tiêu chảy cấp?

Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em cho đến người lớn. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở những đối tượng sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng sữa công thức.
  • Trẻ em bắt đầu ăn dặm: Ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, việc tiếp xúc với thức ăn mới dễ khiến trẻ bị tiêu chảy cấp.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm làm cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào đường ruột và gây tiêu chảy cấp.
  • Những người sinh sống trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh như nguồn nước bị ô nhiễm, không dùng nước máy sinh hoạt, xử lý phân, chất thải chưa đúng quy định,…
  • Những người thường xuyên dùng thuốc kháng sinh, thuốc ức chế bài tiết acid.
  • Những người đi du lịch đến các nước khác: Đặc biệt, đi du lịch vào mùa nắng nóng càng làm gia tăng nguy cơ bị tiêu chảy cấp vì đây là thời điểm vi khuẩn phát triển rất mạnh.

☛ Xem chi tiết: Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy kéo dài và cách điều trị

Tiêu chảy cấp có nguy hiểm không?

Tiêu chảy cấp để lại nhiều hậu quả nặng nề nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Mất nước: Tình trạng này xảy ra khi lượng nước thải ra ngoài nhiều hơn mức bình thường do bị nôn và tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động của cơ thể. Một số biểu hiện đặc trưng khi bị mất nước đó là cơ thể mệt mỏi, li bì, khát nước, khô miệng, da khô, nước tiểu ít,… Mất nước nhiều có thể dẫn đến hạ huyết áp tư thế đứng do thể tích máu giảm đột ngột.

Mất cân bằng các chất điện giải: Sự thiếu hụt các chất điện giải như Natri, Kali, Magie, Calci, Clorua, Cacbonat có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn, thiếu hụt Natri có thể dẫn đến buồn ngủ, suy nhược, lú lẫn thậm chí là co giật. Trong khi đó, thiếu hụt Kali có thể làm yếu cơ, mệt mỏi và ảnh hưởng đến đường máu trong cơ thể.

Ảnh hưởng chức năng não bộ: Ảnh hưởng này gây tác động lớn đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, phụ nữ có thai cần lưu ý giữ đường ruột luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

Thiếu hụt dinh dưỡng: Tiêu chảy cấp làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng ở ruột non và làm tăng nguy cơ bị các bệnh nhiễm trùng khác mà các bệnh này tiến triển nặng có thể gây tiêu chảy.

Ảnh hưởng cơ quan nội tạng khác: Tiêu chảy cấp có thể dẫn đến suy thận, lượng nước tiểu giảm. Ngoài ra, tiêu chảy cũng làm nồng độ acid tăng cao và gây sốc. Đặc biệt, tình trạng này nếu không được điều trị có thể dẫn tới hôn mê.

Tác động tiêu cực khác: Khi bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, người bệnh có thể bị đau bụng, đau và rát hậu môn, mệt mỏi,…

Cần làm gì khi bị tiêu chảy cấp

Có thể thấy tiêu chảy cấp vô cùng nguy hiểm nếu không biết cách xử lý. Khi bị tiêu chảy cấp, người bệnh cần bổ sung nước và điện giải, ăn các món ăn giàu dinh dưỡng và uống men vi sinh để chấm dứt tình trạng tiêu chảy cấp sớm nhất có thể.

Bổ sung nước và điện giải

Tiêu chảy cấp làm mất đi một lượng không nhỏ nước và điện giải. Vì vậy, người bệnh nên sớm bổ sung nước và điện giải, tốt nhất là bằng đường uống.

Một trong những giải pháp bù nước và điện giải bằng đường uống là dung dịch Oresol. Oresol chứa các ion điện giải (Natri, Kali) và đường glucose giúp tăng khả năng hấp thu nước ở đường ruột.

Bên cạnh đó, bạn có thể bù nước và điện giải bằng các loại nước trái cây pha loãng, nước cháo, nước súp pha thêm một chút muối,… nếu không có sẵn dung dịch Oresol. Ngoài ra, người bệnh cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Trong trường hợp bạn có dấu hiệu mất nước nặng bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Tại đây, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng mất nước của bạn qua một số xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm máu để đánh giá nồng độ các chất điện giải, xét nghiệm nước tiểu,… và chỉ định truyền dịch qua đường tĩnh mạch để bù nước kịp thời.

Chế độ ăn giàu dinh dưỡng

che-do-an-dinh-duong
Người bị tiêu chảy cấp cần thực hiện chế độ ăn giàu dinh dưỡng để sớm hồi phục

Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi tổn thương niêm mạc ruột và ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng trong đợt tiêu chảy cấp.

Khi bị tiêu chảy cấp, người bệnh thường có biểu hiện chán ăn, buồn nôn, nôn. Chính vì vậy, chia nhỏ bữa ăn hàng ngày là biện pháp tối ưu giúp người bệnh hấp thu đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, mì, gạo, lúa mì và yến mạch,… và các thực phẩm giàu protein như thịt nạc, thịt gà, thịt bò,…

Các món ăn loãng, mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo loãng, đồ luộc, hấp,… nên có mặt trong bữa ăn hàng ngày của người bị tiêu chảy cấp.

Người bệnh cần chú ý không tiêu thụ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên, xào ít nhất là cho đến khi đường ruột khôi phục trở lại như bình thường sau một đợt tiêu chảy cấp.

