Đau bụng đi ngoài ngất xỉu do đâu? Cách phòng tránh thế nào?
Ngất xỉu là sự mất ý thức đột ngột do lưu lượng máu đến não bị thiếu. Ngoài ra, ngất xỉu còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như: do phản xạ thần kinh tim, thay đổi tư thế đột ngột, có bệnh lý tim mạch (rối loạn nhịp tim, bệnh lý van tim, cơ tim…). Các nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài ngất xỉu là gì? Cần phòng tránh thế nào? Các bạn có thể tìm hiểu qua thông tin bài viết dưới đây.
Mục lục
Đau bụng đi ngoài ngất xỉu nguyên nhân do đâu?
Triệu chứng đau bụng đi ngoài ngất xỉu do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, bệnh được phân thành 2 dạng: Do nguyên nhân sinh lý và do bệnh lý. Cụ thể được phân tích như sau:
Nguyên nhân sinh lý
Đau bụng đi ngoài trong thời gian dài khiến cơ thể người bệnh suy kiệt, mất nước, chất điện giải dẫn tới tụt huyết áp, ngất xỉu. Ở người khỏe mạnh ít xảy ra tình trạng này. Tuy nhiên, với những người thể trạng yếu, đi ngoài đau bụng kéo dài mà không được bổ sung nước và điện giải kịp thời thì rất dễ ngất xỉu.
Bên cạnh đó, đau bụng đi ngoài ngất xỉu là phản xạ tự nhiên của hệ thần kinh thực vật (ngất xỉu mạch phế vị – phản xạ vagal). Khi đau bụng đi ngoài, cơ thể dồn nhiều sức vào cơ bụng để co bóp, đào thải phân ra ngoài, cơ hoành co thắt khiến áp lực thành bụng tăng lên, kích thích cơ thể tăng lên, các mao mạch ở bụng giãn nở. Từ đó, lượng máu bơm lên não giảm gây hiện tượng ngất xỉu.
Nguyên nhân bệnh lý
1. Bệnh tim mạch
Một số bệnh lý tim mạch có nguy cơ gây ngất xỉu như: suy tim, bệnh về van tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, cấu trúc tim có vấn đề… Những người mắc bệnh lý này không chỉ dễ ngất xỉu khi đau bụng đi ngoài, ngay cả làm những việc nặng nhọc, quá sức cũng rất dễ bị ngất xỉu. Ngoài ra, những người mắc bệnh lý trên còn có một số triệu chứng dễ gặp:
- Hồi hộp.
- Tim đập nhanh.
- Mệt mỏi.
- Da xanh.
- Thường xuyên bị khó thở.
- Đánh trống ngực.
2. Tiêu chảy
Tiêu chảy là sự rối loạn về chuyển tải ion trong các tế bào biểu mô của ruột làm tăng sự bài tiết và giảm hấp thu hoặc là cả hai. Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh là đại tiện phân có dạng lỏng hoặc dạng nước. Người bệnh được kết luận đi ngoài tiêu chảy khi đi ngoài phân lỏng từ 3 lần/ ngày trở lên, gây khó chiụ, ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống.
Ngoài ra, để xác định đi ngoài, người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng sau:
- Thay đổi màu sắc, tính chất phân, phân có kèm nhầy, lẫn máu, nhầy…
- Số lần đi ngoài tăng đột ngột.
- Thay đổi độ đặc, rắn của phân.
- Tăng lượng dịch trong phân.
Khi bị tiêu chảy, nhu động ruột tăng, lượng nước và điện giải không được hấp thu, hao hụt lượng nước lớn trong cơ thể. Vì vậy, cơ thể thiếu nước nghiêm trọng. Nếu tình trạng này để lâu, không được can thiệp kịp thời, người bệnh dễ bị sốc và ngất xỉu, co giật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
3. Hạ huyết áp tư thế
Hạ huyết áp tư thế hay còn được gọi là hạ huyết áp tư thế đứng. Đây là một dạng của huyết áp thấp xảy ra khi đứng lên nhanh khi đang ngồi hoặc nằm. Hạ huyết áp tư thế đứng có thể khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng và ngất xỉu.
Khi bị đau bụng đi ngoài, cơ thể người bệnh mất nước, mệt mỏi dễ hoa mắt, chóng mặt. Khi người bệnh đang ngồi, nằm chuyển sang tư thế đứng đột ngột có thể bị choáng, ngất xỉu. Bên cạnh đó, khi bị đau bụng đi ngoài, chỉ số huyết áp người bệnh cũng giảm đi đáng kể, đây cũng là nguyên nhân khiến người đau bụng đi ngoài dễ tụt huyết áp, chóng mặt, ngất xỉu:
- Huyết áp giảm đi ít nhất 20mmHg.
- Huyết áp tâm trương và tâm thu giảm 10mmHg.
4. Viêm đại tràng cấp tính
Viêm đại tràng cấp tính là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây ra, chúng làm tổn thương khu trú hoặc phát triển ở niêm mạc đại tràng. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, viêm nhiễm nặng hay nhẹ mà bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng của viêm đại tràng cấp tính dễ nhận biết:
- Đau bụng: Cơn đau quặn thắt bụng dưới, dọc theo khung đại tràng. Đôi khi đau âm ỉ, khi ăn no, ăn đồ ăn lạ, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh. Khi đi đại tiện, cơn đau có thể giảm.
- Đi ngoài: Viêm đại tràng cấp gây rối loạn đại tiện, phổ biến nhất là đi ngoài tiêu chảy. Triệu chứng tiêu chảy diễn ra nhiều lần trong ngày, phân nát hoặc toàn nước, có thể lẫn máu khiến người bệnh mất nước. Dù đi ngoài xong, người bệnh vẫn thấy khó chịu. Tiêu chảy thường xảy ra khi người bệnh ăn đồ tái sống, hải sản hay thức ăn lạ.
- Đi ngoài ra máu: Quan sát phân của người bệnh viêm đại tràng có thể thấy phân có lẫn máu và mủ nhầy. Tùy từng vị trí viêm ở đại tràng mà người bệnh đi ngoài ra máu màu đen hay đỏ sẫm. Ngoài ra, người bệnh còn thấy phân lẫn nhầy, mủ.
- Đầy bụng, chướng hơi, căng tức bụng.
- Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh, cơ thể suy nhược.
Viêm đại tràng giai đoạn cấp tính đặc trưng bởi các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhầy), người mệt mỏi, gầy sút nhanh. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện triệu chứng đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, có khi gây cứng bụng, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mất nước và điện giải và có thể bị trụy tim mạnh, ngất xỉu đột ngột, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa.
Viêm đại tràng cấp tính là bệnh lý nguy hiểm. Nếu bệnh không được phát hiện và can thiệp kịp thời rất dễ tiến triển thành viêm đại tràng mãn tính – bệnh khó điều trị dứt điểm, thậm chí còn có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Giãn, đứt đại tràng.
- Thủng đại tràng.
- Chảy máu đại tràng.
- Nhiễm trùng huyết.
- Ung thư đại tràng.
☛ Xem đầy đủ: Viêm đại tràng cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
5. Táo bón
Táo bón là hiện tượng phổ biến nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, nhiều người không biết, táo bón gây ngất xỉu khi đi ngoài rặn quá mạnh, gây phản xạ vagal. Nguyên nhân là do thần kinh sọ số 10 chi phối cho cả tim và dạ dày – ruột chúng bị kích thích khi rặn mạnh khiến tim đập chậm lại, huyết áp hạ thấp. Phản xạ này quá mạnh có thể gây ngất xỉu.
Bên cạnh đó, ngất khi đi đại tiện được gọi là ngất do phản xạ phê vị. Nhất là những người thường xuyên bị táo bón, phải cố gắng rặn khi đi đại tiện. Đây cũng là nguyên nhân gây mất máu mạn tính, dẫn đến thiếu máu, dễ chóng mặt, chóng váng và nặng hơn là ngất.
☛ Tìm hiểu thêm: Táo bón ra máu do đâu? Cách xử trí?
6. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng bị căng giãn sưng và phồng quá mức khiến các mô xung quan hậu môn liên tục chịu nhiều áp lực, chèn ép. Các đám rối tĩnh mạch này có cấu tạo chứa nhiều khoảng trống, chứa nhiều máu và dần hình thành các búi trĩ. Khi đi ngoài, lực tác động của phân lên búi trí có thể khiến mạch máu bị vỡ ra gây hiện tượng đi ngoài ra máu kèm phân. Đi ngoài ra máu nếu không được can thiệp, bệnh trĩ tăng lên độ 3, 4 khiến lượng máu mất quá nhiều dễ gây tình trạng thiếu máu. Khi đó, người bệnh dễ choáng váng, chóng mặt, thiếu máu lên não và gây triệu chứng ngất xỉu khi đi ngoài. Tình trạng này gặp nhiều hơn ở người bệnh trĩ độ 3, 4.
Cách xử lý khi bị đi ngoài ngất xỉu
Khi thấy người khác bị ngất xỉu, bạn cần thật bình tĩnh và thực hiện một số bước sơ cứu như sau:
- Đặt người bệnh nằm ngửa, kê chân cao hơn đầu khoảng 30cm (hơn tầm của tim).
- Nởi lỏng áo, cổ áo và thắt lưng.
- Bấm huyệt nhân trung và huyệt dũng tuyền: Huyệt nhân trung nằm dưới gốc mũi, ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung. Huyệt dũng tuyền nằm dưới lòng bàn chân, ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2. Thực hiện bấm nhanh, mạnh, dứt khoát.
- Kiểm tra nhịp thở, nếu không thở thì cần tiến hành hô hấp nhân tạo cho đến khi người bị ngất bắt đầu thở lại.
Bình thường, sau khi làm các bước trên người bị ngất sẽ tỉnh lại. Tuy nhiên, với các trường hợp dưới đây, bạn nên gọi 115 ngay lập tức:
- Áp dụng các bước trên nhưng người bệnh vẫn không có dấu hiệu tỉnh lại.
