Viêm đại tràng cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Viêm đại tràng cấp là tình trạng bệnh ngày càng phổ biến hiện nay mà nhiều người hay nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa thông thường. Bệnh có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp tất cả các thông tin bạn cần biết về căn bệnh này.
Mục lục
- 1. Viêm đại tràng cấp là bệnh gì?
- 2. Nguyên nhân gây viêm đại tràng cấp
- 3. Triệu chứng của viêm đại tràng cấp
- 4. Đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm đại tràng cấp
- 5. Chẩn đoán viêm đại tràng cấp
- 6. Biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng cấp tính
- 7. Các biện pháp điều trị viêm đại tràng cấp
- 8. Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
1. Viêm đại tràng cấp là bệnh gì?
Viêm đại tràng cấp là quá trình gây kích ứng, viêm nhiễm niêm mạc đại tràng. Bệnh thường diễn biến phức tạp, có triệu chứng ồ ạt, xảy ra trong thời gian ngắn và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, công việc của bạn.
Nếu tình trạng viêm đại tràng cấp diễn ra thường xuyên và không được chẩn đoán, chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm đại tràng mãn tính. Lúc này, bạn sẽ phải sống với bệnh viêm đại tràng suốt đời.
2. Nguyên nhân gây viêm đại tràng cấp
Theo các nghiên cứu, một trong những nguyên nhân có thể gây viêm đại tràng cấp là do hệ thống miễn dịch bị trục trặc, suy yếu. Bình thường, khi virus, vi khuẩn xâm nhập, hệ thống miễn dịch sẽ tạo hàng rào bảo vệ chống lại chúng. Tuy nhiên, sự bất thường trong phản ứng miễn dịch có thể khiến hệ thống miễn dịch tấn công ngược lại các tế bào trong đường tiêu hóa, bao gồm niêm mạc đại tràng.
Dưới đây là một số nguyên nhân, tác nhân gây viêm đại tràng cấp thường gặp:
- Ăn uống không vệ sinh, bị ngộ độc thực phẩm hoặc dị ứng với thức ăn.
- Nhiễm các vi sinh, ký sinh gây bệnh: điển hình là lỵ amip, lỵ trực khuẩn, vi khuẩn tả, E. coli, nhiễm nấm Candida…
- Mắc các bệnh tự miễn như bệnh lupus ban đỏ, suy cận giáp, bệnh basedow…
- Yếu tố tâm lý xã hội: căng thẳng trong công việc, cuộc sống, thường xuyên bị táo bón, lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài…
Đối với trẻ sơ sinh, trong vòng hai tháng đầu tiên sau sinh, các bé có thể mắc viêm đại tràng cấp (dị ứng), gồm các triệu chứng như trào ngược, quấy khóc và có thể thấy máu trong phân của trẻ. Theo một nghiên cứu năm 2013 (1), giả thuyết phổ biến nhất cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là trẻ sơ sinh dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần trong sữa mẹ.
3. Triệu chứng của viêm đại tràng cấp
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của vị trí viêm mà triệu chứng viêm đại tràng cấp có thể khác nhau.
Đau bụng dữ dội
Những cơn đau bụng kéo đến bất chợt gây đau quặn thắt vùng bụng dưới. Bạn có thể cảm nhận cơn đau dọc theo đại tràng, đặc biệt tăng lên dữ dội trước một đợt tiêu chảy mới. Nguyên nhân là do cơ ruột co bóp không đều dẫn đến đau bụng.
Tiêu chảy
Bệnh nhân thường đi tiêu phân lỏng từ 3 lần trở lên trong vòng 24 giờ. Trước mỗi đợt tiêu chảy, bệnh nhân thường có dấu hiệu đau bụng như chúng tôi đã đề cập ở trên. Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể gây mất nước, rối loạn điện giải, mắt trũng, rối loạn kiềm toan… Lúc này bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời (bổ sung nước, điện giải) để tránh các bệnh lý nặng khác xảy ra.
Chảy máu trực tràng
Bạn có thể nhận biết triệu chứng chảy máu trực tràng thông qua đại tiện có nhầy và máu. Tình trạng này lặp lại nhiều lần và có thể kèm theo cả sốt nếu bệnh tiến triển nặng.
Triệu chứng khác
Ngoài các triệu chứng điển hình thường gặp ở trên, một số triệu chứng khá phổ biến khác trong viêm đại tràng cấp gồm:
- Cảm thấy buồn đi đại tiện liên tục, mót rặn, nhưng khi đi tiêu chỉ có một ít phân.
- Gầy sút nhanh, chán ăn, ăn không ngon.
- Sốt không rõ nguyên nhân, mệt mỏi.
- Đau nhức các khớp.
- Đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, chuột rút.
4. Đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm đại tràng cấp
Tỉ lệ mắc viêm đại tràng cấp tương đương giữa nam giới và nữ giới. Một số yếu tố rủi ro cao dẫn tới viêm đại tràng cấp gồm:
- Tuổi tác: Bệnh viêm đại tràng cấp thường gặp ở độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi (phổ biến nhất) và độ tuổi trên 60.
- Di truyền: trong gia đình có thành viên mắc viêm đại tràng trước đó.
- Người đang dùng thuốc kháng sinh dài ngày, thuốc ức chế miễn dịch, hóa trị.
- Tiền sử mắc các bệnh suy tim, đái tháo đường, huyết áp thấp.
- Có phẫu thuật ổ bụng trước đó.
5. Chẩn đoán viêm đại tràng cấp
Khi bạn có các dấu hiệu của viêm đại tràng cấp, hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra và được chẩn đoán cụ thể. Có 2 cách chẩn đoán viêm đại tràng cấp:
Soi phân tươi
Hiện tượng chảy máu đại tràng có thể nhìn được bằng mắt nếu thấy máu dính trên phân, hoặc có thể không nhìn thấy được. Do đó, soi phân tươi sẽ giúp xác định chỉ số hồng cầu, bạch cầu và ký sinh trùng đường ruột.
Bệnh nhân sẽ được y tá hướng dẫn cụ thể để lấy phân. Sau khi lấy phân, kỹ thuật viên sẽ soi tươi bằng kính hiển vi hoặc nuôi cấy, phân lập để phát hiện vi khuẩn, ký sinh trùng.
Nội soi đại tràng
Trường hợp soi phân tươi chưa thể đưa ra kết luận, bác sĩ có thể thực hiện nội soi đại tràng để phát hiện các bất thường ở đại tràng sigma, trực tràng như ổ viêm, loét, khối u hay tình trạng chảy máu đại tràng.
Trước khi nội soi đại tràng, bạn sẽ được gây mê. Quá trình nội soi diễn ra trong khoảng 20 đến 30 phút. Sau đó khoảng 2 giờ bạn sẽ nhận được kết quả và tỉnh táo hoàn toàn. Tuy nhiên, quá trình này có thể gây đau hoặc gây nặng bụng dưới, tùy theo mức chịu đựng của mỗi người.
Mời bạn theo dõi video sau để hiểu thêm về phương pháp nội soi đại tràng:
6. Biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng cấp tính
Nếu không có các phương pháp điều trị bệnh thích hợp và kịp thời, bạn có thể mắc các biến chứng nguy hiểm do viêm đại tràng cấp tính gây ra, bao gồm:
- Trụy tim mạch: Bệnh nhân bị tiêu chảy đi ngoài liên tục sẽ bị mất nước, điện giải, có các biểu hiện sốt cao, khó nuốt, da nhăn nheo, niêm mạc nhợt. Nếu không bổ sung nước và điện giải kịp thời sẽ gây co giật, trụy tim mạch. Trường hợp này có nguy cơ tử vong rất cao.
- Xuất huyết tiêu hóa: Bệnh nhân đi ngoài phân có dính máu. Mặc dù tình trạng này ít gây nguy hiểm nhưng nếu mất máu thường xuyên có thể gây tử vong.
- Viêm đại tràng mãn tính: Các đợt viêm đại tràng cấp không được điều trị dứt điểm, lâu ngày gây khó khăn cho điều trị và trở thành bệnh mạn tính.
- Áp xe đại tràng: Một số trường hợp nhiễm khuẩn dẫn đến tích tụ mủ trên niêm mạc đại tràng, tạo thành các ổ áp xe gây đau, tắc ruột. Nguy hiểm hơn, các ổ áp xe đại tràng có thể phát triển thành các khối u đại tràng.
- Thủng đại tràng: Các vết loét nặng có thể gây thủng đại tràng. Đại tràng là nơi lưu trữ các chất thải, có nhiều vi khuẩn gây bệnh. Thủng đại tràng sẽ giải phóng vi khuẩn đến các cơ quan khác trong ổ bụng, nhiễm khuẩn nhanh, khó điều trị và tỉ lệ tử vong rất cao.
Điều trị viêm đại tràng cấp kịp thời và đúng cách sẽ giúp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.
7. Các biện pháp điều trị viêm đại tràng cấp
Nguyên tắc điều trị viêm đại tràng cấp gồm:
- Điều trị các triệu chứng càng sớm càng tốt.
- Xác định nguyên nhân gây bệnh.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
Điều trị theo Tây y
Trong điều trị triệu chứng, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc Tây y giảm triệu chứng nhanh như:
- Trị tiêu chảy: Opizoic, racecadotril, loperamide…
- Bù nước và điện giải: Oresol, hydrite…
- Giảm đau hạ sốt: Paracetamol, ibuprofen, diclofenac…
- Vitamin B, C.
Những loại thuốc kể trên chỉ mang tính tham khảo. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cụ thể dựa theo tình trạng bệnh của bạn.
Lưu ý khi dùng thuốc Tây y điều trị:
- Tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không tự ý sử dụng các loại thuốc khác không có trong đơn.
- Không tự ý tăng liều hoặc giảm liều dùng, không ngừng thuốc đột ngột.
- Giữ tâm lý luôn thoải mái, tập thể dục đều đặn và thực hiện chế độ ăn lành mạnh.
Tác dụng không mong muốn của thuốc Tây y:
Mặc dù thuốc Tây đem lại tác dụng giảm nhanh triệu chứng tức thì, nhưng bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:
- Rối loạn hệ thần kinh, gây mất ngủ, đau đầu.
- Phát ban, ngứa, nổi mề đay.
- Gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
- Tổn thương gan, thận.
Hỗ trợ trị liệu theo Đông y
Ngoài sử dụng thuốc Tây y, bạn có thể sử dụng các vị thuốc Đông y để khắc phục các triệu chứng viêm đại tràng cấp:
- Hoàng bá: hoạt chất berberin trong hoàng bá có tác dụng cầm tiêu chảy, chống nhiễm khuẩn tốt. Đồng thời, hoàng bá giúp giảm co thắt đại tràng, giảm đau bụng quặn do viêm đại tràng cấp gây ra.
- Bạch thược: Bạch thược có tác dụng giảm đau, an thần, đặc biệt tốt cho bệnh nhân bị khó chịu, đau bụng dưới dẫn tới mất ngủ.
- Bạch truật: Bạch truật có khả năng cầm tiêu chảy, giảm đau nhanh. Ngược lại, nếu bạn bị táo bón, bạch truật sẽ giúp nhuận tràng hiệu quả. Đây chính là điểm đặc biệt của bạch truật khi có thể điều hòa hai chiều thuần thục.
- Lá ổi: theo kinh nghiệm dân gian, lá ổi giúp cầm tiêu chảy nhanh nhờ chứa hoạt chất tanin.
- Đậu khấu: Đậu khấu hay còn gọi là bạch đậu khấu, có tác dụng chữa đầy hơi, ăn không tiêu, tiêu chảy.
- Rau má: Rau má là vị thuốc quen thuộc giúp chữa lỵ, tiêu chảy, thông tiểu nhanh, có tác dụng giảm nhanh triệu chứng do viêm đại tràng cấp gây ra.
- Hạt lộc vừng: vỏ hạt lộc vừng có chứa tanin, giúp trị tiêu chảy, các cơn đau bụng quặn. Bài thuốc chữa tiêu chảy cấp sử dụng nhân hạt lộc vừng, kết hợp sa nhân, hoắc hương, vỏ vối, trần bì, hương phụ, hạt vải.
Đặc biệt, một sản phẩm phát triển từ bài thuốc y học cổ truyền, kết hợp với các nghiên cứu hiện đại trong hỗ trợ giảm triệu chứng viêm đại tràng cấp được tin dùng hiện nay là Tràng Phục Linh PLUS.
Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) được bào chế từ các nguyên liệu giúp trị tiêu chảy, đau bụng, phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa: Bạch truật, bạch phục linh, bạch thược, hoàng bá, 5-HTP, ImmuneGamma.
Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng:
- Giúp thuyên giảm triệu chứng do viêm đại tràng cấp gây ra như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu.
- Chống loét, giảm viêm, hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa.
Đối tượng sử dụng:
- Bệnh nhân bị viêm đại tràng cấp.
- Bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích.
- Người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón thường xuyên, ăn không ngon, gầy sút nhanh do đại tràng kích thích.
– Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) gần nhất, xem: TẠI ĐÂY
8. Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Chế độ ăn uống, sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ nặng, nhẹ của bệnh viêm đại tràng cấp. Khi bị viêm đại tràng cấp, bạn cần lưu ý:
- Nếu đang bị táo bón, bạn cần tăng cường chất xơ trong rau xanh, ngũ cốc, hạn chế chất béo, thức ăn nhanh, ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
- Nếu đang bị tiêu chảy: hạn chế ăn chất xơ (rau xanh, trái cây).
- Không sử dụng chất kích thích như nước tăng lực, cà phê, trà, rượu bia…
- Hạn chế dầu mỡ: thay vì nấu các món xào, bạn có thể chế biến đơn giản hơn như các món luộc, hấp.
- Không tự ý sử dụng kháng sinh nếu không được bác sĩ kê đơn.
- Tập thể dục mỗi ngày, ngủ nghỉ điều độ.
- Sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng trong công việc.
Trên đây là các thông tin chi tiết liên quan đến viêm đại tràng cấp. Hi vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu sâu về căn bệnh này. Phát hiện viêm đại tràng cấp sớm và điều trị nó đúng cách sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng không mong muốn.
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/colitis#risk-factors (1)
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ulcerative-colitis/symptoms-causes/syc-20353326
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất