Ngày nay, với nhiều nguồn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, cộng thêm chế độ ăn uống không lành mạnh khiến tỉ lệ người mắc các bệnh đường tiêu hóa tăng cao, đặc biệt về đại tràng. Bệnh có thể tái phát liên tục, để lại biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Chính vì vậy, cần bác sĩ giỏi có phương pháp điều tốt nhất giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi. Sau đây Tràng Phục Linh gợi ý 8 bác sĩ chữa bệnh đại tràng giỏi, với nhiều năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị. Mục lụcBệnh đại tràng là gì? Dấu hiệu nhận biết cần đi khám?Cấu tạo và chức năng của đại tràngKhi nào cần khám bệnh đại tràng?Danh sách bác sĩ khám chữa bệnh đại tràng giỏi1. GS. TS. BS Hà Văn Quyết – Hà Nội2. PGS. TS. BS Nguyễn Trung Tín – Hồ Chí Minh3. THS. BS CKII Nguyễn Văn Xứng – Đà Nẵng4. GS. TS. BS Đào Văn Long – Hà Nội5. PGS. TS. BS Nguyễn Thúy Oanh – Hồ Chí Minh6. PGS. TS. BS Nguyễn Anh Tuấn – Hà Nội7. THS. BS Lê Châu Hoàng Quốc Chương – Hồ Chí Minh8. PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Vân Hồng – Hà Nội Bệnh đại tràng là gì? Dấu hiệu nhận biết cần đi khám? Cấu tạo và chức năng của đại tràng Đại tràng (hay còn gọi là ruột già) là một bộ phận của ống tiêu hóa. Nó bắt đầu từ đầu dưới của ruột non và gắn với phần cuối cùng của đường tiêu hóa là hậu môn. Kích thước, chiều dài đại tràng của mỗi người sẽ khác nhau. Chiều dài đại tràng trung bình là 1.48m (chiếm 1/5 chiều dài ống tiêu hóa) ở người Việt Nam. Chức năng của đại tràng: Tiêu hóa thức ăn mà dạ dày không tiêu hóa được như một số protein, chất xơ không hòa tan. Hấp thu nước và muối khoáng. Là nơi chứa những chất còn sót lại của quá trình tiêu hóa, sau đó được các cơ ở trực tràng di chuyển ra khỏi cơ thể qua hậu môn, được gọi là phân. Khi nào cần khám bệnh đại tràng? Trong các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, bệnh viêm đại tràng có tỉ lệ cao, chiếm đến 20% dân số nước ta và con số này đang có dấu hiệu gia tăng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm đại tràng như: Ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chưa được nấu chín gây nhiễm các vi sinh vật như E. coli, lỵ amip, giun sán… Khi chúng xâm nhập vào cơ thể, sẽ tiết độc tố gây nhiễm trùng, làm tổn thương niêm mạc đại tràng. Thường xuyên căng thẳng, lo lắng, làm việc liên tục không nghỉ ngơi khiến đại tràng co thắt, khó chịu dẫn đến bệnh. Các bệnh lý đường ruột khác như bệnh crohn, viêm loét đại tràng, đại tràng bị thiếu máu cục bộ… đều có thể dẫn đến viêm đại tràng. Có những thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống nhiều rượu bia… Khi bạn có những yếu tố gây bệnh trên, đồng thời xuất hiện những triệu chứng sau nên đi khám ngay (1): Đau bụng: Xuất hiện những cơn đau âm ỉ (ít khi đau quặn dữ dội), cơn đau thường chỉ khu trú ở 1 vùng nhất định, có thể là hố chậu trái hoặc phải. Đi ngoài nhiều lần: Người bệnh thường xuyên bị đi ngoài phân lỏng, có khi tới 4-5 lần một ngày, thậm chí nhiều hơn. Phân có mùi hôi mạnh, có thể có máu và chất nhầy. Thỉnh thoảng xen kẽ với táo bón. Chán ăn, cơ thể mệt mỏi: Người bị bệnh đại tràng thường cảm thấy ăn uống không ngon miệng, ăn ngủ kém, mệt mỏi, hay cáu gắt. Khi tình trạng kéo dài khiến cơ thể bị sút cân, suy nhược. Đầy bụng, chướng hơi: Bụng thường xuyên căng tức, đầy hơi, khó tiêu. Đặc biệt sau khi ăn các đồ chua cay, chứa nhiều dầu mỡ, chất kích thích như rượu bia… dễ cảm thấy đau bụng, chướng hơi, thậm chí đi ngoài ngay sau khi ăn. Bệnh đại tràng có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng đặc biệt phổ biến ở độ tuổi thanh niên với thói quen ăn uống không điều độ và người cao tuổi. ☛ Xem thêm: Hình ảnh viêm đại tràng và phương pháp chẩn đoán Danh sách bác sĩ khám chữa bệnh đại tràng giỏi Bệnh đại tràng rất dễ tái phát nếu không được điều trị dứt điểm. Do đó khám chữa bệnh đại tràng không chỉ cần một địa chỉ uy tín mà phải yêu cầu một bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, tay nghề chuyên môn cao. Dưới đây là 8 bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa giỏi, điều trị thành công rất nhiều ca bệnh đại tràng và được người bệnh vô cùng tin tưởng. 1. GS. TS. BS Hà Văn Quyết – Hà Nội Bác sĩ Hà Văn Quyết là chuyên khoa đầu ngành trong các lĩnh vực dạ dày, đại tràng, trực tràng với kinh nghiệm làm việc hơn 35 năm. Ông là chuyên gia Ngoại – Phẫu thuật nội soi Tiêu hóa, ổ bụng và các bệnh lý về hậu môn, trực tràng. Đồng thời bác sĩ đảm nhận nhiều chức vụ cao tại các bệnh viện tuyến đầu và hiệp hội uy tín trên toàn quốc. Trình độ học vấn Tốt nghiệp ngành Bác sĩ đa khoa tại Đại học Y Hà nội (1977). Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức được Đại học Y Hà nội cử học (1977-1980). Sau đó, ông tiếp tục tự học tập và nâng cao tay nghề trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa ở nhiều nước khác nhau như Nhật Bản, Singapore, Pháp. Chức vụ Bác sĩ Quyết giữ nhiều chức vụ cao như: Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Ngoại tại Đại học Y Hà Nội. Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Nguyên Giám đốc tại bệnh viện như Đại học Y Hà nội. Phó Chủ tịch Hội Khoa học về Hậu môn – Trực tràng. Ngoài ra, giáo sư còn có nhiều công trình nghiên cứu, các bài báo cáo khoa học trong nước và quốc tế, biên tập nhiều tạp chí y học. Kinh nghiệm khám và điều trị bệnh Khám và điều trị bệnh lý về đại tràng, trực tràng, hậu môn (hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, viêm loét đại tràng, ung thư đại trực tràng…). Thực hiện nhiều ca polyp đại tràng thành công (2). Khám và điều trị bệnh lý về gan, mật (xơ gan, sỏi mật, viêm túi mật…), dạ dày (xuất huyết dạ dày, polyp dạ dày…). Hướng dẫn đi khám Bác sĩ Quyết sẽ trực tiếp khám và nội soi, tư vấn tại các bệnh viện: Bệnh viện Thanh Nhàn (42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt (34 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội). 2. PGS. TS. BS Nguyễn Trung Tín – Hồ Chí Minh Bác sĩ Nguyễn Trung Tín là một trong những chuyên gia về Hậu môn – Trực Tràng giỏi với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Bác sĩ còn đảm nhận nhiều chức vụ lớn tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM với nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài báo trong và ngoài nước. Trình độ học vấn Tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Thạc sĩ và Tiến sĩ Y học – Đại học Y Dược TP HCM. Tốt nghiệp Thạc sỹ Y học cộng đồng – Đại học Manila, Philippine. Chức vụ Trưởng khoa Hậu môn – Trực tràng và phụ trách Bộ môn Gây mê Hồi sức tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM. Kinh nghiệm khám và điều trị bệnh Bác sĩ đã thực hiện chẩn đoán và điều trị thành công, nhiều bệnh lý đường tiêu hóa như trực tràng, hậu môn, dạ dày… Địa chỉ thăm khám Người bệnh có thể đặt lịch khám với bác sĩ Tín tại 2 địa chỉ dưới đây: Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM (215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Hồ Chí Minh). Phòng khám Nội tổng quát (161/136B Bùi Hữu Nghĩa, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh). 3. THS. BS CKII Nguyễn Văn Xứng – Đà Nẵng Bác sĩ Nguyễn Văn Xứng hiện nay đang công tác ở vị trí Trưởng khoa Nội tiêu hóa & gan mật tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. Trình độ học vấn Bác sĩ tốt nghiệp ngành Bác sĩ đa khoa, Thạc sĩ chuyên ngành Nội Khoa tại Đại học Y Dược Huế. Sau đó tu nghiệp tại 2 bệnh viện ở Thụy Sĩ là Bệnh viện Winterthur và Bệnh viện Zung. Kinh nghiệm khám và điều trị bệnh Bác sĩ Xứng chuyên khám và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa như: Thực quản: viêm thực quản trào ngược, loét thực quản… Đại tràng: polyp đại trực tràng, bệnh crohn, hội chứng ruột kích thích… Bệnh gan: viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ… Khác: trĩ, viêm đường mật, nhiễm ký sinh trùng… Địa chỉ thăm khám Hiện nay, người bệnh có thể đặt lịch khám với bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng (124 Hải Phòng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng). Hoặc Bệnh viện Đa Khoa Bình Dân (273 Phan Đăng Lưu, Đà Nẵng). 4. GS. TS. BS Đào Văn Long – Hà Nội Bác sĩ Đào Văn Long là một trong những chuyên gia đầu ngành về tiêu hóa tại Việt Nam. Bác sĩ có tham gia nhiều hội nghị khoa học về việc áp dụng khoa học công nghệ trong điều trị. Với hơn 35 năm trong nghề, bác sĩ đã trực tiếp thực hiện thành công nhiều ca ung thư đại tràng khó với kỹ thuật công nghệ cao. Bác luôn đặt ra mục tiêu phải làm sao để hạn chế mức thấp nhất các can thiệp bằng phẫu thuật. Trình độ học vấn Tốt nghiệp ngành Bác sĩ Đa khoa – Đại học Y Hà nội (1983). Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú – Đại học Y Hà Nội (1986) và Tiến sĩ Y khoa (1993). Chức vụ Bác sĩ giữ nhiều chức vụ cao tại bệnh viện hàng đầu Việt Nam và các hiệp hội lớn như Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, Viện Nghiên cứu & Đào tạo tiêu hóa, gan mật. Kinh nghiệm chữa bệnh Chẩn đoán và điều trị về đại tràng, trực tràng, hậu môn, gan mật: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng giả mạc, trĩ chảy máu, viêm gan B, xơ gan, ung thư gan… Nhiều nghiên cứu về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nội soi polyp đại tràng có sự góp mặt của giáo sư (3). Địa chỉ thăm khám Bác sĩ Đào Văn Long hiện nay chỉ đọc kết quả khi đã có xét nghiệm, nội soi, chiếu chụp tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long. Địa chỉ: tầng 10 VCCI Tower, số 9, Đào Duy Anh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. 5. PGS. TS. BS Nguyễn Thúy Oanh – Hồ Chí Minh Bác sĩ Nguyễn Thúy Oanh là một trong những bác sĩ giỏi trong điều trị bệnh tiêu hóa, đặc biệt là ung thư đại tràng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, bác sĩ đã có hơn 30 năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị bệnh đại tràng nói riêng và các bệnh về đường tiêu hóa nói chung. Đồng thời bà còn giữ nhiều chức vụ lớn trong nhiều hiệp hội các tỉnh miền nam. Trình độ học vấn Tốt nghiệp Đại học Y dược TP HCM (1981). Tốt nghiệp học vị Tiến sĩ (2001). Chức vụ Nguyên Chủ tịch Hội Nội soi tiêu hóa các tỉnh miền Nam. Phó Chủ tịch Liên chi Hội Nội soi tiêu hóa Việt Nam. Thành viên của hội: Hội Nội soi tiêu hóa châu Á Thái Bình Dương, Hội Sàn chậu học TP HCM… Kinh nghiệm khám và chữa bệnh Chẩn đoán và điều trị bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản… Chẩn đoán và điều trị bệnh về đại tràng: polyp, ung thư đại trực tràng, rò hậu môn… Địa chỉ thăm khám Bạn có thể thăm khám các bệnh lý về đại tràng với bác sĩ Oanh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Địa chỉ: 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh. 6. PGS. TS. BS Nguyễn Anh Tuấn – Hà Nội Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn là chuyên gia đầu ngành và có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu hóa tại Việt Nam. Ông được mệnh danh là người có “bàn tay vàng” trong lĩnh vực nội soi với thành công của hơn 10 nghìn ca phẫu thuật chuyên ngành tiêu hóa. Ông là người tiên phong trong nghiên cứu và áp dụng thành công các phương pháp phẫu thuật mới. Trình độ học vấn Tốt nghiệp ngành Bác sĩ đa khoa, Bác sĩ chuyên khoa cấp I tại Học viện Quân Y. Hoàn thành chương trình đào tạo phẫu thuật nội soi tiêu hóa tại Lyon và Metz, Pháp. Chức vụ Bác sĩ Tuấn giữ nhiều chức vụ lớn như: Trưởng khoa phẫu thuật ống tiêu hóa và Phó viện trưởng Viện phẫu thuật Tiêu hóa tại Bệnh viện TW Quân đội 108. Ủy viên Ban chấp hành Hội phẫu thuật nội soi và ngoại khoa Việt Nam. Ngoài ra, ông