Đau bụng đi ngoài có phải Covid? Cách phân biệt?

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn thất to lớn cho toàn nhân loại và tác đến mỗi người theo những cách khác nhau. Hầu hết những người nhiễm virus đều có triệu chứng trên đường hô hấp như: sốt, cảm cúm, khó thở, ho…Tuy nhiên, có một số người có dấu hiệu đau bụng đi ngoài và không biết có phải do Covid không? Để hiểu rõ hơn, các bạn cùng tìm hiểu thông tin bài viết dưới đây nhé.

Đau bụng đi ngoài có phải Covid không?

Hầu hết mọi người đều được cảnh báo về triệu chứng Covid như: sốt cao, ho nhiều, khó thở, cảm cúm…. Tuy nhiên, sau thời kì đầu đại dịch lan rộng, bằng chứng dịch tễ đã chỉ ra, dấu hiệu nhiễm trùng và triệu chứng của Covid không chỉ xuất hiện ở đường hô hấp mà còn xuất hiện ở cơ quan tiêu hóa. Người nhiễm virus có thể có triệu chứng đau bụng, đi ngoài, nôn, kém ăn, chóng mặt ….

Theo thống kê của Bộ Y tế, triệu chứng thường gặp của trẻ em mắc Covid: sốt (63%), ho (34%), buồn nôn/nôn (20%), tiêu chảy (20%), khó thở (18%)… Như vậy tỷ lệ trẻ em nhiễm virus ARS-CoV-2 có biểu hiện nôn, tiêu chảy khá nhiều.

Đau bụng, tiêu chảy là một trong những triệu chứng khá phổ biến của người bệnh mắc COVID-19. Tuy nhiên, nó cũng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác như: rối loạn tiêu hóa hay một số bệnh lý tiêu hóa (hội chứng ruột kích thích, dị ứng thực phẩm, nhiễm khuẩn…). Vì vậy, khi thấy xuất hiện đau bụng tiêu chảy, người bệnh nên quan sát kĩ triệu chứng và nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và có phương án can thiệp kịp thời.

Tại sao Covid lại gây đau bụng đi ngoài?

Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh Covid đau bụng đi ngoài, trong đó, có 3 nguyên chính:

Do nhiễm virus ARS-CoV-2

Khi nhiễm virus SARS-CoV-2 ngoài các biểu hiện về hô hấp còn có các triệu chứng về bệnh đường tiêu hoá như: nôn ói, tiêu chảy. Nguyên nhân bởi một phần virus hít phải không xâm nhập vào đường hô hấp và đi xuống đường tiêu hóa. Tại đây, chúng kích thích đường tiêu hóa, gây ra các phản xạ tự bảo vệ của hệ tiêu hóa như tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hóa để nhanh chóng tống chúng ra khỏi cơ thể, gây triệu chứng đau bụng đi ngoài, tiêu chảy, nôn ói, rối loạn tiêu hóa.

Do sử dụng thuốc

Khi thấy có triệu chứng nhiễm Virus Covid, người bệnh thường có tâm lý hoang mang, lo lắng và mua các loại thuốc điều trị triệu chứng như: thuốc kháng sinh, thuốc ho, rồi một loạt vitamin để tăng cường hệ miễn dịch, tăng đề kháng. Vì vậy, có thể chúng gây tác dụng phụ dẫn tới đau bụng, đi ngoài. Để xử lý tình trạng này, người bệnh có thể bổ sung men tiêu hóa, sữa chua để cải thiện tình trạng đi ngoài.

Do chế độ ăn uống

Tâm lý khi biết mắc Covid 19, người bệnh thường tăng cường bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng giúp nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, nhiều người bổ sung những loại thực phẩm không hợp với cơ thể, có người không hợp sữa cũng cố uống sữa, có người cố nhồi nhét bổ sung nhiều loại vitamin, ăn quá nhiều đồ ăn bổ dưỡng gây đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa gây đau bụng đi ngoài, buồn nôn…

Một số bệnh lý khác gây đau bụng đi ngoài

Một số trường hợp, đau bụng đi ngoài có thể bắt nguồn từ bệnh lý dưới đây:

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Bệnh tái đi tái lại nhiều lần nhưng đi khám, làm xét nghiệm không thấy bất kỳ một tổn thương thực thể nào về giải phẩu, tổ chức học cũng như sinh hóa ở ruột.

Hội chứng ruột kích thích thường gây một số triệu chứng như: đau bụng đi ngoài, đi ngoài phân không thành khuôn, phân lỏng nát, sệt, có thể có bọt, đi ngoài liên tục, tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ, đi không hết phân. Ăn xong là muốn đi ngoài, đi ngoài xong thấy bụng dễ chịu hơn.

Khi thấy xuất hiện triệu chứng hội chứng ruột kích thích, người bệnh cần đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Polyp đại trực tràng

Polyp đại trực tràng là tình trạng niêm mạc đại trực tràng có sự tăng sinh bất thường và phát triển quá mức dẫn đến hình các khối u lồi trong lòng ruột già gọi là polyp. Kích thước của các khối polyp có thể khác nhau, u càng lớn càng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Triệu chứng đau bụng đi ngoài có thể là dấu hiệu cảnh báo polyp đại trực tràng. Để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị bệnh đúng hướng, người bệnh nên đi thăm khám và làm các xét nghiệm.

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Tùy theo nguyên nhân mà bệnh có các biểu hiện: đau quặn bụng từng cơn, sốt, đau do co thắt đại tràng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhầy), người bệnh mệt mỏi, sút nhanh cân nhanh…

Viêm đại tràng cấp dễ biến chứng thành giãn đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng… Vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu trên, người bệnh nên đi khám để được điều trị sớm, tránh những tổn thương trầm trọng và những biến chứng nguy hiểm, khó điều trị.

Rối loạn vi sinh đường ruột

Rối loạn vi sinh đường ruột hay còn được gọi rối loạn khuẩn đường ruột. Đây là tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa. Rối loạn vi sinh đường ruột khiến người bệnh đau bụng đi ngoài, phân lỏng, sống phân gây giảm hấp thu, tăng nhu động ruột. Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng đầy bụng, chướng hơi, nôn, buồn nôn. Tỷ lệ lợi khuẩn trong ruột giảm khiến người bệnh dễ mắc những bệnh tiêu hóa như: bệnh tả, lỵ, viêm đại tràng mãn tính… Vì vậy, khi gặp một số triệu chứng trên, để được kết luận chính xác và có phương pháp điều trị đúng hướng, người bệnh nên đi khám trong thời gian sớm nhất.

Bị Covid gây đau bụng đi ngoài cần khi nào cần đi khám?

Khi đau bụng đi ngoài dài ngày kèm các biểu hiện mất nước, người bệnh đi khám để được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biểu hiện mất nước cần chú ý:

  • Đi ngoài tóe nước liên tục không có dấu hiệu giảm.
  • Đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu.
  • Khát nước nhiều, uống nước nhiều.
  • Mắt trũng, thâm.
  • Đo Sp02 thấy nhịp tim tăng cao.

Ở trẻ em, ngoài những biểu hiện trên, khi mất nước còn có triệu chứng:

  • Khóc không có nước mắt.
  • Kích thích, vật vã hoặc li bì.
  • Khát nhiều, háo hức khi uống nước.
  • Thóp trũng.
  • Khó uống nước.

Khi bị đau bụng đi ngoài cần làm gì?

Để điều trị và ngăn ngừa đau bụng đi ngoài tái phát, người bệnh nên tham khảo một số biện pháp dưới đây:

Có chế độ ăn uống khoa học – lành mạnh

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng giúp cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài. Nó vừa giúp người bệnh khôi phục sức khỏe vừa hỗ trợ quá trình điều trị nhanh hiệu quả. Khi bị đau bụng đi ngoài, người bệnh nên chú ý:

Nên:

  • Bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày bởi đau bụng đi ngoài dễ khiến người bệnh rơi vào tình trạng mất nước.
  • Có thể bổ sung thêm nước ép rau củ, nước ép trái cây để tăng cường vitamin giúp tăng đề kháng, tăng cường sức khỏe.
  • Bổ sung các các thực phẩm giàu protein như thịt gà trắng, thịt lợn nạc,
  • Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột có thể kể đến như: gạo, khoai tây… giúp giảm nhanh tình trạng tiêu chảy, phục hồi sức khỏe nhanh chóng do hàm lượng chất xơ thấp và dễ tiêu hóa.
  • Ăn thêm sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khắc phục tình trạng khó tiêu bởi trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotics tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.

Không nên:

Ngoài bổ sung thêm những thực phẩm có lợi cho tiêu hóa, khi bị đau bụng đi ngoài, người bệnh cũng cần lưu ý một số món ăn sau:

  • Kiêng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ bởi nó làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa, khiến tình trạng đau bụng đi ngoài thêm trầm trọng hơn.
  • Nói không với những thực phẩm tái sống như: gỏi, tiết canh, mắm tôm, rau sống… chúng có thể đưa thêm các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, sán vào trong cơ thể.
  • Tránh xa những thực phẩm chua, cay, nóng gây kích thích niêm mạc ruột khiến triệu chứng đau bụng đi ngoài nặng hơn.
  • Tránh xa những thực phẩm sinh khí, gây đầy bụng khó tiêu như: bắp cải, súp lơ, đào, mận, hoa quả sấy, đậu, ngô…
  • Loại bỏ ra khỏi thực đơn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, sữa động vật hay những chế phẩm từ sữa động vật bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ đau bụng đi ngoài.

Dùng mẹo dân gian

Một số bài mẹo dân gian giúp hỗ trợ cải thiện nhanh triệu chứng đau bụng đi ngoài mà người bệnh có thể thực hiện dễ dàng tại nhà như:

1. Dùng gừng tươi và vỏ quất

Theo Đông y, gừng có vị cay nóng, tính ấm giúp giảm nhanh đau bụng, cầm tiêu chảy và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh và hỗ trợ tiêu hóa tốt. Theo y học hiện đại, gừng chứa nhiều Gingerols và Shogaols, giúp làm ấm bụng, giảm đau bụng đi ngoài. Sử dụng gừng và vỏ quất còn giúp giảm buồn nôn và kích thích tiêu hóa hiệu quả.

Cách dùng gừng và quất như sau:

  • Dùng 20g gừng và vỏ quất đem rửa sạch, gừng đập dập.
  • Cho hỗn hợp vào nồi đun cùng 1 – 2 lít nước.
  • Đun đến khi sôi và hãm thêm 10 – 15 phút.
  • Chắt lấy nước uống trong ngày.
  • Thực hiện liên tục 4 – 5 ngày sẽ thấy triệu chứng giảm rõ rệt.

2. Hồng xiêm xanh

Trong quả hồng xiêm xanh có chứa hoạt chất Tanin (hoạt chất có đặc tính làm se) khá cao giúp cầm tiêu chảy hiệu quả. Cách dùng hồng xiêm xanh chữa đau bụng đi ngoài như sau:

  • Quả hồng xiêm xanh rửa sạch, thái thành từng lát mỏng đem phơi khô.
  • Sắc 10 lát hồng xiêm khô (khoảng 15 – 20g) đun cùng 200ml nước.
  • Đun lửa nhỏ liu riu đến khi cạn còn 100ml.
  • Chắt lấy 2 phần nước, uống 2 lần trong ngày, uống sau ăn 15 phút.
  • Thực hiện đều đặn đến khi hết triệu chứng đau bụng đi ngoài.

3. Dùng lá ổi

Trong lá ổi có hoạt chất Flavonoi, Triterpene, Tanin giúp kích thích hoạt động cơ trơn ruột, giảm nhu động ruột, kháng khuẩn và giảm đau bụng đi ngoài.

Cách dùng lá ổi như sau:

  • Lấy 7 – 9 búp ổi non đem rửa sạch, ngâm qua một lượt nước muối loãng và để ráo nước.
  • Nhai búp ổi cùng vài hạt muối trắng, nuốt cả nước và nhả bã.
  • Mỗi ngày nhai từ 2 – 3 lần cho đến khi khỏi hẳn đau bụng đi ngoài.

☛ Tham khảo: 11 cách chữa đi ngoài nhiều lần trong ngày cực đơn giản

Sử dụng thuốc

Sau khi thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh cùng các mẹo dân gian trên mà tình trạng đau bụng đi ngoài không thuyên giảm, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhanh chóng. Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê:  Smecta, Anti – Diarrheal, Tetracyclin, Ciprofloxacin, Norfloxacin…

Sử dụng thuốc Tây giúp cẩm tiêu chảy, giảm đau bụng nhanh chóng nhưng thường tiềm ẩn nững tác dụng phụ như ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… Vì vậy, người bệnh không nên mua sử dụng khi chưa có chỉ định, tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, khi sử dụng nên tuân thủ theo đúng liều lượng, thời gian dùng để mang lại hiệu quả.

Tràng Phục Linh Plus –  Giảm đau bụng đi ngoài do bệnh đại tràng

Trường hợp bị đau bụng đi ngoài do hội chứng ruột kích thích hoặc viêm đại tràng, bạn nên sử dụng Tràng Phục Linh PLUS. Đây là sản phẩm được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi khoa dược lý – Đại học Y Hà Nội, Đại học Nam California, Đại học Y Kreck – trang thông tin Y khoa uy tín của Hoa Kỳ công nhân về hiệu quả cải thiện viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích.

Sản phẩm chứa các thảo dược như Bạch Thược, Hoàng Bá, Bạch Truật… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma và hoạt chất 5 – HTP. Nhờ vậy, Tràng Phục Linh PLUS đem lại các công dụng:

  • Giảm co thắt đại tràng: Thành phần 5 – HTP có tác dụng giảm co thắt đại tràng, nhờ đó, giảm đau bụng và kiểm soát số lần đi ngoài.
  • Phục hồi niêm mạc đại tràng: Thành phần ImmuneGamma giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột, tăng sức đề kháng và tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Kích thích tiêu hóa: Tràng Phục Linh PLUS giúp kích thích tiêu hóa, điều hòa nhu động đại tràng, khắc phục tình trạng đầy bụng, chướng hơi, đau bụng quặn bên dưới và đi ngoài phân sống.

Người bệnh nên chia làm 2 lần uống với số lượng 4 – 6 viên mỗi người. Khi triệu chứng được cải thiện, có thể giảm còn 2 viên/ ngày.

Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY

Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.

Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, cũng như triệu chứng về đường ruột, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline miễn cước 1800 1506 (trong giờ hành chính) để được tư vấn thêm.

Cập nhật lúc: 29/02/2024
⭐ Từ 27/07-06/08: Tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh (nhãn xanh), Quý khách sẽ được tặng ngay 1 hộp Bạch Cam Trà hoặc Tô Sơn Trà Tràng Phục LInh. Chương trình áp dụng song song với khuyến mãi Tích 6 điểm tặng 1 thường niên. Chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2

Tràng Phục Linh sản phẩm an toàn hiệu quả cho

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Loading...