Hội chứng ruột kích thích

Đau bụng đi ngoài uống mật ong có tốt không?

Mật ong có rất nhiều tác dụng, đặc biệt là hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện chức năng đường ruột. Trong dân gian, có rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị đi ngoài bằng mật ong kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác. Để hiểu thực hư bị đau bụng đi ngoài uống mật ong có tốt không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua thông tin bài viết dưới đây nhé. Mục lụcThành phần và tác dụng của mật ong với hệ tiêu hóaThành phần dinh dưỡng có trong mật ongTác dụng dược lý của mật ongĐau bụng đi ngoài uống mật ong có tốt không?Cách dùng mật ong chữa đau bụng đi ngoàiGừng mật – ongMật ong – giấm táoMật ong pha nước ấmTrà hoa cúc – mật ongTrà bạc hà mật ongNhững ai không nên sử dụng mật ong?Những lưu ý khi dùng mật ong chữa đau bụng đi ngoàiTràng phục linh PLUS –  hỗ trợ điều trị đau bụng đi ngoài do bệnh đại tràng Thành phần và tác dụng của mật ong với hệ tiêu hóa Thành phần dinh dưỡng có trong mật ong Theo nghiên cứu, mật ong có chứa các loại đường và nhiều thành phần dinh dưỡng, chủ yếu bao gồm nước, vitamin, cacbonhydrat, các chất chống oxy hóa, calo,… Tỉ lệ thành phần cacbonhydrat chiếm đến 82%, gồm 2 thành phần chính: Fructozơ: 38,2 % Glucozơ: 31%. Một số thành phần khác như: mantozo, saccarozo, các hỗn hợp carbohydrate. Ngoài ra, mật ong chứa các vitamin, khoáng chất rất tốt cho sức khỏe: Khoáng chất: 2% Các vitamin: B2, B3, B6, B9, C,… Các khoáng chất: photpho, sắt, kẽm, canxi, magie,… Chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm,… Tác dụng dược lý của mật ong Trong 1 thìa cà phê mật ong có chứa tới 64% calo. Thành phần carbohydrate trong mật ong được chuyển hóa thành glucozơ giúp cơ thể giảm mệt mỏi, hạ huyết áp và tăng cân, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra, mật ong có tác dụng điều hòa chức năng tiêu hóa, nó được coi như một chất làm sạch ruột, tiêu diệt vi khuẩn có hại và làm giảm tình trạng viêm loét, tăng cường chức năng ruột. Mật ong có chứa cacbhydrate giúp kiểm soát sự giải phóng insulin và cho phép tryptophan thâm nhập vào não dễ dàng nên cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả. Mật ong chứa thành phần chủ yếu là đường tự nhiên. Do đó, chúng có tác dụng thẩm thấu, hút nước ra khỏi các mô bị tổn thương, giảm sưng và khuyến khích dòng chảy của bạch huyết để chữa lành vết thương, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn và cân bằng độ Ph giúp thúc đẩy oxy và các hợp chất giúp chữa lành vết thương. Mật ong có tác dụng chống oxy hóa, giảm hư hại cho đường ruột, giúp tăng lượng vi sinh khuẩn sinh học trong đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, giảm cholesterol và ngăn ngừa ung thư đại tràng. Đau bụng đi ngoài uống mật ong có tốt không? Đau bụng đi ngoài là tình trạng đi đại tiện dạng lỏng nhiều lần do nhiều nguyên nhân khác nhau như: vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng, ngộ độc thực phẩm hoặc một số bệnh lý ruột như: hội chứng ruột kích thích, bệnh Celiac, bệnh Crohn, viêm ruột kết, viêm ruột thừa,… Do đó, khi bị đau bụng đi ngoài kéo dài và tái phát nhiều lần, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được xác định rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Với triệu chứng đau bụng đi ngoài không xuất hiện thường xuyên nhưng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt, người bệnh có thể sử dụng mật ong để giảm triệu chứng khó chịu. Theo các bác sĩ chuyên khoa, mật ong được coi như kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, giảm đau, giải độc và bồi bổ cơ thể. Trường hợp đau bụng đi ngoài có thể dùng mật ong để cải thiện triệu chứng bởi: Giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể Đau bụng đi ngoài dài ngày khiến cơ thể mất nước, điện giải gây mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Vì vậy, ngoài việc thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh có thể dùng mật ong bởi trong mật ong có chứa các vi chất dồi dào như: kẽm, canxi, magie, phốt pho, riboflavin, niacin, axit pantothenic… giúp cung cấp năng lượng, phòng ngừa các tác nhân gây bệnh và khắc phục tình trạng suy nhược cơ thể. Tiêu diệt vi khuẩn: Mật ong có thuộc tính chống vi khuẩn bởi trong mật ong có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên là hydro peroxide, glucose oxidase giúp ức chế vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng Helicobacter pylori (H. pylori). Vì vậy, mật ong có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa và đường ruột Escherichia coli (E. coli). Phục hồi đại tràng: Trong mật ong có chứa các hợp chất thực vật như: flavonid, axit ascorbic…có tác dụng phục hồi tổn thương tại đại tràng, bảo vệ niêm mạc đại tràng và phòng tránh những tác nhân gây thương tổn. Tiêu diệt vi khuẩn: Mật ong có chứa hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên là hydro peroxide, glucose oxidase giúp làm dịu cổ họng, ức chế vi khuẩn H. pylori gây viêm loét dạ dày tá tràng . Do đó, mật ong cũng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa và đường ruột Escherichia coli (E. coli). Bên cạnh đó, trong mật ong có chứa các loại vitamin A, E,C và các loại enzym giúp kháng khuẩn và virus, tiêu diệt vi khuẩn rất tốt. Cách dùng mật ong chữa đau bụng đi ngoài Từ xa xưa, dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa đau bụng đi ngoài bằng mật ong. Dưới đây là một số bài thuốc điển hình mang lại hiệu quả cao: Gừng mật – ong Trong gừng có các chất chất như gingerol và shogaol giúp giảm đau và chống viêm. Các enzyme trong gừng kích thích tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa một cách mượt mà. Ngoài ra, gừng cũng giúp giảm ứ đọng thức ăn tại ruột, giúp hệ tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn. Kết hợp mật ong và gừng giúp giảm kích thích tiêu hóa tại ruột, chống viêm, hỗ trợ điều trị tình trạng đau bụng đi ngoài. Cách sử dụng mật ong và gừng như sau: Chuẩn bị 1 củ gừng đem rửa sạch và cạo hết lớp vỏ bên ngoài. Cho vào máy ép hoặc giã, cho thêm nước, lọc lấy nước cốt và bỏ bã. Thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong, khuấy đều rồi uống. Nên uống mỗi ngày 1 cốc như vậy vào buổi sáng. ☛ Chi tiết: Cách dùng gừng chữa đau bụng đi ngoài Mật ong – giấm táo Giấm táo được làm từ táo lên men có chứa nhiều pectin. Pectin có khả năng hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột, tăng khối lượng phân, giảm viêm ruột giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nghiên cứu cũng chỉ ra, giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn E.coli. Giấm táo kết hợp cùng mật ong là sự lựa chọn hoàn hảo giúp giảm đau bụng đi ngoài và giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Cách sử dụng giấm táo và mật ong như sau: Giấm táo: 1 – 2 thìa cà phê hòa cùng 1 cốc nước ấm 150ml. Cho thêm 1 thìa cà phê mật ong khuấy đều. Uống 1 – 2 cốc/ ngày. Mật ong pha nước ấm Mật ong pha nước ấm là cách thực hiện vừa đơn giản và giúp giảm nhanh chứng đau bụng đi ngoài. Cách sử dụng mật ong pha nước ấm như sau: Lấy 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất, pha cùng 1 cốc nước ấm 40 – 50 độ. Khuấy đều uống vào buổi sáng. Trà hoa cúc – mật ong Từ xa xưa, trà hoa cúc là thức uống được nhiều người ưa thích. Loại trà này không chỉ bởi thơm ngon, dễ uống mà nó còn có rất nhiều công dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh. Đặc biệt, trà hoa cúc thường được sử dụng trị những bệnh về tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, viêm đường ruột, chống co thắt và giúp cơ thể bù nước. Cách sử dụng trà hoa cúc như sau: Lấy 4 – 5 bông cúc khô cho vào cốc, chế thêm nước đun sôi và đậy nắp hãm khoảng 5 – 10 phút. Chắt lấy nước, hòa thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong. Ngày uống 2 – 3 cốc. Trà bạc hà mật ong Trà bạc hà có thể trị các bệnh về dạ dày, đường ruột bởi lá bạc hà có chứa các chất chống oxy hóa có khả năng loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể và giúp chống viêm, giảm đau bụng khó tiêu. Ngoài ra, tinh dầu của lá bạc hà còn có tác dụng cải thiện chức năng đường ruột, làm giảm thiểu rối loạn tiêu hóa, đi ngoài rất tốt. Cách dùng lá bạc hà như sau: Lấy 4 – 5 lá bạc hà đem rửa sạch, cho vào ấm, chế thêm nước vừa đun sôi và đậy nắp hãm khoảng 5 phút. Chắt lấy nước hòa thêm cùng 1 – 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất. Khuấy đều và uống. Mỗi ngày uống 2 – 3 ấm. ☛ Tham khảo: 11 cách chữa đi ngoài nhiều lần trong ngày Những ai không nên sử dụng mật ong? Như phân tích ở trên, mật ong trị đau bụng đi ngoài khá tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp sử dụng. Dưới đây là một số trường hợp không nên sử dụng mật ong: Trẻ em dưới 1 tuổi muốn sử dụng mật ong nên tham khảo tư vấn của bác sĩ. Phụ nữ có thai không nên sử dụng bởi mật ong có thể  kích thích co tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Người có bệnh tiểu đường tuyệt đối không dùng mật ong bởi nó co thể làm gia tăng lượng đường trong máu. Người bị dị ứng phấn hoa, cần tây và các dị ứng khác liên quan đến hoạt động của ong không nên dùng mật ong, bởi nó có thể gây dị ứng. Những lưu ý khi dùng mật ong chữa đau bụng đi ngoài Để tăng tính hiệu quả của mật ong chữa đau bụng đi ngoài, người bệnh nên lưu ý: Chỉ sử dụng mật ong có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín. Không nên bảo quản mật ong bằng chai lọ nhựa hoặc kim loại. Nên sử dụng mật ong với nước ấm, tránh pha cùng nước nóng có thể làm giảm chất dinh dưỡng trong mật ong. Khi thấy mật ong có dấu hiệu sủi bọt không nên sử dụng bởi nó có thể là dấu hiệu mật ong đã nhiễm nấm men. Ngoài ra khi bị đau bụng đi ngoài người bệnh nên: Tránh ăn những loại thực phẩm tái, sống chưa nấu chín kĩ. Tránh bia, rượu, đồ uống có ga, món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng bởi nó có thể làm tình trạng đi ngoài thêm trầm trọng. Nên ăn các loại thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, tránh thuốc bảo quản. Chế biến các món ăn dưới dạng mềm như cháo, súp súp bù nước và giảm áp lực lên đường ruột. Bổ sung thêm sữa chua, rau xanh, trái cây tươi. Tràng phục linh PLUS –  hỗ trợ điều trị đau bụng đi ngoài do bệnh đại tràng Nếu được chẩn đoán đau bụng đi ngoài do mắc bệnh lý về đại tràng như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, ngoài việc sử dụng các phương pháp trên để ngăn ngừa triệu chứng, bạn nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị hiệu quả: Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT. Sản phẩm không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Tràng Phục Linh PLUS được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng (Tìm hiểu bản nghiên cứu đầy đủ được đăng tải vào tháng 4 năm 2017 tại: www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28406734) Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng: Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp. Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính. Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần. Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện. Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) xem TẠI ĐÂY Để đặt hàng online giao tận nhà với giá niêm yết vui lòng BẤM VÀO ĐÂY Qua bài viết trên, hy vọng người bệnh có thêm thông tin về cách sử dụng mật ong chữa đau bụng đi ngoài. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, phù hợp và chủ động thăm khám để biết chính xác tình trạng sức khỏe của mình. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào, hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh nhất nhé. Chia sẻ15

Đau bụng đi ngoài tụt huyết áp là bệnh gì? Cách cải thiện?

Tụt huyết áp là triệu chứng hầu như ai cũng gặp, bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau với triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt choáng váng, đầu óc quay cuồng. Vậy đau bụng đi ngoài tụt huyết áp là dấu hiệu bệnh gì? Có nguy hiểm không? Và cần làm gì để phòng ngừa tái phát? Để hiểu rõ hơn vấn đề, bạn hãy tìm hiểu qua thông tin dưới đây nhé. Mục lụcNguyên nhân gây đau bụng đi ngoài tụt huyết áp?Nguyên nhân sinh lýNguyên nhân do bệnh lýLàm gì khi bị đau bụng đi ngoài tụt huyết áp?Cách phòng tránh đau bụng đi ngoài tụt huyết ápThay đổi chế độ ăn uốngThói quen sinh hoạt lành mạnhThay đổi tư thế từ từThăm khám bác sĩTràng Phục Linh PLUS – Giảm đau bụng đi ngoài tụt huyết áp do viêm đại tràng Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài tụt huyết áp? Đau bụng đi ngoài tụt huyết do nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không kể đến một số nguyên nhân dưới đây: Nguyên nhân sinh lý Đau bụng đi ngoài kéo dài dễ khiến người bệnh rơi vào tình trạng mất nước, điện giải trầm trọng gây mệt mỏi, lả, tụt huyết áp. Nếu gặp tình trạng này, người bệnh không bù nước kịp thời dễ dẫn đến suy kiệt sức khỏe, để lâu có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân do bệnh lý Bệnh huyết áp thấp: Huyết áp là áp lực đẩy máu vào thành động mạch khi tim bơm máu. Huyết áp thấp là một bệnh lý về tim mạch, huyết áp thấp được xác định khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg, trong đó, huyết áp tâm thu <90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương <60 mmHg. Người bị huyết áp thấp thường có dấu hiệu chóng mặt, choáng váng, xanh xao kèm với các triệu chứng của các bệnh nền gây tụt huyết áp như: đau bụng, đi ngoài, sốt, lạnh run hay các bệnh mạn tính khác như viêm phế quản mạn, xơ gan, suy tim, ung thư, đái tháo đường,.. Các triệu chứng huyết áp thấp rất dễ nhận biết, người bệnh nên đo huyết áp ở tư thế nằm nhằm phát hiện ra triệu chứng đi kèm sẽ giúp bác sĩ có phương pháp điều trị hiệu quả. Bệnh tiêu chảy cấp: Tiêu chảy cấp là bệnh truyền nhiễm cấp tính với những triệu chứng nguy hiểm như: tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải, mất nước dẫn tới tụt huyết áp. Bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Để xác định tiêu chảy cấp, người bệnh dựa vào dấu hiệu: Tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần. Tiêu chảy mãn tính trên 4 tuần. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tiêu chảy cấp như: do nhiễm khuẩn, virus, nhiễm kí sinh trùng, sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh… Tiêu chảy cấp được chia làm 2 nhóm: 1. Tiêu chảy cấp do viêm ruột xuất tiết hoặc nhiễm kí sinh trùng: Người bệnh tiêu chảy cấp do viêm ruột xuất tiết hoặc nhiễm kí sinh trùng sẽ có triệu chứng: sốt và đi ngoài phân lỏng, trong phân có máu. 2. Tiêu chảy cấp không xâm nhập: Tiêu chảy cấp không xâm nhập thường xảy ra ở người bị tiêu chảy do nhiễm virus. Lúc này, người bệnh có triệu chứng: sốt, đi ngoài phân lỏng, toàn nước, không có máu trong phân. Bên cạnh 2 nhóm trên, người bệnh tiêu chảy cấp còn có một số triệu chứng: Đau bụng, đau âm ỉ hoặc đau nhói, cơn đau tăng lên khi đi ngoài. Nôn mửa, nôn ra toàn nước hoặc dịch mật. Khát nước liên tục. Da khô. Ít đi tiểu, nước tiểu có màu vàng sẫm. Mệt mỏi, chóng mặt, sụt cân,… Tiêu chảy cấp nếu không được điều trị, có thể diễn biến nặng hơn, gây mất nước nặng, tụt huyết áp, nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong. ☛ Xem thêm: Những thông tin về tiêu chảy cấp ở trẻ em Bệnh viêm đại tràng Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc đại tràng gây tổn thương ở các mức độ khác nhau, nhẹ thì niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu, nặng thì xuất hiện các vết loét, sung huyết và xuất huyết, thậm chí có thể có những ổ áp-xe nhỏ. Nguyên nhân của viêm đại tràng có thể do nhiễm trùng, bệnh viêm đường ruột (IBD), thiếu máu, phản ứng dị ứng hoặc viêm đại tràng vi thể. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ cao ở một số đối tượng: Người cao tuổi. Người thường xuyên làm việc, nghỉ ngơi không điều độ, hay lo lắng, căng thẳng. Người có chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên ăn những thực phẩm tái, sống, nhiều dầu mỡ, gia vị cay, nóng. Người thường xuyên sử dụng chất kích thích: đồ uống có cồn, thuốc lá, cà phê… Người thường xuyên lạm dụng thuốc kháng sinh gây loạn khuẩn ruột. Viêm đại tràng thường gây ra triệu chứng khó chịu như: Đau bụng: Cơn đau bụng dọc theo khung đại tràng, đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn. Triệu chứng đau tăng lên khi người bệnh sử dụng thực phẩm gây kích thích, ăn no, ăn đồ lạ… Rối loạn đại tiện: Đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón, sống phân, phân lỏng nát không thành khuôn. Vừa đi xong lại muốn đi tiếp, đi mót, đi không hết phân. Đi ngoài ra máu: Đi ngoài phân lỏng có máu đỏ tươi hay đen, mủ nhầy. Bụng chướng hơi, khó tiêu. Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh. Giai đoạn viêm đại tràng cấp, các triệu chứng đau bụng dữ dội, đi ngoài nhiều mất máu diễn ra dồn dập khiến người bệnh mất điện giải và nước dẫn đến tình trạng tụt huyết áp. Ở giai đoạn này, bệnh không được phát hiện và xử lý kịp thời dễ tiến triển thành viêm đại tràng mãn tính khiến việc điều trị khó khắn hơn và gây ra một số biến chứng nguy hiểm: Chảy máu đại tràng. Thủng đại tràng. Giãn hoặc đứt đại tràng. Ung thư đại tràng. Làm gì khi bị đau bụng đi ngoài tụt huyết áp? Đau bụng đi ngoài tụt huyết áp có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, cần sơ cứu người tụt huyết áp nhanh chóng và đúng cách, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra. Đầu tiên cần xác định người bệnh có tiền sử mắc tiểu đường hay không, nếu không có thì loại bỏ khả năng bệnh nhân bị hạ đường huyết và tập trung sơ cứu tụt huyết áp. Quá trình sơ cứu cần thực hiện các bước sau: Từ từ nâng người bệnh ngồi hoặc nằm xuống bề mặt phẳng. Dùng gối kê đầu và chân, dùng gối kê đầu và chân, lúc này chú ý nên kêu gối cao hơn so với đầu. Làm các động tác mát xa như vuốt trán, day đi day lại vào 2 huyệt thái dương để máu lưu thông tốt hơn. Pha nước uống có tính ấm nóng như trà gừng, nhân sâm, chè đặc, cafe,… hoặc thức ăn mặn sẽ giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu trở lại. Nhanh hơn, có thể cho người bệnh uống nhiều nước lọc giúp kích thích nhịp tim, tạm thời nâng chỉ số huyết áp lên. Cho người bệnh ăn một chút socola sẽ giúp bảo vệ thành mạch máu và giữ cho huyết áp được ổn định hơn. Sau khi áp dụng các cách trên, triệu chứng tụt huyết áp sẽ cải thiện. Khi đó, bạn hãy xoa bóp, cử động tay chân cho máu lưu thông và đỡ bệnh nhân từ từ ngồi dậy. Nếu không thấy bệnh nhân đỡ hơn sau sơ cứu, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Cách phòng tránh đau bụng đi ngoài tụt huyết áp Thay đổi chế độ ăn uống Để hạn chế tối đa tình trạng đau bụng đi ngoài tụt huyết áp, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày theo gợi ý dưới đây: Theo dõi tình trạng đau bụng đi ngoài, nếu tiêu chảy nhẹ dưới 24 giờ, triệu chứng có thể tự hết. Hoặc người bệnh có thể dự trữ một số thuốc trị tiêu chảy có thể có tác dụng ngay tức thời, giảm tình trạng phân bị lỏng hoặc hết tiêu chảy đối với trường hợp hợp nhẹ. Uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước, có thể người bệnh cần được bổ sung nước và điện giải một cách đầy đủ. Việc bù nước và điện giải có thể bằng các phương pháp như uống thật nhiều nước, uống oresol, nước lọc, nước trà hoặc nước ép táo,… Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để bù lại năng lượng đã mất. Nên ăn những loại thực phẩm giàu tinh bột như bột sắn, ngũ cốc, cơm trắng hoặc khoai tây. Ăn các món mềm, lỏng, nhiều vitamin, khoáng chất. Tránh xa các loại đồ ăn, đồ uống như phô mai, sữa, cà phê và bột yến mạch. Tránh xa bia, rượu, nước ngọt có ga, các món nhiều dầu mỡ, cay nóng. Tuyệt đối không ăn các thực phẩm sống như gỏi cuốn, rau sống, tiết canh,… Xem thêm: Lý giải nguyên nhân đau bụng đi ngoài sau khi uống cà phê Thói quen sinh hoạt lành mạnh Để ngăn ngừa và phòng tránh đau bụng đi ngoài tụt huyết áp hiệu quả, bạn cần thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh, tăng cường sức khoẻ và đề kháng như: Tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi. Khi bị đau bụng tiêu chảy không nên ăn kiêng quá mức khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, dễ tụt huyết áp. Có thói quen rửa tay với xà phòng thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, chế biến thực phẩm, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với những nơi vệ sinh công cộng. Đảm bảo giữ gìn vệ sinh thật tốt cho bản thân trong sinh hoạt mỗi ngày. Hạn chế tiếp xúc những môi trường nước bẩn, tránh việc bị lây nhiễm các vi khuẩn gây nên dịch tả, e coli,… Đau bụng đi ngoài kéo dài sẽ khiến người bệnh có cảm giác mệt mỏi. Vì vậy, người bệnh cũng nên nghỉ ngơi một vài ngày, nằm nghỉ thoải mái, chườm ấm bụng sẽ giúp cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài một cách đáng kể. Ngủ đủ giấc, gối đầu thấp hơn chân là những biện pháp giúp máu điều hòa tốt hơn, tránh được tình trạng tụt huyết áp. Khi ngủ nên kê gối đầu cao hơn chân khi ngủ giúp giảm ảnh hưởng của trọng lực, tránh được tình trạng tụt huyết áp. Nên cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, bảo đảm thời gian nghỉ ngơi và thư giãn của bản thân. Luyện tập các phương pháp ổn định tinh thần và điều hòa cơ thể như thiền, yoga,… để giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi. Không hoạt động quá lâu dưới thời tiết nắng nóng, cơ chế bài tiết thông qua việc toát mồ hôi vì hoạt động quá lâu sẽ khiến cơ thể mất nhiều nước sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng suy kiệt, dễ hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cho động mạch đàn hồi tốt, đảm bảo ổn định lượng máu lưu thông lên não và giữ huyết áp luôn bình thường. Thay đổi tư thế từ từ Những trường hợp làm việc ngồi lâu một tư thế, không nên thay đổi tư thế quá đột ngột. Nếu tính chất đặc thù công việc cần đứng nhiều nên mang tất, đi giày –  dép thoải mái, để giảm tình trạng máu ứ dồn ở chân. Thăm khám bác sĩ Đau bụng đi ngoài tụt huyết áp trường hợp nhẹ, có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu triệu chứng diễn ra thường xuyên, người bệnh nên tới cơ sở y tế để được thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp, tránh diễn biến nguy hiểm. ☛Tham khảo: 11 cách chữa đi ngoài nhiều lần trong ngày đơn giản Tràng Phục Linh PLUS – Giảm đau bụng đi ngoài tụt huyết áp do viêm đại tràng Nếu như bạn thường xuyên gặp triệu chứng đau bụng đi ngoài tụt huyết áp do bệnh viêm đại tràng, bạn nên sử dụng sản phẩm dành riêng cho các bệnh lý này: Tràng Phục Linh PLUS. Sản phẩm chứa các thảo dược như Bạch Thược, Hoàng Bá, Bạch Truật… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma và hoạt chất 5 – HTP. Nhờ vậy, Tràng Phục Linh PLUS đem lại các công dụng: Giảm co thắt đại tràng: Thành phần 5 – HTP có tác dụng giảm co thắt đại tràng, nhờ đó, giảm đau bụng và kiểm soát số lần đi ngoài. Phục hồi niêm mạc đại tràng: Thành phần ImmuneGamma giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột, tăng sức đề kháng và tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Kích thích tiêu hóa: Tràng Phục Linh PLUS giúp kích thích tiêu hóa, điều hòa nhu động đại tràng, khắc phục tình trạng đầy bụng, chướng hơi, đau bụng quặn bên dưới và đi ngoài phân sống. Người bệnh nên chia làm 2 lần uống với số lượng 4 – 6 viên/ngày. Khi triệu chứng được cải thiện, có thể giảm còn 2 viên/ ngày. Đặc biệt, Tràng Phục Linh PLUS là một trong những sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín của Hoa Kỳ công nhân về hiệu quả cải thiện viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY Để đặt hàng online, bạn có thể bấm ĐẶT TẠI ĐÂY Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline miễn cước 1800 1506 (trong giờ hành chính) để được tư vấn thêm. Chia sẻ0

Đau bụng đi ngoài chóng mặt toát mồ hôi là bệnh gì? Cách cải thiện!

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp phải. Triệu chứng này kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hằng ngày. Nhiều người thắc mắc, đau bụng đi ngoài chóng mặt toát mồ hôi là dấu hiệu bệnh gì? Làm gì để cải thiện tình trạng này? Để giải đáp thắc mắc, các bạn cùng theo dõi thông tin bài viết dưới đây nhé. Mục lụcĐau bụng đi ngoài chóng mặt toát mồ hôi là dấu hiệu bệnh gì?1. Bệnh lý về gan mật2. Bệnh lý về đại tràngBệnh lý về đường ruộtĐau bụng đi ngoài chóng mặt toát mồ hôi cần làm gì?Đi khám sớmBù nước Dùng thuốc tâyMẹo dân gianTràng Phục Linh PLUS – Giải pháp cho người đau bụng đi ngoài chóng mặt toát mồ hôi do hội chứng ruột kích thích Đau bụng đi ngoài chóng mặt toát mồ hôi là dấu hiệu bệnh gì? Quá trình đào thải phân ra khỏi cơ thể theo phản xạ đại tiện. Khi phân vào trực tràng, các dây thần kinh ở trực tràng sẽ kích thích, các xung động được truyền theo các sợi phó giao cảm đến ruột già làm tăng sóng nhu động và làm giảm co thắt trong hậu môn. Từ đó, quá trình tống phân kết hợp với sự co thắt ở thành bụng giúp đẩy phân ra ngoài. Triệu chứng đau bụng đi ngoài chóng mặt toát mồ hôi khá nhiều người gặp phải. Đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là một số bệnh lý liên quan đến đau bụng đi ngoài chóng mặt toát mồ hôi: 1. Bệnh lý về gan mật Bệnh lý về gan Triệu chứng đau bụng đi ngoài chóng mặt toát mồ hôi là dấu hiệu của một số bệnh lý về gan như: viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, men gan tăng, ung thư gan… Do gan là cơ quan đảm nhiệm rất nhiều vai trò trong cơ thể, là trung tâm điều hòa và chuyển hóa các chất, nhất là bộ máy tiêu hóa. Khi chức năng gan có vấn đề, một số bệnh lý về gan khiến gan bị tổn thương cũng khiến bộ máy tiêu hóa gặp trục trặc. Một số bệnh lý về gan như: viên gan, B, viêm gan C, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan… có thể gây rối loạn tiêu hóa. Một số dấu hiệu rối loạn tiêu hóa có thể kể đến: thay đổi thói quen đại tiện, tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi… Những triệu chứng này khiến người mệt mệt mỏi, ăn uống khó tiêu, hoa mắt chóng mặt, toát mồ hôi, sốt nhẹ… Bệnh lý về mật Túi mật và ống túi mật là bộ phận dự trữ dịch mật do gan sản xuất ra. Túi mật có tác dụng co bóp bài tiết đẩy dịch mật vào ống mật chủ, qua tá tràng và đưa xuống ruột non, giúp phân hủy các chất béo, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể người. Bên cạnh đó, túi mật còn có vai trò như một van điều phối dẫn mật vào tá tràng xuống ruột non một cách nhịp nhàng. Một số bệnh lý về túi mật như: viêm túi mật, sỏi mật, giun chui ống mật, áp xe túi mật… khiến chức năng của túi mật bị ảnh hưởng với nhiều mức độ khác nhau. Vì dịch mật có vai trò quan trọng đối với chức năng tiêu hóa nên khi thoạt hoạt động của mật gặp trục trặc, chức năng tiêu hóa bị rối loạn gây triệu chứng: đau bụng đi ngoài, chán ăn, ăn không ngon miệng, buồn nôn hoặc nôn khiến cơ thể luôn luôn chóng mặt, mệt mỏi. Ngoài ra, bệnh có thể gây triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, toát mồ hôi. Một số bệnh lý về túi mật có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như: thủng túi mật, viêm phúc mạc, viêm mủ hoặc áp-xe đường dẫn mật,… gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, khi có triệu chứng các bệnh lý liên quan đến túi mật, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra 2. Bệnh lý về đại tràng   Viêm đại tràng: Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương tại niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau. Bệnh ở mức độ nhẹ, niêm mạc tổn thương dễ chảy máu, nặng thì xuất hiện các vết loét, sung huyết và xuất huyết, thậm chí có thể có những ổ áp – xe nhỏ. Khi đại tràng bị viêm, người bệnh đối mặt với nhiều triệu chứng như: đau tức vùng bụng dưới, nặng bụng, đau bụng đi ngoài, phân không thành khuôn, đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng. Với những trường hợp viêm đại tràng nặng, mỗi lần tái phát, người bệnh có thể đau bụng đi ngoài 6 – 7 lần/ ngày, xuất hiện máu trong phân, mất nước, sốt. Các triệu chứng này kéo dài gây tình trạng mất nước, mệt mỏi khiến người bệnh hoa mắt chóng mặt, choáng váng, cơ thể toát mồ hôi, ớn lạnh. Bệnh viêm đại tràng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết tiêu hóa, thủng đại tràng, ung thư đại tràng, giãn đại tràng cấp tính gây nguy hiểm đến tính mạng. Hội chứng ruột kích thích: Hội chứng ruột kích thích hay còn được gọi là viêm đại tràng co thắt, rối loạn chức năng đại tràng. Đây là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, tái đi tái lại nhiều lần mà khi người bệnh đi khám, làm các xét nghiệm đều không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu cũng như tổ chức sinh hoá ở ruột. Triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích là gây rối loạn tiêu hóa kéo dài: Đi ngoài lúc tiêu chảy, lúc táo bón hoặc vừa táo bón vừa tiêu chảy, đau bụng âm ỉ dọc khung đại tràng hoặc ở bụng dưới, cơn đau có thể tăng lên sau khi ăn no hoặc trước khi đi đại tiện. Những dấu hiệu này kéo dài gây mệt mỏi cho người bệnh, khiến người thể trạng người bệnh giảm gây choáng váng, gai người, ớn lạnh, toát mồ hôi. Tuy nhiên, bệnh không bao giờ gây ra triệu chứng đi ngoài ra máu. Ngoài các triệu chứng chính kể trên, hội chứng ruột kích thích còn một số dấu hiệu: Bụng đầy hơi, cảm giác nặng bụng. Nhức đầu. Mất ngủ. Trung tiện nhiều, cảm giác đi chưa hết phân. Chán ăn, ăn uống không ngon, mất ngủ. Sụt cân nhanh. Chóng mặt hoa mắt… Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích có thể được kiểm soát khi người bệnh thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Khi người bệnh ăn uống khoa học, kiêng khem, các triệu chứng dễ mất đi hoặc khi ăn các thức ăn không phù hợp, các triệu chứng rối loạn dễ bùng phát nhanh chóng. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám và làm các xét nghiệm để xác định bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. ☛ Chi tiết: Thông tin về bệnh hội chứng ruột kích thích Ung thư đại tràng: Ung thư đại tràng thường bắt nguồn từ các polyp lành tính. Về bản chất, polyp không phải là ung thư nhưng qua thời gian chúng có thể phát triển thành ung thư khi các tế bào bất thường bắt đầu phân chia và lan rộng đến các bộ phận khác của cơ thể. Đây được coi là bệnh lý nguy hiểm tại hệ tiêu hóa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng người bệnh. Ung thư đại tràng ở giai đoạn mới chớm, hầu như ít có dấu hiệu rõ ràng cho đến khi bệnh ở những giai đoạn sau, người bệnh dễ nhận biết với những triệu chứng như: Đau bụng vùng bụng dưới. Đi ngoài hoặc táo bón. Phân có lẫn máu hoặc chất nhầy. Chóng mặt hoa mắt. Sốt, ớn lạnh, toát mồ hôi. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sụt cân nhanh. Ung thư đại tràng nếu phát hiện ở giai đoạn đầu và được can thiệp kịp thời sẽ có tiên lượng tốt. Nếu phát hiện giai đoạn càng muộn, việc điều trị kéo dài sự sống cho người bệnh càng giảm. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có phương pháp điều trị từ sớm, tránh những diễn nguy hiểm. Bệnh lý về đường ruột Viêm ruột thừa: Viêm ruột thừa là tình trạng viêm cấp tính của ruột thừa. Nguyên nhân có thể do sự tắc nghẽn trong lòng ống ruột thừa dẫn đến nhiễm trùng, vi khuẩn nhân lên nhanh chóng, làm cho ruột thừa bị viêm, sưng và chứa đầy mủ. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ. Triệu chứng điển hình của bệnh là: Đau tại nhiều vị trí: hông lưng, hạ vị, dưới sườn phải… Rối loạn tiêu hóa như: ăn không ngon, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy khiến người bệnh mệt mỏi, cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất nên dễ bị chóng mặt. Sốt nhẹ do viêm nhiễm ruột thừa dẫn tới toát mồ hôi. Một số bệnh lý khác: Ung thư đại tràng sigma. Ung thư trực tràng. Khi có triệu chứng đau bụng đi ngoài chóng mặt toát mồ hôi không rõ nguyên nhân, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và tìm ra nguyên nhân, có phương pháp điều trị phù hợp, tránh những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe. Đau bụng đi ngoài chóng mặt toát mồ hôi cần làm gì? Như chia sẻ ở trên, đau bụng đi ngoài chóng mặt toát mồ hôi có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, khi gặp phải triệu chứng này người bệnh nên: Đi khám sớm Việc chủ động thăm khám sớm sẽ giúp người bệnh có cơ hội điều trị bệnh từ sớm, hạn chế những diễn biến phức tạp của bệnh . Vì vậy, người bệnh nên chủ động thăm khám khi có các dấu hiệu: Sốt cao trên 38 độ C. Đi ngoài tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Có dấu hiệu mất nước: khát nước, khô miệng. Đi ngoài có lẫn máu trong phân. Buồn nôn, nôn nhiều. Mất khả năng nhìn, nói. Có dấu hiệu co giật, run tay chân. Vàng mắt, vàng da. Bộ phận sinh dục có dấu hiệu sưng tấy. Bù nước Đau bụng đi ngoài chóng mặt toát mồ hôi cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mất nước, điện giải. Việc người bệnh cần làm ngay tức thì là bổ sung lượng nước đã mất qua đường tiêu hóa bằng cách: uống nhiều nước, uống nước trái cây, trà, hoặc bổ sung oresol theo hướng dẫn trên bao bì hoặc tư vấn của bác sĩ. Dùng thuốc tây Sử dụng thuốc giúp giảm cơn đau bụng và cầm tiêu chảy là phương pháp mang lại kết quả nhanh nhất. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa đau bụng đi ngoài, không phải ai cũng hiểu về thuốc, sự an toàn và biết cách sử dụng. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng tới sức khoẻ. Đa số, các trường hợp đau bụng đi ngoài toát mồ hôi thường do nguyên nhân bệnh lý gây ra. Người bệnh cần thăm khám cụ thể và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. ☛ Xem thêm: Đau bụng đi ngoài uống panadol được không? Mẹo dân gian Bên cạnh các phương pháp trên, người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để cải thiện. Dưới đây là một số cách chữa đau bụng đi ngoài chóng mặt toát mồ mà hôi người bệnh có thể tham khảo: 1. Dùng vỏ cam quýt   Trong Đông y, vỏ cam, quýt hay còn được gọi là trần bì. Đây là vị thuốc được dùng để chữa các bệnh về đường ruột. Trong trần bì có chứa Flavonoid, chất xơ, vitamin, giúp giảm nhu động ruột, tăng cường hệ miễn dịch, rất tốt cho hệ tiêu hoá. Vì vậy, sử dụng trần bì sẽ giúp giảm đau bụng đi ngoài một cách đáng hiệu quả. Cách sử dụng trần bì như sau: Bỏ cam quýt khi còn tươi đem thái nhỏ, rửa sạch, phơi khô. Bảo quản trong lọ có nắp đậy. Mỗi khi dùng chỉ cần lấy 1 nhúm trần bì đem hãm với nước đun sôi khoảng 10 phút. Chắt lấy nước uống khi còn ấm. Nên uống nhiều lần trong ngày. 2. Sử dụng quả sung Nghiên cứu chỉ quả sung có chứa các acid shikimic, acid malic, acid oxalic, acid quinic, acid citric và các khoáng chất như: canxi, photpho, kali và các vitamin B,C… giúp điều hòa hoạt động nhu động ruột, tăng hấp thu nước, điện giải ở lòng ruột và ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Cách sử dụng quả sung chữa đi ngoài theo cách sau: Chuẩn bị quả sung đem rửa sạch với nước muối loãng, vớt ra để ráo nước. Thái quả sung theo lát và đem phơi khô, tán thành bột mịn và bảo quản trong lọ dùng dần. Mỗi lần bị đi ngoài lấy 8 – 10g bột quả sung, hòa với nước để uống. Nên uống 3 lần/ ngày. 3. Sử dụng lá ổi non Theo y học hiện đại nghiên cứu, trong lá ổi non có chứa 7 – 10% tanin và các kháng sinh tự nhiên. Tanin có tác dụng săn se niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm mất nước và giảm nhu động ruột nên giảm đau bụng đi ngoài rất hiệu quả. Ngoài ra, trong lá ổi non có các kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột rất tốt. Cách sử dụng lá ổi non như sau: Lấy 1 nắm lá ổi non gồm cả lá già và lá non đem rửa sạch. Cho vào ấm đun cùng 2 bát nước. Đun sôi rồ vặn nhỏ lửa liu riu khoảng 15 – 20 phút rồi tắt bếp. Để nguội, chắt lấy nước uống. Mỗi lần uống 1 chén nhỏ, uống nhiều lần trong ngày. ☛ Tham khảo: 11 cách chữa đi ngoài nhiều lần trong ngày Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp cho người đau bụng đi ngoài chóng mặt toát mồ hôi do hội chứng ruột kích thích Tràng Phục Linh PLUS là một trong những sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được trường đại học Y Hà Nội, trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín của Hoa Kỳ công nhân về hiệu quả cải thiện viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Sản phẩm chứa các thảo dược như Bạch Thược, Hoàng Bá, Bạch Truật… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma và hoạt chất 5 – HTP. Tràng Phục Linh PLUS đem lại các công dụng: Giảm co thắt đại tràng: Thành phần 5 – HTP có tác dụng giảm co thắt đại tràng, nhờ đó, giảm đau bụng và kiểm soát số lần đi ngoài. Phục hồi niêm mạc đại tràng: Thành phần ImmuneGamma giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột, tăng sức đề kháng và tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Kích thích tiêu hóa: Tràng Phục Linh PLUS giúp kích thích tiêu hóa, điều hòa nhu động đại tràng, khắc phục tình trạng đầy bụng, chướng hơi, đau bụng và đi ngoài phân sống. Người bệnh nên chia làm 2 lần uống với số lượng 4 – 6 viên mỗi người. Khi triệu chứng được cải thiện, có thể giảm còn 2 viên/ ngày. Sản phẩm hiện đã có mặt tại hơn 10000 nhà thuốc trên toàn quốc. Để xem các địa điểm gần bạn nhất, vui lòng Click TẠI ĐÂY Để đặt mua hàng online, giao hàng tận nhà với giá niêm yết, vui lòng Click TẠI ĐÂY Đau bụng đi ngoài chóng mặt toát mồ hôi dù do bất cứ nguyên nhân nào gây ra, người bệnh cũng không nên chủ quan bởi nó gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khoẻ. Qua thông tin bài viết trên, nếu bạn gặp phải tình trạng này, bạn đọc đã có biện pháp xử lý đúng cách, tránh để xảy ra những đang tiếc không đáng có. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, bạn có thể liên hệ đến Hotline miễn cước 1800 1506 (trong giờ hành chính) để các chuyên gia của chúng tôi tư vấn. Chia sẻ0

Bị đau bụng đi ngoài có uống sữa được không?

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi ngoài dài ngày, người bệnh lo lắng cơ thể không đủ dinh dưỡng và muốn bổ sung thêm sữa để cung cấp thêm dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không biết khi bị đau bụng đi ngoài có uống sữa được không? Có khiến bệnh thêm trầm trọng hơn không? Để giải đáp thắc mắc, bạn đọc tham khảo nội dung thông tin bài viết dưới đây nhé. Mục lụcLợi ích tuyệt vời của sữa đối với sức khỏeBị đau bụng đi ngoài có nên uống sữa?Đau bụng đi ngoài nên uống sữa gì?Sữa chuaSữa thực vậtĐau bụng đi ngoài cần chú ý gì khi uống sữa?Chế độ ăn uống khi bị đau bụng đi ngoàiĐau bụng đi ngoài nên ăn gì?Đau bụng đi ngoài không nên ăn gì?Phòng ngừa tình trạng đau bụng đi ngoàiTràng Phục Linh Plus – Giảm đau bụng đi ngoài do bệnh đại tràng Lợi ích tuyệt vời của sữa đối với sức khỏe Giảm các bệnh về tim mạch Một trong những tác dụng tuyệt vời của sữa chính là giảm các bệnh về tim mạch. Hàm lượng protein trong sữa giúp giảm huyết áp, tăng cường hoạt động của các mạch máu, hệ tim mạch. Theo khuyến cáo, có thể uống 0,5 lít sữa mỗi ngày giúp giảm từ 15-20 % nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Bổ sung canxi, chắc khỏe xương Sữa là một trong những thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Đây là những thành phần quan trọng giúp hệ xương phát triển, giảm nguy cơ loãng xương, giúp răng chắc hơn. Bên cạnh đó, canxi còn giúp co bóp đẩy máu đi khắp cơ thể, nếu lượng canxi thấp cơ thể sẽ rút canxi từ xương để bổ sung cho máu. Vì vậy, nếu cơ thể được bổ sung đầy đủ canxi hằng ngày thì canxi cho máu có thể được cấp đủ và bảo toàn canxi trong xương. Tăng khả năng hấp thu dưỡng chất Trong sữa có thành phần photpho giúp kích thích các cơ quan trong cơ thể trao đổi chất hoạt động tích cực hơn. Từ đó, cơ thể sẽ được hấp thu hoàn toàn các dưỡng chất từ thức ăn. Vì vậy, sữa được coi là loại thực phẩm có công dụng rất tốt với cơ thể. Phát triển cơ bắp Trong sữa có hàm lượng protein giúp cơ bắp phát triển. Ngoài ra, nó còn chứa hàm lượng axit amin và những chất đặc biệt hỗ trợ cho việc tăng cường cơ bắp, cải thiện và phục hồi các cơ, ngăn ngừa tình trạng nhức mỏi cơ bắp, bổ sung thêm các chất đã bị tiêu hao trong quá trình hoạt động thể chất. Làm đẹp da Trong sữa tươi có chứa nhiều chất chống oxy hóa như: vitamin E, Bbeta-carotene… mang đến nhiều lợi ích cho da, giúp trẻ hóa làn da. Vitamin B trong sữa giúp bảo vệ da khỏi tác động của oxy hóa, giúp da mịn màng, sáng đẹp. Canxi giúp tạo lên lớp da, phục hồi vùng da bị hư tổn. Kẽm giúp kiểm soát dầu nhờn, hạn chế sự xuất hiện của mụn. Giảm căng thẳng Các thành phần vitamin A, vitamin D, canxi, protein, chất chống oxy hóa trong sữa giúp xoa dịu tinh thần, ổn định tâm lý. Có thể coi sữa như liều thuốc an thần, giảm căng thẳng sẽ giúp xoa dịu thần kinh, cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn phục hồi, các cơ được thư giãn và đầu óc minh mẫn, tỉnh táo hơn. Bị đau bụng đi ngoài có nên uống sữa? Đau bụng đi ngoài là tình trạng thường gặp, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột hay mắc một số bệnh lý tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, bệnh đại tràng… Khi đau bụng đi ngoài tức là hệ tiêu hóa đang bị suy yếu, hoạt động bị trục trặc. Nếu người bệnh sử dụng sữa sẽ khiến hệ tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng trong sữa cũng giảm đi đáng kể. Đặc biệt, các loại sữa động vật có chứa nhiều chất béo và lactose – một loại đường khó tiêu gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Khi cơ thể không bài tiết được enzyme lactase, đường lactose trong sữa không được phân giải, hấp thu sẽ di chuyển xuống đại tràng và hệ vi khuẩn tại đây chuyển hóa. Vì vậy, những người mắc hội chứng không dung nạp lactose thường có dấu hiệu đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, đau bụng đi ngoài khi sử dụng sữa động vật. Ngay cả những trường hợp trước đây không bị hội chứng dung nạp Lactose cũng gặp phản ứng này. Sữa được coi là thức uống bổ dưỡng cung cấp nhiều dưỡng chất, canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, khi bị đau bụng đi ngoài, để tránh triệu chứng nặng hơn, bạn nên hạn chế các loại sữa động vật chứa đường lactose. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng sữa từ thực vật hoặc chế phẩm từ sữa như sữa chua. Đau bụng đi ngoài nên uống sữa gì? Sữa có nguồn gốc từ động vật không tốt cho người đang bị đau bụng đi ngoài. Tuy nhiên, thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng sữa  có nguồn gốc từ thực vật giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể như sữa chua, sữa đậu nành. Sữa chua Sữa chua được tạo thành bởi các vi khuẩn lên men của sữa. Trong sữa chua có chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột cùng các loại vitamin, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn: Vitamin A, B6, B12, C, D, E, K Hàm lượng protein, canxi, kali, kẽm, sắt cao. Có chứa lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa  là Lactobacillus Acidophilus và Bifido Bacterium. Vì vậy, sữa chua giúp tăng cường chức năng cho bộ máy tiêu hóa, ngăn chặn vi khuẩn gây hại và giảm các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, chướng hơi, đi ngoài, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Sữa chua rất tốt cho tiêu hóa.Tuy nhiên, khi bị đau bụng đi ngoài, bạn không nên lạm dụng dùng quá nhiều sữa chua bởi nó có thể khiến cồn cào dạ dày, đầy hơi hoặc triệu chứng đi ngoài thêm trầm trọng. Mỗi ngày nên ăn khoảng 1-2 hộp sữa chua giúp các vi khuẩn có lợi dễ dàng phát huy tác dụng trong đường ruột. Sữa thực vật Sữa thực vật là thức uống bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Đây là loại sữa không chứa lactose, nhiều protein thực vật và phospholipids, vitamin B1, B2, khoáng chất như sắt và đặc biệt là canxi nên có thể bổ sung thay thế sữa động vật trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, thích hợp cho người đang bị đau bụng đi ngoài. Một số loại sữa thực vật: sữa ngô, sữa gạo, sữa hạnh nhân, sữa yến mạch,… có thể thay thế sữa động vật rất tốt cho tiêu hóa. Lưu ý, khi chế biến sữa thực vật, nên hạn chế tối đa chất ngọt để tránh gây chướng bụng khó tiêu. Đau bụng đi ngoài cần chú ý gì khi uống sữa? Các loại sữa từ thực vật rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng đúng cách có thể gây phản tác dụng. Vì vậy, khi sử dụng sữa bạn nên chú ý: Không nên uống quá nhiều sữa một lần, có thể uống 1-2 cốc/ ngày. Với sữa chua, chỉ nên dùng 250ml/ ngày. Hạn chế uống sữa ngọt bởi nó có thể khiến tình trạng đau bụng đi ngoài thêm nặng hơn. Không nên uống sữa lạnh, nên sử dụng sữa ấm tầm 30-35 độ. Tránh uống sữa khi bụng trống rỗng. Chế độ ăn uống khi bị đau bụng đi ngoài Chế độ ăn uống rất quan trọng với người bị đau bụng đi ngoài. Việc sử dụng một số loại thực phẩm giúp cải thiện và phòng ngừa đau bụng đi ngoài tái phát rất hiệu quả. Dưới đây là một số thực phẩm nên hay không nên sử dụng giúp người đau bụng tiêu chảy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Đau bụng đi ngoài nên ăn gì? Người đau bụng đi ngoài nên bổ sung một số loại thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn hăng ngày: Bổ sung đầy đủ nước: Đau bụng đi ngoài kéo dài sẽ khiến cơ thể mất nước. Vì vậy, bạn nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, theo khuyến cáo nên uống từ 1,5 – 2 lít nước/ ngày để bù lại lượng nước đã mất và giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm nước trái cây, rau củ hoặc sử dụng oresol theo hướng dẫn cụ thể để tránh mất nước. Thực phẩm giàu tinh bột: Khi bị đau bụng đi ngoài, bạn nên bổ sung nhóm thực phẩm giàu tinh bột như: gạo, khoai tây, khoai lang, lúa mì, ngũ cốc… giúp cơ thể cung cấp năng lượng, hỗ trợ phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó, đây cũng là nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa, cải thiện ngăn ngừa đi ngoài hiệu quả. Thực phẩm giàu đạm: Một số thực phẩm giàu đạm tốt cho người đau bụng đi ngoài như: thịt gà, thịt bò, trứng… giúp cung cấp protein, ít chất béo, giúp người bệnh dễ tiêu hóa, hỗ trợ phục hồi sức khỏe. Thực phẩm giàu vitamin: Vitamin là nhóm thực phẩm không thể thiếu giúp duy trì sự sống cho cơ thể, đặc biệt quan trọng với người bị đau bụng đi ngoài. Người bệnh đau bụng đi ngoài bị mất cân bằng điện phân trong cơ thể nên bổ sung một số loại trái cây như: ổi, việt quất, táo, chuối… giúp hệ tiêu hóa ổn định, thanh mát cho hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng đi ngoài. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi như: bí xanh, bí đỏ, rau chân vịt, súp lơ xanh… giúp bổ sung chất xơ và cung cấp vitamin, làm lành các tổn thương do viêm nhiễm gây ra. Món ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa: Khi bị đau bụng đi ngoài, người bệnh cần giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa bằng cách ăn những món ăn dễ tiêu như cháo, súp, ăn các món thanh đạm, ít dầu mỡ giúp dễ hấp thu và hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Đau bụng đi ngoài không nên ăn gì? Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, để cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài cũng như không làm các triệu chứng trở nên nặng hơn người bệnh cần hạn chế sử dụng những thực phẩm dưới đây: Các loại thực phẩm nhiều đường có thể gây đầy bụng, khó tiêu và tăng tình trạng đau bụng đi ngoài. Bia rượu và đồ uống có ga ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa khiến người bệnh có cảm giác đau bụng, đầy bụng khó tiêu. Tránh các loại đồ ăn sống, tái như gỏi, nem chua, sushi, rau sống… bởi chúng chứa nhiều tạp khuẩn, vi khuẩn gây hại cho cơ thể gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột khiến tình trạng đau bụng đi ngoài thêm trầm trọng hơn. Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ chúng dễ gây tình trạng khó tiêu, kích thích niêm mạc ruột khiến tình trạng đau bụng đi ngoài càng lâu cải thiện. Tuyệt đối tránh xa bia, rượu, chất kích thích, cafein gây ảnh hưởng không tốt tới niêm mạc đại tràng. ☛ Xem thêm: Tiêu chảy cấp nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi, nhanh lại sức Phòng ngừa tình trạng đau bụng đi ngoài Để hạn chế tình trạng đau bụng đi ngoài, người bệnh nên chú ý một số lời khuyên dưới đây: Nên ăn chín, uống sôi, tránh xa những thực phẩm tái, sống như tiết canh, gỏi, mắm tôm. Không ăn những thực phẩm qua shanj sử dụng, có dấu hiệu nấm, mốc. Tránh ăn các thức ăn nhanh, nhiều chất bảo quản, để lâu trong tủ lạnh. Dụng cụ, đồ dùng chế biến món ăn cần bảo quản và rửa sạch sẽ. Nên vệ sinh cá nhân, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ăn uống điều độ, không nên ăn quá no. Hạn chế ăn các món ăn lạ. Tràng Phục Linh Plus – Giảm đau bụng đi ngoài do bệnh đại tràng NGoài lưu ý chọn lựa sử dụng sữa cũng như chế độ ăn uống để hạn chế tình trạng đau bụng đi ngoài, để kiểm soát các triệu chứng đau bụng đi ngoài do bệnh viêm đại tràng hoặc đại tràng co thắt, bạn có thể bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chuyên biệt cho các bệnh lý này: Tràng Phục Linh PLUS. Sản phẩm chứa các thảo dược như Bạch Thược, Hoàng Bá, Bạch Truật… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma và hoạt chất 5 – HTP. Nhờ vậy, Tràng Phục Linh PLUS đem lại các công dụng: Giảm co thắt đại tràng: Thành phần 5 – HTP có tác dụng giảm co thắt đại tràng, nhờ đó, giảm đau bụng và kiểm soát số lần đi ngoài. Phục hồi niêm mạc đại tràng: Thành phần ImmuneGamma giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột, tăng sức đề kháng và tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Kích thích tiêu hóa: Tràng Phục Linh PLUS giúp kích thích tiêu hóa, điều hòa nhu động đại tràng, khắc phục tình trạng đầy bụng, chướng hơi, đau bụng quặn bên dưới và đi ngoài phân sống. Người bệnh nên chia làm 2 lần uống với số lượng 4 – 6 viên mỗi người. Khi triệu chứng được cải thiện, có thể giảm còn 2 viên/ ngày. Tràng Phục Linh PLUS là một trong những sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín của Hoa Kỳ công nhân về hiệu quả cải thiện viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY Để đặt hàng online, bạn có thể bấm ĐẶT TẠI ĐÂY Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về chứng đau bụng đi ngoài hay những thông tin về sản phẩm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 1506 (trong giờ hành chính) để được tư vấn cụ thể nhé. Chia sẻ15

Đau bụng đi ngoài có phải Covid? Cách phân biệt?

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn thất to lớn cho toàn nhân loại và tác đến mỗi người theo những cách khác nhau. Hầu hết những người nhiễm virus đều có triệu chứng trên đường hô hấp như: sốt, cảm cúm, khó thở, ho…Tuy nhiên, có một số người có dấu hiệu đau bụng đi ngoài và không biết có phải do Covid không? Để hiểu rõ hơn, các bạn cùng tìm hiểu thông tin bài viết dưới đây nhé. Mục lụcĐau bụng đi ngoài có phải Covid không?Tại sao Covid lại gây đau bụng đi ngoài?Do nhiễm virus ARS-CoV-2Do sử dụng thuốcDo chế độ ăn uốngMột số bệnh lý khác gây đau bụng đi ngoàiHội chứng ruột kích thíchPolyp đại trực tràngViêm đại tràngRối loạn vi sinh đường ruộtBị Covid gây đau bụng đi ngoài cần khi nào cần đi khám?Khi bị đau bụng đi ngoài cần làm gì?Có chế độ ăn uống khoa học – lành mạnhDùng mẹo dân gianSử dụng thuốcTràng Phục Linh Plus –  Giảm đau bụng đi ngoài do bệnh đại tràng Đau bụng đi ngoài có phải Covid không? Hầu hết mọi người đều được cảnh báo về triệu chứng Covid như: sốt cao, ho nhiều, khó thở, cảm cúm…. Tuy nhiên, sau thời kì đầu đại dịch lan rộng, bằng chứng dịch tễ đã chỉ ra, dấu hiệu nhiễm trùng và triệu chứng của Covid không chỉ xuất hiện ở đường hô hấp mà còn xuất hiện ở cơ quan tiêu hóa. Người nhiễm virus có thể có triệu chứng đau bụng, đi ngoài, nôn, kém ăn, chóng mặt …. Theo thống kê của Bộ Y tế, triệu chứng thường gặp của trẻ em mắc Covid: sốt (63%), ho (34%), buồn nôn/nôn (20%), tiêu chảy (20%), khó thở (18%)… Như vậy tỷ lệ trẻ em nhiễm virus ARS-CoV-2 có biểu hiện nôn, tiêu chảy khá nhiều. Đau bụng, tiêu chảy là một trong những triệu chứng khá phổ biến của người bệnh mắc COVID-19. Tuy nhiên, nó cũng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác như: rối loạn tiêu hóa hay một số bệnh lý tiêu hóa (hội chứng ruột kích thích, dị ứng thực phẩm, nhiễm khuẩn…). Vì vậy, khi thấy xuất hiện đau bụng tiêu chảy, người bệnh nên quan sát kĩ triệu chứng và nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và có phương án can thiệp kịp thời. Tại sao Covid lại gây đau bụng đi ngoài? Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh Covid đau bụng đi ngoài, trong đó, có 3 nguyên chính: Do nhiễm virus ARS-CoV-2 Khi nhiễm virus SARS-CoV-2 ngoài các biểu hiện về hô hấp còn có các triệu chứng về bệnh đường tiêu hoá như: nôn ói, tiêu chảy. Nguyên nhân bởi một phần virus hít phải không xâm nhập vào đường hô hấp và đi xuống đường tiêu hóa. Tại đây, chúng kích thích đường tiêu hóa, gây ra các phản xạ tự bảo vệ của hệ tiêu hóa như tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hóa để nhanh chóng tống chúng ra khỏi cơ thể, gây triệu chứng đau bụng đi ngoài, tiêu chảy, nôn ói, rối loạn tiêu hóa. Do sử dụng thuốc Khi thấy có triệu chứng nhiễm Virus Covid, người bệnh thường có tâm lý hoang mang, lo lắng và mua các loại thuốc điều trị triệu chứng như: thuốc kháng sinh, thuốc ho, rồi một loạt vitamin để tăng cường hệ miễn dịch, tăng đề kháng. Vì vậy, có thể chúng gây tác dụng phụ dẫn tới đau bụng, đi ngoài. Để xử lý tình trạng này, người bệnh có thể bổ sung men tiêu hóa, sữa chua để cải thiện tình trạng đi ngoài. Do chế độ ăn uống Tâm lý khi biết mắc Covid 19, người bệnh thường tăng cường bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng giúp nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, nhiều người bổ sung những loại thực phẩm không hợp với cơ thể, có người không hợp sữa cũng cố uống sữa, có người cố nhồi nhét bổ sung nhiều loại vitamin, ăn quá nhiều đồ ăn bổ dưỡng gây đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa gây đau bụng đi ngoài, buồn nôn… Một số bệnh lý khác gây đau bụng đi ngoài Một số trường hợp, đau bụng đi ngoài có thể bắt nguồn từ bệnh lý dưới đây: Hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Bệnh tái đi tái lại nhiều lần nhưng đi khám, làm xét nghiệm không thấy bất kỳ một tổn thương thực thể nào về giải phẩu, tổ chức học cũng như sinh hóa ở ruột. Hội chứng ruột kích thích thường gây một số triệu chứng như: đau bụng đi ngoài, đi ngoài phân không thành khuôn, phân lỏng nát, sệt, có thể có bọt, đi ngoài liên tục, tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ, đi không hết phân. Ăn xong là muốn đi ngoài, đi ngoài xong thấy bụng dễ chịu hơn. Khi thấy xuất hiện triệu chứng hội chứng ruột kích thích, người bệnh cần đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Polyp đại trực tràng Polyp đại trực tràng là tình trạng niêm mạc đại trực tràng có sự tăng sinh bất thường và phát triển quá mức dẫn đến hình các khối u lồi trong lòng ruột già gọi là polyp. Kích thước của các khối polyp có thể khác nhau, u càng lớn càng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Triệu chứng đau bụng đi ngoài có thể là dấu hiệu cảnh báo polyp đại trực tràng. Để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị bệnh đúng hướng, người bệnh nên đi thăm khám và làm các xét nghiệm. Viêm đại tràng Viêm đại tràng là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Tùy theo nguyên nhân mà bệnh có các biểu hiện: đau quặn bụng từng cơn, sốt, đau do co thắt đại tràng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhầy), người bệnh mệt mỏi, sút nhanh cân nhanh… Viêm đại tràng cấp dễ biến chứng thành giãn đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng… Vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu trên, người bệnh nên đi khám để được điều trị sớm, tránh những tổn thương trầm trọng và những biến chứng nguy hiểm, khó điều trị. Rối loạn vi sinh đường ruột Rối loạn vi sinh đường ruột hay còn được gọi rối loạn khuẩn đường ruột. Đây là tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa. Rối loạn vi sinh đường ruột khiến người bệnh đau bụng đi ngoài, phân lỏng, sống phân gây giảm hấp thu, tăng nhu động ruột. Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng đầy bụng, chướng hơi, nôn, buồn nôn. Tỷ lệ lợi khuẩn trong ruột giảm khiến người bệnh dễ mắc những bệnh tiêu hóa như: bệnh tả, lỵ, viêm đại tràng mãn tính… Vì vậy, khi gặp một số triệu chứng trên, để được kết luận chính xác và có phương pháp điều trị đúng hướng, người bệnh nên đi khám trong thời gian sớm nhất. Bị Covid gây đau bụng đi ngoài cần khi nào cần đi khám? Khi đau bụng đi ngoài dài ngày kèm các biểu hiện mất nước, người bệnh đi khám để được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biểu hiện mất nước cần chú ý: Đi ngoài tóe nước liên tục không có dấu hiệu giảm. Đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu. Khát nước nhiều, uống nước nhiều. Mắt trũng, thâm. Đo Sp02 thấy nhịp tim tăng cao. Ở trẻ em, ngoài những biểu hiện trên, khi mất nước còn có triệu chứng: Khóc không có nước mắt. Kích thích, vật vã hoặc li bì. Khát nhiều, háo hức khi uống nước. Thóp trũng. Khó uống nước. Khi bị đau bụng đi ngoài cần làm gì? Để điều trị và ngăn ngừa đau bụng đi ngoài tái phát, người bệnh nên tham khảo một số biện pháp dưới đây: Có chế độ ăn uống khoa học – lành mạnh Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng giúp cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài. Nó vừa giúp người bệnh khôi phục sức khỏe vừa hỗ trợ quá trình điều trị nhanh hiệu quả. Khi bị đau bụng đi ngoài, người bệnh nên chú ý: Nên: Bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày bởi đau bụng đi ngoài dễ khiến người bệnh rơi vào tình trạng mất nước. Có thể bổ sung thêm nước ép rau củ, nước ép trái cây để tăng cường vitamin giúp tăng đề kháng, tăng cường sức khỏe. Bổ sung các các thực phẩm giàu protein như thịt gà trắng, thịt lợn nạc, Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột có thể kể đến như: gạo, khoai tây… giúp giảm nhanh tình trạng tiêu chảy, phục hồi sức khỏe nhanh chóng do hàm lượng chất xơ thấp và dễ tiêu hóa. Ăn thêm sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khắc phục tình trạng khó tiêu bởi trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotics tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Không nên: Ngoài bổ sung thêm những thực phẩm có lợi cho tiêu hóa, khi bị đau bụng đi ngoài, người bệnh cũng cần lưu ý một số món ăn sau: Kiêng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ bởi nó làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa, khiến tình trạng đau bụng đi ngoài thêm trầm trọng hơn. Nói không với những thực phẩm tái sống như: gỏi, tiết canh, mắm tôm, rau sống… chúng có thể đưa thêm các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, sán vào trong cơ thể. Tránh xa những thực phẩm chua, cay, nóng gây kích thích niêm mạc ruột khiến triệu chứng đau bụng đi ngoài nặng hơn. Tránh xa những thực phẩm sinh khí, gây đầy bụng khó tiêu như: bắp cải, súp lơ, đào, mận, hoa quả sấy, đậu, ngô… Loại bỏ ra khỏi thực đơn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, sữa động vật hay những chế phẩm từ sữa động vật bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ đau bụng đi ngoài. Dùng mẹo dân gian Một số bài mẹo dân gian giúp hỗ trợ cải thiện nhanh triệu chứng đau bụng đi ngoài mà người bệnh có thể thực hiện dễ dàng tại nhà như: 1. Dùng gừng tươi và vỏ quất Theo Đông y, gừng có vị cay nóng, tính ấm giúp giảm nhanh đau bụng, cầm tiêu chảy và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh và hỗ trợ tiêu hóa tốt. Theo y học hiện đại, gừng chứa nhiều Gingerols và Shogaols, giúp làm ấm bụng, giảm đau bụng đi ngoài. Sử dụng gừng và vỏ quất còn giúp giảm buồn nôn và kích thích tiêu hóa hiệu quả. Cách dùng gừng và quất như sau: Dùng 20g gừng và vỏ quất đem rửa sạch, gừng đập dập. Cho hỗn hợp vào nồi đun cùng 1 – 2 lít nước. Đun đến khi sôi và hãm thêm 10 – 15 phút. Chắt lấy nước uống trong ngày. Thực hiện liên tục 4 – 5 ngày sẽ thấy triệu chứng giảm rõ rệt. 2. Hồng xiêm xanh Trong quả hồng xiêm xanh có chứa hoạt chất Tanin (hoạt chất có đặc tính làm se) khá cao giúp cầm tiêu chảy hiệu quả. Cách dùng hồng xiêm xanh chữa đau bụng đi ngoài như sau: Quả hồng xiêm xanh rửa sạch, thái thành từng lát mỏng đem phơi khô. Sắc 10 lát hồng xiêm khô (khoảng 15 – 20g) đun cùng 200ml nước. Đun lửa nhỏ liu riu đến khi cạn còn 100ml. Chắt lấy 2 phần nước, uống 2 lần trong ngày, uống sau ăn 15 phút. Thực hiện đều đặn đến khi hết triệu chứng đau bụng đi ngoài. 3. Dùng lá ổi Trong lá ổi có hoạt chất Flavonoi, Triterpene, Tanin giúp kích thích hoạt động cơ trơn ruột, giảm nhu động ruột, kháng khuẩn và giảm đau bụng đi ngoài. Cách dùng lá ổi như sau: Lấy 7 – 9 búp ổi non đem rửa sạch, ngâm qua một lượt nước muối loãng và để ráo nước. Nhai búp ổi cùng vài hạt muối trắng, nuốt cả nước và nhả bã. Mỗi ngày nhai từ 2 – 3 lần cho đến khi khỏi hẳn đau bụng đi ngoài. ☛ Tham khảo: 11 cách chữa đi ngoài nhiều lần trong ngày cực đơn giản Sử dụng thuốc Sau khi thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh cùng các mẹo dân gian trên mà tình trạng đau bụng đi ngoài không thuyên giảm, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhanh chóng. Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê:  Smecta, Anti – Diarrheal, Tetracyclin, Ciprofloxacin, Norfloxacin… Sử dụng thuốc Tây giúp cẩm tiêu chảy, giảm đau bụng nhanh chóng nhưng thường tiềm ẩn nững tác dụng phụ như ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… Vì vậy, người bệnh không nên mua sử dụng khi chưa có chỉ định, tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, khi sử dụng nên tuân thủ theo đúng liều lượng, thời gian dùng để mang lại hiệu quả. Tràng Phục Linh Plus –  Giảm đau bụng đi ngoài do bệnh đại tràng Trường hợp bị đau bụng đi ngoài do hội chứng ruột kích thích hoặc viêm đại tràng, bạn nên sử dụng Tràng Phục Linh PLUS. Đây là sản phẩm được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi khoa dược lý – Đại học Y Hà Nội, Đại học Nam California, Đại học Y Kreck – trang thông tin Y khoa uy tín của Hoa Kỳ công nhân về hiệu quả cải thiện viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Sản phẩm chứa các thảo dược như Bạch Thược, Hoàng Bá, Bạch Truật… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma và hoạt chất 5 – HTP. Nhờ vậy, Tràng Phục Linh PLUS đem lại các công dụng: Giảm co thắt đại tràng: Thành phần 5 – HTP có tác dụng giảm co thắt đại tràng, nhờ đó, giảm đau bụng và kiểm soát số lần đi ngoài. Phục hồi niêm mạc đại tràng: Thành phần ImmuneGamma giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột, tăng sức đề kháng và tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Kích thích tiêu hóa: Tràng Phục Linh PLUS giúp kích thích tiêu hóa, điều hòa nhu động đại tràng, khắc phục tình trạng đầy bụng, chướng hơi, đau bụng quặn bên dưới và đi ngoài phân sống. Người bệnh nên chia làm 2 lần uống với số lượng 4 – 6 viên mỗi người. Khi triệu chứng được cải thiện, có thể giảm còn 2 viên/ ngày. Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, cũng như triệu chứng về đường ruột, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline miễn cước 1800 1506 (trong giờ hành chính) để được tư vấn thêm. Chia sẻ16

Đau bụng đi ngoài ngất xỉu do đâu? Cách phòng tránh thế nào?

Ngất xỉu là sự mất ý thức đột ngột do lưu lượng máu đến não bị thiếu. Ngoài ra, ngất xỉu còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như: do phản xạ thần kinh tim, thay đổi tư thế đột ngột, có bệnh lý tim mạch (rối loạn nhịp tim, bệnh lý van tim, cơ tim…). Các nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài ngất xỉu là gì? Cần phòng tránh thế nào? Các bạn có thể tìm hiểu qua thông tin bài viết dưới đây. Mục lụcĐau bụng đi ngoài ngất xỉu nguyên nhân do đâu?Nguyên nhân sinh lýNguyên nhân bệnh lýCách xử lý khi bị đi ngoài ngất xỉuBiện pháp phòng ngừa đau bụng đi ngoài ngất xỉuThực hiện chế độ ăn uống lành mạnhThực hiện thói quen sinh hoạt khoa họcThay đổi thói quen đại tiệnĐi khám bác sĩTràng Phục Linh Plus – Giảm đau bụng đi ngoài ngất xỉu do viêm đại tràng Đau bụng đi ngoài ngất xỉu nguyên nhân do đâu? Triệu chứng đau bụng đi ngoài ngất xỉu do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, bệnh được phân thành 2 dạng: Do nguyên nhân sinh lý và do bệnh lý. Cụ thể được phân tích như sau: Nguyên nhân sinh lý Đau bụng đi ngoài trong thời gian dài khiến cơ thể người bệnh suy kiệt, mất nước, chất điện giải dẫn tới tụt huyết áp, ngất xỉu. Ở người khỏe mạnh ít xảy ra tình trạng này. Tuy nhiên, với những người thể trạng yếu, đi ngoài đau bụng kéo dài mà không được bổ sung nước và điện giải kịp thời thì rất dễ ngất xỉu. Bên cạnh đó, đau bụng đi ngoài ngất xỉu là phản xạ tự nhiên của hệ thần kinh thực vật (ngất xỉu mạch phế vị – phản xạ vagal). Khi đau bụng đi ngoài, cơ thể dồn nhiều sức vào cơ bụng để co bóp, đào thải phân ra ngoài, cơ hoành co thắt khiến áp lực thành bụng tăng lên, kích thích cơ thể tăng lên, các mao mạch ở bụng giãn nở. Từ đó, lượng máu bơm lên não giảm gây hiện tượng ngất xỉu. Nguyên nhân bệnh lý 1. Bệnh tim mạch Một số bệnh lý tim mạch có nguy cơ gây ngất xỉu như: suy tim, bệnh về van tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, cấu trúc tim có vấn đề… Những người mắc bệnh lý này không chỉ dễ ngất xỉu khi đau bụng đi ngoài, ngay cả làm những việc nặng nhọc, quá sức cũng rất dễ bị ngất xỉu. Ngoài ra, những người mắc bệnh lý trên còn có một số triệu chứng dễ gặp: Hồi hộp. Tim đập nhanh. Mệt mỏi. Da xanh. Thường xuyên bị khó thở. Đánh trống ngực. Người bệnh có những biểu hiện trên không nên chủ quan, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. 2. Tiêu chảy Tiêu chảy là sự rối loạn về chuyển tải ion trong các tế bào biểu mô của ruột làm tăng sự bài tiết và giảm hấp thu hoặc là cả hai. Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh là đại tiện phân có dạng lỏng hoặc dạng nước. Người bệnh được kết luận đi ngoài tiêu chảy khi đi ngoài phân lỏng từ 3 lần/ ngày trở lên, gây khó chiụ, ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống. Ngoài ra, để xác định đi ngoài, người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng sau: Thay đổi màu sắc, tính chất phân, phân có kèm nhầy, lẫn máu, nhầy… Số lần đi ngoài tăng đột ngột. Thay đổi độ đặc, rắn của phân. Tăng lượng dịch trong phân. Khi bị tiêu chảy, nhu động ruột tăng, lượng nước và điện giải không được hấp thu, hao hụt lượng nước lớn trong cơ thể. Vì vậy, cơ thể thiếu nước nghiêm trọng. Nếu tình trạng này để lâu, không được can thiệp kịp thời, người bệnh dễ bị sốc và ngất xỉu, co giật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. 3. Hạ huyết áp tư thế Hạ huyết áp tư thế hay còn được gọi là hạ huyết áp tư thế đứng. Đây là một dạng của huyết áp thấp xảy ra khi đứng lên nhanh khi đang ngồi hoặc nằm. Hạ huyết áp tư thế đứng có thể khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng và ngất xỉu. Khi bị đau bụng đi ngoài, cơ thể người bệnh mất nước, mệt mỏi dễ hoa mắt, chóng mặt. Khi người bệnh đang ngồi, nằm chuyển sang tư thế đứng đột ngột có thể bị choáng, ngất xỉu. Bên cạnh đó, khi bị đau bụng đi ngoài, chỉ số huyết áp người bệnh cũng giảm đi đáng kể, đây cũng là nguyên nhân khiến người đau bụng đi ngoài dễ tụt huyết áp, chóng mặt, ngất xỉu: Huyết áp giảm đi ít nhất 20mmHg. Huyết áp tâm trương và tâm thu giảm 10mmHg. 4. Viêm đại tràng cấp tính Viêm đại tràng cấp tính là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây ra, chúng làm tổn thương khu trú hoặc phát triển ở niêm mạc đại tràng. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, viêm nhiễm nặng hay nhẹ mà bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng của viêm đại tràng cấp tính dễ nhận biết: Đau bụng: Cơn đau quặn thắt bụng dưới, dọc theo khung đại tràng. Đôi khi đau âm ỉ, khi ăn no, ăn đồ ăn lạ, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh. Khi đi đại tiện, cơn đau có thể giảm. Đi ngoài: Viêm đại tràng cấp gây rối loạn đại tiện, phổ biến nhất là đi ngoài tiêu chảy. Triệu chứng tiêu chảy diễn ra nhiều lần trong ngày, phân nát hoặc toàn nước, có thể lẫn máu khiến người bệnh mất nước. Dù đi ngoài xong, người bệnh vẫn thấy khó chịu. Tiêu chảy thường xảy ra khi người bệnh ăn đồ tái sống, hải sản hay thức ăn lạ. Đi ngoài ra máu: Quan sát phân của người bệnh viêm đại tràng có thể thấy phân có lẫn máu và mủ nhầy. Tùy từng vị trí viêm ở đại tràng mà người bệnh đi ngoài ra máu màu đen hay đỏ sẫm. Ngoài ra, người bệnh còn thấy phân lẫn nhầy, mủ. Đầy bụng, chướng hơi, căng tức bụng. Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh, cơ thể suy nhược. Viêm đại tràng giai đoạn cấp tính đặc trưng bởi các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhầy), người mệt mỏi, gầy sút nhanh. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện triệu chứng đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, có khi gây cứng bụng, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mất nước và điện giải và có thể bị trụy tim mạnh, ngất xỉu đột ngột, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa. Viêm đại tràng cấp tính là bệnh lý nguy hiểm. Nếu bệnh không được phát hiện và can thiệp kịp thời rất dễ tiến triển thành viêm đại tràng mãn tính – bệnh khó điều trị dứt điểm, thậm chí còn có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Giãn, đứt đại tràng. Thủng đại tràng. Chảy máu đại tràng. Nhiễm trùng huyết. Ung thư đại tràng. Viêm đại tràng cấp tính ở mức độ nhẹ vẫn có thể được kiểm soát bằng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt. Điều quan trọng, khi người bệnh thấy có triệu chứng bệnh nên đi khám sớm để được can thiệp tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng, khó điều trị. ☛ Xem đầy đủ: Viêm đại tràng cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 5. Táo bón Táo bón là hiện tượng phổ biến nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, nhiều người không biết, táo bón gây ngất xỉu khi đi ngoài rặn quá mạnh, gây phản xạ vagal. Nguyên nhân là do thần kinh sọ số 10 chi phối cho cả tim và dạ dày – ruột chúng bị kích thích khi rặn mạnh khiến tim đập chậm lại, huyết áp hạ thấp. Phản xạ này quá mạnh