Khi gặp phải hiện tượng đi ngoài ra máu chắc hẳn bạn không tránh khỏi tâm lý hoang mang và lo lắng. Không biết mình bị mắc bệnh gì và có nguy hiểm hay không. Đại tiện ra máu có thể khởi phát từ những nguyên nhân không quá nguy hiểm, nhưng một số trường hợp là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Hãy cùng tham khảo một số cách chữa đi ngoài ra máu qua bài viết sau đây nhé. Mục lục1. Một số nguyên nhân gây đi ngoài ra máu bạn nên biết1.1. Táo bón1.2. Nứt kẽ hậu môn1.3. Bệnh kiết lỵ1.4. Viêm đại tràng1.5. Polyp đại trực tràng1.6. Ung thư đại trực tràng1.7. Bệnh trĩ1.8. Xuất huyết đường tiêu hóa2. Đi ngoài ra máu – chữa thế nào?2.1. Chữa đi ngoài ra máu từ bài thuốc dân gian2.2. Chữa đi ngoài ra máu bằng thuốc tây y2.3. Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt Một số nguyên nhân gây đi ngoài ra máu bạn nên biết Đi ngoài ra máu là tình trạng không hiếm gặp, máu chảy ra từ hậu môn hoặc sau khi đại tiện xong. Máu có thể có màu đỏ tươi hoặc màu đen. Bạn có thể nhận biết khi thấy một lượng máu dính vào phân, giấy vệ sinh hay trên bồn cầu. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu, phải kể đến như: Táo bón Táo bón là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị đi ngoài ra máu. Khi mắc táo bón, phân bị khô cứng, kích thước lớn hơn khiến người bệnh phải dùng nhiều sức mới có thể đẩy phân ra ngoài được. Tuy nhiên, vì quá trình đi cầu gặp khó khăn nên khi phân ra ngoài được khiến niêm mạc hậu môn bị trầy xước, rách khiến phân lẫn máu, chảy máu hậu môn. Không phải trường hợp nào táo bón cũng bị đi ngoài ra máu, những trường hợp nặng, táo bón kéo dài mới xuất hiện tình trạng này. Những nguyên nhân dẫn tới táo bón phổ biến như: Thói quen uống ít nước, ăn ít chất xơ, sử dụng nhiều đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Thói quen nhịn đại tiện khiến các cơ thắt trong trực tràng, hậu môn bị rối loạn. Ít vận động, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý hoặc biến chứng từ bệnh tiểu đường. Nứt kẽ hậu môn Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng xuất hiện vết nứt hoặc vết rách ở hậu môn gây đau và chảy máu tươi khi đi đại tiện. Đau có thể xuất hiện từ vài phút cho tới vài giờ sau khi đi đại tiện. Tình trạng này thường gặp khá phổ biến ở người lứa tuổi trung niên và nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra rò hậu môn, áp xe hậu môn. Các vết nứt hậu môn có thể tự lành, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp làm mềm phân như bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày, thoa dầu hoặc kem vào hậu môn để giảm đau và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Với trường hợp nứt hậu môn mạn tính hoặc không thể tự chữa lành, bác sĩ có thể đề nghị biện pháp điều trị chuyên môn bằng cách phẫu thuật, nhưng không phổ biến. Bệnh kiết lỵ Kiết lỵ là một trong những bệnh lý gây ra triệu chứng đi ngoài ra máu. Nguyên nhân gây kiết lỵ là do nhiễm vi khuẩn Shigella hoặc Entamoeba histolytica gây ra. Khi mắc bệnh, người bệnh còn bị tổn thương sâu ở tế bào miễn dịch của cơ thể làm giảm khả năng hấp thụ nước, khoáng chất và chất dinh dưỡng. Vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ có thể lây truyền qua đường ăn uống, động vật mang mầm bệnh, ruồi…thậm chí có thể lây qua đường sinh dục đồng tính. Các triệu chứng giúp bạn nhận diện bệnh kiết lỵ như: Có thể sốt nhẹ hoặc không, Mót rặn, đau quặn bụng. Đau vùng manh tràng, dọc theo khung đại tràng. Đi ngoài ra máu, ban đầu phân lỏng nhưng sau toàn máu và dịch nhầy. Đi ngoài nhiều lần trong ngày 5 – 10 lần, số lượng phân không nhiều. Viêm đại tràng Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau làm chức năng đại tràng suy giảm. Một số nguyên nhân gây bệnh như chế độ ăn uống không hợp lý, nhiễm khuẩn, ký sinh trùng ở đại tràng, do sử dụng hóa chất nặng xâm nhập vào cơ thể gây viêm hoặc do động mạch cung cấp máu cho đại tràng bị hẹp. Viêm đại tràng là bệnh lý có thể gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu. Sau đây là một số dấu hiệu nhận diện bệnh: Chức năng đại tiện bị rối loạn, đi ngoài nhiều lần, phân lúc lỏng lúc rắn. Đau bụng kèm cảm giác đầy bụng, chướng bụng. Những cơn đau thường xuất phát từ vùng bụng dưới, đau quặn lên từng cơn. Phân có lẫn chất nhầy, có mùi khó chịu. Trường hợp bệnh nặng phân có lẫn cả máu. Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, sụt cân, có thể kèm hiện tượng đau đầu, buồn nôn, sốt và khó ngủ. ☛ Xem chi tiết: viêm đại tràng đi ngoài ra máu Polyp đại trực tràng Polyp đại trực tràng là sự tăng sinh quá mức dẫn tới phát triển thành các khối u lồi lên trong lòng đại tràng. Phần lớn, các khối u ở đại trực tràng là lành tính, nhiều năm mới có thể trở thành ung thư. Polyp đại trực tràng có thể được loại bỏ hoàn toàn một cách an toàn. Nguyên nhân gây ra chủ yếu do chế độ ăn uống nhiều thịt đỏ, ít chất xơ, nhiều chất béo… Các dấu hiệu nhận biết polyp đại trực tràng như: Chảy máu hậu môn với biểu hiện đi ngoài ra máu, máu có dính trên giấy vệ sinh hoặc quần lót. Phân có lẫn máu hoặc có màu đen bất thường. Ung thư đại trực tràng Là bệnh lý nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao, thường phát triển từ ruột hoặc trực tràng do sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn. Bệnh thường gặp ở nam giới từ độ tuổi 30 – 60 với các yếu tố làm tăng nguy cơ như: Rối loạn gen di truyền. Lối sống thiếu khoa học. Độ tuổi. Các dấu hiệu nhận biết bệnh như: Thói quen đại tiện thay đổi, khuôn phân nhỏ và dẹt hơn. Đau bụng dai dẳng, đi ngoài có máu, máu lẫn trong phân hoặc chảy dính ra giấy vệ sinh. Máu có thể là máu tươi hoặc phân có màu đỏ sậm kèm dịch nhầy. Nếu sờ nắn vào bụng, đặc biệt là vùng hạ sườn phải khu vực khung đại tràng sẽ thấy có khối u. Chướng bụng, đầy hơi khó chịu. Sụt cân, ăn uống không tiêu khiến cơ thể thiếu chất. Bệnh trĩ Bệnh trĩ là nguyên nhân phổ biến gây đi ngoài ra máu hiện nay. Bệnh xảy ra do các tĩnh mạch trong trực tràng sưng lên. Bệnh khá phổ biến hiện nay, thường do các nguyên nhân như táo bón kéo dài, hội chứng lỵ, lao động nặng nhọc…gây nên. Trong một số trường hợp, bệnh trĩ không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng cách bổ sung thêm chất xơ vào thực đơn ăn uống hàng ngày, uống nhiều nước và vận động cơ thể thường xuyên để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh trĩ gây đi ngoài ra máu cho thấy tình trạng bệnh đã nặng. Người bệnh cần áp dụng các phương pháp điều trị nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Xuất huyết đường tiêu hóa Xuất huyết đường tiêu hóa là tình trạng rối loạn đường tiêu hóa dẫn tới hiện tượng đi ngoài ra máu. Máu có thể xuất hiện trong phân, các chất nôn nhưng cũng có thể xuất hiện dưới dạng phân có màu hắc ín hay màu đen. Một số dấu hiệu nhận biết bao gồm: Nôn ra máu, chất nôn có màu nâu hoặc đỏ sẫm với kết cấu như bã cà phê. Phân đen và có màu như hắc ín. Chảy máu từ trực tràng, thông thường là trong quá trình đi đại tiện. Thông tin cần biết: Làm gì để cải thiện đi ngoài ra máu sau uống rượu bia? Nguyên nhân đi đại tiện ra máu nhưng không đau Đi ngoài ra máu – chữa thế nào? Chữa đi ngoài ra máu từ bài thuốc dân gian Đi ngoài ra máu kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc nam sau đây. Các nguyên liệu dễ kiếm, dễ thực hiện, an toàn và không có tác dụng phụ. Rau diếp cá Rau diếp cá có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Ngoài ra, trong thành phần của lá diếp cá còn chứa chất flavonid có tác dụng sát khuẩn, sát trùng…Sử dụng cây diếp cá giúp phòng các bệnh lý về nhiễm trùng đường ruột, hậu môn khá hiệu quả. Đây là phương pháp dân gian đơn giản, tiết kiệm, dễ tìm kiếm mà công dụng của nó được đánh giá cao. Cách 1: Ăn diếp cá sống, bạn hãy ngâm rau diếp cá với nước muối loãng khoảng 15 phút. Sau đó, rửa sạch rồi dùng ăn trong bữa ăn hàng ngày thay các loại rau khác. Cách 2: Dùng một nắm rau diếp cá tươi, rửa sạch. Sau đó, cho thêm chút nước vào xay thành khoảng 1 ly nước và uống trước khi ăn 1 giờ. Bạn chỉ cần áp dụng 3 ngày liên tiếp giúp cải thiện chứng đi ngoài ra máu. Cách 3: Lá diếp cá khô (30g) hoặc diếp cá tươi (20g) đem rửa sạch, cho vào nồi đun 15 phút. Sau đó, đem xông vào vùng vết thương dưới hậu môn. Hãy xông cho tới khi nào nước nguội dần rồi tiếp túc lấy bã diếp cá rửa rồi lặp lại như vậy mỗi ngày. Bài thuốc từ gừng, sơn dược, tam thất và long nhãn Gừng, tam thất, sơn dược, long nhãn là những dược liệu cổ truyền có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thúc đẩy quá trình đào thải cặn bã và làm chậm quá trình vận chuyển phân và khí trong ruột. Nhờ đó mà giảm tình trạng đi ngoài ra máu. Gừng còn được biết đến là nguyên liệu có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Cách sử dụng như sau: Gừng, sơn dược, long nhãn, tam thất vào nồi cùng nước, sắc như sắc thuốc. Uống hàng ngày, mỗi ngày 2 cốc nhỏ chia sáng chiều. Người bệnh nên uống sau bữa ăn. Vỏ cây hồng Vỏ cây hồng có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như cải thiện ho, thanh nhiệt, giải độc, xơ gan…Đối với người bệnh bị đi ngoài ra máu, dùng bài thuốc từ vỏ cây hồng mang lại hiệu quả tốt. Cách thực hiện như sau: Phơi khô 120g vỏ cây hồng rồi sấy chín. Giã nhuyễn vị thuốc đã chuẩn bị này và uống cùng nước gạo. Nên áp dụng ngày 1 lần, thực hiện trong 2 tuần giúp giảm hẳn triệu chứng đi cầu ra máu. Cỏ nhọ nồi Cỏ nhọ nồi có vị ngọt, tính lương vào hai kinh thận và can giúp chỉ huyết, bổ thận âm. Trong dân gian, cây cỏ nhọ nồi được dùng để cầm máu, chữa trị và các công dụng khác nữa. Bạn có thể dùng cỏ nhọ nồi để cải thiện đi đại tiện ra máu bằng cách: Cột một nắm cỏ nhọ nồi để nguyên cả rễ rồi giã nhuyễn. Cho một chén rượu nóng vào để lấy dịch đặc rồi uống nước. Bã đắp ngoài hậu môn. Rau sam Rau sam có tính chua và được biết đến là vị thuốc kháng viêm, nhuận tràng, giúp máu lưu thông hiệu quả. Người bệnh có thể áp dụng theo cách sau: Dùng 1 nắm rau sam rửa sạch. Giã lấy nước rồi cho thêm đường hoặc mật ong. Uống mỗi khi đói, ngày uống 1 lần và liên tục trong nhiều ngày. Lá ngải cứu Nhiều người áp dụng phương pháp cải thiện đi ngoài ra máu bằng lá ngải cứu. Đây được coi là vị thuốc quý trong dân gian có tác dụng chữa bệnh đường tiêu hóa như táo bón, trĩ, đi ngoài ra máu…Theo đông y, ngải cứu có tính ấm, vị đắng có tác dụng kháng viêm nhiễm, nhuận tràng nên có tác dụng cải thiện đi ngoài ra máu. Bạn chỉ cần ăn món ngải cứu với trứng hoặc giã nát ngải cứu đắp với hậu môn. Áp dụng hàng ngày cho tới khi dấu hiệu đi ngoài ra máu chuyển biến tốt. Tùy thuộc vào cơ địa từng người mà có thuyên giảm triệu chứng hay không. Hoặc có người bệnh không kiên trì thực hiện đến cùng khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn gây khó khăn trong việc điều trị sau này. Chữa đi ngoài ra máu bằng thuốc tây y Chữa đi ngoài ra máu bằng cách dùng thuốc tây y là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh quan tâm. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc tây nào người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi thực tế, thuốc tây có tác dụng phụ tương đối cao. Trước khi sử dụng loại thuốc điều trị nào, người bệnh cũng cần được thăm khám cụ thể để tìm ra nguyên nhân gây đi ngoài ra máu. Sau khi xác định đúng nguyên nhân gây ra hiện tượng này, tùy vào từng nguyên nhân mà bác sĩ có biện pháp điều trị và sử dụng thuốc khác nhau. Người bệnh không nên dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt Chế độ ăn uống: Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi hàng ngày nhằm cung cấp chất xơ, làm mềm phân và kich thích nhu động ruột bóp dễ dàng hơn. Một số thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, rau mồng tơi, chuối… Bổ sung đủ nước cho cơ thể để loại bỏ độc tố, hạn chế táo bón. Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là các loại nước ép trái cây, rau củ quả. Hạn chế các loại đồ ăn như đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ uống chứa chất kích thích… Chế độ sinh hoạt: Thay đổi thói quen là một trong những cách đơn giản mà tiện lợi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để cải thiện chứng đi ngoài ra máu, bạn hãy thực hiện: Tập thể dục đúng cách thông qua các hoạt động như đi bộ, chạy chậm, tập yoga, ngồi thiền…giúp tăng tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày, nhất là sau khi đi đại tiện. Không nên sử dụng các loại giấy thô ráp lau hậu môn. Hãy tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, tránh rặn mạnh khi đi vệ sinh. Ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc. Duy trì tâm trạng thoải mái, vui vẻ, hạn chế lo lắng, căng thẳng quá mức… Hạn chế làm việc quá sức, tránh đứng hay ngồi một chỗ quá lâu. Hãy xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật nhé. Khi có dấu hiệu đi ngoài ra máu, người bệnh không nên chủ quan mà nên tới những trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị phù hợp với nguyên nhân và mức độ mình gặp phải. Với những trường hợp nhẹ, bác sĩ kê thuốc đặc trị và thuốc kháng sinh nhằm giảm viêm nhiễm, sưng đau. Tuy nhiên, với trường hợp nặng cần phải sử dụng các phương pháp điều trị phức tạp hơn. Chia sẻ12
Viêm đại tràng
Đi đại tiện ra máu nhưng không đau là bệnh gì? Cách điều trị?
Đại tiện ra máu nhưng không đau là dấu hiệu mà khá nhiều người gặp phải, từ trẻ em cho tới người già. Khi gặp phải tình trạng này nhiều người rất chủ quan coi đó không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu không đau trong nhiều trường hợp cảnh báo bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Hãy theo dõi bài viết sau đây để đi tìm đáp án cho câu hỏi “Đại tiện ra máu nhưng không đau là dấu hiệu bệnh gì?”. Mục lục1. Đại tiện ra máu nhưng không đau là bệnh gì?1.1. Bệnh trĩ1.2. Nứt kẽ hậu môn1.3. Viêm loét đại trực tràng1.4. Polyp trực tràng và đại tràng1.5. Ung thư đại trực tràng1.6. Xuất huyết đường tiêu hóa1.7. Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ2. Đại tiện ra máu tươi có nguy hiểm không?3. Chữa đại tiện ra máu nhưng không đau phổ biến hiện nay3.1. Thay đổi chế độ ăn uống3.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt3.3. Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng3.4. Bài thuốc dân gian4. Đại tiện ra máu tươi nhưng không đau khi nào cần đến bệnh viện? Đại tiện ra máu nhưng không đau là bệnh gì? Rất nhiều người chủ quan, coi nhẹ khi xuất hiện triệu chứng đại tiện ra máu nhưng không đau. Có một số trường hợp không nguy hiểm và có thể tự khỏi. Nhưng một số khác cảnh báo bệnh lý nguy hiểm cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Các chuyên gia đã tồng hợp lại một số bệnh lý nguy hiểm có triệu chứng điển hình trên bao gồm: Bệnh trĩ Bệnh trĩ là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau (cũng có trường hợp có thể gây đau). Một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh trĩ chính là tình trạng đại tiện ra máu. Tùy thuộc vào vị trí người ta chia thành trĩ nội và trĩ ngoại. Và trong phần lớn các trường hợp, bệnh trĩ nội có thể gây đi ngoài ra máu nhưng không gây đau rát ở hậu môn. Những người bệnh mắc trĩ nội ở giai đoạn đầu có thể chỉ bị chảy một ít máu khá kín đáo, thường chỉ dính trên giấy vệ sinh hoặc lẫn vào trong phân mà không gây đau đớn gì cho người bệnh cho tới khi bệnh tiến triển tới giai đoạn nặng hơn. Một số trường hợp thấy máu chảy ra ngay khi người bệnh ngồi xổm hay tạo áp lực gì đó lên vùng mao mạch hậu môn. Đây là trường hợp bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể có dấu hiệu khác như đau rát hậu môn, ngứa hậu môn, kích thước búi trĩ tăng khiến người bệnh cảm thấy vướng víu, khó chịu. Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống. Người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng khi máu chảy càng nhiều. Một số trường hợp máu chảy thành tia lớn khiến cơ thể thiếu máu khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược, choáng váng, dễ ngất xỉu. Nứt kẽ hậu môn Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đi ngoài ra máu nhưng không đau có thể do bị nứt kẽ hậu môn. Nguyên nhân thường do biến chứng từ táo bón gây ra. Biểu hiện của bệnh bằng những vết rách theo chiều dọc ở niêm mạc của hậu môn, có chiều dài khoảng 1cm. Khi ở giai đoạn đầu, nứt kẽ hậu môn gây chảy máu mỗi khi đại tiện nhưng không gây đau khiến nhiều người bệnh chủ quan. Tuy nhiên, khi triệu chứng kéo dài biểu hiện của bệnh càng rõ ràng, mức độ chảy máu và đau rát ở hậu môn tăng cao hơn khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi điều trị. Viêm loét đại trực tràng Đại tiện ra máu nhưng không gây đau rát hậu môn có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm loét đại trực tràng. Bệnh có thể gây chảy máu đen hoặc chảy máu đỏ tươi khi đi ngoài. Bệnh gây chảy máu hậu môn mỗi lần đi đại tiện kèm theo chất nhầy dính trên phân. Tuy nhiên, lượng máu không đáng kể. Một số trường hợp còn có thể bị sốt và đau bụng dưới dữ dội. Viêm loét đại trực tràng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra một số biến chứng như: Hẹp đại tràng. Áp xe hậu môn. Viêm da mủ hoại thư… Polyp trực tràng và đại tràng Polyp là sự tăng trưởng bất thường bên trong đường ruột và hệ thống tiêu hóa. Theo thống kê, polyp hệ thống tiêu hóa có ảnh hưởng tới khoảng 25% người trên 50 tuổi. Polyp là nguyên nhân phổ biến thứ hai có thể khiến người bệnh bị đi ngoài ra máu nhưng không đau. Trường hợp polyp có cuống dài và gần phía cửa hậu môn có thể bị sa hẳn ra ngoài. Mỗi lần đại tiện máu chảy nhiều, nếu không được kiểm soát có thể dẫn tới chảy máu nặng. Polyp đại trực tràng khó phát hiện và khiến người bệnh chủ quan. Tuy nhiên, nếu không can thiệp để lâu dài gây nguy hiểm tới tính mạng. Vì khoảng 90% ung thư đại trực tràng phát triển từ polyp. Ung thư đại trực tràng Không nên chủ quan khi có dấu hiệu đi ngoài ra máu nhưng không đau vì có thể là biểu hiện của ung thư đại trực tràng. Ung thư đại trực tràng là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng con người. Khi bệnh ở giai đoạn đầu thường không có các biểu hiện rõ rệt. Cho tới khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng các dấu hiệu xuất hiện rõ rệt hơn như đại tiện ra máu, máu có thể đi kèm với chất nhầy. Bệnh có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến ở người già. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị sớm, tỉ lệ tử vong có thể giảm tới 25%. Xuất huyết đường tiêu hóa Xuất huyết đường tiêu hóa là nguyên nhân khiến bạn phải đối mặt với hiện tượng đi ngoài ra máu nhưng không đau hậu môn. Xuất huyết tiêu hóa gồm xuất huyết tiêu hóa trên và dưới. Các bộ phận có thể bị ảnh hưởng như dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn. Tùy thuộc vào vị trí xuất huyết mà nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Để chẩn đoán đại tiện ra máu tươi nhưng không đau có liên quan tới xuất huyết tiêu hóa không bác sĩ có thể đề nghị nội soi hoặc một số xét nghiệm liên quan khác. Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ thường xảy ra khi lượng máu tới đại tràng bị giảm. Nguyên nhân do các mạch máu bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn gây nên. Khi lưu lượng máu giảm không cung cấp đủ oxy cho các tế bào trong hệ thống tiêu hóa gây ra viêm và tổn thương tới đại tràng. Theo thống kê, có 90% trường hợp viêm đại tràng thiếu máu cục bộ ảnh hưởng tới người cao tuổi. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng phổ biến như đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau ở hậu môn. Ngoài ra, bệnh có thể gây tiêu chảy, đại tiện khẩn cấp hoặc nôn mửa. Thông tin cần biết: Làm gì để cải thiện đi ngoài ra máu sau uống rượu bia? Tổng hợp cách chữa đi ngoài ra máu Đại tiện ra máu tươi có nguy hiểm không? Đại tiện ra máu có nguy hiểm không? là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo như những thông tin ở trên, đi ngoài ra máu nhưng không đau có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Mỗi bệnh lý lại có sự nguy hại khó lường. Do đó, người bệnh không nên chủ quan mà cần đi thăm khám càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số hậu quả do đại tiện ra máu gây ra. Thiếu máu trầm trọng: Đại tiện ra máu tuy trước mắt không nguy hiểm nhưng về lâu dài có thể đe dọa tới sức khỏe của người bệnh. Để lâu dài máu chảy càng nhiều và khó kiểm soát khiến người bệnh bị thiếu máu trầm trọng. Để cải thiện, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng hơn cần tới cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để được điều trị hiệu quả. Cơ thể suy nhược làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác: Người bệnh đi cầu ra máu thường xuyên không chỉ khiến cơ thể mất máu mà còn khiến cơ thể phải làm việc hết công suất khi phải liên tục bổ sung lượng máu cần thiết để bổ sung lượng máu đã mất. Với những người bệnh đi ngoài ra máu tươi ồ ạt nhanh chóng dẫn tới cạn kiệt máu gây chóng mặt, ngất xỉu, huyết áp thấp hoặc hạ huyết áp. Với những trường hợp thiếu máu nặng rất nguy hiểm có thể dẫn tới mất ý thức, tụt huyết áp, nhịp đập mạch nhỏ và nhanh, ngất xỉu. Thủng đại tràng, ung thư đại tràng: Nhiều người thường nhầm lẫn khi xác định đại tiện ra máu là do bệnh trĩ với các bệnh lý đường tiêu hóa khác dẫn tới việc điều trị không đúng cách. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh lý đại trực tràng là chảy máu, thủng đại tràng, nguy hiểm hơn là ung thư hóa đại trực tràng. Một số trường hợp đi ngoài ra máu tươi không đau là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như viêm loét đại trực tràng, polyp đại trực tràng, bệnh trĩ nặng, ung thư đại trực tràng…Chính vì vậy, chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện ra các triệu chứng bất thường liên quan tới hậu môn – trực tràng. ☛ Xem thêm: Trẻ bị tiêu chảy ra máu là bệnh gì? Cha mẹ cần làm gì? Chữa đại tiện ra máu nhưng không đau phổ biến hiện nay Dưới đây là một số cách cải thiện đi đại tiện ra máu nhưng không đau, các bạn có thể thực hiện một số cách sau để cải thiện tình trạng nhé. Thay đổi chế độ ăn uống Bổ sung thực phẩm lành mạnh vào trong thực đơn hàng ngày như thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin nhằm chống táo bón và giải nhiệt như các loại hoa quả, rau củ… Hạn chế uống rượu bia, thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng. Uống đủ nước mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít. Ăn đủ bữa và đúng giờ, không nên bỏ bữa. Thay đổi thói quen sinh hoạt Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe với các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga… Không nên đứng hay ngồi quá nhiều hoặc quá lâu, không bê vác những vật quá nặng gây ảnh hưởng tới việc điều trị. Rèn luyện thói quen tập thể dục đúng giờ, không nên nhịn đi cầu có thể khiến táo bón trầm trọng hơn. Giữ gìn vệ sinh hậu môn, lau hậu môn nhẹ nhàng bằng khăn mềm và nước ấm để tránh gây tổn thương và kích ứng. Duy trì trọng lượng khỏe mạnh mỗi ngày. Tắm bằng nước ấm để cải thiện các triệu chứng, giảm kích ứng hậu môn và cầm máu. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, nhất là quan hệ tình dục thông qua đường hậu môn. Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng Luôn giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Lo lắng, âu sầu kéo dài có thể khiến niêm mạc ruột co bóp, tiêu hóa cũng trở nên khó khăn hơn dẫn tới táo bón. Vì vậy, bạn hãy cố gắng tạo tâm trạng thoải mái, vui vẻ để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Bài thuốc dân gian Đi đại tiện ra máu nhưng không đau có thể được cỉa thiện bằng một số bài thuốc dân gian với những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Những nguyên liệu này rất dễ kiếm, chi phí thấp mà không gây tác dụng phụ. Lá ngải cứu: Là một trong những vị thuốc dân gian giúp chữa các bệnh lý về đường tiêu hóa như táo bón, trĩ hay đi ngoài ra máu…Theo đông y, lá ngải cứu có vị đắng, tính ấm có tác dụng kháng viêm, nhuận tràng dùng để cải thiện các chứng bệnh như đi ngoài ra máu,… Cách thực hiện như sau: Lá ngải cứu bỏ lá già úa, rửa sạch và để ráo nước. Ăn món lá ngải cứu với trứng hoặc giã nát lá ngải cứu đắp vào hậu môn. Thực hiện hàng ngày cho tới khi chứng đi ngoài ra máu chuyển biến tốt. Rau sam: Nhờ khả năng kháng viêm, nhuận tràng, kích thích lưu thông máu nên rau sam thường được dùng để cải thiện chứng đại tiện ra máu. Người bệnh chỉ cần thực hiện các bước như sau: Rau sam rửa sạch và để ráo nước. Giã rau sam ra chắt lấy nước, pha thêm chút đường hay mật ong vừa đủ để uống khi đói. Mỗi ngày uống một lần. Rau diếp cá: Có tính mát giúp sát khuẩn, phòng nhiễm trùng hậu môn khá hiệu quả. Bạn có thể thực hiện như sau: Rau diếp cá rửa sạch, để ráo nước và dùng ăn sống càng nhiều càng tốt. Bạn có thể ăn kèm với bữa ăn hàng ngày. Đun nước rau diếp cá xông hơi hậu môn, bã rau diếp cá đắp búi trĩ “cửa sau”. Rau diếp cá là nguyên liệu dễ kiếm được dùng để cải thiện chứng đi ngoài ra máu. Các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng làm thuyên giảm hoặc khắc phục triệu chứng chứ không có tác dụng chữa trị khỏi tận gốc bên trong. Do đó, khi người bệnh gặp phải các triệu chứng đi đại tiện ra máu cần tới trung tâm y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị tốt nhất. Đại tiện ra máu tươi nhưng không đau khi nào cần đến bệnh viện? Dấu hiệu đi đại tiện ra máu tươi nhưng không đau trong một số trường hợp không cần phải điều trị y tế. Tuy nhiên, khi có hiện tượng chảy máu nghiêm trọng và mãn tính có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Với trường hợp chảy máu trực tràng có mùi hôi, sẫm màu, phân có lẫn với máu đỏ sẫm hoặc đen. Nếu gặp các triệu chứng này người bệnh cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Ngoài ra, khi có các dấu hiệu sau đây người bệnh cần tới viện ngay: Xuất huyết kéo dài hơn 2 – 3 tuần. Trẻ em bị đi ngoài ra máu nhưng không đau. Cơ thể mệt mỏi, ốm yếu, giảm cân không rõ nguyên nhân. Sốt. Đau bụng, sưng hoặc bụng căng cứng. Xuất hiện khối u ở bụng. Phân ít hoặc mềm hơn bình thường kéo dài trên 3 tuần. Táo bón hoặc thay đổi thói quen đại tiện. Phân rò rỉ hoặc không thể kiểm soát hậu môn. Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc về câu hỏi “Đại tiện ra máu nhưng không đau là bệnh gì?”. Hi vọng những thông tin trên đã cung cấp những kiến thức hữu ích giúp bạn bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân. Chia sẻ0
Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS dành cho bệnh Đại tràng: Cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm triệu chứng đau bụng, đi ngoài
Trước hết, Công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh xin cảm ơn Quý khách đã ủng hộ và tin dùng sản phẩm Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS trong suốt thời gian qua. Gần 10 năm có mặt trên thị trường, chúng tôi rất tự hào vì đã góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của hàng trăm ngàn người bệnh Đại tràng trên khắp đất nước Việt Nam. Như Quý khách đã biết, Tràng Phục Linh có hai loại là Tràng Phục Linh nhãn xanh và Tràng Phục Linh PLUS nhãn đỏ, là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng. Tràng Phục Linh (nhãn xanh) và Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng Trong đó: 1. Tràng Phục Linh (nhãn xanh) chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng và nâng cao sức đề kháng đường ruột Dành cho các đối tượng: Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,… Người mắc bệnh Viêm đại tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em 2. Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Không những thế, Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng (Tìm hiểu bản nghiên cứu đầy đủ được đăng tải vào tháng 4 năm 2017 tại: www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28406734) Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng: Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện Mặc dù Tràng Phục Linh (nhãn xanh) và Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) hiện đang là lựa chọn hàng đầu của người bệnh Đại tràng nhưng chúng tôi hiểu rằng có một số khách hàng còn băn khoăn chưa dám lựa chọn sử dụng sản phẩm vì không biết có hiệu quả không, nếu không hiệu quả thì làm thế nào…? Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và khẳng định chất lượng của sản phẩm, từ ngày 15/01/2020, Tràng Phục Linh và Tràng Phục Linh PLUS cam kết sẽ hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng sau 2 tháng sử dụng không thấy giảm triệu chứng. Để tham gia chương trình Quý khách vui lòng đọc thể lệ ngay phía dưới đây: Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm triệu chứng sau 2 tháng sử dụng, đối với khách hàng bắt đầu dùng từ 15/01/2020 Thể lệ tham gia chương trình 1. Cách thức tham gia chương trình Quý khách lưu ý: Sử dụng sản phẩm theo đúng hướng dẫn của Công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh, cụ thể sử dụng từ 4-6 viên/ ngày, đồng thời không sử dụng thuốc hay các sản phẩm khác cho bệnh Đại tràng trong quá trình sử dụng Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS . Chỉ sử dụng số điện thoại đã đăng ký tham gia chương trình để tích điểm trong suốt quá trình sử dụng. Công ty sẽ lấy ngày đầu tiên Quý khách tích điểm làm căn cứ xác định ngày bắt đầu dùng sản phẩm. Số lượng tích điểm của mỗi khách hàng là 12 đến 18 điểm (tương đương 12 đến 18 hộp Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS sử dụng trong 2 tháng ) Sau 2 tháng dùng Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS, Quý khách không thấy giảm triệu chứng của Viêm đại tràng, Hội chứng ruột kích thích như đau bụng, không giảm số lần đi ngoài, vui lòng đi khám lại và gửi kết quả về cho Công ty để được hỗ trợ hoàn tiền. Yêu cầu: Kết quả khám bệnh trước và sau khi dùng sản phẩm tại cùng một cơ sở khám chữa bệnh từ cấp Bệnh viện trở lên. Ngày khám lại không quá 10 ngày kể từ ngày cuối cùng sử dụng sản phẩm. 2. Cách thức & thủ tục hoàn tiền: Số tiền hoàn trả lại sẽ được căn cứ vào số điểm mà Quý khách tích trên hệ thống. Giá trị hoàn lại với Tràng Phục Linh PLUS là 185.000đ/hộp 20 viên và 679.000đ/lọ 80 viên. Với Tràng Phục Linh là 110.000đ/hộp 20 viên và 387.000đ/lọ 80 viên. Phương thức hoàn tiền: Trao tiền mặt trực tiếp hoặc Chuyển khoản (nếu khách hàng mua hàng online). Đại diện công ty sẽ liên hệ với Quý khách qua thông tin đăng ký tại tổng đài 1800.1506 để tiến hành hoàn tiền. Thời gian bắt đầu xét hoàn tiền từ ngày 15/03/2020. Thời hạn kết thúc việc nhận hoàn tiền và xử lý các khiếu nại liên quan đến chương trình là hết ngày 28/02/2022. Để đảm bảo tất cả quý khách hàng tham dự chương trình này đều thực hiện đúng cách thức, chương trình hoàn tiền 100% này chỉ có hiệu lực đối với sản phẩm Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS phát sinh tích điểm trong khoảng thời gian từ ngày 15/01/2020 đến hết ngày 31/12/2021. Nếu quá thời hạn 15 ngày kể từ khi Công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh phản hồi về kết quả hoàn tiền cho khách hàng mà Công ty không liên lạc được với người yêu cầu hoàn tiền thì xem như người tham gia chương trình đã từ chối nhận hoàn tiền và do đó không được quyền khiếu nại hay đòi bồi thường từ công ty. (Công ty sẽ cố gắng liên lạc tối đa 3 lần) 3. Các quy định khác Mỗi Khách hàng chỉ được đăng ký tham gia chương trình 1 lần. Nhân viên công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh và nhân viên của các đại lý, nhà phân phối, nhà quảng cáo, công ty in ấn hoặc công ty kỹ thuật phục vụ chương trình không được tham gia chương trình này. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, Công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh là bên có quyền quyết định cuối cùng về việc khách hàng có được hoàn tiền hay không Công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh không chịu trách nhiệm trong trường hợp người tham gia không nhận được hoàn tiền do không cung cấp được các thông tin do Công ty yêu cầu hoặc không tiến hành nhận hoàn tiền trong thời gian quy định. Tham gia chương trình này đồng nghĩa với việc người tham gia đồng ý cho Công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh liên lạc trực tiếp để lấy thông tin phục vụ cho việc hoàn tiền của chương trình. Theo đó, Công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh được toàn quyền sử dụng mọi hình ảnh, thông tin, phản hồi của người tham gia trên các kênh thông tin của chương trình, các phương tiện truyền thông khác cũng như phục vụ cho hoạt động khuyến mãi, quảng cáo của Công ty trong và sau khi chương trình kết thúc mà không cần báo trước hay thông qua ý kiến. Người tham gia phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin cung cấp; Công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh không chịu trách nhiệm nếu bất kỳ thông tin, tài liệu và/hoặc hình ảnh nào do người tham gia cung cấp mà không đúng sự thật hoặc không chính xác, đầy đủ. Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh không chịu trách nhiệm trong trường hợp chương trình bị hủy bỏ hoặc hoãn vì lý do bất khả kháng, bao gồm nhưng không giới hạn các trường hợp sau: bão, lụt, hỏa hoạn, đình công, bạo loạn, sự thay đổi của pháp luật, lệnh cấm của chính quyền hoặc các biến động về chính trị, xã hội. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp liên quan đến chương trình này, Công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh sẽ có trách nhiệm trực tiếp giải quyết, nếu không thỏa thuận được tranh chấp sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh có quyền cập nhật và thay đổi thể lệ chương trình này và thông báo công khai đến Khách hàng. Theo quy định của pháp luật, Công ty cổ phần dược phẩm Thái Minh có quyền chấm dứt hoặc huỷ chương trình này trong trường hợp bất khả kháng và sẽ thông báo công khai đến khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật. Đại diện theo pháp luật của Công ty (Đã Ký tên & đóng dấu) Tổng Giám Đốc PHẠM HỮU KHÁNH Company Đăng ký tham gia chương trình Tràng Phục Linh và Tràng Phục Linh PLUS hiện có bán tại hơn 10.000 nhà thuốc trên khắp 61 tỉnh thành. Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh) gần nhất, xem TẠI ĐÂY Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) xem TẠI ĐÂY Chia sẻ0
