Đi ngoài sau khi ăn có phải bệnh không?

Đi ngoài sau khi ăn có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý nhưng đôi khi cũng có thể đến từ các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu tại sao chúng ta lại thường bị đi ngoài sau khi ăn và cách khắc phục hiệu quả triệu chứng trên.

Hoạt động tiêu hóa thức ăn bình thường của đại tràng

Đại tràng có thể chia thành 6 phần: manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng chữ S và trực tràng. Chức năng chủ yếu của đại tràng là tiết dịch đại tràng, tổng hợp vitamin, hấp thu nước và muối, tạm thời chứa bã thức ăn, hình thành phân để bài tiết ra ngoài.

Thông thường, sau khi ăn, hệ tiêu hóa sẽ được dồn máu để tiêu hóa hết chỗ thức ăn, khi đó phần trước của ruột già (đại tràng) sẽ co bóp đẩy phân xuống trực tràng làm căng trực tràng gây phản xạ co bóp trực tràng và mở cơ thắt trong tạo cảm giác muốn đại tiện.
Vì vậy, nếu thường xuyên đi ngoài sau ăn nhưng phân bình thường không rắn, không lỏng và đi ngoài không quá 2 lần/ ngày thì đó là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường của cơ thể, bạn không nên quá lo lắng.

Hoạt động bình thường của Đại tràng

Hoạt động đại tràng khi bị rối loạn chức năng -dẫn đến đi ngoài ngay sau ăn

Trong trường hợp bạn thường xuyên đi ngoài sau ăn kèm theo các triệu chứng như thay đổi về tính chất phân (phân lỏng, táo bón xen kẽ với phân bình thường, hay tái đi tái lại nhiều lần, phân thường có dấu hiệu đầu rắn đuôi nát,…); đau bụng, khó chịu, cảm giác đau giảm đi khi đi đại tiện, đau âm ỉ không ở vị trí nào rõ ràng,…thì chắc chắn hoạt động đại tràng của bạn đã bi rối loạn.

Đi ngoài ngay sau ăn là biểu hiện của những bệnh lý nào?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn hoạt động của đại tràng, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp.

  • Hội chứng ruột kích thích  (IBS) 

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một hội chứng rối loạn nhu động ruột do cơ co thắt diễn ra bất thường, có thể gây đau bụng kèm táo bón hoặc tiêu chảy. Cơ co thắt quá mức sẽ gây tiêu chảy. Ngược lại, cơ co thắt chậm hoặc ít sẽ dẫn đến táo bón. Nhu động ruột không liên tục và bất thường có thể gây đau bụng hoặc cảm giác muốn đi ngoài ngay lập tức.

Hội chứng ruột kích thích gây đi ngoài sau ăn

Tình trạng đi ngoài sau ăn có thể do Hội chứng ruột kích thích

  • Ngộ độc thực phẩm

là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia… Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, đau tức bụng dữ dội,chóng mặt,… Trường hợp nặng có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

  • Đau dạ dày

Thường đau tức bụng sau ăn, đi ngoài ít, kèm theo ở chua, nóng rát thượng vị đôi khi kèm  buồn nôn, nôn. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa:

thường do vi khuẩn, virus,… hoặc do tác dụng phụ của thuốc làm tổn thương niêm mạc ruột gây ra đau bụng, tiêu chảy. thức ăn kém hấp thu, các dinh dưỡng bị dồn nén lại một chỗ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.  Đặc biệt, sau khi ăn, hệ tiêu hóa sẽ dồn lực hoạt động để tiêu hóa thức ăn, nên càng làm tăng thêm sự bất ổn trong hoạt động của hệ tiêu hóa dẫn đến thường xuyên đau tức bụng kèm đi ngoài.

  • Viêm loét đại tràng

Viêm đại tràng  là hiện tượng đại tràng bị viêm nhiễm, làm người bệnh mệt mỏi, đầy hơi, khó chịu, thường xuyên đi ngoài. Đặc biệt là sau khi ăn nhậu, uống rượu bia biểu hiện của bệnh viêm đại tràng lại càng trở nên rõ rệt do khi rượu bia đi vào cơ thể chúng làm cho nhu động ruột bị rối loạn, lớp nhày mất khả năng bảo vệ thành đại tràng niêm mạc, làm cho niêm mạc càng bị tổn thương nhiều hơn. Khi đó, đại tràng trở nên rất nhay cảm, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, người bệnh sẽ thường xuyên trải qua cảm giác đau bụng, đi ngoài, tiêu chảy, táo bón,… liên tục nhiều lần trong ngày, nhất là sau khi ăn.

Xem nhiều hơn: Ngủ dậy đi ngoài, ăn sáng xong đi tiếp là bệnh gì?

Biện pháp khắc phục:

Cân bằng chế độ dinh dưỡng

  • Không sử dụng rượu bia,chất kích thích ( cà phê, thuốc lá,…)
  • Không ăn đồ tanh, lạnh, hạn chế ăn hải sản (tôm,cua, mực, bề bề,…)
  • Thường xuyên ăn sữa chua ( 1-2 hũ/ ngày) để bổ sung lợi khuẩn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.
  • Tránh ăn những thức ăn đã để lâu, bảo quản không tốt, ăn gỏi hay đồ ăn sống
  • Hạn  chế ăn những đồ ăn khó tiêu như: đậu, đỗ,ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Hạn chế ăn đồ béo, nhiều dầu mỡ hoặc các thức ăn chế biến sẵn
  • Uống nhiều nước để đề phòng mất nước. Ăn làm nhiều bữa trong ngày và nên ăn nhẹ, ăn các thức ăn dễ tiêu hóa.
  • Nên xây dựng cho mình một thực đơn các loại thực phẩm nên và không nên ăn để tránh những đồ ăn gây kích ứng đau bụng đi ngoài sau khi ăn.

Chế độ tập luyện

  • Đi bộ nhẹ nhàng 15 đến 20 phút vào buổi sáng sớm hoặc chiều là một biện pháp hữu ích giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh được đau tức, khó chịu.
  • Massage bụng: động tác này giúp điều hòa nhu động đại tràng, giúp lưu thông khí huyết, ngăn ngừa rối loạn co bóp của đại tràng.Người bệnh nên massage bụng vào sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ, hoặc ngay lúc thấy đau tức. Cách xoa: người bệnh nên xoa theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần kéo dài khoảng 5 phút tương ứng khoảng 250 vòng.

Sử dụng một số  sản phẩm hỗ trợ ổn định chức năng đại tràng

Bên cạnh cân bằng chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện thì việc sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ ổn định chức năng đại tràng là rất quan trọng, đặc biệt là các sản phẩm từ thảo dược vì hiệu quả cao và ít mang lại tác dụng không mong muốn. Theo nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học, 3 loại thảo dược có tác dụng tốt nhất trong điều trị  chứng bệnh liên quan đến đại tràng là Hoàng Bá, Bạch Phục Linh, Bạch Thược.

  • Hoàng bá: Trong y học cổ truyền, Hoàng bá thường được sử dụng trị các chứng rối loạn tiêu hóa do có tác dụng thanh nhiệt táo thấp. Theo y học hiện đại,hoạt chất berberin  trong Hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn, dùng khi bị tiêu chảy do thức ăn nhiễm khuẩn. Không chỉ có thế, hợp chất lacton trong Hoàng bá có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương nên giúp giảm co thắt đại tràng do kích thích thần kinh.
  • Bạch phục linh: được biết đến với vai trò là một vị thuốc quý với 2 hoạt chất chính là Polysaccharid và Triterpen giúp Giảm đầy bụng trướng hơi ở người bị bệnh đại tràng co thắt.
  • Bạch thượcTheo y học phương Đông, Bạch thược vị đắng chua, tính hơi chát; có tác dụng bình can chỉ thống, dưỡng huyết điều kinh, liễm âm chỉ hãn, bổ huyết bình can, tiêu sưng viêm, làm mát dịu giúp ổn định hệ tiêu hóa. Theo các nghiên cứu gần đây, hoạt chất paeoniflorin trong Bạch Thược có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương, giảm đau nội tạng nên hạn chế sự tác động của căng thẳng thần kinh tới hoạt động của ruột nên làm giảm các triệu chứng đau tức ở người bị hội chứng ruột kích thích.
Bạch thược điều trị hội chứng ruột kích thích

 Bạch Thược có tác dụng làm giảm các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích

Trên đây là các lưu ý khi bạn thường xuyên mắc chứng đi ngoài sau khi ăn. Dù là nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên thì bạn cũng nên đi gặp bác sĩ ngay nếu thấy các triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài, ngày càng có dấu hiệu gia tăng ngay cả khi đã ngừng ăn uống.

Các hoạt chất thiên nhiên như Hoàng Bá, Bạch Phục Linh, Bạch Thược đều được kết hợp trong Viên uống Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng.

Gọi tới số 18001506 để được tư vấn thêm về triệu chứng đau bụng đi ngoài sau ăn và cách chữa trị.

Để mua sản phẩm Tràng Phục Linh plus mời bạn truy cập MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

Cập nhật lúc: 29/02/2024
⭐ Từ 27/07-06/08: Tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh (nhãn xanh), Quý khách sẽ được tặng ngay 1 hộp Bạch Cam Trà hoặc Tô Sơn Trà Tràng Phục LInh. Chương trình áp dụng song song với khuyến mãi Tích 6 điểm tặng 1 thường niên. Chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2

Tràng Phục Linh sản phẩm an toàn hiệu quả cho

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Loading...