Đau quặn vùng thượng vị là biểu hiện của bệnh gì?

Vùng thượng vị là vùng bụng được xác định từ rốn trở lên đến phía dưới xương ức. Đau bụng vùng thượng vị có thể không quá nghiêm trọng trong phần lớn trường hợp, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc về nguyên nhân và cách chữa trị các cơn đau vùng thượng vị.

Dau-quan-vung-thuong-vi

Đau quặn vùng thượng vị là biểu hiện của bệnh gì?

Trào ngược dạ dày thực quản

Đau thượng vị là triệu chứng thường thấy nhất ở bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Đây là bệnh lý xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, có thể gây đau vùng thượng vị cùng với các triệu chứng khác như: nóng và đau rát ở vùng ngực, ợ nóng, cảm giác thức ăn đang bị kẹt lại trong thực quản hoặc bị ho dai dẳng khó chịu.

Trao-nguoc-da-day-thuc-quan
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân phổ biến gây đau thượng vị

Viêm loét dạ dày – tá tràng

Viem-loet-da-day-ta-trang

Viêm loét dạ dày chỉ tình trạng sưng viêm trên bề mặt niêm mạc, có thể có các vết loét sâu đến lớp cơ của dạ dày. Đây là nguyên nhân rất phổ biến gây ra tình trạng đau quặn vùng thượng vị. Đặc điểm của cơn đau ở những người mắc bệnh này là đau dữ dội, cồn cào, nóng rát; có khi đau âm ỉ thành từng cơn kèm theo cảm giác ậm ạch khó chịu ở bụng. Cơn đau tăng lên sau khi ăn và đặc biệt đau rõ hơn khi sử dụng rượu bia hay các món ăn chua, cay.

Khác với viêm loét dạ dày, bệnh nhân bị loét tá tràng thường bị đau khi đói bụng, sau khi ăn xong cơn đau giảm nhưng đau xuất hiện lại khoảng 3 đến 4 tiếng đồng hồ sau khi ăn hoặc lúc nửa đêm.

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng. Người bệnh thấy đau bụng quặn từng cơn, sau khi đại tiện thấy bớt đau, phân táo hoặc phân lỏng xen kẽ. Viêm đại tràng kéo dài có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày và tâm lý của người bệnh, vì vậy cần được điều trị sớm.

Đọc thêm: Hỏi đáp cùng chuyên gia, tư vấn chi tiết về bệnh đại tràng

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng nhưng không có tổn thương thực thể. Đau bụng là triệu chứng thường gặp, vị trí thường thấy nhất là ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau ở bên phải hoặc thượng vị, hay chạy dọc theo khung đại tràng. Cơn đau do hội chứng này thường xảy ra sau khi ăn thức ăn lạ, các món ăn dễ gây kích thích đường ruột hoặc khi bệnh nhân căng thẳng.

Đọc thêm: Phân biệt viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích

Sỏi mật

Khi viên sỏi kẹt trong gan hoặc ống mật chủ, người bệnh bị đau quặn vùng hạ sườn phải, lan ra vai phải hoặc sau lưng, vùng thượng vị. Đây cũng là những dấu hiệu khiến người bệnh dễ nhầm lẫn sỏi mật với bệnh dạ dày.

Nhồi máu cơ tim

Cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi lòng động mạch vành – dòng máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào cơ tim – đột ngột bị chặn lại hoàn toàn, có thể gây tử vong trong thời gian ngắn. Thông thường triệu chứng đặc trưng của biến cố này là tình trạng đau ngực dữ dội. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt là ở những ca nhồi máu cơ tim thành dưới, người bệnh không đau ngực mà đau vùng thượng vị, rất dễ bị chẩn đoán nhầm sang bệnh lý khác.

Cần đặc biệt xem xét bệnh lý nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá… để đưa đi cấp cứu kịp thời.
Nhoi-mau-co-tim
Trong một số trường hợp nhồi máu cơ tim có thể xuất hiện cơn đau quặn vùng thượng vị

Viêm phúc mạc

Phúc mạc là một màng mỏng trơn láng, bọc lót mặt trong thành bụng, có nhiệm vụ bao bọc và bảo vệ tất cả các cơ quan trong ổ bụng. Cơn đau vùng thượng vị thường xảy ra do vỡ ruột thừa dẫn tới viêm phúc mạc. Đặc điểm người bệnh là đau dữ dội, đau tăng lên khi ho cùng với hiện tượng thành bụng căng cứng.

Viêm phúc mạc yêu cầu phải được chăm sóc y tế ngay lập tức để chống nhiễm trùng lan tỏa.

Viêm tụy cấp

Triệu chứng đau quặn vùng thượng vị có thể xuất hiện ở bệnh nhân viêm tụy cấp. Cơn đau xuất hiện ở xung quanh rốn hoặc hai bên sườn và lan ra sau lưng, thường kèm theo nôn mửa và các triệu chứng khác bao gồm vàng da, nhịp tim nhanh, cứng bụng.

Viêm tụy cấp diễn tiến nhanh, nguy cơ tử vong cao nên bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm về Nguyên nhân gây đau thượng vị:

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Để tìm ra nguyên nhân gây đau quặn vùng thượng vị, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh việc hỏi bệnh và thăm khám, các bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng giúp ích cho việc chẩn đoán:

  • Nội soi trong trường hợp nghi ngờ bệnh lý vùng dạ dày – thực quản.
  • Xét nghiệm tìm vi khuẩn H. pylori trong trường hợp nghi ngờ viêm loét dạ dày.
  • Xét nghiệm máu.
  • Siêu âm bụng để tìm sỏi mật và các vấn đề về gan, thận.
  • Chụp X-quang bụng có thể cho thấy tắc ruột, táo bón hoặc sỏi thận.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT).

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trong đó, các giải pháp thường bao gồm:

  • Thay đổi chế độ ăn và lối sống.
  • Sử dụng thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp cần thiết.

Đọc thêm: Đau bụng khi đói là bị làm sao?

Mẹo đơn giản để giảm cơn đau vùng thượng vị tại nhà

Nếu đau thượng vị tái phát thường xuyên do các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, bạn có thể tham khảo một số mẹo đơn giản, dễ thực hiện sau đây để tạm thời kiểm soát cơn đau.

Sử dụng nghệ và mật ong

Nghệ và mật ong được xem là một trong những nguyên liệu khắc tinh của đau dạ dày. Nếu như biết được nguyên nhân cơ bản của đau thượng vị xuất phát từ đau dạ dày thì người bệnh có thể áp dụng những nguyên liệu này.

Cách chữa đau bụng này rất đơn giản, cụ thể vào mỗi buổi sáng khi thức dậy, lúc bụng còn đang rỗng bạn hãy pha một muỗng cafe mật ong nguyên chất và nửa muỗng cafe bột nghệ. Hòa tan hỗn hợp với một ít nước ấm và uống ngay, bạn sẽ thấy cơn đau thượng vị không còn ghé thăm thường xuyên nữa.

Uống nước cơm

Các thành phần có trong nước cơm sẽ tạo ra là một lớp màng giúp hạn chế hiện tượng axit trào ngược. Khi nấu cơm, người bệnh có thể chắt khoảng 200 đến 250ml nước ra khi cơm sôi và uống khi còn ấm.

Uống trà quế

Trà quế không chỉ ngon mà còn là vị thuốc hữu hiệu cho nhiều người. Bệnh nhân hay bị đau thượng vị có thể sử dụng một vài thanh quế để đun sôi, sau đó nấu với nước cho đến khi sôi lên khoảng 3 phút và sử dụng.

Tra-que

Để phòng ngừa đau thượng vị nên ăn gì, kiêng gì?

Như đã chia sẻ phía trên, các cơn đau thượng vị chủ yếu liên quan đến các bệnh trên đường tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu các loại thực phẩm có lợi cho đường ruột để cải thiện triệu chứng bệnh, phòng bệnh tái phát. Tùy từng cơ địa, tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh mà có những thực phẩm phù hợp khác nhau. Bạn có thể tham khảo gợi ý của chúng tôi dưới đây về một số thực phẩm nên ăn và nên hạn chế.

Nên ăn

Che-do-an-tot-cho-nguoi-dau-thuong-vi
Chế độ ăn tốt cho người bị đau thượng vị

Đồ ăn mềm, dễ hấp thu: Khi khởi phát cơn đau, để giúp dạ dày không phải làm việc quá tải người bệnh nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, bún, miến…

Thực phẩm giàu tinh bột: Ngoài tác dụng bổ sung năng lượng cho cơ thể thì các thực phẩm giàu tinh bột như cơm, cháo, khoai lang, bánh mì, yến mạch, khoai tây… còn giúp hấp thu dịch vị, hạn chế hiện tượng tăng tiết axit dạ dày quá mức.

Các loại rau xanh: Nhóm thực phẩm này dễ tiêu hóa và gần như không gây áp lực lên đường ruột và dạ dày. Bên cạnh đó, lượng nước và chất xơ trong rau xanh còn có tác dụng giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, kiềm hóa dịch vị. Các loại rau dễ tiêu hóa, mềm, tốt cho người bị đau thượng vị bao gồm rau dền, rau lang, mồng tơi, rau ngót, súp lơ, rau cải…

Thực phẩm giàu Omega 3: Omega 3 là chất béo thiết yếu cho cơ thể. Sau khi ăn, chất béo này sẽ tạo thành lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và thực quản trước các tác động từ axit và pepsin dịch vị. Từ đó, Omega 3 giúp phòng ngừa, giảm nhẹ mức độ đau với những biểu hiện đi kèm. Những thực phẩm chứa hàm lượng Omega 3 tốt cho người đau thượng vị bao gồm quả bơ, cá hồi, hạnh nhân, hạt óc chó, dầu ô liu, cá thu…

Thực phẩm chứa probiotic (lợi khuẩn): Probiotic (lợi khuẩn) có nhiều trong sữa chua, miso, kim chi, trà lên men… Vi khuẩn có lợi đóng vai trò quan trọng trong cân bằng hệ sinh vi ở đường ruột, giảm táo bón, cải thiện chức năng tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu và giảm đau thượng vị khi sử dụng với lượng vừa phải.

Thực phẩm có lượng đạm phù hợp: Khi bị đau thượng vị, bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng đạm vừa phải như thịt gà, trứng, nấm… nhằm cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Kiêng ăn

Thực phẩm gây tăng tiết axit, gây hại cho dạ dày và tá tràng như:

  • Nước ngọt có gas.
  • Các loại trái cây chứa nhiều axit, có vị chua như chanh, me, cóc, ổi, xoài chua, dứa, cam…
  • Những loại quả còn xanh và chứa nhiều mủ như hồng xanh, đu đủ xanh…

Thực phẩm khô cứng, khó tiêu hóa: Đồ sấy khô, trái cây sấy… có thể kích thích bùng phát cơn đau thượng vị do những mảng thức ăn ma sát với vùng niêm mạc bị tổn thương khiến dạ dày co bóp bất thường và gây đau.

Món ăn chứa nhiều gia vị: Những món ăn chứa nhiều gia vị (mù tạt, tỏi, giấm, tiêu, ớt…) và đồ muối chua (cà muối, hành muối, dưa muối,..) đều ảnh hưởng đến bệnh lý dạ dày và đường ruột. Do đó, khi bị đau thượng vị, người bệnh tránh dùng những thực phẩm này.

do-an-cay
Người bệnh nên hạn chế tối đa các món ăn cay, nhiều gia vị

Bia rượu và đồ uống chứa caffeine: Sau khi dùng bia rượu và thức uống chứa caffeine, bạn sẽ cảm nhận cơn đau thượng vị và những biểu hiện đi kèm bùng phát dữ dội.

Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp giảm cơn đau thượng vị do viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích

Nếu như bạn thường xuyên bị đau quặn vùng thượng vị do viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích gây ra, bạn có thể cân nhắc bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng hỗ trợ giảm đau và phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa. Trong đó, Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là một sản phẩm uy tín trên thị trường hiện nay.

Với thành phần gồm các dược liệu quý (Bạch truật, Bạch phục linh, Bạch thược, Hoàng bá) cùng với ImmuneGamma và 5-HTP – hai hoạt chất sản xuất bằng công nghệ sinh học tiên tiến, Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng:

– Hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
– Hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa.

Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY

Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.

Hi vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn phần nào giải đáp thắc mắc cơn đau thượng vị do nguyên nhân gì và cách chữa trị ra sao, từ đó có hướng xử trí phù hợp, tránh bệnh trở nặng.

Tham khảo:

  • https://patient.info/doctor/epigastric-pain
  • https://www.uptodate.com/contents/zh-Hans/image?imageKey=PC%2F106200~PC%2F106199~PC%2F106201~PC%2F106202~PC%2F106204
  • https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/-au-thuong-vi-nguyen-nhan-va-cach-chua-au-vung-thuong-vi
Cập nhật lúc: 29/02/2024
⭐ Từ 27/07-06/08: Tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh (nhãn xanh), Quý khách sẽ được tặng ngay 1 hộp Bạch Cam Trà hoặc Tô Sơn Trà Tràng Phục LInh. Chương trình áp dụng song song với khuyến mãi Tích 6 điểm tặng 1 thường niên. Chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2

Tràng Phục Linh sản phẩm an toàn hiệu quả cho

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Loading...