Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón?

Táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nhiều người cho rằng việc bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ đặc biệt là rau xanh sẽ làm giảm các triệu chứng của táo bón. Tuy nhiên quan điểm này có hoàn toàn đúng? Không ít người phàn nàn rằng họ ăn rau xanh mỗi ngày nhưng các triệu chứng táo bón không hề thuyên giảm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho người đọc: tại sao ăn nhiều rau nhưng vẫn táo bón?

Táo bón dù ăn nhiều rau

Táo bón là gì?

Táo bón là tình trạng khó khăn trong việc đại tiện với tần suất ít hơn 3 lần/tuần. Nếu các triệu chứng kéo dài trên 3 tháng thì gọi là táo bón mạn tính. Tuy không gây nguy hiểm nhưng táo bón kéo dài có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Táo bón thường gặp ở những người có chế độ ăn thiếu khoa học và tính chất công việc ít vận động, bao gồm: người già trên 65 tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai, người làm công việc văn phòng, người mắc các bệnh lý đường tiêu hóa…

Táo bón

Các triệu chứng thường gặp của táo bón:

  • Đại tiện dưới 3 lần/tuần.
  • Đau bụng trước và trong khi đại tiện.
  • Phân khô, cứng, đường kính lớn hoặc tách thành từng cục.
  • Khó tống phân ra ngoài, thường phải rặn mạnh.
  • Mót rặn, cảm giác vẫn còn phân dù đã đại tiện xong.
  • Có máu lẫn trong phân cứng.
  • Buồn nôn, chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng, tiêu hóa kém…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón

Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón. Dưới đây là phân loại nguyên nhân theo tính chất của bệnh.

Táo bón cấp tính

Tình trạng táo bón cấp tính xảy ra ngay sau khi có tác động của căn nguyên gây bệnh. Một số nguyên nhân gây táo bón cấp tính:

  • Liệt hồi tràng: các bệnh cấp tính nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, viêm phúc mạc và các tổn thương thần kinh trung ương đột ngột (chấn thương sọ não, chấn thương cột sống…) có thể làm giảm mất nhu động ruột. Bệnh nhân liệt ruột dẫn tới táo bón.
  • Tắc ruột: tình trạng xoắn hoặc dính ruột có thể cản trở quá trình tiêu hóa và gây táo bón.
  • Sử dụng thuốc: trong quá trình điều trị bởi các thuốc kháng histamin, thuốc giảm đau thần kinh trung ương opioid, thuốc chống co giật… một số bệnh nhân gặp tác dụng phụ là táo bón. Tình trạng này sẽ được khắc phục nếu bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc.

Nguyên nhân của táo bón

Táo bón mạn tính

Tình trạng táo bón kéo dài trên 12 tuần thường do các nguyên nhân liên quan đến đường tiêu hóa và lối sống của bệnh nhân. Một số nguyên nhân gây táo bón mạn tính:

  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây táo bón kéo dài, cụ thể:
  • Uống ít nước.
  • Ít ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc, thực phẩm chứa nhiều chất xơ…
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng cao chất béo động vật như mỡ, đồ chiên rán, sữa, thịt…
  • Uống nhiều rượu bia và sử dụng các chất kích thích có cafein gây lợi tiểu dẫn đến mất nước của cơ thể.
  • Khối u đại tràng: theo thời gian khối u tăng kích thước làm cản trở đường đi của phân gây tình trạng táo bón.
  • Các bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, tăng canxi máu, tăng ure huyết, hạ kali máu…
  • Các bệnh liên quan đến thần kinh trung ương: đột quỵ, bệnh Parkinson, đa xơ cứng…
  • Rối loạn thần kinh ngoại vi: u xơ thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật, bệnh phình đại tràng bẩm sinh…
  • Rối loạn chức năng tiêu hóa: hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng sàn chậu, giảm nhu động ruột…
  • Lạm dụng các thuốc nhuận tràng trong thời gian dài.
  • Yếu tố tâm lý: căng thẳng, lo âu kéo dài.
  • Lối sống ít vận động, thường xuyên nhịn đi đại tiện.
  • Gen di truyền: người sinh ra trong gia đình có tiền sử người thân bị táo bón thường có nguy cơ mắc cao hơn so với bình thường.

Tình trạng táo bón kéo dài thường gặp ở trẻ em, phụ nữ có thai và người cao tuổi. Ở người già trên 65 tuổi, suy giảm chức năng hệ tiêu hóa kết hợp với lối sống ít vận động, sử dụng nhiều thuốc dẫn đến táo bón thường xuyên. Phụ nữ có thai bị táo bón do các thay đổi hormone trong cơ thể, tăng áp lực của tử cung lên thành ruột hoặc tăng bổ sung sắt trong quá trình mang thai.

Trẻ em là đối tượng thường xuyên mắc táo bón do việc thay đổi chế độ ăn từ sữa mẹ sang ăn dặm. Một số phụ huynh tập luyện việc đi đại tiện cho trẻ từ sớm dẫn đến trẻ cáu gắt, không muốn đi vệ sinh và hình thành phản xạ giữ phân. Táo bón khiến trẻ sợ đi đại tiện do bị đau trong quá trình rặn. Vì vậy tình trạng táo bón ở trẻ em dễ trở nên nghiêm trọng nếu cha mẹ không can thiệp kịp thời.

☛ Đọc thêm: Táo bón ra máu do đâu? Cách xử trí?

Tại sao ăn nhiều rau vẫn bị táo bón?

Ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ là khuyến cáo thường được đưa ra đối với người mắc táo bón. Chất xơ có tác dụng tăng kích thước, khối lượng đồng thời làm mềm phân. Rau xanh là một trong những thực phẩm cung cấp nguồn chất xơ và khoáng chất tốt cho hệ tiêu hóa. Vậy tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, lượng chất xơ cần cung cấp cho một người trưởng thành trong một ngày như sau:

  • Phụ nữ: 25 gam.
  • Nam giới: 38 gam.
  • Phụ nữ mang thai: 28 gam.

Nếu thu nạp quá 70 gam chất xơ mỗi ngày, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng thừa chất xơ như: đầy hơi, co thắt dạ dày, mất nước, khó tiêu… Lượng chất xơ dư thừa có xu hướng hấp thụ nước và các chất lỏng trong thành ruột làm giảm tốc độ di chuyển của thức ăn. Thiếu nước có thể khiến ruột bị tắc và khiến tình trạng táo bón nặng thêm. Ở một số người có hệ tiêu hóa hoạt động kém, chế độ ăn lớn hơn 40 gam chất xơ mỗi ngày cũng đủ để gây ra các rối loạn tiêu hóa.

Táo bón gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Thiếu chất xơ chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Việc bổ sung chất xơ quá mức ngược lại còn có thể khiến bệnh táo bón nặng thêm.
Táo bón dù ăn nhiều rau
Việc bổ sung chất xơ không đúng cách có thể khiến tình trạng táo bón nặng thêm

Phương pháp điều trị táo bón hiệu quả

Muốn điều trị táo bón triệt để cần tìm được căn nguyên gây bệnh. Tùy theo nguyên nhân cũng như mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng táo bón. Bệnh nhân có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa như sữa chua, men vi sinh, thực phẩm chức năng… nếu tình trạng táo bón không cải thiện.

Thói quen sinh hoạt và lối sống lành mạnh ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa. Bệnh nhân cần rèn luyện một số thói quen:

  • Rèn luyện thói quen đi đại tiện đều đặn, đúng giờ. Nên đi vào buổi sáng là thời gian ruột già trao đổi chất mạnh. Không nhịn đi đại tiện khi có dấu hiệu muốn đi vệ sinh.
  • Sử dụng vòi sen với nước ấm để xả vào hậu môn nếu phân cứng. Tránh rặn mạnh và ngồi quá lâu. Giữ tinh thần thoải mái, không căng thẳng khi đại tiện.
  • Ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh: nên ngồi xổm để trực tràng dễ tống phân ra ngoài. Nếu ngồi bệt, bệnh nhân cần kê thêm 1 chiếc ghế khoảng 20 cm ở chân và ngồi với tư thế gấp đùi sát bụng.
  • Ăn đủ bữa, đúng giờ, không làm việc khác khi ăn.
  • Uống đủ nước: từ 1,5 đến 2,5 lít/người/ngày. Uống đủ nước không chỉ giúp giảm táo bón mà còn mang lại vô vàn lợi ích đối với sự trao đổi chất của cơ thể.
  • Tránh sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, rượu, bia, cafeine, thức ăn có nguồn gốc động vật (các loại thịt, mỡ, da…).
  • Xem thêm: Người bị táo bón có ăn được sữa chua không?
  • Tập thể dục đều đặn, chơi thể thao, tránh ngồi quá lâu.


Nếu việc thay đổi lối sống không cải thiện được tình trạng táo bón, bạn cần gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Trong một số trường hợp bệnh nhân được chỉ định dùng các thuốc nhuận tràng cần chú ý không được lạm dụng và phải tuyệt đối  tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Biến chứng nguy hiểm của táo bón kéo dài

Táo bón trong thời gian dài có thể gây các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Bệnh trĩ: là hiện tượng giãn tĩnh mạch trực tràng do tăng áp lực ổ bụng. Táo bón mạn tính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trĩ. Bệnh trĩ gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Tắc ruột: phân tồn đọng trong ruột gây triệu chứng tắc – bán tắc ruột. Bệnh nhân xuất hiện các cơn đau bụng liên tục và không đại tiện được, khám lâm sàng sờ thấy khối phân rắn.
  • Nhiễm độc: do phân tích trữ lâu ngày không đào thải khiến ruột già tái hấp thu các chất độc vào máu. Dần dần cơ thể người bệnh xuất hiện triệu chứng ngộ độc mạn tính. Một số chất độc trong phân khi tiếp xúc lâu với niêm mạc đại tràng có thể gây ung thư đại trực tràng.
bệnh trĩ
Táo bón là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ

☛ Đọc thêm: Tìm hiểu chi tiết các loại thuốc trị táo bón hiệu quả

Tràng Phục Linh PLUS – xua tan nỗi lo táo bón ở bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích

Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) được sản xuất từ dược liệu thiên nhiên với các thành phần như cao bạch truật, cao bạch phục linh, cao bạch thược, cao hoàng bá… Sản phẩm có chứa 2 hoạt chất quý là ImmuneGamma5-HPT có tác dụng cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hạn chế tình trạng co thắt đại tràng và giảm táo bón.

Tràng Phục Linh PLUS
Hình ảnh sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS

Tràng Phục Linh PLUS đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi đại học Y Hà Nội. Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn và thích hợp sử dụng cho các đối tượng:

  • Người táo bón mạn tính do hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng và các bệnh lý khác.
  • Người bị táo bón do sử dụng các thuốc chữa bệnh.
  • Người bị đau bụng do tình trạng táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa.

Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) gần nhất, vui lòng truy cập tại đây

Với các thông tin được cung cấp trong bài viết, hi vọng rằng quý độc giả sẽ có thêm kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh!

Nguồn tham khảo:

  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/321286
  • http://benhvien115.com.vn/tin-tuc-va-hoat-dong/tao-bonnguyen-nhancach-phong-tranh-va-dieu-tri-ra-sao-/20200406040448721
Cập nhật lúc: 29/02/2024
⭐ Từ 27/07-06/08: Tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh (nhãn xanh), Quý khách sẽ được tặng ngay 1 hộp Bạch Cam Trà hoặc Tô Sơn Trà Tràng Phục LInh. Chương trình áp dụng song song với khuyến mãi Tích 6 điểm tặng 1 thường niên. Chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2

Tràng Phục Linh sản phẩm an toàn hiệu quả cho

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Loading...