có thể gây ngất xỉu. Bên cạnh đó, ngất khi đi đại tiện được gọi là ngất do phản xạ phê vị. Nhất là những người thường xuyên bị táo bón, phải cố gắng rặn khi đi đại tiện. Đây cũng là nguyên nhân gây mất máu mạn tính, dẫn đến thiếu máu, dễ chóng mặt, chóng váng và nặng hơn là ngất. ☛ Tìm hiểu thêm: Táo bón ra máu do đâu? Cách xử trí? 6. Bệnh trĩ Bệnh trĩ là tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng bị căng giãn sưng và phồng quá mức khiến các mô xung quan hậu môn liên tục chịu nhiều áp lực, chèn ép. Các đám rối tĩnh mạch này có cấu tạo chứa nhiều khoảng trống, chứa nhiều máu và dần hình thành các búi trĩ. Khi đi ngoài, lực tác động của phân lên búi trí có thể khiến mạch máu bị vỡ ra gây hiện tượng đi ngoài ra máu kèm phân. Đi ngoài ra máu nếu không được can thiệp, bệnh trĩ tăng lên độ 3, 4 khiến lượng máu mất quá nhiều dễ gây tình trạng thiếu máu. Khi đó, người bệnh dễ choáng váng, chóng mặt, thiếu máu lên não và gây triệu chứng ngất xỉu khi đi ngoài. Tình trạng này gặp nhiều hơn ở người bệnh trĩ độ 3, 4. Người bệnh trĩ nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để được tầm soát, phát hiện bệnh sớm. Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời từ giai đoạn bệnh trĩ nội độ 1, 2 sẽ mang lại hiệu quả cao, tránh những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng sức khỏe. Cách xử lý khi bị đi ngoài ngất xỉu Khi thấy người khác bị ngất xỉu, bạn cần thật bình tĩnh và thực hiện một số bước sơ cứu như sau: Đặt người bệnh nằm ngửa, kê chân cao hơn đầu khoảng 30cm (hơn tầm của tim). Nởi lỏng áo, cổ áo và thắt lưng. Bấm huyệt nhân trung và huyệt dũng tuyền: Huyệt nhân trung nằm dưới gốc mũi, ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung. Huyệt dũng tuyền nằm dưới lòng bàn chân, ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2. Thực hiện bấm nhanh, mạnh, dứt khoát. Kiểm tra nhịp thở, nếu không thở thì cần tiến hành hô hấp nhân tạo cho đến khi người bị ngất bắt đầu thở lại. Bình thường, sau khi làm các bước trên người bị ngất sẽ tỉnh lại. Tuy nhiên, với các trường hợp dưới đây, bạn nên gọi 115 ngay lập tức: Áp dụng các bước trên nhưng người bệnh vẫn không có dấu hiệu tỉnh lại. Ngất xỉu do té ngã bị thương, cần sơ cứu vết thương, cầm máu trong khi đợi xe cứu thương đến. Ngất xỉu kèm co giật, đau đớn. Một số lưu ý khi sơ cứu người bị ngất xỉu: Tránh tụ tập vây quanh người bị ngất gây thiếu oxy cho người bệnh. Không lấy kim châm vào đầu ngón tay, chân tránh gây nhiễm trùng, chảy máu. Không lay gọi người bị ngất tỉnh dậy quá nhanh để giảm nguy cơ ngất xỉu lần nữa, cần đặt họ nằm tư thế thích hợp giúp máu lưu thông lên não. Biện pháp phòng ngừa đau bụng đi ngoài ngất xỉu Để phòng ngừa đau bụng đi ngoài ngất xỉu, người bệnh cần chú ý: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh Một chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất dinh dưỡng là điều cần thiết cho hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt, bạn cần chú ý chế độ dinh dưỡng hằng ngày như: Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày, chỉ sử dụng nguồn nước sạch và uống nước khi đã đun sôi. Ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chế biến các món ăn dưới dạng hấp, luộc, mềm, lỏng dễ tiêu. Hạn chế ăn các món tái, sống, nhiều gia vị chua, cay, dầu mỡ. Hạn chế ăn các đồ ngọt, đồ uống có ga, cà phê, nước đóng chai nhiều chất bảo quản. Hạn chế ăn vỉa hè, không đảm bảo vệ sinh. Tránh bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích. Nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh áp lực lên hệ tiêu hóa. Thực hiện thói quen sinh hoạt khoa học Song song với việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cũng cần duy trì thói quen sinh hoạt khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để phòng ngừa đau bụng đi ngoài ngất xỉu như sau: Cân bằng chế độ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, giảm stress, căng thẳng. Không nên bỏ bữa hay nhịn đói bởi dễ gây tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt ngất xỉu Nên có thói quen vận động thể thao hằng ngày giúp lưu thông máu, tăng sức bền, sức dẻo dai cho cơ thể. Thay đổi thói quen đại tiện Nếu đau bụng đi ngoài không do bệnh lý, bạn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách thay đổi thói quen đại tiện mỗi ngày theo gợi ý dưới đây: Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định giúp làm rỗng ruột và giảm áp lực hệ thống tiêu hóa trước thực phẩm sẽ được tiêu thụ trong ngày. Thay đổi tư thế ngồi đại tiện cho phù hợp bằng cách kê một chiếc ghế nhỏ bên dưới chân giúp trực tràng quay trở lại vị trí thẳng (không bị xoắn), phân di chuyển dễ dàng hơn. Khi đi ngoài bạn cần tránh rặn quá mạnh và đột ngột. Không nên nhịn đi ngoài vì có thể dẫn tới táo bón, tăng áp lực lên đường ruột. Đi khám bác sĩ Như chia sẻ bên trên, đau bụng đi ngoài ngất xỉu có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý. Vì vậy, để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị đúng hướng, hiệu quả, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt, tránh để bệnh nặng, gây biến chứng khó lường. Tràng Phục Linh Plus – Giảm đau bụng đi ngoài ngất xỉu do viêm đại tràng Nếu như bạn thường xuyên gặp triệu chứng đau bụng đi ngoài nhất xỉu do bệnh viêm đại tràng, bạn nên sử dụng sản phẩm dành riêng cho bệnh lý này là Tràng Phục Linh PLUS. Đây được coi là sản phẩm tối ưu nhất giải quyết các vấn đề của bệnh nhân viêm đại tràng, giúp: phục hồi niêm mạc bị tổn thương, bảo vệ hệ vi khuẩn đường ruột, loại bỏ các triệu chứng do bệnh gây ra.   Tràng Phục Linh PLUS là thành quả kết hợp giữa các dược liệu thiên nhiên quý như bạch truật, bạch phục linh, hoàng bá, bạch thược… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma. Nhờ vậy, Tràng Phục Linh PLUS đem lại các công dụng: Giảm co thắt đại tràng: Thành phần 5 – HTP có tác dụng giảm co thắt đại tràng, nhờ đó, giảm đau bụng và kiểm soát số lần đi ngoài. Phục hồi niêm mạc đại tràng: Thành phần ImmuneGamma giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột, tăng sức đề kháng và tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Kích thích tiêu hóa: Tràng Phục Linh PLUS giúp kích thích tiêu hóa, điều hòa nhu động đại tràng, khắc phục tình trạng đầy bụng, chướng hơi, đau bụng quặn bên dưới và đi ngoài phân sống. Đặc biệt, Tràng Phục Linh PLUS là một trong những sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín của Hoa Kỳ công nhân về hiệu quả cải thiện viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm hay bệnh lý liên tiêu hóa, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline miễn cước 1800 1506 (trong giờ hành chính) để được tư vấn thêm. Chia sẻ10

Bài viết nổi bật

Banner-T1-2024-720x720.jpg

Nằm trong khuôn khổ chương trình Tin & Dùng Việt Nam 2019 của Thời báo Kinh tế Việt Nam, sản

Nằm trong khuôn khổ chương trình Tin & Dùng Việt

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...