Tiêu chảy là triệu chứng rối loạn tiêu hóa rất thường gặp. Nếu cứ bị tiêu chảy là đi khám và dùng thuốc thì nhiều người không có quỹ thời gian thực hiện được, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Những mẹo điều trị tiêu chảy trong bài viết dưới đây có thể giúp bạn.
Vì sao nên điều trị tiêu chảy mạn tính bằng các bài thuốc từ tự nhiên?
Các bài thuốc từ tự nhiên bao gồm thuốc nam, bài thuốc dân gian, thuốc Đông y được nhiều người sử dụng như phương pháp đầu tay để điều trị tiêu chảy. Bởi các ưu điểm sau:
- Nguyên liệu sẵn có. Các vị thuốc được sử dụng thường là nguyên liệu dễ kiếm như gia vị, cây cỏ quanh nhà do đó không gây khó khăn trong tìm kiếm.
- Nguyên liệu thường rẻ hơn nhiều so với điều trị bằng các phương pháp khác.
- Y học hiện đại mặc dù cho hiệu quả nhanh chóng, trị được tiêu chảy nhưng bệnh lại thường tái phát do chưa trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó khi điều trị bằng thuốc tây y, điển hình là các thuốc đặc trị cầm tiêu chảy có thể khiến người bệnh chịu nhiều phiền toái sau đó do tác dụng không mong muốn của thuốc như táo bón, nôn, buồn nôn, đầy bụng trướng hơi.
- Các bài thuốc trong dân gian nếu biết cách sử dụng đúng sẽ an toàn với người bệnh, cho hiệu quả lâu dài.
Mẹo trị tiêu chảy kéo dài
Tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có, ông cha ta đã đúc rút nhiều bài thuốc khắc phục hiệu quả chứng tiêu chảy, kể cả tiêu chảy kéo dài trong một số tình trạng bệnh mạn tính như hội chứng rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng mạn, ruột kích thích – viêm đại tràng co thắt…
Bài thuốc từ búp (lá) ổi
Không phải ngẫu nhiên mà phần búp ổi hoặc lá nõn non lại được dùng trị tiêu chảy lâu nay. Thực chất, trong lá ổi có chứa beta-sitosterol, axit guajavalic, tinh dầu, cóalpha-limonen, axit maslinic. Hơn nữa, với khoảng 10% tanin – chất có tác dụng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc ruột, giảm nhu động đại tràng, do đó trị chứng tiêu chảy.
Có 2 cách chế biến lá ổi như sau:
- Cách 1: phần búp ổi non đem rửa sạch. Thêm vừa đủ nước rồi uống dần trong ngày. Chú ý không uống khi dạ dày quá đói, không uống nước quá đặc.
- Cách 2: cũng phần lá ổi đó, thêm muối và giã nát. Rót nước sôi đã để nguội vào hỗn hợp trên sau đó đem lọc qua một tấm vải sạch thu lấy phần nước và uống dần trong ngày.
Lá ổi trị chứng tiêu chảy
Cháo chuối xanh
Các chất dinh dưỡng trong chuối xanh được coi như thức ăn rất tốt cho lợi khuẩn. Vì thế khi người bị tiêu chảy ăn cháo chuối xanh sẽ giúp tạo ra các chuỗi axid béo ngắn, có lợi cho đường ruột, giúp ổn định tiêu hóa, ổn định đại tràng. Ngoài ra, chuối xanh còn được sử dụng như một cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng mặc dù điều này vẫn chưa được khẳng định chắc chắn.
Nước gạo rang
Nước gạo rang vừa hạn chế tiêu chảy, giảm số lần đi ngoài trong ngày, lại vừa giúp bù nước, chống mất nước khi bị tiêu chảy nặng.
Cách làm: rang gạo tẻ với một ít muối trắng rồi cho ra một bát sứ. Thêm nước đun sôi vào bát, để đó khoảng 10 phút cho nguội. Lấy phần nước và uống dần trong ngày, mỗi lần chỉ uống vài thìa nhỏ.
Quả hồng xiêm
Cũng giống như chuối, hồng xiêm xanh có chứa nhiều tanin, do đó trong dân gian mọi người hay dùng đây như một bài thuốc để chữa tiêu chảy. Ngoài ra hồng xiêm có tính mát, sinh tân dịch, giúp nhuận tràng chống táo bón.
Khi bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, bạn có thể lấy vài quả hồng xiêm còn xanh, cho thêm nước rồi đun nhỏ lửa. Chia phần nước thu được làm 3 phần để uống dần sau bữa ăn từ 10-15 phút.
Đôi khi người ta còn thay thế quả hồng xiêm bằng thân cây cũng cho tác dụng tương tự. Một số trường hợp cũng sử dụng quả hồng xiêm xanh để chữa chứng bệnh táo bón do quả có vai trò nhuận tràng, lợi tràng.
Bài thuốc từ lá mơ
Lá mơ hay còn gọi là lá mơ lông là một cây thuộc họ cà phê, thường có quanh năm nhưng khoảng thời gian có nhiều lá mơ nhất là mùa hè. Lá được biết đến với công dụng giảm đau hoạt huyết, trị rối loạn tiêu hóa, chống phù nề.
Lá mơ được dùng để trị nhiều chứng bệnh khác nhau trong đường tiêu hóa như kiết lỵ, đầy bụng khó tiêu, đi ngoài ra máu, tiêu chảy. Ngoài ra, cũng có người dùng lá mơ lông khi bị ho gà và cho hiệu quả khá tốt.
Với tiêu chảy, bài thuốc từ lá mơ thường được áp dụng khi tiêu chảy do nguyên nhân nóng từ bên trong (tiêu chảy do nhiệt). Biểu hiện điển hình của tình trạng này là bụng đau quặn kèm theo đầy hơi, hậu môn nóng rát, khát nhiều, phân khẳm, nước tiểu vàng.
Bài thuốc: lá mơ và lá sim (với tỉ lệ 2:1) đem sắc cùng với nước. Lọc chắt lấy phần dịch rồi chia ra làm 2 phần uống sau bữa ăn. Đây là một biện pháp đơn giản nhưng cho tác dụng nhanh, người bệnh có thể cảm nhận rõ tiêu chảy giảm bớt sau 2-3 ngày uống đầu tiên.
Bài thuốc từ lá mơ chữa tiêu chảy kéo dài
Lá lốt trị tiêu chảy lâu ngày
Lá lốt được ví như kháng sinh trị tiêu chảy bởi tác dụng kháng khuẩn mạnh, có tác dụng kháng nhiều loại vi khuẩn, trong đó có các vi khuẩn gây bệnh ỉa chảy. Bên cạnh công dụng cầm tiêu chảy, lá lốt còn được biết đến trong bài thuốc trị đi ngoài ra máu, chướng hơi đầy bụng do khí lạnh, chảy nước mũi…
Không giống như các loại cây khác, bạn có thể sử dụng đồng thời lá và rễ của lá lốt làm bài thuốc trị tiêu chảy. Đem 2 phần này rửa sạch, ngâm với muối rồi rang vàng trên bếp. Hãm thêm nước và uống thành 2-3 lần trong ngày.
Củ cà rốt
Chúng ta vốn chỉ biết cà rốt là một loại cây thông dụng để làm thực phẩm nhưng với y học, đây thực ra là một loại cây quý làm thuốc. Trong cà rốt chứa nhiều vitamin, khoáng chất, và nhiều chất dinh dưỡng khác như protid và glucid.
Về dược lý, cà rốt giúp tăng cường miễn dịch, ổn định hoạt động sinh lý của cơ thể, giải độc kháng khuẩn.
Để chữa tiêu chảy, bạn làm như sau: cà rốt tươi (hoặc bột cà rốt nếu có) thêm nước và nấu thành canh loãng. Có thể chia thành nhiều bữa trong ngày, vừa giúp giảm tiêu chảy, vừa bổ sung dưỡng chất và bù đắp dinh dưỡng do thiếu hụt chất lâu ngày.
Măng cụt trị tiêu chảy như thế nào?
Măng cụt (Garcinia mangostana) chứa một lượng lớn tanin, hơn cả chuối và lá ổi đã kể ở trên (khoảng 13-15%) tập trung chủ yếu ở vỏ quả và một lượng nhỏ hơn ở vỏ cây. Vỏ măng cụt có tác dụng trị tiêu chảy và kiết lỵ, thường có vị đắng, khi dùng sẽ làm se, săn da.
Nước sắc của vỏ măng cụt giúp cầm tiêu chảy: lấy vỏ măng cụt cho vào nồi (tốt nhất là nồi đất) rồi thêm nước vừa phải. Đun sôi, sau đó cho nhỏ lửa. Đến khi nào vỏ chuyển sang màu đen hơi sẫm thì ngừng. Mỗi ngày bạn nên uống 2-3 chén nước đó, chia thành nhiều lần để khắc phục chứng tiêu chảy.
Hàm lượng tanin trong măng cụt giúp khắc phục chứng tiêu chảy
Cách chế biến vỏ lựu chữa tiêu chảy
Lựu là một trong loại có có thể tận dụng vỏ để trị chứng tiêu chảy. Vỏ lựu trong Đông y có tác dụng trị giun, giúp săn se da, cầm tiêu chảy. Ngoài ra, do có hợp chất chống oxy hóa mạnh, vỏ lựu còn có vai trò trong hạ cholesterol, chữa bệnh hẹp động mạch cảnh, làm chậm lão hóa.
Thực hiện: Vỏ quả lựu rửa sách thái nhỏ (không thái quá mỏng). Cho thêm nước rồi sắc. Lúc đầu bạn có thể để lửa to sau đó giảm nhỏ dần, cô hỗn hợp thu được để còn khoảng 200-300 ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày.
Mật ong
Mật ong có nhiều tác dụng, không chỉ với đại tràng mà còn tác động tốt lên cả hệ tiêu hóa: giúp kháng khuẩn do làm giảm khả năng bám dính của vi khuẩn vào niêm mạc ruột, ổn định hệ tiêu hóa, giảm tiêu chảy và giảm mất nước, mất muối do tiêu chảy.
Cách dùng mật ong trị tiêu chảy rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy một muỗng mật ong, cho vào nước ấm và uống vào buổi sáng, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn. Bạn cũng có thể cho thêm chanh vào nước mật ong để uống, vừa giữ ẩm tốt lại có thể trị ho ở những người ho lâu ngày.
Xem đầy đủ: Đau bụng đi ngoài uống mật ong có tốt không?
Lời khuyên với những người bị tiêu chảy kéo dài
Thay đổi chế độ ăn khoa học, vệ sinh để phòng ngừa tiêu chảy
Tiêu chảy không phải là một triệu chứng quá nguy hiểm nhưng tùy theo mức độ và thời gian của nó mà bạn cần phải cân nhắc và có hướng xử trí kịp thời.
Nếu tiêu chảy không rầm rộ nhưng kéo dài, kèm theo các biểu hiện đau đớn, cảm giác đầy bụng chướng hơi, nhu cầu đi vệ sinh sau khi ăn bất cứ thứ gì đặc biệt là đồ ăn cay nóng thì có thể bạn đã mắc một trong các bệnh mạn tính về đại tràng, điển hình là hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng mạn.
- Đi khám sớm. Bạn nên đi khám tại cơ sở y tế gần nhất để biết vấn đề gây tiêu chảy lâu ngày là gì và để tránh điều trị nhầm lẫn giữa các bệnh về tiêu hóa, đại tràng làm tình trạng bệnh nặng thêm.
- Thay đổi chế độ ăn. Chế độ ăn là yếu tố quyết định đến hoạt động của đại tràng. Khi bị tiêu chảy bạn không nên ăn những loại thực phẩm hay dùng các nước uống gây kích thích tiêu hóa đồng thời tránh ăn đồ ăn có tính hàn. Nên ăn những đồ dễ tiêu, vừa giúp bổ sung đầy đủ nước và dưỡng chất cần thiết, vừa làm giảm gánh nặng của đường tiêu hóa.
- Tuân thủ điều trị. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc vì mỗi thuốc được chỉ định cho một bệnh khác nhau. Hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi bạn có ý định sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chức năng đại tràng, ổn định tiêu hóa để khắc phục tiêu chảy, táo bón, hay chứng đi ngoài thất thường…
Xem nhiều hơn: Các cách chữa sôi bụng tiêu chảy ai cũng nên biết
Để được tư vấn hơn về biện pháp khắc phục các rối loạn đường tiêu hóa, các vấn đề về bệnh đại tràng, hội chứng ruột kích thích, mời bạn liên hệ tổng đài miễn cước 18001506