Các thực phẩm từ sữa như phô mai, kem,… (trừ sữa chua) có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa. Đây là một trong những hậu quả mà tiêu chảy cấp do nhiễm trùng gây ra. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng.

Thuốc

Thuốc kháng sinh: Được dùng trong trường hợp tiêu chảy cấp do nhiễm vi khuẩn. Đối với trường hợp tiêu chảy cấp do virus hoặc do các bệnh lý, thuốc kháng sinh gần như không có hiệu quả điều trị.

Các chất hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột: Dùng để bảo vệ niêm mạc ruột, hấp phụ các độc tố của vi khuẩn và khí thừa trong đường ruột.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, tránh xảy ra các tác dụng không mong muốn. 

Men vi sinh

Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung lợi khuẩn có tác dụng rút ngắn thời gian bị tiêu chảy cấp. Người bệnh có thể uống men vi sinh hoặc ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn. Không những thế, lợi khuẩn trong men vi sinh ít nhiều cũng giúp kích thích cảm giác thèm ăn.

Men vi sinh là những lợi khuẩn còn sống. Vì vậy, sau khi pha men vi sinh xong, bạn nên uống luôn, tránh để lợi khuẩn chết hoặc giảm hoạt lực. Trong trường hợp bạn phải uống thuốc kháng sinh, bạn nên uống men vi sinh sau khi uống kháng sinh khoảng 2 giờ để hạn chế nguy cơ các lợi khuẩn bị tiêu diệt.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý tuyệt đối không pha men vi sinh với nước ấm hoặc ăn cùng cháo, súp nóng.

bo-sung-loi-khuan
Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi khuẩn và rút ngắn thời gian bị tiêu chảy

Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp lây lan

Để phòng ngừa bệnh lây lan, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:

☛ Giữ vệ sinh sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh, lau chùi nhà cửa và cọ rửa nhà tắm, nhà vệ sinh hàng ngày.

☛ Rửa tay: Đây là biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp lây lan khá hữu hiệu. Tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

☛ Đảm bảm vệ sinh trong quá trình chế biến thức ăn: Con đường lây nhiễm chủ yếu là qua đường tiêu hóa. Chính vì thế, các dụng cụ nấu nướng như nồi, dao, thớt, bát, đũa,… cần được rửa sạch sẽ, trần qua nước sôi trước khi nấu nướng và để ở nơi thoáng mát, sạch sẽ.

Ngoài ra, các nguyên liệu chế biến thức ăn, rau, củ, quả cần được ngâm, rửa bằng nước muối để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.

☛ Ăn chín, uống sôi: Đồ ăn cần được nấu chín, hạn chế ăn đồ tái, sống như tiết canh, sushi, gỏi,… và sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Hạn chế ăn đồ ăn còn thừa từ ngày hôm trước hoặc đồ ăn bảo quản quá lâu trong tủ lạnh. Nước cần được được lọc qua hệ thống lọc trước khi sử dụng và đun sôi trước khi uống.

☛ Tiêm phòng vắc-xin: Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các mũi vắc-xin sởi và virus rota.

Sử dụng Tràng Phục Linh PLUS ngăn ngừa tiêu chảy

Trong trường hợp bạn bị tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích hoặc viêm đại tràng thì Tràng Phục Linh PLUS là sự lựa chọn tối ưu dành cho bạn.

trang-phuc-linh-plus
Tràng Phục Linh PLUS giúp ngăn ngừa tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng

Tràng Phục Linh PLUS đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi khoa dược lý – Đại học Y Hà Nội, Đại học Nam California, Đại học Y Kreck.

Đặc biệt, công trình nghiên cứu chứng minh tác dụng của sản phẩm đã được đăng tải trên trang thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ. Bạn có thể xem trực tiếp nghiên cứu tại đây.

Thêm vào đó, Tràng Phục Linh là sự kết hợp khéo léo giữa các vị thuốc y học cổ truyền và y học hiện đại. Sản phẩm chứa các thành phần nổi bật có thể kể đến là Bạch phục linh, Bạch truật, Hoàng bá, ImmuneGamma, 5-HTP.

ImmuneGamma: Đây là thành phần được chiết xuất từ thành tế bào của lợi khuẩn Lactobacillus có tác dụng bổ sung lợi khuẩn và cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Ngoài ra, thành phần này còn giúp tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

5-HTP: Được chuyển hóa thành Serotonin – chất có khả năng kích thích thần kinh trung ương giúp người bệnh cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn. Đồng thời, 5-HTP còn giúp làm giảm nhu động ruột, nhờ đó quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn.

Sản phẩm có tác dụng sau:

  • Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng.
  • Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, sôi bụng, tiêu chảy,…
  • Phục hồi tổn thương niêm mạc ruột và bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY

Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.verywellhealth.com/diarrheal-diseases-101-1958810
  • https://suckhoedoisong.vn/benh-tieu-chay-cap-va-cach-phong-chong-n159719.html
Cập nhật lúc: 29/02/2024
⭐ Từ 27/07-06/08: Tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh (nhãn xanh), Quý khách sẽ được tặng ngay 1 hộp Bạch Cam Trà hoặc Tô Sơn Trà Tràng Phục LInh. Chương trình áp dụng song song với khuyến mãi Tích 6 điểm tặng 1 thường niên. Chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2

Tràng Phục Linh sản phẩm an toàn hiệu quả cho

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Loading...