Đi đại tiện ra máu nhưng không đau là bệnh gì? Cách điều trị?

Đại tiện ra máu nhưng không đau là dấu hiệu mà khá nhiều người gặp phải, từ trẻ em cho tới người già. Khi gặp phải tình trạng này nhiều người rất chủ quan coi đó không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu không đau trong nhiều trường hợp cảnh báo bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Hãy theo dõi bài viết sau đây để đi tìm đáp án cho câu hỏi “Đại tiện ra máu nhưng không đau là dấu hiệu bệnh gì?”.

Đại tiện ra máu nhưng không đau là bệnh gì?

Rất nhiều người chủ quan, coi nhẹ khi xuất hiện triệu chứng đại tiện ra máu nhưng không đau. Có một số trường hợp không nguy hiểm và có thể tự khỏi. Nhưng một số khác cảnh báo bệnh lý nguy hiểm cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Các chuyên gia đã tồng hợp lại một số bệnh lý nguy hiểm có triệu chứng điển hình trên bao gồm:

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau (cũng có trường hợp có thể gây đau). Một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh trĩ chính là tình trạng đại tiện ra máu. Tùy thuộc vào vị trí người ta chia thành trĩ nội và trĩ ngoại. Và trong phần lớn các trường hợp, bệnh trĩ nội có thể gây đi ngoài ra máu nhưng không gây đau rát ở hậu môn.

Những người bệnh mắc trĩ nội ở giai đoạn đầu có thể chỉ bị chảy một ít máu khá kín đáo, thường chỉ dính trên giấy vệ sinh hoặc lẫn vào trong phân mà không gây đau đớn gì cho người bệnh cho tới khi bệnh tiến triển tới giai đoạn nặng hơn.

Một số trường hợp thấy máu chảy ra ngay khi người bệnh ngồi xổm hay tạo áp lực gì đó lên vùng mao mạch hậu môn. Đây là trường hợp bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể có dấu hiệu khác như đau rát hậu môn, ngứa hậu môn, kích thước búi trĩ tăng khiến người bệnh cảm thấy vướng víu, khó chịu.

Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống. Người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng khi máu chảy càng nhiều. Một số trường hợp máu chảy thành tia lớn khiến cơ thể thiếu máu khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược, choáng váng, dễ ngất xỉu.

Nứt kẽ hậu môn

Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đi ngoài ra máu nhưng không đau có thể do bị nứt kẽ hậu môn. Nguyên nhân thường do biến chứng từ táo bón gây ra. Biểu hiện của bệnh bằng những vết rách theo chiều dọc ở niêm mạc của hậu môn, có chiều dài khoảng 1cm.

Khi ở giai đoạn đầu, nứt kẽ hậu môn gây chảy máu mỗi khi đại tiện nhưng không gây đau khiến nhiều người bệnh chủ quan. Tuy nhiên, khi triệu chứng kéo dài biểu hiện của bệnh càng rõ ràng, mức độ chảy máu và đau rát ở hậu môn tăng cao hơn khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi điều trị.

Viêm loét đại trực tràng

Đại tiện ra máu nhưng không gây đau rát hậu môn có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm loét đại trực tràng. Bệnh có thể gây chảy máu đen hoặc chảy máu đỏ tươi khi đi ngoài. Bệnh gây chảy máu hậu môn mỗi lần đi đại tiện kèm theo chất nhầy dính trên phân. Tuy nhiên, lượng máu không đáng kể. Một số trường hợp còn có thể bị sốt và đau bụng dưới dữ dội.

Viêm loét đại trực tràng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Hẹp đại tràng.
  • Áp xe hậu môn.
  • Viêm da mủ hoại thư…

Polyp trực tràng và đại tràng

Polyp là sự tăng trưởng bất thường bên trong đường ruột và hệ thống tiêu hóa. Theo thống kê, polyp hệ thống tiêu hóa có ảnh hưởng tới khoảng 25% người trên 50 tuổi. Polyp là nguyên nhân phổ biến thứ hai có thể khiến người bệnh bị đi ngoài ra máu nhưng không đau.

Trường hợp polyp có cuống dài và gần phía cửa hậu môn có thể bị sa hẳn ra ngoài. Mỗi lần đại tiện máu chảy nhiều, nếu không được kiểm soát có thể dẫn tới chảy máu nặng.

Polyp đại trực tràng khó phát hiện và khiến người bệnh chủ quan. Tuy nhiên, nếu không can thiệp để lâu dài gây nguy hiểm tới tính mạng. Vì khoảng 90% ung thư đại trực tràng phát triển từ polyp.

Ung thư đại trực tràng

Không nên chủ quan khi có dấu hiệu đi ngoài ra máu nhưng không đau vì có thể là biểu hiện của ung thư đại trực tràng. Ung thư đại trực tràng là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng con người.

Khi bệnh ở giai đoạn đầu thường không có các biểu hiện rõ rệt. Cho tới khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng các dấu hiệu xuất hiện rõ rệt hơn như đại tiện ra máu, máu có thể đi kèm với chất nhầy. Bệnh có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến ở người già. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị sớm, tỉ lệ tử vong có thể giảm tới 25%.

Xuất huyết đường tiêu hóa

Xuất huyết đường tiêu hóa là nguyên nhân khiến bạn phải đối mặt với hiện tượng đi ngoài ra máu nhưng không đau hậu môn. Xuất huyết tiêu hóa gồm xuất huyết tiêu hóa trên và dưới. Các bộ phận có thể bị ảnh hưởng như dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn. Tùy thuộc vào vị trí xuất huyết mà nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Để chẩn đoán đại tiện ra máu tươi nhưng không đau có liên quan tới xuất huyết tiêu hóa không bác sĩ có thể đề nghị nội soi hoặc một số xét nghiệm liên quan khác.

Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ

Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ thường xảy ra khi lượng máu tới đại tràng bị giảm. Nguyên nhân do các mạch máu bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn gây nên. Khi lưu lượng máu giảm không cung cấp đủ oxy cho các tế bào trong hệ thống tiêu hóa gây ra viêm và tổn thương tới đại tràng.

Theo thống kê, có 90% trường hợp viêm đại tràng thiếu máu cục bộ ảnh hưởng tới người cao tuổi. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng phổ biến như đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau ở hậu môn. Ngoài ra, bệnh có thể gây tiêu chảy, đại tiện khẩn cấp hoặc nôn mửa.

Đại tiện ra máu tươi có nguy hiểm không?

Đại tiện ra máu có nguy hiểm không? là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo như những thông tin ở trên, đi ngoài ra máu nhưng không đau có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Mỗi bệnh lý lại có sự nguy hại khó lường. Do đó, người bệnh không nên chủ quan mà cần đi thăm khám càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số hậu quả do đại tiện ra máu gây ra.

Thiếu máu trầm trọng: Đại tiện ra máu tuy trước mắt không nguy hiểm nhưng về lâu dài có thể đe dọa tới sức khỏe của người bệnh. Để lâu dài máu chảy càng nhiều và khó kiểm soát khiến người bệnh bị thiếu máu trầm trọng. Để cải thiện, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng hơn cần tới cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để được điều trị hiệu quả.

Cơ thể suy nhược làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác: Người bệnh đi cầu ra máu thường xuyên không chỉ khiến cơ thể mất máu mà còn khiến cơ thể phải làm việc hết công suất khi phải liên tục bổ sung lượng máu cần thiết để bổ sung lượng máu đã mất. Với những người bệnh đi ngoài ra máu tươi ồ ạt nhanh chóng dẫn tới cạn kiệt máu gây chóng mặt, ngất xỉu, huyết áp thấp hoặc hạ huyết áp. Với những trường hợp thiếu máu nặng rất nguy hiểm có thể dẫn tới mất ý thức, tụt huyết áp, nhịp đập mạch nhỏ và nhanh, ngất xỉu.

Thủng đại tràng, ung thư đại tràng: Nhiều người thường nhầm lẫn khi xác định đại tiện ra máu là do bệnh trĩ với các bệnh lý đường tiêu hóa khác dẫn tới việc điều trị không đúng cách. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh lý đại trực tràng là chảy máu, thủng đại tràng, nguy hiểm hơn là ung thư hóa đại trực tràng.

Một số trường hợp đi ngoài ra máu tươi không đau là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như viêm loét đại trực tràng, polyp đại trực tràng, bệnh trĩ nặng, ung thư đại trực tràng…Chính vì vậy, chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện ra các triệu chứng bất thường liên quan tới hậu môn – trực tràng.

☛ Xem thêm: Trẻ bị tiêu chảy ra máu là bệnh gì? Cha mẹ cần làm gì?

Chữa đại tiện ra máu nhưng không đau phổ biến hiện nay

Dưới đây là một số cách cải thiện đi đại tiện ra máu nhưng không đau, các bạn có thể thực hiện một số cách sau để cải thiện tình trạng nhé.

Thay đổi chế độ ăn uống

  • Bổ sung thực phẩm lành mạnh vào trong thực đơn hàng ngày như thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin nhằm chống táo bón và giải nhiệt như các loại hoa quả, rau củ…
  • Hạn chế uống rượu bia, thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít.
  • Ăn đủ bữa và đúng giờ, không nên bỏ bữa.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe với các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga…
  • Không nên đứng hay ngồi quá nhiều hoặc quá lâu, không bê vác những vật quá nặng gây ảnh hưởng tới việc điều trị.
  • Rèn luyện thói quen tập thể dục đúng giờ, không nên nhịn đi cầu có thể khiến táo bón trầm trọng hơn.
  • Giữ gìn vệ sinh hậu môn, lau hậu môn nhẹ nhàng bằng khăn mềm và nước ấm để tránh gây tổn thương và kích ứng.
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh mỗi ngày.
  • Tắm bằng nước ấm để cải thiện các triệu chứng, giảm kích ứng hậu môn và cầm máu.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, nhất là quan hệ tình dục thông qua đường hậu môn.

Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng

Luôn giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Lo lắng, âu sầu kéo dài có thể khiến niêm mạc ruột co bóp, tiêu hóa cũng trở nên khó khăn hơn dẫn tới táo bón. Vì vậy, bạn hãy cố gắng tạo tâm trạng thoải mái, vui vẻ để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Bài thuốc dân gian

Đi đại tiện ra máu nhưng không đau có thể được cỉa thiện bằng một số bài thuốc dân gian với những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Những nguyên liệu này rất dễ kiếm, chi phí thấp mà không gây tác dụng phụ.

Lá ngải cứu: Là một trong những vị thuốc dân gian giúp chữa các bệnh lý về đường tiêu hóa như táo bón, trĩ hay đi ngoài ra máu…Theo đông y, lá ngải cứu có vị đắng, tính ấm có tác dụng kháng viêm, nhuận tràng dùng để cải thiện các chứng bệnh như đi ngoài ra máu,…

Cách thực hiện như sau:

  • Lá ngải cứu bỏ lá già úa, rửa sạch và để ráo nước.
  • Ăn món lá ngải cứu với trứng hoặc giã nát lá ngải cứu đắp vào hậu môn. Thực hiện hàng ngày cho tới khi chứng đi ngoài ra máu chuyển biến tốt.

Rau sam: Nhờ khả năng kháng viêm, nhuận tràng, kích thích lưu thông máu nên rau sam thường được dùng để cải thiện chứng đại tiện ra máu. Người bệnh chỉ cần thực hiện các bước như sau:

  • Rau sam rửa sạch và để ráo nước.
  • Giã rau sam ra chắt lấy nước, pha thêm chút đường hay mật ong vừa đủ để uống khi đói.
  • Mỗi ngày uống một lần.

Rau diếp cá: Có tính mát giúp sát khuẩn, phòng nhiễm trùng hậu môn khá hiệu quả. Bạn có thể thực hiện như sau:

  • Rau diếp cá rửa sạch, để ráo nước và dùng ăn sống càng nhiều càng tốt. Bạn có thể ăn kèm với bữa ăn hàng ngày.
  • Đun nước rau diếp cá xông hơi hậu môn, bã rau diếp cá đắp búi trĩ “cửa sau”.

Rau diếp cá là nguyên liệu dễ kiếm được dùng để cải thiện chứng đi ngoài ra máu.

Các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng làm thuyên giảm hoặc khắc phục triệu chứng chứ không có tác dụng chữa trị khỏi tận gốc bên trong. Do đó, khi người bệnh gặp phải các triệu chứng đi đại tiện ra máu cần tới trung tâm y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Đại tiện ra máu tươi nhưng không đau khi nào cần đến bệnh viện?

Dấu hiệu đi đại tiện ra máu tươi nhưng không đau trong một số trường hợp không cần phải điều trị y tế. Tuy nhiên, khi có hiện tượng chảy máu nghiêm trọng và mãn tính có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Với trường hợp chảy máu trực tràng có mùi hôi, sẫm màu, phân có lẫn với máu đỏ sẫm hoặc đen. Nếu gặp các triệu chứng này người bệnh cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Ngoài ra, khi có các dấu hiệu sau đây người bệnh cần tới viện ngay:

  • Xuất huyết kéo dài hơn 2 – 3 tuần.
  • Trẻ em bị đi ngoài ra máu nhưng không đau.
  • Cơ thể mệt mỏi, ốm yếu, giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Sốt.
  • Đau bụng, sưng hoặc bụng căng cứng.
  • Xuất hiện khối u ở bụng.
  • Phân ít hoặc mềm hơn bình thường kéo dài trên 3 tuần.
  • Táo bón hoặc thay đổi thói quen đại tiện.
  • Phân rò rỉ hoặc không thể kiểm soát hậu môn.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc về câu hỏi “Đại tiện ra máu nhưng không đau là bệnh gì?”. Hi vọng những thông tin trên đã cung cấp những kiến thức hữu ích giúp bạn bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân.
Cập nhật lúc: 29/02/2024
⭐ Từ 27/07-06/08: Tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh (nhãn xanh), Quý khách sẽ được tặng ngay 1 hộp Bạch Cam Trà hoặc Tô Sơn Trà Tràng Phục LInh. Chương trình áp dụng song song với khuyến mãi Tích 6 điểm tặng 1 thường niên. Chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2

Tràng Phục Linh sản phẩm an toàn hiệu quả cho

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Loading...