Viêm đại tràng cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Viêm đại tràng cấp là tình trạng bệnh ngày càng phổ biến hiện nay mà nhiều người hay nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa thông thường. Bệnh có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp tất cả các thông tin bạn cần biết về căn bệnh này. Mục lục1. Viêm đại tràng cấp là bệnh gì?2. Nguyên nhân gây viêm đại tràng cấp3. Triệu chứng của viêm đại tràng cấpĐau bụng dữ dộiTiêu chảyChảy máu trực tràngTriệu chứng khác4. Đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm đại tràng cấp5. Chẩn đoán viêm đại tràng cấpSoi phân tươiNội soi đại tràng6. Biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng cấp tính7. Các biện pháp điều trị viêm đại tràng cấpĐiều trị theo Tây yHỗ trợ trị liệu theo Đông y8. Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh 1. Viêm đại tràng cấp là bệnh gì? Viêm đại tràng cấp là quá trình gây kích ứng, viêm nhiễm niêm mạc đại tràng. Bệnh thường diễn biến phức tạp, có triệu chứng ồ ạt, xảy ra trong thời gian ngắn và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, công việc của bạn. Nếu tình trạng viêm đại tràng cấp diễn ra thường xuyên và không được chẩn đoán, chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm đại tràng mãn tính. Lúc này, bạn sẽ phải sống với bệnh viêm đại tràng suốt đời. Nhiều trường hợp nghiêm trọng khi viêm đại tràng cấp tính dẫn tới bệnh ung thư đại tràng, thủng đại tràng… gây khó khăn trong điều trị và nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, phát hiện sớm viêm đại tràng cấp sẽ giúp bạn phòng tránh và giảm thiểu tối đa những nguy cơ xấu có thể gặp phải. 2. Nguyên nhân gây viêm đại tràng cấp Theo các nghiên cứu, một trong những nguyên nhân có thể gây viêm đại tràng cấp là do hệ thống miễn dịch bị trục trặc, suy yếu. Bình thường, khi virus, vi khuẩn xâm nhập, hệ thống miễn dịch sẽ tạo hàng rào bảo vệ chống lại chúng. Tuy nhiên, sự bất thường trong phản ứng miễn dịch có thể khiến hệ thống miễn dịch tấn công ngược lại các tế bào trong đường tiêu hóa, bao gồm niêm mạc đại tràng. Dưới đây là một số nguyên nhân, tác nhân gây viêm đại tràng cấp thường gặp: Ăn uống không vệ sinh, bị ngộ độc thực phẩm hoặc dị ứng với thức ăn. Nhiễm các vi sinh, ký sinh gây bệnh: điển hình là lỵ amip, lỵ trực khuẩn, vi khuẩn tả, E. coli, nhiễm nấm Candida… Mắc các bệnh tự miễn như bệnh lupus ban đỏ, suy cận giáp, bệnh basedow… Yếu tố tâm lý xã hội: căng thẳng trong công việc, cuộc sống, thường xuyên bị táo bón, lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài… Đối với trẻ sơ sinh, trong vòng hai tháng đầu tiên sau sinh, các bé có thể mắc viêm đại tràng cấp (dị ứng), gồm các triệu chứng như trào ngược, quấy khóc và có thể thấy máu trong phân của trẻ. Theo một nghiên cứu năm 2013 (1), giả thuyết phổ biến nhất cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là trẻ sơ sinh dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần trong sữa mẹ. 3. Triệu chứng của viêm đại tràng cấp Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của vị trí viêm mà triệu chứng viêm đại tràng cấp có thể khác nhau. Đau bụng dữ dội Những cơn đau bụng kéo đến bất chợt gây đau quặn thắt vùng bụng dưới. Bạn có thể cảm nhận cơn đau dọc theo đại tràng, đặc biệt tăng lên dữ dội trước một đợt tiêu chảy mới. Nguyên nhân là do cơ ruột co bóp không đều dẫn đến đau bụng. Tiêu chảy Bệnh nhân thường đi tiêu phân lỏng từ 3 lần trở lên trong vòng 24 giờ. Trước mỗi đợt tiêu chảy, bệnh nhân thường có dấu hiệu đau bụng như chúng tôi đã đề cập ở trên. Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể gây mất nước, rối loạn điện giải, mắt trũng, rối loạn kiềm toan… Lúc này bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời (bổ sung nước, điện giải) để tránh các bệnh lý nặng khác xảy ra. Chảy máu trực tràng Bạn có thể nhận biết triệu chứng chảy máu trực tràng thông qua đại tiện có nhầy và máu. Tình trạng này lặp lại nhiều lần và có thể kèm theo cả sốt nếu bệnh tiến triển nặng. Triệu chứng khác Ngoài các triệu chứng điển hình thường gặp ở trên, một số triệu chứng khá phổ biến khác trong viêm đại tràng cấp gồm: Cảm thấy buồn đi đại tiện liên tục, mót rặn, nhưng khi đi tiêu chỉ có một ít phân. Gầy sút nhanh, chán ăn, ăn không ngon. Sốt không rõ nguyên nhân, mệt mỏi. Đau nhức các khớp. Đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, chuột rút. Mặc dù các triệu chứng này không gây tử vong, nhưng nếu không can thiệp kịp thời có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng. 4. Đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm đại tràng cấp Tỉ lệ mắc viêm đại tràng cấp tương đương giữa nam giới và nữ giới. Một số yếu tố rủi ro cao dẫn tới viêm đại tràng cấp gồm: Tuổi tác: Bệnh viêm đại tràng cấp thường gặp ở độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi (phổ biến nhất) và độ tuổi trên 60. Di truyền: trong gia đình có thành viên mắc viêm đại tràng trước đó. Người đang dùng thuốc kháng sinh dài ngày, thuốc ức chế miễn dịch, hóa trị. Tiền sử mắc các bệnh suy tim, đái tháo đường, huyết áp thấp. Có phẫu thuật ổ bụng trước đó. Nếu bạn có một trong những nguy cơ ở trên kèm theo các dấu hiệu của viêm đại tràng cấp, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện bệnh sớm nhất. 5. Chẩn đoán viêm đại tràng cấp Khi bạn có các dấu hiệu của viêm đại tràng cấp, hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra và được chẩn đoán cụ thể. Có 2 cách chẩn đoán viêm đại tràng cấp: Soi phân tươi Hiện tượng chảy máu đại tràng có thể nhìn được bằng mắt nếu thấy máu dính trên phân, hoặc có thể không nhìn thấy được. Do đó, soi phân tươi sẽ giúp xác định chỉ số hồng cầu, bạch cầu và ký sinh trùng đường ruột. Bệnh nhân sẽ được y tá hướng dẫn cụ thể để lấy phân. Sau khi lấy phân, kỹ thuật viên sẽ soi tươi bằng kính hiển vi hoặc nuôi cấy, phân lập để phát hiện vi khuẩn, ký sinh trùng. Nội soi đại tràng Trường hợp soi phân tươi chưa thể đưa ra kết luận, bác sĩ có thể thực hiện nội soi đại tràng để phát hiện các bất thường ở đại tràng sigma, trực tràng như ổ viêm, loét, khối u hay tình trạng chảy máu đại tràng. Trước khi nội soi đại tràng, bạn sẽ được gây mê. Quá trình nội soi diễn ra trong khoảng 20 đến 30 phút. Sau đó khoảng 2 giờ bạn sẽ nhận được kết quả và tỉnh táo hoàn toàn. Tuy nhiên, quá trình này có thể gây đau hoặc gây nặng bụng dưới, tùy theo mức chịu đựng của mỗi người. Mời bạn theo dõi video sau để hiểu thêm về phương pháp nội soi đại tràng: 6. Biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng cấp tính Nếu không có các phương pháp điều trị bệnh thích hợp và kịp thời, bạn có thể mắc các biến chứng nguy hiểm do viêm đại tràng cấp tính gây ra, bao gồm: Trụy tim mạch: Bệnh nhân bị tiêu chảy đi ngoài liên tục sẽ bị mất nước, điện giải, có các biểu hiện sốt cao, khó nuốt, da nhăn nheo, niêm mạc nhợt. Nếu không bổ sung nước và điện giải kịp thời sẽ gây co giật, trụy tim mạch. Trường hợp này có nguy cơ tử vong rất cao. Xuất huyết tiêu hóa: Bệnh nhân đi ngoài phân có dính máu. Mặc dù tình trạng này ít gây nguy hiểm nhưng nếu mất máu thường xuyên có thể gây tử vong. Viêm đại tràng mãn tính: Các đợt viêm đại tràng cấp không được điều trị dứt điểm, lâu ngày gây khó khăn cho điều trị và trở thành bệnh mạn tính. Áp xe đại tràng: Một số trường hợp nhiễm khuẩn dẫn đến tích tụ mủ trên niêm mạc đại tràng, tạo thành các ổ áp xe gây đau, tắc ruột. Nguy hiểm hơn, các ổ áp xe đại tràng có thể phát triển thành các khối u đại tràng. Thủng đại tràng: Các vết loét nặng có thể gây thủng đại tràng. Đại tràng là nơi lưu trữ các chất thải, có nhiều vi khuẩn gây bệnh. Thủng đại tràng sẽ giải phóng vi khuẩn đến các cơ quan khác trong ổ bụng, nhiễm khuẩn nhanh, khó điều trị và tỉ lệ tử vong rất cao. Điều trị viêm đại tràng cấp kịp thời và đúng cách sẽ giúp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. 7. Các biện pháp điều trị viêm đại tràng cấp Nguyên tắc điều trị viêm đại tràng cấp gồm: Điều trị các triệu chứng càng sớm càng tốt. Xác định nguyên nhân gây bệnh. Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Điều trị theo Tây y Trong điều trị triệu chứng, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc Tây y giảm triệu chứng nhanh như: Trị tiêu chảy: Opizoic, racecadotril, loperamide… Bù nước và điện giải: Oresol, hydrite… Giảm đau hạ sốt: Paracetamol, ibuprofen, diclofenac… Vitamin B, C. Những loại thuốc kể trên chỉ mang tính tham khảo. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cụ thể dựa theo tình trạng bệnh của bạn. Lưu ý khi dùng thuốc Tây y điều trị: Tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không tự ý sử dụng các loại thuốc khác không có trong đơn. Không tự ý tăng liều hoặc giảm liều dùng, không ngừng thuốc đột ngột. Giữ tâm lý luôn thoải mái, tập thể dục đều đặn và thực hiện chế độ ăn lành mạnh. Tác dụng không mong muốn của thuốc Tây y: Mặc dù thuốc Tây đem lại tác dụng giảm nhanh triệu chứng tức thì, nhưng bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như: Rối loạn hệ thần kinh, gây mất ngủ, đau đầu. Phát ban, ngứa, nổi mề đay. Gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Tổn thương gan, thận. Nếu bạn có dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc, bạn cần ngừng sử dụng ngay và liên hệ với bác sĩ để có thể giải quyết kịp thời. Hỗ trợ trị liệu theo Đông y Ngoài sử dụng thuốc Tây y, bạn có thể sử dụng các vị thuốc Đông y để khắc phục các triệu chứng viêm đại tràng cấp: Hoàng bá: hoạt chất berberin trong hoàng bá có tác dụng cầm tiêu chảy, chống nhiễm khuẩn tốt. Đồng thời, hoàng bá giúp giảm co thắt đại tràng, giảm đau bụng quặn do viêm đại tràng cấp gây ra. Bạch thược: Bạch thược có tác dụng giảm đau, an thần, đặc biệt tốt cho bệnh nhân bị khó chịu, đau bụng dưới dẫn tới mất ngủ. Bạch truật: Bạch truật có khả năng cầm tiêu chảy, giảm đau nhanh. Ngược lại, nếu bạn bị táo bón, bạch truật sẽ giúp nhuận tràng hiệu quả. Đây chính là điểm đặc biệt của bạch truật khi có thể điều hòa hai chiều thuần thục. Lá ổi: theo kinh nghiệm dân gian, lá ổi giúp cầm tiêu chảy nhanh nhờ chứa hoạt chất tanin. Đậu khấu: Đậu khấu hay còn gọi là bạch đậu khấu, có tác dụng chữa đầy hơi, ăn không tiêu, tiêu chảy. Rau má: Rau má là vị thuốc quen thuộc giúp chữa lỵ, tiêu chảy, thông tiểu nhanh, có tác dụng giảm nhanh triệu chứng do viêm đại tràng cấp gây ra. Hạt lộc vừng: vỏ hạt lộc vừng có chứa tanin, giúp trị tiêu chảy, các cơn đau bụng quặn. Bài thuốc chữa tiêu chảy cấp sử dụng nhân hạt lộc vừng, kết hợp sa nhân, hoắc hương, vỏ vối, trần bì, hương phụ, hạt vải. Thuốc y học cổ truyền có ưu điểm an toàn, ít tác dụng phụ. Chính vì thế, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về sử dụng kết hợp thuốc Đông y trong điều trị viêm đại tràng cấp. Đặc biệt, một sản phẩm phát triển từ bài thuốc y học cổ truyền, kết hợp với các nghiên cứu hiện đại trong hỗ trợ giảm triệu chứng viêm đại tràng cấp được tin dùng hiện nay là Tràng Phục Linh PLUS. Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) được bào chế từ các nguyên liệu giúp trị tiêu chảy, đau bụng, phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa: Bạch truật, bạch phục linh, bạch thược, hoàng bá, 5-HTP, ImmuneGamma. Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng: Giúp thuyên giảm triệu chứng do viêm đại tràng cấp gây ra như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu. Chống loét, giảm viêm, hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa. Đối tượng sử dụng: Bệnh nhân bị viêm đại tràng cấp. Bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích. Người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón thường xuyên, ăn không ngon, gầy sút nhanh do đại tràng kích thích. – Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) gần nhất, xem: TẠI ĐÂY 8. Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh Chế độ ăn uống, sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ nặng, nhẹ của bệnh viêm đại tràng cấp. Khi bị viêm đại tràng cấp, bạn cần lưu ý: Nếu đang bị táo bón, bạn cần tăng cường chất xơ trong rau xanh, ngũ cốc, hạn chế chất béo, thức ăn nhanh, ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Nếu đang bị tiêu chảy: hạn chế ăn chất xơ (rau xanh, trái cây). Không sử dụng chất kích thích như nước tăng lực, cà phê, trà, rượu bia… Hạn chế dầu mỡ: thay vì nấu các món xào, bạn có thể chế biến đơn giản hơn như các món luộc, hấp. Không tự ý sử dụng kháng sinh nếu không được bác sĩ kê đơn. Tập thể dục mỗi ngày, ngủ nghỉ điều độ. Sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng trong công việc. Trên đây là các thông tin chi tiết liên quan đến viêm đại tràng cấp. Hi vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu sâu về căn bệnh này. Phát hiện viêm đại tràng cấp sớm và điều trị nó đúng cách sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng không mong muốn. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh. Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/colitis#risk-factors (1) https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ulcerative-colitis/symptoms-causes/syc-20353326 Chia sẻ13
Bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng
Viêm đại tràng thể lỏng là bệnh viêm đại tràng có kèm theo triệu chứng tiêu chảy. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây khó chịu cho người bệnh mà còn nguy hiểm nếu tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng và kéo dài, gây mất nước, rối loạn điện giải. Mời bạn cùng tìm hiểu bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng hiệu quả thông qua bài viết dưới đây. Viêm đại tràng thể lỏng là gì? Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị tổn thương do viêm loét, làm suy giảm chức năng đại tràng, thường kèm theo xuất huyết tiêu hóa. Viêm đại tràng thể lỏng là tình trạng thường gặp Viêm đại tràng gồm 2 thể là viêm đại tràng thể lỏng và viêm đại tràng thể táo. Khi bị đại tràng thể lỏng, người bệnh cảm thấy đau dọc theo khung đại tràng, kèm theo là triệu chứng tiêu chảy tiêu chảy rất thường xuyên. Tiêu chảy kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, giảm sút sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí suy nhược cơ thể do mất nước, kém hấp thu và ăn uống không tốt. Do đó, người bệnh mắc viêm đại tràng thể lỏng cần được kiểm soát càng sớm càng tốt. Các vị thuốc kiểm soát viêm đại tràng thể lỏng trong dân gian Bên cạnh các biện pháp điều trị hiện đại, ông cha ta với kinh nghiệm để lại từ nhiều đời nay, đã có rất nhiều bài thuốc được sử dụng hiệu quả trong điều trị viêm đại tràng thể lỏng. Điển hình có thể kể đến một số vị thuốc sau: Lá ổi: lá ổi rất phổ biến ở khắp nơi, là phương thuốc hiệu quả được sử dụng trong điều trị tiêu chảy. Trong lá ổi (non) có chứa hoạt chất tannin (làm cho lá ổi có vị chát), tannin có tác dụng làm săn se, kháng khuẩn, do đó có tác dụng rất tốt trong các trường hợp tiêu chảy, làm lành vết thương. Gừng: gừng là vị thuốc rất phổ biến được ông cha ta sử dụng từ nhiều đời nay. Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung khứ hàn (tác dụng này thường do tinh dầu, zingiberen có trong gừng) , thường dùng trong các trường hợp bệnh do hàn như tỳ vị hư hàn, trướng bụng, đau bụng, ho do hàn. Tiêu chảy là chứng bệnh thường gặp do lạnh (hàn), có thể dùng gừng để trị, do gừng có tác dụng làm ấm (ôn), trừ lạnh (hàn). Cây nhót: theo Đông y, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, đi vào kinh phế, đại tràng, có tác dụng trừ ho, trừ đờm, chỉ tả. Bên cạnh quả nhót, lá nhót và rễ nhót cũng có tác dụng trừ tiêu chảy có thể sử dụng cho bệnh nhân viêm đại tràng thể lỏng. Bài thuốc lá mơ lông chữa viêm đại tràng thể lỏng Lá mơ lông: lá mơ lông là một loại rau ăn kèm khá phổ biến, thường dùng với các thực phẩm giàu đạm. Lá mơ lông có nhiều tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân viêm đại tràng và được ông cha ta sử dụng như một vị thuốc điều trị viêm đại tràng từ nhiều đời nay. Theo các tài liệu hiện đại, các thành phần trong lá mơ lông có tác dụng sát khuẩn, tiêu protein, rất tốt cho bệnh viêm đại tràng. Có rất nhiều bài thuốc có sử dụng lá mơ lông để cầm tiêu chảy do các nguyên nhân khác nhau, trong đó có viêm đại tràng thể lỏng. Lá ngải cứu: lá ngải cứu được sử dụng nhiều trong viêm đại tràng đặc biệt là thể tiêu chảy. Nhờ tác dụng trên cả 3 kinh phế, tỳ, can, ngải cứu giúp kháng khuẩn, chống viêm, điều hóa khí huyết, cầm máu, giảm đau. Từ các vị thuốc này, trong dân gian có nhiều bài thuốc khác nhau khắc phục chứng tiêu chảy trong đại tràng thể lỏng hiệu quả. Các bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng thể lỏng Bài thuốc dân gian dùng để điều trị viêm đại tràng thể lỏng được chế biến sao cho vừa đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà, lại vừa phát huy tốt nhất công dụng của dược liệu trong đó. Bài thuốc từ lá ổi: Trường hợp tiêu chảy nhẹ, dùng lá ổi non rửa sạch, cho thêm muối hạt để nhai cùng, nuốt lấy nước, ngày dùng 2-3 lần. Búp ổi 20g, sao qua, gừng nướng chín 10g, vỏ quýt khô 10g mang sắc với 400ml nước, sắc đến khi còn khoảng 100ml thì dừng, nước sắc chia 2 lần uống trong ngày. Búp ổi 20g, gạo rang 20g, vỏ măng cụt 20g, gừng nướng 10g sắc kỹ, chia nước sắc uống trong ngày. Búp ổi 20g, củ sả 16g, củ riềng 8g, mang sao qua rồi sắc lấy nước uống trong ngày. Bài thuốc từ lá mơ lông: Lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ, trứng gà 1 quả, trộn đều đem hấp hoặc cách thủy, ăn ngày 2 lần. Lưu ý không chiên qua dầu mỡ. Hiệu quả có thể cảm nhận sau 5-7 ngày. Bài thuốc từ lá ngải cứu: Chuẩn bị thêm bột nghệ tươi, mật ong và mật lợn. Đem ngải cứu và nghệ rửa sạch thái nhỏ, sau đó cho thêm nước và say thật nhuyễn, thu lấy phần nước và bỏ phần bã đi. Mật lợn cũng đem đi lọc lấy nước và loại bỏ cát, sạn. Cho hỗn hợp ngải cứu, nghệ, mật lợn và mật ong vào một nồi nhỏ, đem đun nhỏ lửa, cô cạn thành cao. Bạn nên cho sản phẩm vào lọ, để trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần. Bài thuốc từ gừng: Gừng khô 16g, vỏ quýt 16g, gạo rang 100g, mang sắc lấy nước uống trong ngày. Bạn cũng có thể kết hợp gừng với tía tô, củ sả, vỏ quýt để sắc lấy nước uống để trị tiêu chảy do viêm đại tràng Bài thuốc từ quả nhót: Lá nhót tươi 30g hoặc lá nhót khô 12g, sao vàng, sắc với 400ml nước đến lúc còn khoảng 100ml, chia ra uống 2 lần trong ngày. Nhót xanh 10 quả, rễ cây nhót 4g, rễ cây mơ 2g, sắc kỹ chia ra uống 3 lần/ ngày. Biện pháp kết hợp giảm viêm đại tràng thể lỏng Ăn uống. Thực phẩm ăn vào có vai trò quyết định đến chức năng của tiêu hóa, có thể giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, cũng có thể làm nặng hơn tình trạng của bệnh. Người viêm đại tràng thể lỏng nên hạn chế ăn những thức ăn cay nóng, đồ ăn sinh hơi… Tăng cường hoạt động thể chất. Luyện tập thể dục thể thao vừa giúp tăng cường sức khỏe, vừa làm ổn định nhu động ruột. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, massage bụng đều đặn đã được chứng minh cải thiện rõ ràng viêm đại tràng thể lỏng. Tập yoga giúp ổn định hoạt động đại tràng Giữ tâm lý thoải mái. Người viêm đại tràng, đặc biệt là viêm đại tràng thể lỏng với đặc trưng là tiêu chảy kéo dài, đi ngoài bất ngờ khiến người bệnh vô cùng lo lắng. Tuy nhiên chính điều đó lại vô tình làm bệnh nặng thêm, bởi giữa hệ tiêu hóa và não bộ có tín hiệu thông báo cho nhau. Vì vậy, điều quan trọng là người bệnh cần giảm lo lắng, căng thẳng để hoạt động tiêu hóa của đại tràng được trơn tru hơn. Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm hiệu quả triệu chứng các bệnh về đại tràng, trong đó có viêm đại tràng cấp và mạn tính. Trong điều trị viêm đại tràng thể lỏng, nhiều người mắc sai lầm khi chưa xác định rõ những dấu hiệu đó là do đại tràng bị viêm loét hay do rối loạn chức năng đại tràng. Nếu đại tràng có tổn thương thực thể, có vết loét kèm theo xuất huyết tiêu hóa, đi ngoài ra máu thì đó là đại tràng thể lỏng. Nhưng một tình trạng bệnh lý tương tự như vậy mang tên hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy khiến nhiều người nhầm lẫn. Hội chứng ruột kích thích – co thắt đại tràng là một căn bệnh mạn tính, đến nay vẫn chưa có biện pháp điều trị nào có thể giải quyết bệnh tận gốc. Bệnh có nhiều khả năng tái phát khi gặp các yếu tố nguy cơ như thức ăn, môi trường sống, vận động sai cách. Vì vậy xu hướng kiểm soát hội chứng hiện nay là điều chỉnh các hoạt động thường ngày cho phù hợp, sử dụng các thuốc để điều trị, giảm triệu chứng đồng thời kết hợp sản phẩm từ thảo dược như Tràng Phục Linh PLUS để tăng cường chức năng đại tràng. Nhiều thành phần dược liệu trong viên uống Tràng Phục Linh PLUS bao gồm Hoàng bá, Bạch phục linh, Bạch thược, Bạch truật có tác dụng ổn định tiêu hóa, giảm triệu chứng tiêu chảy, táo bón, đi ngoài không hết, đau bụng co thắt của hội chứng ruột kích thích. Để được tư vấn cụ thể về hội chứng ruột kích thích và các vấn đề liên quan đến đại tràng, mời bạn gọi về tổng đài miễn cước 18001506 Để tìm mua sản phẩm tại nhà thuốc uy tín gần nhất, mời bạn truy cập Địa điểm bán Tràng Phục Linh PLUS Chia sẻ152
Những loại thuốc trị viêm đại tràng thường gặp hiện nay
Thuốc Tây là phương pháp điều trị được ưu tiên trước nhất đối với bệnh viêm đại tràng. Dựa vào mức độ bệnh của bạn mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc trị viêm đại tràng phù hợp nhất. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể các loại thuốc thường sử dụng trong điều trị viêm đại tràng và lợi ích mà nó mang lại. Mục lụcViêm đại tràng là gì? Triệu chứng của viêm đại tràngNguyên nhân gây viêm đại tràngNhững loại thuốc chữa viêm đại tràng thường gặpAminosalicylateCorticosteroidThuốc kháng sinhThuốc ức chế miễn dịchThuốc sinh họcThuốc chống tiêu chảyƯu, nhược điểm của thuốc tây trong điều trị bệnh viêm đại tràngBiện pháp tự nhiên chữa viêm đại tràngChế độ ăn lành mạnhTập thể dục thường xuyênGiảm căng thẳngSử dụng thảo dượcGiải pháp an toàn cho người bị viêm đại tràng Viêm đại tràng là gì? Triệu chứng của viêm đại tràng Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến niêm mạc đại tràng, có thể gây suy nhược và đôi khi dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Viêm đại tràng gồm hai loại là viêm đại tràng cấp và mãn tính: Viêm đại tràng cấp có triệu chứng xảy ra nhanh, dồn dập trong một thời gian ngắn. Tình trạng này có thể lặp lại nhiều lần và nếu không được điều trị kịp thời sẽ biến chứng thành viêm đại tràng mãn tính hoặc nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư đại tràng. Viêm đại tràng mãn tính có các triệu chứng phát triển theo thời gian, thay vì đột ngột. Đối với tình trạng này, bạn không thể khỏi dứt điểm bệnh nhưng việc điều trị sẽ làm giảm đáng kể các triệu chứng bệnh và giúp thuyên giảm bệnh đáng kể, lâu dài. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của ổ viêm mà có thể có triệu chứng viêm đại tràng khác nhau. Các triệu chứng viêm đại tràng bao gồm: Tiêu chảy, thường kèm theo chất nhầy và máu. Đau bụng, chuột rút bụng, đầy hơi. Đau dọc theo vùng trực tràng. Chảy máu trực tràng (phân có máu). Khó đi tiêu mặc dù có cảm giác muốn đi. Sụt cân nhanh. Mệt mỏi. Sốt hoặc ớn lạnh. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị sưng khớp, viêm mắt, viêm da… Hầu hết những người bị viêm đại tràng có các triệu chứng nhẹ đến trung bình. Quá trình diễn biến bệnh có thể khác nhau với mỗi bệnh nhân. Do đó, bạn có thể cần thời gian dài để điều trị giúp thuyên giảm các triệu chứng này. Nguyên nhân gây viêm đại tràng Nguyên nhân chính xác gây ra viêm đại tràng chưa được biết rõ. Theo các nghiên cứu, nguyên nhân gây viêm đại tràng có thể do: Hệ thống miễn dịch bị trục trặc: Khi virus, vi khuẩn xâm nhập, hệ thống miễn dịch sẽ thiết lập hàng rào bảo vệ bạn. Phản ứng miễn dịch bất thường có thể gây tấn công ngược lại các tế bào trong đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng viêm loét niêm mạc. Nhiễm trùng, nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng (E.coli, Shigella, Salmonella, Yersinia). Tiền sử sử dụng thuốc chống viêm phi steroid NSAID, mycophenolate, acid retinoic… có tác dụng không mong muốn gây viêm đại tràng. Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ. Chế độ ăn không lành mạnh và tâm lý căng thẳng. Tiền sử gia đình có người mắc bệnh viêm đại tràng. Những loại thuốc chữa viêm đại tràng thường gặp Mục đích điều trị viêm đại tràng là kiểm soát nhanh các đợt bệnh bùng phát, giảm triệu chứng và duy trì tác dụng điều trị. Tùy thuộc vào tuổi tác, bệnh lý nền và mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị viêm đại tràng phù hợp cho bạn. Các thuốc trị viêm đại tràng gồm thuốc điều trị triệu chứng và thuốc điều trị nguyên nhân. Trong đó, có 5 loại được sử dụng phổ biến nhất gồm: Aminosalicylate. Corticosteroid. Thuốc kháng sinh. Thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc sinh học. Thuốc chống tiêu chảy. Aminosalicylate Aminosalicylate là nhóm thuốc điều trị nhiễm trùng, kháng viêm, giúp kiểm soát các triệu chứng của một số bệnh đường ruột, bao gồm viêm đại tràng. Aminosalicylate bao gồm balsalazide, mesalazine, olsalazine và sulfasalazine, được bào chế ở nhiều dạng khác nhau như viên nén, hỗn dịch, viên đạn đặt trực tràng. Aminosalicylate được kê đơn cho bệnh nhân bị viêm đại tràng mức độ nhẹ đến trung bình, chủ yếu được sử dụng trong: Ngăn chặn các triệu chứng của viêm đại tràng (tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, chảy máu đường tiêu hóa) và ngăn ngừa các đợt viêm bùng phát. Sử dụng aminosalicylate có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư ruột. Ở một số bệnh nhân, bác sĩ có thể kê aminosalicylate để điều trị đợt viêm cấp, hoặc cũng có thể sử dụng lâu dài để tránh các triệu chứng. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng aminosalicylate cho người bị bệnh gan, thận, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Không những thế, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi sử dụng aminosalicylate như: Tiêu chảy, nhức đầu, buồn nôn, phát ban. Trường hợp hiếm gặp, bạn có thể bị giảm số lượng tế bào máu, đau họng, loét miệng, phát ban. Dị ứng. Các tác dụng phụ này thường ít gặp và không gây nghiêm trọng. Nếu bạn có biểu hiện bất thường khi sử dụng thuốc aminosalicylate, bạn cần ngừng sử dụng ngay và báo ngay với bác sĩ để có hướng giải quyết tốt nhất. Thông thường, bạn sẽ cần theo dõi sức khỏe trong 3 tháng đầu điều trị với aminosalicylate. Bạn có thể được yêu cầu làm xét nghiệm gan và thận. Sau đó, chức năng gan, thận sẽ được kiểm tra ba tháng một lần khi bạn dùng thuốc. Nếu sử dụng aminosalicylate hơn một năm và không gặp vấn đề gì, bạn chỉ cần xét nghiệm chức năng gan khoảng sáu tháng một lần. Corticosteroid Corticosteroid là thuốc chữa viêm đại tràng có tác dụng giảm viêm toàn thân, được sử dụng trong trường hợp viêm đại tràng mức độ trung bình và nặng. Tuy nhiên, corticosteroid như một con dao hai lưỡi, vừa đem lại tác dụng điều trị, vừa có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn từ nhẹ đến nghiệm trọng như: Đau đầu, yếu cơ. Huyết áp cao. Đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp. Mất kiểm soát bệnh tiểu đường. Sử dụng corticosteroid kéo dài có thể gây béo phì, rối loạn tâm thần trầm cảm, hưng phấn, mất ngủ, thay đổi tâm trạng). Gây loét dạ dày, tá tràng. Mất ngủ, khó ngủ. Giảm khả năng chống nhiễm trùng. Vì vậy, bác sĩ thường kê corticosteroid trong thời gian ngắn và khi thực sự cần thiết. Thuốc kháng sinh Các thuốc kháng sinh như ciprofloxacin, metronidazole thường được sử dụng trong điều trị triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính. Một số trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ như: Có vị kim loại trong miệng. Nhức đầu. Buồn nôn. Tiêu chảy. Chóng mặt. Phù, mày đay. Giảm tiểu cầu. Những tác dụng này thường hiếm gặp và không ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bạn. Thuốc ức chế miễn dịch Một trong những nguyên nhân cao gây viêm đại tràng chính là hệ thống miễn dịch gặp vấn đề. Thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng để ngăn chặn các phản ứng miễn dịch bằng cách hạn chế sản xuất các tế bào đáp ứng miễn dịch. Thuốc ức chế miễn dịch có thể mất từ 3 đến 6 tháng để có hiệu lực. Do đó, bác sĩ thường kết hợp thuốc ức chế miễn dịch và corticosteroid trong những tháng đầu tiên điều trị. Lý do là vì thuốc ức chế miễn dịch làm suy yếu hệ thống miễn dịch, bệnh nhân dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus hơn nên thuốc corticosteroid sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Một số thuốc ức chế miễn dịch như: Azathioprine, 6-mercaptopurine, cyclosporine, tacrolimus. Tuy nhiên, cũng như các thuốc trị viêm đại tràng khác, thuốc ức chế miễn dịch cũng gây tác dụng không mong muốn: Nhiễm virus, nấm, vi khuẩn. Suy giảm chức năng tủy xương, giảm bạch cầu. Thiếu máu. Viêm tụy. Thuốc sinh học Thuốc chữa viêm đại tràng áp dụng công nghệ sinh học được sử dụng trong điều trị viêm đại tràng mức độ trung bình đến nặng. Không giống các loại thuốc khác, thuốc sinh học bào chế từ protein, khi vào cơ thể sẽ liên kết với các tế bào trong giai đoạn đầu của chu kỳ viêm, ức chế đợt viêm mới xảy ra. Một số loại thuốc sinh học như adalimumab, golimumab, infliximab, ustekinumab, vedolizumab. Khi dùng thuốc sinh học, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn: Nhiễm trùng đường hô hấp, tai, da và mô mềm. Thiếu máu. Tăng bạch cầu. Tăng lipid, hạ kali máu, tăng đường huyết. Thuốc chống tiêu chảy Tiêu chảy là triệu chứng thường gặp đối với bệnh viêm đại tràng. Các thuốc cầm tiêu chảy thường được sử dụng như loperamid, diphenoxylate… giúp giảm nhu động ruột. Tuy nhiên, thuốc chống tiêu chảy có thể gây các tác hại như: Nhức đầu, chóng mặt. Táo bón, buồn nôn, đầy hơi. Bí tiểu. Mệt mỏi. Đau bụng. Ưu, nhược điểm của thuốc tây trong điều trị bệnh viêm đại tràng Sử dụng thuốc trị viêm đại tràng đem lại một số ưu điểm cho người bệnh, bao gồm: Có tác dụng nhanh trong thời gian ngắn, nhất là khi cần giảm triệu chứng cấp tính. Cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, thuốc Tây y lại có các nhược điểm lớn như: Gây ra tác dụng phụ, tương tác thuốc, đặc biệt nếu sử dụng thời gian dài. Một số loại thuốc có tính chất gây nghiện, bệnh nhân dễ bị phụ thuộc thuốc. Ảnh hưởng đến dạ dày (gây viêm, loét). Hiện tượng nhờn thuốc và cần dùng thuốc với liều cao khá phổ biến. Để giảm thiểu tối đa các nhược điểm do thuốc Tây y gây ra, bạn cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý tăng, giảm liều hay ngừng thuốc đột ngột. Ngoài ra, bạn có thể dùng kết hợp thuốc chữa viêm đại tràng với thuốc Đông y và các biện pháp không dùng thuốc để đem lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất. Biện pháp tự nhiên chữa viêm đại tràng Áp dụng các biện pháp tự nhiên chữa viêm đại tràng mỗi ngày sẽ góp phần cải thiện các triệu chứng bệnh của bạn. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo: Chế độ ăn lành mạnh Một chế độ ăn uống lành mạnh là nền tảng cho sức khỏe tổng thể. Bạn nên tránh các loại thực phẩm: Chứa nhiều chất béo, dầu mỡ. Sản phẩm từ sữa. Caffeine. Rau sống. Mặc dù đây là danh sách thực phẩm có thể làm nặng thêm các triệu chứng, nhưng bạn hoàn toàn có thể theo dõi và thay đổi sao cho phù hợp với bản thân. Bạn nên ghi chép lại những loại thực phẩm sau khi ăn vào gây triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy… và thay đổi bằng thực phẩm khác. Với cách làm này bạn sẽ có một danh sách những thực phẩm nên và không nên ăn của riêng mình. Dưới đây là video về chế độ ăn cho người viêm đại tràng bạn có thể tham khảo: Tập thể dục thường xuyên Tập thể dục thường xuyên hữu ích cho việc kiểm soát biến chứng của viêm đại tràng và một số tác dụng phụ của thuốc trị viêm đại tràng như giảm mật độ xương, suy giảm hệ miễn dịch hay các vấn đề cảm xúc. Bạn có thể tập yoga mỗi tuần vì nó giúp thư giãn, cung cấp oxy và tăng lưu thông máu đến hệ tiêu hóa. Giảm căng thẳng Căng thẳng là một yếu tố gây ra viêm đại tràng. Bạn có thể thư giãn bằng cách tập thiền, hít thở sâu và thả lỏng cơ thể. Ngoài ra, bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, tránh dồn nhiều việc lại gây mệt mỏi, căng thẳng. Nếu các biện pháp này không đem lại kết quả, bạn có thể trao đổi với bác sĩ tâm lý để tìm ra giải pháp. Sử dụng thảo dược Trong dân gian có nhiều vị thuốc, bài thuốc có tác dụng hỗ trợ chữa viêm đại tràng và các triệu chứng của nó. Một số vị thuốc điển hình có thể kể đến như bạch phục linh, hoàng bá, bạch truật, hoàng kỳ, nghệ, ngải cứu… Bạn nên sử dụng thuốc chữa viêm đại tràng theo đơn của bác sĩ kết hợp với thảo dược trong chữa trị bệnh đại tràng. Giải pháp an toàn cho người bị viêm đại tràng Một giải pháp chuyên biệt, an toàn và khắc phục các nhược điểm của thuốc Tây y giúp hỗ trợ điều trị viêm đại tràng có tên Tràng Phục Linh PLUS. Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) có chứa các thành phần thảo dược giúp giảm nhanh các triệu chứng của viêm đại tràng, bao gồm: ImmuneGamma, bạch truật, bạch thược, bạch phục linh, hoàng bá, 5-HTP. Sản phẩm được bào chế từ các vị thuốc Nam, ít tác dụng phụ, khi sử dụng lâu dài bạn sẽ không phải lo lắng ảnh hưởng đến dạ dày hay gây hiện tượng nhờn thuốc. Tràng Phục Linh PLUS thích hợp sử dụng cho các đối tượng: Người bị đi ngoài nhiều lần, phân nát, có hoặc không dính máu. Người bị đau bụng, đau bụng quặn trên rốn, đau bụng dọc theo đại tràng. Người mắc hội chứng ruột kích thích. Người bị viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính. Bệnh nhân sử dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhưng không hiệu quả. – Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) gần nhất, xem: TẠI ĐÂY Hi vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn các loại thuốc trị viêm đại tràng. Bạn nên sử dụng kết hợp thuốc đại tràng Tây y với các phương pháp tự nhiên để tăng hiệu quả điều trị. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh. Tài liệu tham khảo: https://www.webmd.com/ibd-crohns-disease/ulcerative-colitis/uc-medicines https://www.healthline.com/health/colitis Chia sẻ13