- Ngất xỉu do té ngã bị thương, cần sơ cứu vết thương, cầm máu trong khi đợi xe cứu thương đến.
- Ngất xỉu kèm co giật, đau đớn.
Một số lưu ý khi sơ cứu người bị ngất xỉu:
- Tránh tụ tập vây quanh người bị ngất gây thiếu oxy cho người bệnh.
- Không lấy kim châm vào đầu ngón tay, chân tránh gây nhiễm trùng, chảy máu.
- Không lay gọi người bị ngất tỉnh dậy quá nhanh để giảm nguy cơ ngất xỉu lần nữa, cần đặt họ nằm tư thế thích hợp giúp máu lưu thông lên não.
Biện pháp phòng ngừa đau bụng đi ngoài ngất xỉu
Để phòng ngừa đau bụng đi ngoài ngất xỉu, người bệnh cần chú ý:
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất dinh dưỡng là điều cần thiết cho hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt, bạn cần chú ý chế độ dinh dưỡng hằng ngày như:
- Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày, chỉ sử dụng nguồn nước sạch và uống nước khi đã đun sôi.
- Ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Chế biến các món ăn dưới dạng hấp, luộc, mềm, lỏng dễ tiêu.
- Hạn chế ăn các món tái, sống, nhiều gia vị chua, cay, dầu mỡ.
- Hạn chế ăn các đồ ngọt, đồ uống có ga, cà phê, nước đóng chai nhiều chất bảo quản.
- Hạn chế ăn vỉa hè, không đảm bảo vệ sinh.
- Tránh bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh áp lực lên hệ tiêu hóa.
Thực hiện thói quen sinh hoạt khoa học
Song song với việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cũng cần duy trì thói quen sinh hoạt khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để phòng ngừa đau bụng đi ngoài ngất xỉu như sau:
- Cân bằng chế độ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, giảm stress, căng thẳng.
- Không nên bỏ bữa hay nhịn đói bởi dễ gây tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt ngất xỉu
- Nên có thói quen vận động thể thao hằng ngày giúp lưu thông máu, tăng sức bền, sức dẻo dai cho cơ thể.
Thay đổi thói quen đại tiện
Nếu đau bụng đi ngoài không do bệnh lý, bạn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách thay đổi thói quen đại tiện mỗi ngày theo gợi ý dưới đây:
- Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định giúp làm rỗng ruột và giảm áp lực hệ thống tiêu hóa trước thực phẩm sẽ được tiêu thụ trong ngày.
- Thay đổi tư thế ngồi đại tiện cho phù hợp bằng cách kê một chiếc ghế nhỏ bên dưới chân giúp trực tràng quay trở lại vị trí thẳng (không bị xoắn), phân di chuyển dễ dàng hơn.
- Khi đi ngoài bạn cần tránh rặn quá mạnh và đột ngột.
- Không nên nhịn đi ngoài vì có thể dẫn tới táo bón, tăng áp lực lên đường ruột.
Đi khám bác sĩ
Như chia sẻ bên trên, đau bụng đi ngoài ngất xỉu có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý. Vì vậy, để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị đúng hướng, hiệu quả, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt, tránh để bệnh nặng, gây biến chứng khó lường.
Tràng Phục Linh Plus – Giảm đau bụng đi ngoài ngất xỉu do viêm đại tràng
Nếu như bạn thường xuyên gặp triệu chứng đau bụng đi ngoài nhất xỉu do bệnh viêm đại tràng, bạn nên sử dụng sản phẩm dành riêng cho bệnh lý này là Tràng Phục Linh PLUS. Đây được coi là sản phẩm tối ưu nhất giải quyết các vấn đề của bệnh nhân viêm đại tràng, giúp: phục hồi niêm mạc bị tổn thương, bảo vệ hệ vi khuẩn đường ruột, loại bỏ các triệu chứng do bệnh gây ra.
Tràng Phục Linh PLUS là thành quả kết hợp giữa các dược liệu thiên nhiên quý như bạch truật, bạch phục linh, hoàng bá, bạch thược… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma. Nhờ vậy, Tràng Phục Linh PLUS đem lại các công dụng:
- Giảm co thắt đại tràng: Thành phần 5 – HTP có tác dụng giảm co thắt đại tràng, nhờ đó, giảm đau bụng và kiểm soát số lần đi ngoài.
- Phục hồi niêm mạc đại tràng: Thành phần ImmuneGamma giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột, tăng sức đề kháng và tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Kích thích tiêu hóa: Tràng Phục Linh PLUS giúp kích thích tiêu hóa, điều hòa nhu động đại tràng, khắc phục tình trạng đầy bụng, chướng hơi, đau bụng quặn bên dưới và đi ngoài phân sống.
Đặc biệt, Tràng Phục Linh PLUS là một trong những sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín của Hoa Kỳ công nhân về hiệu quả cải thiện viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích.
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY
Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.
Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm hay bệnh lý liên tiêu hóa, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline miễn cước 1800 1506 (trong giờ hành chính) để được tư vấn thêm.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất