Viêm đại tràng

Mật ong có thể chữa được viêm đại tràng?

Mật ong chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và tác dụng có lợi cho con người, đặc biệt với hệ tiêu hóa. Vì vậy, từ lâu ông cha ta đã áp dụng mật ong trong điều trị viêm đại tràng. Cách sử dụng được trình bay chi tiết trong bài viết.

Hình ảnh viêm đại tràng và phương pháp chẩn đoán

Viêm đại tràng là bệnh tiêu hóa phổ biến, bệnh có hai dạng cấp và mãn tính. Khi viêm đại tràng ở thể nặng, niêm mạc đại tràng có thể xuất hiện vết loét, thậm chí chảy máu. Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp các hình ảnh viêm đại tràng giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và cách chẩn đoán, điều trị nó. Mục lụcCấu tạo và chức năng của đại tràngVị trí của đại tràngKết cấu của đại tràngChức năng của đại tràngViêm đại tràng – Hình ảnh, phân loạiCác giai đoạn viêm đại tràngCác dạng viêm đại tràng thường gặpTriệu chứng của viêm đại tràngChẩn đoán viêm đại tràngNội soiXét nghiệm máuChụp X-quangChụp cắt lớp CTBiến chứng của viêm đại tràngGiải pháp hiệu quả cho người viêm đại tràng Cấu tạo và chức năng của đại tràng Vị trí của đại tràng Đại tràng, hay còn gọi ruột già, là phần cuối cùng của hệ tiêu hóa. Đại tràng kéo dài từ manh tràng (nơi ruột non gặp ruột già) đến hậu môn, bao gồm 4 phần chính được đánh dấu trong hình trên: Đại tràng đi lên: Đại tràng đi lên là phần đầu tiên của ruột già. Nó bắt đầu tiếp nối với manh tràng ở phía dưới bên phải bụng và đi lên đến bụng (bên dưới cơ hoành). Xem chi tiết bệnh viêm đại tràng lên Đại tràng ngang: Đại tràng ngang chạy ngang bụng từ phải sang trái. Xem chi tiết bệnh viêm đại tràng ngang. Đại tràng xuống: Đại tràng đi xuống dọc theo bên trái của bụng từ ngay bên dưới cơ hoành ở đỉnh bụng đến vùng chậu trái. Đại tràng sigma: Có hình chữ S, tiếp nối giữa phần cuối cùng của đại tràng và trực tràng, nằm ở phía dưới bên trái bụng. Xem chi tiết bệnh viêm đại tràng sigma. Kết cấu của đại tràng Đại tràng bao gồm bốn lớp mô, tương tự như các bộ phận khác của đường tiêu hóa, bao gồm: Lớp niêm mạc: Đây là lớp trong cùng và được cấu tạo bởi mô biểu, mô trụ đơn giản và nhẵn. Có nhiều tuyến tiết chất nhầy vào trong lòng ruột già, giúp bôi trơn bề mặt và bảo vệ nó khỏi các mảnh thức ăn. Lớp dưới niêm mạc: Lớp niêm mạc được bao quanh bởi lớp dưới niêm mạc, là một lớp mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết giúp hỗ trợ các lớp khác của ruột già. Lớp cơ: Lớp cơ bao quanh lớp dưới niêm mạc, chứa nhiều lớp tế bào cơ co bóp giúp di chuyển chất thải qua ruột già. Quá trình co bóp này được gọi là nhu động ruột. Lớp thanh mạc: Nằm ở bên ngoài cùng, là một lớp mỏng chứa các biểu mô tế bào vảy. Lớp thanh mạc tiết ra một chất lỏng giúp bôi trơn cho bề mặt ruột kết để bảo vệ nó khỏi bị tổn thương do tiếp xúc với các cơ quan khác trong ổ bụng. Chức năng của đại tràng Thức ăn đã được tiêu hóa di chuyển từ ruột non đổ vào ruột kết qua van hồi tràng và manh tràng. Sau đó, nó di chuyển qua bốn phần của đại tràng nhờ các nhu động ruột. Lúc này, đại tràng sẽ có vai trò: Tái hấp thu nước. Hấp thụ một số vitamin (ví dụ như vitamin K, B7). Lưu trữ chất thải trước khi loại bỏ. Nhiều người nghĩ rằng đại tràng chỉ là một bộ phận lưu trữ, nhưng nó có nhiều chức năng quan trọng. Một số bệnh liên quan đến đại tràng khá phổ biến như viêm đại tràng, ung thư đại tràng. Viêm đại tràng – Hình ảnh, phân loại Viêm đại tràng thường bắt đầu ở vị trí trực tràng và lan dần lên trên. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng của bạn. Khi các tế bào trên bề mặt niêm mạc ruột của bạn bị tổn thương và chết đi, các vết loét sẽ hình thành. Ổ viêm, loét có thể chảy máu, tiết dịch nhầy và mủ. Bạn có thể quan sát một số hình ảnh viêm đại tràng dưới đây: Các giai đoạn viêm đại tràng Viêm đại tràng gồm có các giai đoạn phát triển từ nhẹ, trung bình đến nặng. Hình ảnh viêm đại tràng của từng giai đoạn như sau: Các dạng viêm đại tràng thường gặp Có nhiều loại viêm đại tràng khác nhau tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Một số loại viêm đại tràng phổ biến thường gặp nhất gồm: Viêm đại tràng màng giả Viêm đại tràng màng giả xảy ra do sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile. Loại vi khuẩn này thường sống trong ruột, không gây hại cho cơ thể vì có sự cân bằng bởi các vi khuẩn “tốt”. Viêm loét đại tràng Viêm loét đại tràng là bệnh mãn tính kéo dài suốt đời, gây viêm, loét, chảy máu trong niêm mạc ruột già của bạn. Đây là loại viêm đại tràng phổ biến nhất, xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với vi khuẩn và các chất khác trong đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây ra bệnh vẫn chưa được xác định. Viêm đại tràng co thắt Viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, là một rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến ruột già. Nó không gây ra các tổn thương thực thể trong đại tràng. ☛ Xem chi tiết: Bệnh đại tràng co thắt có chữa được không? Triệu chứng của viêm đại tràng Viêm đại tràng có hai dạng, cấp và mãn tính. Các triệu chứng viêm đại tràng cấp thường trầm trọng và rầm rộ hơn, trong khi đó viêm đại tràng mãn tính các triệu chứng thường âm ỉ và dai dẳng. Các triệu chứng chung thường là: Đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn Đầy hơi, chướng bụng Tiêu chảy nhiều lần Giảm cân: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài kèm theo loét đại tràng có thể gây các vấn đề về tiêu hóa, dẫn đến kém ăn, giảm cân. Tiêu chảy có hoặc không kèm theo máu. Ớn lạnh hoặc sốt. Nôn mửa. Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau khớp, mệt mỏi, thiếu máu… Đọc chi tiết về triệu chứng của viêm đại tràng cấp trong bài viết: Viêm đại tràng cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Đọc chi tiết về triệu chứng của viêm đại tràng mãn trong bài viết: Viêm đại tràng mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Chẩn đoán viêm đại tràng Bác sĩ có thể hỏi về triệu chứng bệnh và tần suất, thời điểm chúng xuất hiện. Sau đó, họ có thể thực hiện các kiểm tra và sử dụng xét nghiệm chẩn đoán như: Nội soi Để chẩn đoán viêm đại tràng, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi. Họ sẽ lắp một camera nhỏ vào ống dẫn, luồn vào trong đại tràng từ hậu môn để nhìn cận cảnh hình ảnh bên trong ruột kết, Điều này giúp họ phát hiện các vết viêm, loét đại tràng. Nội soi cũng có thể giúp bác sĩ loại trừ các bệnh khác như bệnh Crohn và ung thư. Xét nghiệm máu Mức độ huyết sắc tố, số lượng bạch cầu và tốc độ lắng hồng cầu cũng phản ánh hoạt động của bệnh. Hạ albumin máu và rối loạn điện giải thường gặp trong trường hợp tiêu chảy nặng, một triệu chứng phổ biến của viêm đại tràng. Xét nghiệm máu đóng vai trò đánh giá ban đầu về bệnh viêm đại tràng. Chụp X-quang Chụp X-quang bụng cho thấy hình ảnh đại tràng ngang bình thường hay không. Các dấu hiệu bất thường như rút ngắn ruột kết cũng có thể phát hiện qua hình ảnh thu được. Chụp cắt lớp CT Chụp cắt lớp CT là một công cụ có giá trị trong chẩn đoán bệnh viêm đại tràng và bổ sung cho việc chụp X-quang. Biến chứng của viêm đại tràng Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, thích hợp, viêm đại tràng có thể dẫn tới các biến chứng như: Ung thư ruột kết: Viêm đại tràng làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Bệnh nhân có thể bắt đầu thực hiện tầm soát ung thư sau 8 đến 10 năm phát hiện viêm đại tràng. Bạn nên hỏi bác sĩ thêm về vấn đề này và thời gian cần thực hiện xét nghiệm. Viêm đường mật xơ cứng tiên phát. Các cục máu đông: Viêm đại tràng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch và động mạch. Mất nước trầm trọng: Tiêu chảy quá nhiều dẫn đến mất nước. Thủng đại tràng, xuất huyết. Phình giãn đại tràng nhiễm độc. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Viêm loét đại trực tràng chảy máu nên ăn gì Giải pháp hiệu quả cho người viêm đại tràng Một giải pháp chuyên biệt giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng chính là Tràng Phục Linh PLUS. Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) có chứa các thành phần giúp giảm nhanh các triệu chứng của viêm đại tràng, gồm: ImmuneGamma, hoàng bá, bạch thược, bạch phục linh, bạch truật, 5-HTP. Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng: Giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng và nâng cao sức đề kháng đường ruột. Giúp hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng như đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, chuột rút bụng… Giúp tăng cường tiêu hóa. Hỗ trợ điều trị triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Sản phẩm dành cho các đối tượng: Người bị đau bụng, đau quặn bụng, đau thắt nổi cục cứng, đau chạy dọc theo đại tràng. Người bị tiêu chảy, phân có hoặc không kèm theo máu. Người mắc hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính. Người đã sử dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhưng bệnh không biến chuyển. Hi vọng với các hình ảnh viêm đại tràng và thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh. Phát hiện sớm bệnh viêm đại tràng sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh. Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/human-body-maps/descending-colon#1 https://www.healthline.com/health/colitis#types-and-causes Chia sẻ11

Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón?

Táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nhiều người cho rằng việc bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ đặc biệt là rau xanh sẽ làm giảm các triệu chứng của táo bón. Tuy nhiên quan điểm này có hoàn toàn đúng? Không ít người phàn nàn rằng họ ăn rau xanh mỗi ngày nhưng các triệu chứng táo bón không hề thuyên giảm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho người đọc: tại sao ăn nhiều rau nhưng vẫn táo bón? Mục lụcTáo bón là gì?Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bónTáo bón cấp tínhTáo bón mạn tínhTại sao ăn nhiều rau vẫn bị táo bón?Phương pháp điều trị táo bón hiệu quảBiến chứng nguy hiểm của táo bón kéo dàiTràng Phục Linh PLUS – xua tan nỗi lo táo bón ở bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích Táo bón là gì? Táo bón là tình trạng khó khăn trong việc đại tiện với tần suất ít hơn 3 lần/tuần. Nếu các triệu chứng kéo dài trên 3 tháng thì gọi là táo bón mạn tính. Tuy không gây nguy hiểm nhưng táo bón kéo dài có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Táo bón thường gặp ở những người có chế độ ăn thiếu khoa học và tính chất công việc ít vận động, bao gồm: người già trên 65 tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai, người làm công việc văn phòng, người mắc các bệnh lý đường tiêu hóa… Các triệu chứng thường gặp của táo bón: Đại tiện dưới 3 lần/tuần. Đau bụng trước và trong khi đại tiện. Phân khô, cứng, đường kính lớn hoặc tách thành từng cục. Khó tống phân ra ngoài, thường phải rặn mạnh. Mót rặn, cảm giác vẫn còn phân dù đã đại tiện xong. Có máu lẫn trong phân cứng. Buồn nôn, chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng, tiêu hóa kém… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón. Dưới đây là phân loại nguyên nhân theo tính chất của bệnh. Táo bón cấp tính Tình trạng táo bón cấp tính xảy ra ngay sau khi có tác động của căn nguyên gây bệnh. Một số nguyên nhân gây táo bón cấp tính: Liệt hồi tràng: các bệnh cấp tính nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, viêm phúc mạc và các tổn thương thần kinh trung ương đột ngột (chấn thương sọ não, chấn thương cột sống…) có thể làm giảm mất nhu động ruột. Bệnh nhân liệt ruột dẫn tới táo bón. Tắc ruột: tình trạng xoắn hoặc dính ruột có thể cản trở quá trình tiêu hóa và gây táo bón. Sử dụng thuốc: trong quá trình điều trị bởi các thuốc kháng histamin, thuốc giảm đau thần kinh trung ương opioid, thuốc chống co giật… một số bệnh nhân gặp tác dụng phụ là táo bón. Tình trạng này sẽ được khắc phục nếu bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc. Táo bón mạn tính Tình trạng táo bón kéo dài trên 12 tuần thường do các nguyên nhân liên quan đến đường tiêu hóa và lối sống của bệnh nhân. Một số nguyên nhân gây táo bón mạn tính: Chế độ dinh dưỡng không khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây táo bón kéo dài, cụ thể: Uống ít nước. Ít ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc, thực phẩm chứa nhiều chất xơ… Ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng cao chất béo động vật như mỡ, đồ chiên rán, sữa, thịt… Uống nhiều rượu bia và sử dụng các chất kích thích có cafein gây lợi tiểu dẫn đến mất nước của cơ thể. Khối u đại tràng: theo thời gian khối u tăng kích thước làm cản trở đường đi của phân gây tình trạng táo bón. Các bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, tăng canxi máu, tăng ure huyết, hạ kali máu… Các bệnh liên quan đến thần kinh trung ương: đột quỵ, bệnh Parkinson, đa xơ cứng… Rối loạn thần kinh ngoại vi: u xơ thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật, bệnh phình đại tràng bẩm sinh… Rối loạn chức năng tiêu hóa: hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng sàn chậu, giảm nhu động ruột… Lạm dụng các thuốc nhuận tràng trong thời gian dài. Yếu tố tâm lý: căng thẳng, lo âu kéo dài. Lối sống ít vận động, thường xuyên nhịn đi đại tiện. Gen di truyền: người sinh ra trong gia đình có tiền sử người thân bị táo bón thường có nguy cơ mắc cao hơn so với bình thường. Tình trạng táo bón kéo dài thường gặp ở trẻ em, phụ nữ có thai và người cao tuổi. Ở người già trên 65 tuổi, suy giảm chức năng hệ tiêu hóa kết hợp với lối sống ít vận động, sử dụng nhiều thuốc dẫn đến táo bón thường xuyên. Phụ nữ có thai bị táo bón do các thay đổi hormone trong cơ thể, tăng áp lực của tử cung lên thành ruột hoặc tăng bổ sung sắt trong quá trình mang thai. Trẻ em là đối tượng thường xuyên mắc táo bón do việc thay đổi chế độ ăn từ sữa mẹ sang ăn dặm. Một số phụ huynh tập luyện việc đi đại tiện cho trẻ từ sớm dẫn đến trẻ cáu gắt, không muốn đi vệ sinh và hình thành phản xạ giữ phân. Táo bón khiến trẻ sợ đi đại tiện do bị đau trong quá trình rặn. Vì vậy tình trạng táo bón ở trẻ em dễ trở nên nghiêm trọng nếu cha mẹ không can thiệp kịp thời. ☛ Đọc thêm: Táo bón ra máu do đâu? Cách xử trí? Tại sao ăn nhiều rau vẫn bị táo bón? Ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ là khuyến cáo thường được đưa ra đối với người mắc táo bón. Chất xơ có tác dụng tăng kích thước, khối lượng đồng thời làm mềm phân. Rau xanh là một trong những thực phẩm cung cấp nguồn chất xơ và khoáng chất tốt cho hệ tiêu hóa. Vậy tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón? Theo khuyến cáo của các chuyên gia, lượng chất xơ cần cung cấp cho một người trưởng thành trong một ngày như sau: Phụ nữ: 25 gam. Nam giới: 38 gam. Phụ nữ mang thai: 28 gam. Nếu thu nạp quá 70 gam chất xơ mỗi ngày, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng thừa chất xơ như: đầy hơi, co thắt dạ dày, mất nước, khó tiêu… Lượng chất xơ dư thừa có xu hướng hấp thụ nước và các chất lỏng trong thành ruột làm giảm tốc độ di chuyển của thức ăn. Thiếu nước có thể khiến ruột bị tắc và khiến tình trạng táo bón nặng thêm. Ở một số người có hệ tiêu hóa hoạt động kém, chế độ ăn lớn hơn 40 gam chất xơ mỗi ngày cũng đủ để gây ra các rối loạn tiêu hóa. Táo bón gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Thiếu chất xơ chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Việc bổ sung chất xơ quá mức ngược lại còn có thể khiến bệnh táo bón nặng thêm. Việc bổ sung chất xơ không đúng cách có thể khiến tình trạng táo bón nặng thêm Phương pháp điều trị táo bón hiệu quả Muốn điều trị táo bón triệt để cần tìm được căn nguyên gây bệnh. Tùy theo nguyên nhân cũng như mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng táo bón. Bệnh nhân có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa như sữa chua, men vi sinh, thực phẩm chức năng… nếu tình trạng táo bón không cải thiện. Thói quen sinh hoạt và lối sống lành mạnh ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa. Bệnh nhân cần rèn luyện một số thói quen: Rèn luyện thói quen đi đại tiện đều đặn, đúng giờ. Nên đi vào buổi sáng là thời gian ruột già trao đổi chất mạnh. Không nhịn đi đại tiện khi có dấu hiệu muốn đi vệ sinh. Sử dụng vòi sen với nước ấm để xả vào hậu môn nếu phân cứng. Tránh rặn mạnh và ngồi quá lâu. Giữ tinh thần thoải mái, không căng thẳng khi đại tiện. Ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh: nên ngồi xổm để trực tràng dễ tống phân ra ngoài. Nếu ngồi bệt, bệnh nhân cần kê thêm 1 chiếc ghế khoảng 20 cm ở chân và ngồi với tư thế gấp đùi sát bụng. Ăn đủ bữa, đúng giờ, không làm việc khác khi ăn. Uống đủ nước: từ 1,5 đến 2,5 lít/người/ngày. Uống đủ nước không chỉ giúp giảm táo bón mà còn mang lại vô vàn lợi ích đối với sự trao đổi chất của cơ thể. Tránh sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, rượu, bia, cafeine, thức ăn có nguồn gốc động vật (các loại thịt, mỡ, da…). Xem thêm: Người bị táo bón có ăn được sữa chua không? Tập thể dục đều đặn, chơi thể thao, tránh ngồi quá lâu. Nếu việc thay đổi lối sống không cải thiện được tình trạng táo bón, bạn cần gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Trong một số trường hợp bệnh nhân được chỉ định dùng các thuốc nhuận tràng cần chú ý không được lạm dụng và phải tuyệt đối  tuân theo chỉ định của bác sĩ. Biến chứng nguy hiểm của táo bón kéo dài Táo bón trong thời gian dài có thể gây các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như: Bệnh trĩ: là hiện tượng giãn tĩnh mạch trực tràng do tăng áp lực ổ bụng. Táo bón mạn tính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trĩ. Bệnh trĩ gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tắc ruột: phân tồn đọng trong ruột gây triệu chứng tắc – bán tắc ruột. Bệnh nhân xuất hiện các cơn đau bụng liên tục và không đại tiện được, khám lâm sàng sờ thấy khối phân rắn. Nhiễm độc: do phân tích trữ lâu ngày không đào thải khiến ruột già tái hấp thu các chất độc vào máu. Dần dần cơ thể người bệnh xuất hiện triệu chứng ngộ độc mạn tính. Một số chất độc trong phân khi tiếp xúc lâu với niêm mạc đại tràng có thể gây ung thư đại trực tràng. Táo bón là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ ☛ Đọc thêm: Tìm hiểu chi tiết các loại thuốc trị táo bón hiệu quả Tràng Phục Linh PLUS – xua tan nỗi lo táo bón ở bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) được sản xuất từ dược liệu thiên nhiên với các thành phần như cao bạch truật, cao bạch phục linh, cao bạch thược, cao hoàng bá… Sản phẩm có chứa 2 hoạt chất quý là ImmuneGamma và 5-HPT có tác dụng cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hạn chế tình trạng co thắt đại tràng và giảm táo bón. Hình ảnh sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS Tràng Phục Linh PLUS đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi đại học Y Hà Nội. Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn và thích hợp sử dụng cho các đối tượng: Người táo bón mạn tính do hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng và các bệnh lý khác. Người bị táo bón do sử dụng các thuốc chữa bệnh. Người bị đau bụng do tình trạng táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa. Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) gần nhất, vui lòng truy cập tại đây Với các thông tin được cung cấp trong bài viết, hi vọng rằng quý độc giả sẽ có thêm kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh! Nguồn tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/321286 http://benhvien115.com.vn/tin-tuc-va-hoat-dong/tao-bonnguyen-nhancach-phong-tranh-va-dieu-tri-ra-sao-/20200406040448721 Chia sẻ13

Viêm đại tràng xung huyết là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm đại tràng xung huyết thường gặp ở những người mắc viêm đại tràng mãn tính. Đây là căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy viêm đại tràng xung huyết là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này thông qua bài viết dưới đây. Mục lụcViêm đại tràng xung huyết là gì?Viêm đại tràng xung huyết do đâu?Biểu hiện của viêm đại tràng xung huyếtViêm đại tràng xung huyết có nguy hiểm không?Xuất huyết đại tràngPhình đại tràngUng thư đại tràngChẩn đoán viêm đại tràng xung huyếtThăm khám trực tiếpXét nghiệm máu, phân, nước tiểuNội soi đại tràngChụp X-quang đại tràngĐiều trị viêm đại tràng xung huyết như thế nào?Điều trị bằng Tây yĐiều trị bằng ngoại khoaGiải pháp hỗ trợ giảm xung huyết đại tràng do viêm đại tràng mãn tính Viêm đại tràng xung huyết là gì? Viêm đại tràng xung huyết là một biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng mãn tính. Khi các mạch máu trong niêm mạc đại tràng giãn nở quá mức sẽ xảy ra tình trạng xung huyết. Từ đây hình thành lên những nốt hồng ban đỏ, chưa chảy máu nhưng xuất hiện các vết loét nông hoặc sâu. Viêm đại tràng xung huyết có 2 dạng: Dạng thứ nhất: có thể do bị phình đại tràng bẩm sinh. Dạng thứ hai: do vi khuẩn xâm nhập vào lòng đại tràng gây sưng và phù nề. Viêm đại tràng xung huyết do đâu? Người bệnh bị viêm đại tràng mãn tính nếu chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh thì những tổn thương ở đại tràng sẽ trở nên nghiêm trọng và gây ra những biến chứng nguy hiểm như xung huyết, xuất huyết đại tràng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra chứng xung huyết đại tràng: Tự ý mua và uống thuốc kháng sinh, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài làm lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt, niêm mạc đại tràng dễ tổn thương, vết loét nặng hơn lâu ngày dẫn đến xuất huyết đại tràng. Chế độ ăn thiếu chất xơ. Thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng. Sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ uống có ga thường xuyên. Không uống đủ nước, từ 1,5 lít – 2 lít một ngày. Sử dụng thực phẩm cũng như nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Lười vận động, tập thể dục. Biểu hiện của viêm đại tràng xung huyết Khi niêm mạc đại tràng bị xung huyết, chất thải đi qua vị trí viêm loét cọ xát làm tổn thương, viêm nhiễm nghiêm trọng và khó lành hơn. Người bệnh phải đối mặt với một số triệu chứng như sau: Rối loạn tiêu hoá, táo bón hoặc lỏng xen kẽ, phân có chất nhầy. Đau quặn bụng bên trái, đau từng cơn dọc khung đại tràng. Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, bất an. Hiện tượng tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt. Ăn không ngon miệng, chán ăn. Sụt cân kèm theo những cơn sốt nhẹ. ☛ Xem thêm: Khi nào cần khám đại tràng? Tìm hiểu các phương pháp khám Viêm đại tràng xung huyết có nguy hiểm không? Viêm đại tràng xung huyết nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau: Xuất huyết đại tràng Chảy máu ồ ạt ở đại tràng là nguy cơ dẫn đến tình trạng thiếu máu ở người bệnh. Đây được xem là cấp cứu y tế nghiêm trọng nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Đại tràng xung huyết lâu ngày, vết loét niêm mạc ăn sâu bào mỏng thành ruột già dẫn đến thủng đại tràng. Đây cũng được coi là một biến chứng nguy hiểm. Phình đại tràng Phình đại tràng là sự giãn nở bất thường của đại tràng đi kèm với tê liệt các nhu động ruột. Được xem là một trong những biến chứng của viêm đại tràng xung huyết, thường gặp ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người lớn kèm những triệu chứng như: đau quặn bụng từng cơn, táo bón kéo dài, bụng căng tức… Ung thư đại tràng Nếu không kiểm soát được tình trạng xung huyết đại tràng thì bệnh có thể tiến triển thành ung thư đại tràng. Đây là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm và đang dần phổ biến. Ung thư đại tràng có thể phát triển tại chỗ hoặc di căn ra các cơ quan khác trong cơ thể. Video ung thư đại tràng Chẩn đoán viêm đại tràng xung huyết Để chẩn đoán tình trạng viêm xung huyết đại tràng, bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi để khai thác thêm tính chất, thời điểm và mức độ của các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải: Triệu chứng xuất hiện từ khi nào và tần suất ra sao? Bản thân hay người thân có từng mắc bệnh lý về đại tràng không? Mô tả chi tiết các triệu chứng đang đối mặt. Thăm khám trực tiếp Sau khi nắm bắt triệu chứng lâm sàng qua đặt câu hỏi cho người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành khám trực tiếp bằng cách sờ nắn vùng bụng để kiểm tra những biểu hiện bất thường và đưa ra chỉ định các kỹ thuật khám cần thiết khác mà bạn phải thực hiện. Xét nghiệm máu, phân, nước tiểu Đây là các xét nghiệm sinh hoá được sử dụng phổ biến mà người bệnh nên thực hiện định kỳ để sớm phát hiện những vấn đề liên quan tới sức khoẻ. Xét nghiệm máu, nước tiểu và phân là các xét nghiệm cần làm trong trường hợp đại tràng bị xung huyết giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Nội soi đại tràng Nội soi đại tràng là phương pháp phổ biến, sử dụng một ống mềm có kích thước nhỏ và nhẹ, được gắn camera ở một đầu đưa xuống đại tràng từ miệng, mũi hoặc hậu môn để thăm khám nhằm mục đích phát hiện những bất thường trên bề mặt niêm mạc ruột già. Kỹ thuật này mang lại hiệu quả và chính xác nhất hiện nay, giúp tầm soát, điều trị các bệnh lý về tiêu hóa. Thủ thuật này kéo dài dưới 30 phút hoặc lâu hơn nếu có thêm bất kỳ vấn đề nào như xung huyết đại tràng hoặc chảy máu cần phải xử lý. Khi nội soi, camera gắn ở đầu ống sẽ kết nối với màn hình bên ngoài tạo ra hình ảnh, từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán dựa vào bất thường nhìn thấy và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Chụp X-quang đại tràng Chụp X-quang chỉ được tiến hành khi có chỉ định của bác sĩ dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng, tuổi tác cũng như tình trạng bệnh. Nếu có nghi ngờ thủng đại tràng, dính ruột hay người có tiền sử dị ứng với chất cản quang thì không áp dụng phương pháp này. Điều trị viêm đại tràng xung huyết như thế nào? Mục tiêu của điều trị viêm xung huyết đại tràng là nhằm giảm bớt triệu chứng, giúp tình trạng phù nề, sưng đỏ nhanh phục hồi và ngăn ngừa biến chứng. Điều trị bằng Tây y Trong Tây y, viêm đại tràng xung huyết hiện chưa có thuốc điều trị khỏi dứt điểm. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh chỉ có thể giảm triệu chứng nhanh chóng, duy trì tình trạng ổn định để bệnh không phát triển nghiêm trọng hơn. Thông tin dưới đây chỉ dùng để tham khảo, tuyệt đối không tự ý mua và uống thuốc. Bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và tuân thủ liều lượng sử dụng trong phác đồ điều trị của bác sĩ. Steroid Prednisolone là một loại thuốc được gọi là steroid hay corticosteroid. Đây là loại thuốc kháng viêm được sử dụng cho viêm đại tràng xung huyết. Thuốc có thể được sử dụng bằng đường uống, thuốc đạn hoặc thuốc xổ. Liều khởi đầu 20–40mg/ ngày, sau đó giảm dần khoảng 5–15mg/ ngày. Steroid được bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng để điều trị lâu dài vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: Làm mỏng da, nhìn rõ tia máu dưới da. Tăng cân quá nhanh gây nứt bề mặt da. Mụn. Tâm trạng thay đổi, lo lắng, bất an. Mất ngủ. 5-ASA 5-ASA hay còn gọi là aminosalicylat, có tác dụng chống viêm được bào chế dưới 2 dạng: thuốc đạn và viên nén.   Thuốc đạn có đặc tính thẩm thấu nhanh nên thường được sử dụng đặt hậu môn (trực tràng). Nếu người bệnh sử dụng viên nén thì nên uống với nhiều nước, dùng 4 – 6g/ngày, chia 3 lần. Nhóm thuốc này khá an toàn, ít gặp tác dụng phụ nhưng ở một số người có thể sẽ gặp phải những biểu hiện sau: Phát ban, đốm đỏ trên da. Cơ thể mệt mỏi. Đau đầu, choáng váng. Flagyl Thuốc flagyl với thành phần là metronidazole là một loại kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hoá như viêm xung huyết đại tràng, viêm đại tràng mãn tính. Flagyl cũng được bác sĩ kê đơn cùng loại thuốc khác để điều trị nhiễm trùng ruột kết, viêm loét dạ dày do vi khuẩn C. difficile và vi khuẩn Hp gây ra. Mỗi đợt điều trị kéo dài 10 ngày với liều lượng 750 mg x 3 lần/ngày. Thành phần của thuốc là metronidazole, được bào chế dưới dạng thuốc viên hoặc thuốc tiêm. Người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc nếu thấy xuất hiện những biểu hiện sau: Có những vết loét nhỏ tại miệng hoặc khô miệng. Buồn nôn. Chán ăn, ăn không ngon miệng. Táo bón, tiêu chảy. Nước tiểu sẫm màu. Nhức đầu. Debridat  Debridat là một loại thuốc dùng để điều hoà nhu động ruột, thuốc được chỉ định điều trị các triệu chứng của viêm đại tràng xung huyết, hội chứng ruột kích thích. Thuốc thường gặp ở dạng viên nén, liều lượng sử dụng 1 – 2 viên/lần, 3 lần mỗi ngày. Buồn ngủ, mệt mỏi, cảm giác nóng lạnh là tác dụng phụ mà một số người gặp phải khi uống thuốc. Điều trị bằng ngoại khoa Trong trường hợp điều trị bảo tồn không có kết quả, tránh biến chứng nguy hiểm gây xuất huyết ồ ạt tại đại tràng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ đại tràng tuỳ thuộc vào mức độ xung huyết. Tuy nhiên, chức năng của đại tràng có thể suy giảm. Tuỳ theo giai đoạn, tình trạng bệnh và cơ địa của người bệnh mà bác sĩ chỉ định phương pháp phẫu thuật nội soi hay mổ mở. Nhưng nội soi là kỹ thuật được áp dụng phổ biến với những ưu điểm sau: Đại tràng phục hồi nhanh sau phẫu thuật. Ít gây đau đớn cho bệnh nhân. Sẹo mổ nhỏ. ☛ Đọc thêm: Khi nào cần khám đại tràng? Tìm hiểu các phương pháp khám Giải pháp hỗ trợ giảm xung huyết đại tràng do viêm đại tràng mãn tính Viêm xung huyết đại tràng là biến chứng của viêm đại tràng mãn tính, đa số người bệnh khi gặp tình trạng này đều đối mặt với rối loạn tiêu hoá, đau quặn bụng bên trái, táo bón hoặc tiêu chảy… Để điều trị viêm xung huyết đại tràng người bệnh cần chú ý đến những yếu tố sau: Phục hồi niêm mạc đường tiêu hoá tránh để xung huyết lâu ngày dẫn đến xuất huyết đại tràng. Tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Để giải quyết tình trạng trên, Tràng Phục Linh PLUS chính là một giải pháp hỗ trợ an toàn. Được bào chế từ các thảo dược tự nhiên như: hoàng bá, bạch truật, bạch thược… có tác dụng: Chống viêm. Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá. Táo bón, tiêu chảy. Đau quặn bụng dọc khung đại tràng. Bên cạnh đó, Tràng Phục Linh PLUS có chứa thêm 5-HTP và ImmuneGamma, hỗ trợ: Giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Giúp phục hồi niêm mạc đường tiêu hoá. Gia tăng hiệu lực của hệ miễn dịch, nguồn thức ăn dồi dào cho vi khuẩn hữu ích trong ruột. – Để biết thêm thông tin chi tiết về Tràng Phục Linh, bạn xem tại Tràng Phục Linh PLUS và địa chỉ bán TẠI ĐÂY Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY. Bài viết này chúng tôi đã cung cấp một số thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về viêm đại tràng xung huyết. Tham khảo và áp dụng những thông tin trên bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh. Tài liệu tham khảo: https://www.webmd.com/drugs/2/drug-7644/flagyl-oral/details https://www.medicinenet.com/metronidazole/article.htm https://youmed.vn/tin-tuc/thuoc-trimebutin-debridat/ Chia sẻ14

Viêm đại tràng Sigma có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội. Chính cũng bởi nguyên nhân này, tỉ lệ bệnh nhân mắc các bệnh về tiêu hóa ngày càng gia tăng, trong đó có viêm đại tràng sigma. Nếu không điều trị kịp thời, viêm đại tràng sigma có thể diễn biến thành bệnh mạn tính và khó điều trị hơn. Bài viết sau đây xin chia sẻ các thông tin mà bạn nên biết về căn bệnh này! Viêm đại tràng Sigma Mục lụcViêm đại tràng sigma là gì?Các triệu chứng của viêm đại tràng sigmaNguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm đại tràng sigmaCác biến chứng của viêm đại tràng sigmaChẩn đoán viêm đại tràng sigmaĐiều trị viêm đại tràng sigma như thế nào?Dùng thuốcPhẫu thuậtChế độ ăn uống, sinh hoạt khi mắc viêm đại tràng sigmaTràng Phục Linh PLUS – hỗ trợ điều trị viêm đại tràng sigma Viêm đại tràng sigma là gì? Viêm đại tràng sigma (xích ma) là một dạng viêm loét đại tràng, ảnh hưởng tới trực tràng và đại tràng sigma. Đại tràng sigma là phần cuối của ruột già, nối tiếp với trực tràng, có chức năng lưu trữ khí và chất thải cho tới khi được đẩy ra ngoài. Trong khi đó, trực tràng là phần nối với hậu môn, nơi tống phân ra khỏi cơ thể. Do trực tràng và đại tràng sigma khá ngắn nên viêm đại tràng sigma có liên quan rất ít đến diện tích ruột già. Tuy vậy, nếu mắc phải, các triệu chứng của căn bệnh này có thể gây ra các vấn đề không nhỏ tới cuộc sống của bạn. Có tới 50% các trường hợp mắc viêm đại tràng thuộc vào loại viêm đại tràng sigma. Các triệu chứng của viêm đại tràng sigma Nhận biết sớm được các triệu chứng là một trong những yếu tố quan trọng giúp chẩn đoán và điều trị viêm đại tràng sigma một cách kịp thời. Trong đó, tiêu chảy thường là triệu chứng thường gặp và quan trọng nhất của bệnh, cũng như tất cả các dạng viêm đại tràng khác. Tổn thương và kích ứng trực tràng sẽ khiến bạn liên tục cần đi ngoài. Đôi khi, tình trạng tiêu chảy có thể xảy ra hơn 4 lần một ngày. Tuy nhiên, mỗi lần đi vệ sinh, lượng phân thường ít. Ngoài ra, bệnh nhân có thể đại tiện ra máu do tình trạng viêm nhiễm ở đại tràng. Đặc biệt, bạn phải chú ý nếu liên tục gặp hiện tượng chảy máu trực tràng, phân lẫn máu đỏ tươi hoặc phân đen. Trong trường hợp này, hãy lập tức liên hệ và tới thăm khám tại các cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, viêm đại tràng sigma còn biểu hiện ở một số triệu chứng khác bao gồm: Đau bụng, nhất là phần bụng dưới (phía dưới bên trái bụng) Táo bón Chướng bụng Mót rặn (có cảm giác muốn nhưng không thể đi ngoài được) Sụt cân Sốt Mệt mỏi Người bị viêm đại tràng Sigma có thể xuất hiện tình trạng đau bụng ☛ Xem chi tiết: Hình ảnh viêm đại tràng và phương pháp chẩn đoán Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm đại tràng sigma Giống như các dạng viêm đại tràng khác, viêm đại tràng sigma là kết quả của tình trạng viêm mạn tính ở đại tràng. Tình trạng viêm này là kết quả của phản ứng miễn dịch quá mức tại ruột. Khi các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, virus xâm nhập, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt và có thể tấn công nhầm vào các tế bào trong đường tiêu hoá, gây viêm loét. Tuy nhiên, hiện tại các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được kết luận chính xác về yếu tố dẫn đến phản ứng miễn dịch này. Ngoài ra, một số yếu tố có thể khiến bạn gặp nguy cơ mắc viêm đại tràng sigma cao hơn những người khác, bao gồm: – Yếu tố di truyền: tiền sử gia đình có người đã mắc viêm đại tràng như cha mẹ, anh chị em hoặc con cái. – Tiền sử nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: từng nhiễm các vi khuẩn như Salmonella (vi khuẩn thương hàn) hoặc Campylobacter. – Chế độ ăn uống, dùng thuốc: sử dụng thuốc tránh thai, kháng sinh, ăn nhiều chất béo. – Tuổi tác: người từ 15-30 tuổi hoặc trên 60 tuổi. Tuy nhiên, cần lưu ý, các yếu tố này chỉ làm tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng sigma. Có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ như trên không có nghĩa là chắc chắn bạn sẽ mắc bệnh. Ăn nhiều chất béo là một yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm đại tràng Sigma Các biến chứng của viêm đại tràng sigma Viêm đại tràng sigma hiện chưa thể chữa khỏi hẳn, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh thông qua điều trị và thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống. Nếu không điều trị kịp thời, viêm đại tràng sigma có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư đại tràng. Các biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng sigma: – Thiếu máu: Tình trạng chảy máu trực tràng lâu ngày có thể dẫn đến thiếu máu, khiến người bệnh gặp các triệu chứng như ù tai, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu,… – Mất nước: Đây là biến chứng rất thường gặp, do tình trạng tiêu chảy thường xuyên gây ra. – Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Viêm đại tràng sigma phát triển có thể ảnh hưởng đến chức năng của ruột già, làm cản trở hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng. – Xuất huyết nghiêm trọng hoặc thủng đại tràng: Các vết viêm loét có thể gây tổn thương, làm chảy máu niêm mạc đại tràng, khi các vết loét tấn công sâu hơn sẽ gây thủng đại tràng. Tìm hiểu chi tiết tại: Những điều cần biết về viêm đại tràng xuất huyết – Phình đại tràng (Megacolon): Đây là tình trạng giãn bất thường của đại tràng đi kèm với tê liệt nhu động ruột. Biến chứng này có thể đe dọa tính mạng và cần được điều trị càng sớm càng tốt. – Ung thư đại tràng: Đây là biến chứng rất nguy hiểm của viêm đại tràng nói chung và viêm đại tràng sigma nói riêng. Nghiên cứu cho thấy khả năng mắc biến chứng này tăng dần theo thời gian. Ví dụ: Một người mắc viêm đại tràng 10 năm có nguy cơ bị ung thư đại tràng khoảng 2%, nhưng sau 30 năm, nguy cơ này sẽ tăng lên tới khoảng 18%. Do đó, để tránh gặp phải các biến chứng như trên, bạn nên chú ý tới các dấu hiệu của cơ thể, giúp phát hiện bệnh kịp thời. Nếu bị tiêu chảy kéo dài một vài ngày, đặc biệt tiêu chảy kèm phân dính máu, sốt hoặc đau bụng, hãy tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Tại cơ sở khám chữa bệnh, bạn sẽ được xem xét kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, các triệu chứng đang gặp phải để đưa ra kết luận chính xác nhất. Ung thư đại tràng là một biến chứng rất nguy hiểm của viêm đại tràng Sigma Chẩn đoán viêm đại tràng sigma Nội soi hiện là phương pháp để chẩn đoán tốt nhất giúp phát hiện viêm đại tràng sigma. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng ống nội soi – dụng cụ đặc biệt một đầu có gắn camera. Bằng cách đưa ống nội soi vào đại tràng qua hậu môn, bác sĩ sẽ có thể xem xét tình trạng niêm mạc ruột của bệnh nhân, phát hiện các khu vực bị viêm, sưng. Nếu bạn bị viêm đại tràng sigma, dấu hiệu bệnh sẽ chỉ gói gọn trong khu vực đại tràng sigma và trực tràng mà không vượt ra ngoài các vùng đại tràng khác. Phương pháp này sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng mà bệnh, khá an toàn và ít để lại biến chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể thấy đau khi ống nội soi di chuyển. Do đó, nếu cần thiết bạn có thể lựa chọn một trong hai phương pháp nội soi (gây mê hoặc không gây mê) tùy theo nhu cầu của bản thân. **Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp nội soi này bạn có thể tham khảo qua clip sau đây: ☛ Xem chi tiết: Bị bệnh đại tràng nên khám ở bệnh viện nào? Điều trị viêm đại tràng sigma như thế nào? Dùng thuốc Các thuốc hiện nay chủ yếu là dùng để giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Để kiểm soát tình trạng bệnh, hầu hết người bệnh viêm đại tràng sigma sẽ phải dùng thuốc suốt đời. Một số nhóm thuốc mà bác sĩ thường kê đơn trong viêm đại tràng sigma bao gồm: – Aminosalicylate: Đây là nhóm thuốc chống viêm, ví dụ như Mesalamine. Mesalamine hiện có sẵn ở một số dạng như viên uống, thuốc đạn, hỗn dịch. Thông thường, các bác sĩ thường khuyên dùng các dạng thuốc đạn trước khi dùng thuốc uống. Đây cũng là loại thuốc hay được kê đầu tiên cho bệnh viêm đại tràng sigma. – Corticosteroid: Bác sĩ cũng có thể kê đơn các thuốc thuộc nhóm này để điều trị hoặc ngăn ngừa viêm nhiễm do bệnh khi cần thiết. – Thuốc điều hòa miễn dịch: Đây là nhóm thuốc làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch, ví dụ như Methotrexate. Nhóm thuốc điều hòa miễn dịch này chỉ sử dụng nếu các loại thuốc khác không có hiệu quả. – Thuốc sinh học: Các thuốc thường được sử dụng bao gồm Golimumab và Infliximab. Đây là một nhóm thuốc mới, nhắm vào giải quyết mục tiêu là một loại protein có liên quan đến tình trạng viêm. – Các loại thuốc khác: Đôi khi có thể cần các loại thuốc khác để kiểm soát bệnh, tùy theo các triệu chứng và biến chứng cụ thể. Một số thuốc bao gồm kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn, thuốc chống tiêu chảy, thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt,… Có nhiều cách khác nhau để sử dụng các loại thuốc này, tùy thuộc tình huống và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Dùng thuốc tuy không điều trị dứt điểm nhưng có thể giảm bớt triệu chứng của viêm đại tràng Sigma Phẫu thuật Trong trường hợp bạn bị viêm đại tràng sigma nặng, không thể điều trị bằng thuốc hay các biện pháp thông thường khác, có thể sẽ cần đến can thiệp bằng phẫu thuật ruột. Sau khi thăm khám, dựa vào tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sĩ sẽ quyết định có phải loại bỏ hay không một phần hoặc toàn bộ phần đại tràng bị ảnh hưởng. Chế độ ăn uống, sinh hoạt khi mắc viêm đại tràng sigma Việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý cũng là một trong những biện pháp quan trọng, có thể giúp ích cho người bệnh viêm đại tràng sigma. Các thực phẩm bệnh nhân mắc viêm đại tràng sigma nên sử dụng bao gồm: Các thực phẩm giàu Protein: cá, sữa đậu nành. Trái cây và nước ép: cam, xoài, bưởi, táo,… Các loại rau xanh: để bổ sung chất xơ tránh táo bón. Nước dừa: giúp mềm phân và giảm kích ứng niêm mạc dạ dày. Nước: uống đủ lượng nước mỗi ngày, bởi tình trạng tiêu chảy rất dễ dẫn đến tình trạng mất nước của cơ thể. Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, bạn không nên ăn các đồ ăn dầu mỡ, tanh, sống, hoặc dùng các loại đồ uống như cà phê, nước ngọt,… để tránh làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh. Ngoài việc thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cũng nên hình thành cho mình một lối sống khỏe mạnh: luyện tập thể thao thường xuyên, sống tích cực, dành thời gian để thư giãn, tránh để bản thân căng thẳng, ngừng hút thuốc lá,… Người bị viêm đại tràng Sigma nên ăn các thực phẩm giàu Protein Tràng Phục Linh PLUS – hỗ trợ điều trị viêm đại tràng sigma Dùng các thuốc điều trị cũng như quản lý chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò quan trọng giúp kiểm soát tình trạng viêm đại tràng Sigma. Bên cạnh đó, việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như Tràng Phục Linh PLUS sẽ giúp bạn ổn định bệnh tốt hơn. Tràng Phục Linh PLUS – hỗ trợ điều trị viêm đại tràng sigma Tràng Phục Linh PLUS với thành phần là những dược liệu vốn dùng để trị các bệnh tiêu hóa như bạch truật, bạch phục linh, bạch thược, hoàng bá, có tác dụng: Chống viêm Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa gồm: tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chướng bụng. Ngoài ra, Tràng Phục Linh PLUS còn có chứa hoạt chất 5-HTP và ImmuneGamma, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng, tăng cường miễn dịch đường tiêu hóa, ổn định thần kinh đại tràng, làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Hiện tại, các thuốc điều trị viêm đại tràng hầu hết chỉ tập trung giải quyết các triệu chứng, dùng kháng sinh đôi khi còn diệt cả lợi khuẩn đường tiêu hóa. Trong khi đó, Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, với các thành phần an toàn, hiệu quả, sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh trong đại tràng, tiêu diệt tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus – là các vấn đề lớn của viêm đại tràng. Lưu ý, trong quá trình sử dụng, bạn nên tuân theo đúng lộ trình của Tràng Phục Linh PLUS, nếu tình trạng bệnh nặng có thể cần sử dụng lâu hơn. Bên cạnh đó, một số trường hợp người bệnh sẽ phải kết hợp sử dụng các thuốc điều trị khác như thuốc cầm tiêu chảy, thuốc chống táo bón khi cần thiết. Viêm đại tràng sigma là căn bệnh có thể kéo dài suốt đời, nhưng các triệu chứng thường có thể kiểm soát thông qua dùng các thuốc điều trị và thay đổi lối sống. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ phải cần đến can thiệp bằng phẫu thuật. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết để hiểu đúng về bệnh. Nếu như có các dấu hiệu của viêm đại tràng sigma, hãy liên hệ tới các cơ sở y tế để thăm khám và có các biện pháp điều trị kịp thời! Nguồn tham khảo:  https://www.healthline.com/health/proctosigmoiditis https://www.medicalnewstoday.com/articles/proctosigmoiditis Chia sẻ14

Hiểu đúng về lợi ích của sữa chua với bệnh viêm đại tràng

Sữa chua được biết tới là một thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa. Vậy trong trường hợp mắc viêm đại tràng – một căn bệnh liên quan đến tiêu hóa, sử dụng sữa chua có thực sự tốt cho các triệu chứng của bạn hay không? Bài viết sau xin được bàn luận chi tiết hơn về vấn đề này tới bạn đọc! Viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không? Mục lụcViêm đại tràng là gì?Những lợi ích sữa chua đem lại cho sức khỏeĂn sữa chua có tốt cho bệnh viêm đại tràng hay không?Loại sữa chua nào tốt cho người viêm đại tràng?Nên ăn sữa chua như thế nào khi bị viêm đại tràng?Lưu ý về chế độ ăn uống khi bị viêm đại tràngTràng Phục Linh PLUS hỗ trợ điều trị viêm đại tràng Viêm đại tràng là gì? Viêm đại tràng là một trong các bệnh lý tiêu hóa phổ biến trong thời gian gần đây, biểu hiện bởi tình trạng viêm nhiễm dẫn đến các tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng. Bệnh có thể diễn biến ở nhiều cấp độ khác nhau và có thể biến chứng thành giãn đại tràng, thủng đại tràng hoặc thậm chí thành ung thư đại tràng. Các triệu chứng thường gặp của viêm đại tràng bao gồm đau bụng, rối loạn đại tiện, đại tiện phân có nhầy hoặc phân dính máu, mệt mỏi, chán ăn, ngủ kém, suy giảm trí nhớ,… gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân của bệnh lý này cũng khá đa dạng. Bạn có thể mắc viêm đại tràng do các bệnh tự miễn, hoặc do ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn, làm đưa các vi sinh vật gây bệnh vào cơ thể. Viêm đại tràng cũng có thể bắt nguồn từ sự căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, táo bón kéo dài, do dùng lâu ngày các thuốc kháng sinh dẫn đến loạn khuẩn ruột, hoặc không có nguyên nhân rõ ràng như viêm đại tràng mạn tính không đặc hiệu. Viêm đại tràng là một bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến ☛ Đọc thêm: Khi nào cần khám đại tràng? Tìm hiểu các phương pháp khám Những lợi ích sữa chua đem lại cho sức khỏe Sữa chua là một sản phẩm được tạo ra do quá trình lên men lactic ở vi khuẩn. Ngoài hương vị thơm ngon, loại thực phẩm này cũng rất tốt đối với cơ thể. Một số lợi ích của sữa chua đối với sức khỏe bao gồm: Sữa chua có khả năng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như Canxi, Vitamin B2, Vitamin B12, Kali và Magie. Đây đều là các vitamin và khoáng chất quan trọng có thể giúp bạn phòng ngừa loãng xương. Do có nguồn gốc từ sữa, sữa chua có thể cung cấp cho cơ thể một lượng Protein khá ấn tượng (12g Protein/200g sữa chua). Một số loại sữa chua chứa lợi khuẩn hoặc men vi sinh (Probiotics) sẽ giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa. Men vi sinh có trong sữa chua cũng giúp tăng cường miễn dịch và giảm khả năng mắc bệnh của cơ thể. Sữa chua còn có thể giảm nguy cơ tim mạch nhờ làm tăng cholesterol tốt và giúp giảm huyết áp. Ngoài ra, ăn sữa chua sẽ giúp bạn giữ vóc dáng thon gọn, giảm bớt nguy cơ béo phì. Sữa chua là loại thực phẩm rất tốt với cơ thể Ăn sữa chua có tốt cho bệnh viêm đại tràng hay không? Liệu có nên ăn sữa chua khi đang bị viêm đại tràng là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân. Để trả lời câu hỏi này, các nghiên cứu đã được tiến hành nhằm xác định tác dụng của sữa chua đối với tình trạng bệnh. Kết quả đưa ra chứng minh: sữa chua có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh và người bị viêm đại tràng nên thêm sữa chua vào thực đơn hàng ngày của mình. Cụ thể: Nghiên cứu trên mô hình chuột bị viêm đại tràng (1) cho thấy: sữa chua làm giảm triệu chứng bệnh và giảm phần nào tổn thương của ruột. Ngoài ra, nhiều bằng chứng (2) cho thấy: men vi sinh có khả năng chữa viêm đại tràng và một số bệnh viêm ruột khác. Một đánh giá năm 2017 về các nghiên cứu lâm sàng (3) cho kết quả: Việc sử dụng men vi sinh trong các đợt bùng phát viêm đại tràng không làm giảm thời gian diễn biến của bệnh. Tuy nhiên, các bệnh nhân cho biết các triệu chứng họ mắc phải ít hơn và ít nghiêm trọng hơn khi dùng men vi sinh. Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới viêm đại tràng là do sử dụng thức ăn nhiễm các vi sinh vật gây bệnh như ký sinh trùng, virus hoặc vi khuẩn. Các tác nhân này có thể tấn công làm tổn thương niêm mạc ruột, gây viêm đại tràng. Do đó, không quá khó khăn để giải thích tại sao ăn sữa chua lại có tác dụng giảm bớt các triệu chứng bệnh. Các lợi khuẩn hay men vi sinh (Probiotics) có trong sữa chua sẽ làm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Các vi khuẩn có ích này giúp hình thành lớp rào chắn, ngăn cản sự tấn công của các vi khuẩn có hại tới đường tiêu hoá. Ngoài ra, các lợi khuẩn cũng giúp tăng cường hệ thống dịch nhầy, tạo ra lớp chất nhầy dày trong ruột, bảo vệ ruột khỏi vi khuẩn xâm nhập. Probiotics còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của niêm mạc đường ruột, nhờ tăng sản xuất globulin miễn dịch và các chất bảo vệ khác. Nhờ vậy, các vi sinh vật trong sữa chua có thể ngăn chặn một số loại vi khuẩn gây ra tình trạng viêm đại tràng. Ăn sữa chua sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và điều hòa làm giảm bớt tình trạng co bóp quá mức của đại tràng. Nồng độ acid trong sữa chua cũng rất thấp so với acid dịch vị, do đó sẽ không làm trầm trọng hơn tình trạng viêm loét của đại tràng. Loại sữa chua nào tốt cho người viêm đại tràng? Khi vào trong cơ thể, các lợi khuẩn trong sữa chua phải vượt qua một con đường rất dài trước khi có thể tới được vị trí cần thiết để thực hiện chức năng tại đường tiêu hóa. Trong quá trình di chuyển này, số lượng vi khuẩn có thể giảm đi đáng kể do bị tiêu diệt bởi acid dịch vị. Do đó, khi lựa chọn sữa chua, bạn nên lưu ý lựa chọn những loại sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn sống và hoạt động, đảm bảo số lượng vi khuẩn có thể đủ để vượt qua sự tấn công của hàng rào tiêu hóa. Ngoài ra, một số người có thể gặp tình trạng không dung nạp lactose là một chất thường gặp trong sữa chua. Khi đó, bệnh nhân có thể chuyển sang dùng các loại sữa chua không chứa lactose, sữa chua ít béo hoặc sữa chua từ thực vật như đậu nành, dừa hay hạnh nhân. Ngoài sữa chua ra, bạn cũng có thể thử một số sản phẩm chứa men vi sinh và lợi khuẩn khác như Kefir (một loại thức uống lên men tương tự sữa chua), dưa cải bắp muối hoặc kim chi, các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung. Sữa chua từ thực vật rất tốt cho người viêm đại tràng, đặc biệt là người không dung nạp được lactose Nên ăn sữa chua như thế nào khi bị viêm đại tràng? Sữa chua rất tốt cho sức khỏe và có tác dụng nhất định trong việc cải thiện triệu chứng của bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng sữa chua, giúp loại thực phẩm này có thể thực sự phát huy tác dụng. Để có thể ăn sữa chua đúng cách khi bị viêm đại tràng, bạn nên tham khảo một số gợi ý sau đây: Sữa chua nên được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, tránh để sữa chua trong ngăn đá hay ở nhiệt độ bình thường. Tốt nhất nên chọn các loại sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, loại nguyên chất, ít béo. Nên ăn sữa chua sau khi ăn 1-2 giờ, không nên ăn lúc đói vì có thể khiến lợi khuẩn dễ bị tiêu diệt hơn bởi acid dịch vị. Một số thuốc điều trị có thể làm mất tác dụng của vi khuẩn có lợi trong sữa chua. Do đó, nên ăn sữa chua sau khi dùng thuốc 2-3 giờ. Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 1 đến 2 hộp sữa chua. Nếu ăn quá nhiều, bạn có thể gặp các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn,… Nên ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ ☛ Đọc thêm: Người bị viêm đại tràng có nên uống sữa hay không? Lưu ý về chế độ ăn uống khi bị viêm đại tràng Viêm đại tràng có thể khiến cơ thể khó hấp thu một số chất dinh dưỡng cũng như làm bạn kém hứng thú hơn với việc ăn uống. Do đó, việc xây dựng chế độ ăn phù hợp là rất quan trọng để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và giúp phần nào ổn định tình trạng bệnh. Một số điểm về chế độ ăn mà người bệnh viêm đại tràng nên lưu ý bao gồm: – Ăn nhiều bữa nhỏ trong một ngày: Nên chia thành 5 đến 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa chính, việc này có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bạn. – Uống nhiều nước: Khi bị viêm đại tràng, cơ thể rất dễ bị mất nước do tiêu chảy. Do đó, bạn nên bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh viêm đại tràng cũng nên tránh xa cà phê hay rượu vì có thể làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy, và không nên uống đồ có ga vì sẽ gây đầy hơi, khó chịu. – Dùng thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng: Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các thực phẩm bổ sung khi cần thiết, vì bệnh nhân viêm đại tràng có thể không nhận được đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết từ chế độ ăn uống của mình. – Ghi nhật ký ăn uống: Bạn nên ghi lại các thức ăn hoặc đồ uống đã dùng. Cách ghi lại như vậy sẽ giúp bạn xác định được các thực phẩm có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và có thể dễ loại bỏ chúng ra khỏi chế độ ăn của mình. – Đối với món ăn mới: Nên thử mỗi món một ngày, bạn có thể dễ phát hiện ra các thức ăn làm kích thích triệu chứng bệnh xuất hiện hơn. – Khi bị các triệu chứng như táo bón, chướng bụng: Người bệnh nên chú ý ăn nhiều rau xanh như rau ngót, rau, dền, khoai lang,… Khi ăn, bạn nên ăn chậm, nhai kỹ, tốt nhất nên ăn các đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa. ☛ Xem chi tiết: Khoai lang – nên ăn hay không khi bị viêm đại tràng? **Clip sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ thêm về chế độ ăn cho người viêm đại tràng: Tràng Phục Linh PLUS hỗ trợ điều trị viêm đại tràng Ngoài việc điều trị bằng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt, việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như Tràng Phục Linh PLUS cũng hết sức quan trọng giúp ổn định tình trạng viêm đại tràng tốt hơn. Tràng Phục Linh PLUS hỗ trợ điều trị viêm đại tràng rất hiệu quả Với công thức kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, Tràng Phục Linh PLUS là một sản phẩm phù hợp cho bệnh nhân viêm đại tràng, có thể sử dụng cho cả phụ nữ đang mang thai. Ngoài các thành phần dược liệu như Bạch truật, Bạch phục linh,… vốn được sử dụng từ lâu để điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa, Tràng Phục Linh PLUS còn chứa hoạt chất ImmuneGamma và 5-HTP. Các thuốc điều trị chỉ tập trung giải quyết triệu chứng, nếu sử dụng bừa bãi còn có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, khiến hệ tiêu hóa suy yếu và dễ bị tấn công hơn. Trong khi đó, Tràng Phục Linh PLUS chứa ImmuneGamma, sẽ giúp giải quyết triệt để 3 vấn đề lớn của viêm đại tràng bao gồm: Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Phục hồi niêm mạc đại tràng. Cân bằng hệ vi sinh trong đại tràng. Ngoài ra, với sự kết hợp cùng 5-HTP – một chất hóa học nội sinh, Tràng Phục Linh PLUS sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng và ổn định thần kinh đại tràng. Trong khi sử dụng Tràng Phục Linh PLUS, bạn cũng cần lưu ý dùng đúng lộ trình, người bị bệnh nặng cần sử dụng lâu hơn. Khi điều trị viêm đại tràng cấp tính, người bệnh cũng có thể phải kết hợp thêm các thuốc trị triệu chứng như tiêu chảy, táo bón khi cần thiết. Viêm đại tràng là một bệnh lý phổ biến và nếu không có phương pháp điều trị thích hợp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Việc sử dụng các thực phẩm thích hợp để kiểm soát viêm đại tràng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong đó, sữa chua là một sản phẩm rất tốt mà bạn có thể thêm vào thực đơn của mình vừa an toàn, tốt cho sức khỏe, vừa có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Nguồn tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30343915/ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5730384/ https://www.cochranelibrary.com/cdsr/doi/10.1002/14651858.CD005573.pub2/abstract https://www.healthline.com/nutrition/7-benefits-of-yogurt https://www.nhs.uk/conditions/ulcerative-colitis/living-with/ https://www.healthline.com/health/ulcerative-colitis/10-snack-ideas-for-ulcerative-colitis https://www.healthline.com/health/ulcerative-colitis-take-control-probiotics Chia sẻ14

Bài viết nổi bật

Banner-T1-2024-720x720.jpg

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...