còn có nhiều công trình nghiên cứu trong nước, thế giới và áp dụng thành công trong điều trị, trong đó phải kể đến: Phương pháp tiếp cận mới trong phẫu thuật xâm lấn tối thiểu ung thư trực tràng: phẫu thuật nội soi qua đường hậu môn. Nghiên cứu điều trị ung thư trực tràng thấp bằng phương pháp cắt bỏ toàn bộ mạc treo trực tràng, bảo tồn cơ thắt và dây thần kinh tự động vùng chậu (4). Kinh nghiệm chữa bệnh Phẫu thuật nội soi và điều trị các bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt về đại tràng như: Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng, vét hạch D3 điều trị ung thư đại tràng. Phẫu thuật điều trị các bệnh lý hậu môn – trực tràng như táo bón mạn tính, trĩ, sa trực tràng… Phẫu thuật nội soi cắt trực tràng qua đường hậu môn (TaTME ) trong điều trị bệnh ung thư trực tràng mà không phải dùng hậu môn nhân tạo. Địa chỉ thăm khám Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn hiện đang khám và chữa bệnh tại Bệnh viện TW Quân đội 108. Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bác sĩ có chia sẻ thêm một số thông tin về bệnh đại tràng, mời bạn tham khảo ở video dưới đây: 7. THS. BS Lê Châu Hoàng Quốc Chương – Hồ Chí Minh Bác sĩ Lê Châu Hoàng Quốc Chương đang là Phó trưởng khoa Hậu môn – Trực tràng ở Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Với chuyên môn giỏi, kinh nghiệm lâu năm và nhiều đóng góp cho ngành Y, bác sĩ được rất nhiều người tin tưởng. Trình độ học vấn Tốt nghiệp ngành Bác sĩ đa khoa, Bác sĩ nội trú Ngoại Tổng Quát tại Đại học Y Dược TP HCM. Tham gia đào tạo tại các bệnh viện lớn của Hàn Quốc, Singapore. Chức vụ Tổng thư ký Hội sàn chậu TP HCM. Thành viên nhiều hiệp hội như Hội Ngoại khoa Việt Nam, Hội Nội soi và phẫu thuật Nội soi Việt Nam, Hội Phẫu thuật Tiêu hóa TP HCM. Ngoài ra, bác sĩ còn tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học với nhiều bài báo trên các tạp chí chuyên ngành và biên soạn sách giáo khoa Y học. Kinh nghiệm chuyên môn Bác sĩ chuyên khám và điều trị: Các bệnh lý về tiêu hóa và gan mật. Bệnh viêm loét đại tràng. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Rối loạn tiêu hóa. Địa chỉ thăm khám Hiện nay, bác sĩ Chương đang khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM. Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Hồ Chí Minh. 8. PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Vân Hồng – Hà Nội Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Hồng là chuyên gia về tiêu hóa đầu ngành của Việt Nam. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề, bà đã thực hiện điều trị thành công rất nhiều ca bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng. Bà còn tham gia nhiều chương trình về sức khỏe, chia sẻ những kinh nghiệm và chuyên môn trong điều trị các bệnh lý khác nhau. Trình độ học vấn Tốt nghiệp ngành Bác sĩ đa khoa, Bác sĩ nội trú, Nghiên cứu sinh tại trường Đại học Y Hà nội. Hoàn thành tốt chương trình cho bác sĩ du học Pháp FFI tại Paris. Tham gia đào tạo nội soi can thiệp, khóa học siêu âm tại Pháp. Chức vụ Nguyên Phó Trưởng khoa Tiêu hóa tại Bệnh viện Bạch Mai. Giảng viên Bộ môn Tiêu hóa trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ Hồng đóng góp cho nền Y học với 5 cuốn sách tham khảo, 30 bài báo khoa học trên các tạp chí trong nước. Kinh nghiệm khám và chữa bệnh Khám và điều trị các bệnh về tiêu hóa: ợ nóng, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản… Khám và điều trị bệnh lý về đại tràng, trực tràng: táo bón, viêm đại tràng chảy máu, hội chứng ruột kích thích, trĩ, xét nghiệm sàng lọc ung thư đại trực tràng… Khám và điều trị các bệnh lý về gan, mật: xơ gan, viêm túi mật, ung thư gan… Địa chỉ thăm khám Hiện nay, bác sĩ tiến hành khám và điều trị tại Phòng khám Y cao Cầu Giấy. Địa chỉ: 260 – 262 Cầu Giấy – Hà Nội. Khi bệnh đại tràng xuất hiện những triệu chứng nhẹ nên thăm khám bác sĩ ngay vì giúp việc điều trị ít tốn kém hơn và hạn chế được những rủi ro có thể gặp phải. Tràng Phục Linh mong rằng với 8 bác sĩ đứng đầu trong lĩnh vực điều trị bệnh tiêu hóa, đặc biệt với đại tràng sẽ giúp ích cho bạn. Mong bạn lựa chọn được bác sĩ phù hợp để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. ☛ Có thể bạn quan tâm: Bị bệnh đại tràng nên khám ở bệnh viện nào? Nguồn tham khảo (1) https://suckhoedoisong.vn/benh-vien-bao-son-phau-thuat-thanh-cong-polyp-dai-trang-ket-hop-u-mau-duoi-niem-mac-ta-trang-n135655.html (2) https://www.everydayhealth.com/hs/ulcerative-colitis-treatment-management/reasons-call-doctor/ (3) https://www.qdnd.vn/xa-hoi/y-te/nhieu-ung-dung-moi-trong-chan-doan-va-dieu-tri-benh-ly-tieu-hoa-641963 (4) http://benhvien108.vn/benh-vien-tuqd-108-da-tien-hanh-thuong-quy-phau-thuat-noi-soi-cat-toan-bo-mac-treo-truc-trang-qua-duong-hau-mon.htm Chia sẻ12
Viêm đại tràng
Bật mí 10+ cách chữa viêm đại tràng hiệu quả tại nhà
Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa mà rất nhiều người gặp phải hiện nay. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách bệnh có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, giãn đại tràng cấp tính, ung thư đại tràng. Người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị y tế kết hợp áp dụng các biện pháp chữa viêm đại tràng tại nhà nhằm hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh hiệu quả. Cùng tìm hiểu các phương pháp chữa viêm đại tràng tại nhà được nhiều người áp dụng qua bài viết sau đây nhé. Mục lục1. Viêm đại tràng là gì?2. Bật mí 10+ cách chữa viêm đại tràng tại nhà2.1. Chữa viêm đại tràng tại nhà bằng thay đổi chế độ ăn2.2. Bài tập yoga chữa viêm đại tràng tại nhà2.3. Quản lý căng thẳng chữa viêm đại tràng tại nhà2.4. Xây dựng thói quen tập thể dục nhẹ nhàng2.5. Chữa viêm đại tràng tại nhà bằng nghệ2.6. Chữa viêm đại tràng tại nhà bằng nước lá vối2.7. Chữa viêm đại tràng tại nhà bằng nha đam2.8. Cách chữa viêm đại tràng tại nhà bằng lá mơ lông2.9. Cách dùng vừng đen chữa viêm đại tràng tại nhà2.10. Củ riềng tươi chữa viêm đại tràng tại nhà2.11. Chữa viêm đại tràng tại nhà bằng lá ổi2.12. Chữa viêm đại tràng bằng lá chè xanh3. Giải pháp chuyên biệt cho người bệnh đại tràng Viêm đại tràng là gì? Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương lớp niêm mạc ruột già với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ tới nặng. Nếu không có biện pháp can thiệp, điều trị dẫn tới nhiễm trùng và viêm loét. Đây là bệnh lý đường tiêu hóa gặp khá phổ biến hiện nay, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Viêm đại tràng có dấu hiệu với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Bệnh ở thể nhẹ, lớp lót niêm mạc đại tràng trở nên kém bền vững hơn nên dễ xảy ra chảy máu. Với những trường hợp nặng, niêm mạc xuất hiện các vết loét, xung huyết và đôi khi hình thành các ổ áp xe nhỏ. Người bệnh viêm đại tràng phải đối mặt với những cơn đau tức, thậm chí dữ dội ở khu vực bụng dưới. Ngoài ra, người bệnh còn bị chướng bụng, đầy hơi, rối loạn đại tiện, phân không thành khuôn. Những dấu hiệu này gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt, công việc của người bệnh. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh do chế độ ăn uống không lành mạnh, căng thẳng kéo dài, sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột. Nhiều người chủ quan nghĩ rằng viêm đại tràng không quá nghiêm trọng. Nhưng thực tế đây là bệnh rất dễ phát sinh biến chứng. Nếu không can thiệp sớm điều trị có thể gây ra biến chứng như giãn đại tràng, thủng đại tràng, thậm chí ung thư đại tràng. ☛ Xem chi tiết: Viêm đại tràng – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Bật mí 10+ cách chữa viêm đại tràng tại nhà Những trường hợp viêm đại tràng mới bùng phát, các triệu chứng chưa diễn tiến nặng có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà nhằm giảm đau, giảm triệu chứng hiệu quả. Phần lớn các biện pháp chữa tại nhà đều đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp. Dưới đây là một số cách chữa được nhiều người áp dụng: Chữa viêm đại tràng tại nhà bằng thay đổi chế độ ăn Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định rằng chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe cũng như hoạt động của các cơ quan tiêu hóa, trong đó có đại tràng. Khi đại tràng bị viêm nhiễm, tổn thương bạn cần chủ động xây dựng chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Chế độ ăn uống lành mạnh giúp hạn chế tổn thương lan tỏa. Đồng thời cải thiện tình trạng viêm nhiễm, giúp niêm mạc đại tràng phục hồi tốt hơn. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp và khoa học nhất: Lựa chọn những thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa nhằm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa. Không nên sử dụng các loại đồ ăn cứng khiến niêm mạc đại tràng càng dễ bị tổn thương. Bổ sung các thực phẩm như bánh mì trắng, thịt trắng, cá, rau xanh, chất béo lành mạnh…nhằm xây dựng thực đơn lành mạnh và có tính đa dạng. Tránh các loại đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm lên men, đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị. Loại bỏ các loại đồ uống như rượu bia, cà phê, trà đặc, đồ uống có ga, các chất kích thích ra khỏi thực đơn hàng ngày. Hãy chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, có thể giảm lượng thức ăn trong các bữa chính đồng thời dùng thêm nhiều bữa phụ. Bổ sung từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để tăng cường nhu động ruột, tránh tình trạng mất nước cho cơ thể đồng thời giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa prebiotic hoặc men vi sinh để kích thích hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Người bệnh viêm đại tràng cũng cần phân bổ hàm lượng dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày. Nhằm đảm bảo mỗi ngày tiêu thụ 1g/kg protein, khoảng 30 – 35 Kcal/kg năng lượng và không quá 15g chất béo. Cần bổ sung thêm các vitamin, muối khoáng từ các loại rau củ và trái cây sao cho phù hợp. Xem thêm chi tiết: Chế độ ăn uống cho người viêm đại tràng Viêm đại tràng có nên ăn trứng không? Bài tập yoga chữa viêm đại tràng tại nhà Yoga là bộ môn vận động được nhiều người yêu thích bởi những lợi ích sức khỏe mang lại. Trong đó phải kể tới tác động tốt của hệ tiêu hóa cũng như đại tràng. Tập yoga đúng cách giúp lưu thông máu, tốt cho quá trình chữa lành tổn thương ở niêm mạc đại tràng. Bên cạnh đó, yoga còn giúp tăng cường nhu động ruột, làm mềm phân giúp giảm áp lực cho đại tràng. Các động tác yoga còn giúp bạn thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng từ đó có tác động tích cực tới ngăn ngừa viêm đại tràng tái phát. Dưới đây là chi tiết một số bài tập yoga tốt cho người bệnh viêm đại tràng: 1. Bài tập thở: Để cơ thể ở tư thế chuẩn bị, ngồi trên sàn tập ở tư thế thiền. Hãy thả lỏng cơ thể, từ từ hít vào khoảng 2 giây và mở căng lồng ngực. Từ từ thở ra để đẩy khí ra ngoài, cùng lúc đó hóp bụng vào và nín thở thêm 2 giây. Lặp lại các động tác trên khoảng 15 – 20 lần. 2. Bài tập với vùng bụng: Nằm ngửa trên thảm tập, để cơ thể ở tư thế khoanh tay trước ngực và duỗi thẳng chân. Hít vào đồng thời đẩy người ngồi dậy tương tự như động tác gập bụng. Cần vòng 1 tay xuống để ôm lấy bụng. Lặp lại các động tác trên từ 8 – 13 lần cho mỗi bài tập. 3. Động tác Yoga điều hòa: Ngồi lên thảm tập với tư thế 2 chân bắt chéo, đưa thẳng ra đằng trước. Hít thở sâu, gập phần lưng xuống theo hướng cánh tay. Giữ nguyên trong khoảng 8 – 10 giây rồi trả từ về tư thế ban đầu. Lặp lại các động tác trên khoảng 10 lần. Quản lý căng thẳng chữa viêm đại tràng tại nhà Quản lý căng thẳng tốt giúp giảm triệu chứng của bệnh viêm đại tràng. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, căng thẳng thần kinh kéo dài là một trong những yếu tố khiến viêm đại tràng càng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần chú ý kiểm soát tốt và quản lý căng thẳng hiệu quả nhằm hỗ trợ tối ưu cho quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là một số giải pháp tốt cho người bệnh: Nếu bạn thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng, áp lực hãy thành thời gian khoảng 5 phút để nghỉ ngơi và thư giãn sau 1 – 2 giờ làm việc. Không nên làm việc quá sức, đặc biệt là vào buổi tối. Hãy thiết lập một thời khóa biểu cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi hàng ngày. Áp dụng một số biện pháp giải tỏa căng thẳng bằng cách đọc sách, đi bộ, nghe nhạc, ngồi thiền…Hoặc tắm nước ấm, dùng tinh dầu ở không gian làm việc cũng là những mẹo nhỏ tốt cho tinh thần của bạn. Ngủ đúng giờ và đủ giấc, tốt nhất nên đảm bảo mỗi ngày ngủ từ 7 – 8 giờ mỗi ngày, không nên thức quá khuya. Trường hợp căng thẳng kéo dài vượt quá mức chịu đựng hãy tìm sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ điều trị hiệu quả. Xây dựng thói quen tập thể dục nhẹ nhàng Xây dựng cho bản thân thói quen tập thể dục mỗi ngày, ít nhất 30 – 45 phút. Tập thể dục nhẹ nhàng giúp ích rất lớn cho việc kiểm soát bệnh viêm đại tràng. Đây là thói quen giúp tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể mà còn hỗ trợ quản lý căng thẳng, cân nặng. Tất cả những điều này nhằm mục đích chữa lành tổn thương ở niêm mạc đại tràng nói riêng và cơ thể nói chung. Hãy lựa chọn bộ môn nhẹ nhàng để rèn luyện cơ thể như đi bộ, yoga, đạp xe, bơi lội. Cần chú ý thiết lập chế độ rèn luyện khoa học, không nên lạm dụng luyện tập quá nhiều hay các bài tập nặng có thể phản tác dụng. Chữa viêm đại tràng tại nhà bằng nghệ Nghệ không chỉ phổ biến là nguyên liệu nấu ăn mà còn được sử dụng điều trị bệnh. Hoạt chất curcumin dồi dào có trong nghệ có khả năng chống oxy hóa rất mạnh mẽ. Không chỉ vậy, chúng còn có tác dụng sát khuẩn, giảm đau, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào nhằm sửa chữa tổn thương tại niêm mạc đại tràng. Ngoài ra, hoạt chất này còn có công dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại trong đường ruột. Một số thành phần khác có trong nghệ còn có tác dụng hỗ trợ điều hòa chức năng co thắt của đại tràng. Cách thực hiện như sau: Cần chuẩn bị 50g nghệ tươi và muỗng mật ong nguyên chất. Nghệ tươi đem cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi cho vào máy xay, ép để chắt lấy nước cốt. Cho thêm mật ong nguyên chất và đổ nước cốt nghệ để tạo thành hỗn hợp rồi khuấy đều. Chia nước mật ong nghệ thành 2 lần uống trong ngày. Uống trước bữa ăn và kiên trì thực hiện trong 1 tháng sẽ thấy tác dụng rõ rệt. Thông tin xem thêm: Mật ong có thể chữa viêm đại tràng Chữa viêm đại tràng tại nhà bằng nước lá vối Nước lá vối là đồ uống phổ biến tại các vùng quê nước ta. Một cốc nước lá vối sẽ xua tan cái nóng của mùa hè. Lá vối được biết đến là nguyên liệu giúp cải thiện viêm đại tràng tại nhà khá hiệu quả. Các thành phần trong lá vối có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau rất tốt nên có tác dụng tích cực trong chữa viêm đại tràng Phải kể đến các thành phần hoạt chất như tanin, sterol, gallic, acid triterpenic trong lá vối được nhiều nghiên cứu chỉ ra là có dược tính rất cao. Thành phần tanin có tác dụng làm se tổn thương ở niêm mạc đại tràng. Các chất kháng sinh thực vật khác có khả năng tiêu diệt được rất nhiều mầm vi khuẩn gây bệnh. Cách dùng lá vối chữa viêm đại tràng tại nhà như sau: Chuẩn bị 250g lá vối tươi. Đem lá vối đi ngâm rửa thật sạch với nước muối loãng. Vò nát lá vối rồi cho vào ấm, thêm 2 lít nước lọc. Đun trên lửa nhỏ khoảng 20 – 30 phút. Dùng uống hàng ngày tương tự như nước lọc. Chữa viêm đại tràng tại nhà bằng nha đam Nha đam là nguyên liệu được rất nhiều chị em ưa chuộng để làm đẹp da. Không chỉ vậy, nha đam còn có nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe, đặc biệt trong điều trị viêm đại tràng. Theo đông y, nha đam có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và mát huyết. Nhờ đó mang đến công dụng nhuận tràng, thông táo bón, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh đại tràng. Một số hoạt chất có trong nha đam như chromone C-glucosyl, axit salixylic và enzyme bradykinase có tác dụng chống viêm và làm dịu các vết loét ở niêm mạc đại tràng. Cách dùng nha đam chữa viêm đại tràng tại nhà như sau: Chuẩn bị 5 lá nha đam, 500ml mật ong Rửa sạch lá nha đam để loại bỏ bụi bẩn, dùng dao gọt bỏ vỏ rồi rửa sạch phần mủ bên ngoài. Cho phần gel nha đam vào máy xay để xay nhuyễn, đổ thêm 500ml mật ong nguyên chất để trộn đều. Cho hỗn hợp thu được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 30ml hỗn hợp pha cùng nước ấm để dùng. Thực hiện ngày 2 – 3 lần, kiên trì thực hiện trong 1 tháng bạn sẽ thấy chuyển biến tích cực từ bệnh. Chú ý: Không nên sử dụng quá liều lượng bởi nha đam có tính mát, nếu dùng nhiều gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy. Cách chữa viêm đại tràng tại nhà bằng lá mơ lông Chữa viêm đại tràng tại nhà bằng lá mơ lông là mẹo dân gian rất hiệu quả được nhiều người bệnh áp dụng. Theo đông y, lá mơ lông có vị ngọt hơi đắng, tính bình có tác dụng giải độc thanh nhiệt, kháng viêm, giảm đau và kích thích tiêu hóa hiệu quả. Các nghiên cứu hiện đại chứng minh lá mơ lông có nhiều thành phần hóa học với dược tính cao. Điển hình nhất là hoạt chất sulfur dimethyl disulphit trong lá mơ lông có tác dụng tương tự như kháng sinh. Nó có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ tiêu diệt một số chủng vi khuẩn gây bệnh viêm đại tràng. Hướng dẫn dùng lá mơ lông chữa viêm đại tràng tại nhà như sau: Chuẩn bị 50g lá mơ lông, 2 quả trứng gà và lá chuối tươi. Lá mơ lông rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ. Trứng tách lấy lòng đỏ và trộn đều với lá mơ lông. Lót đáy chảo bằng lá chuối và đổ hỗn hợp lên trên. Đặt chảo lên bếp không cho dầu ăn và vặn nhỏ lửa. Đặt thêm một lớp lá chuối lên trên, lật đều 2 mặt cho tới khi chín thì bỏ ra đĩa. Dùng khi còn nóng. Cách dùng vừng đen chữa viêm đại tràng tại nhà Vừng đen là nguyên liệu có chứa nhiều giá trị về dinh dưỡng nên được sử dụng khá phổ biến trong chế biến món ăn. Ngoài ra, dân gian dùng vừng đen trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Sử dụng vừng đen đúng cách có thể cải thiện triệu chứng, thúc đẩy quá trình điều trị viêm đại tràng. Lượng acid phytic và Omega-3 dồi dào trong vừng đen có khả năng chống viêm, chống oxy hóa. Vừng đen còn giàu magie có khả năng làm giãn nở mạch máu, tăng lượng máu lưu thông tới vị trí đại tràng đang bị tổn thương. Nhờ đó mà cung cấp dưỡng chất cần thiết để thúc đẩy quá trình làm lành. Cách dùng vừng đen chữa viêm đại tràng như sau: Chuẩn bị vừng đen loại hạt to đều và mật ong rừng nguyên chất. Cho vừng lên chảo nóng sao thơm và để nguội. Mỗi lần dùng lấy 1 thìa vừng đen đem nhai nuốt cùng 1/4 thìa mật ong. Dùng đều đặn 2 lần mỗi ngày và liên tục trong 1 tháng sẽ thấy bệnh tình có sự chuyển biến rõ rệt. Củ riềng tươi chữa viêm đại tràng tại nhà Theo đông y, củ riềng có tác dụng ôn trung tán hàn, chống nôn chỉ tả nên có tác dụng làm ấm tỳ vị, tăng cường chức năng của tỳ thổ. Áp dụng bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng được áp dụng từ xa xưa. Trong đó, có bài thuốc được kết hợp với lá lốt. Các bước chuẩn bị như sau: Chuẩn bị riềng tươi 20g rửa sạch, thái lát. Lá lốt 20g rửa sạch và để ráo nước. Cho 2 nguyên liệu trên vào ấm hãm với nước sôi trong khoảng 20 phút. Rót lấy nước thuốc uống dần trong ngày. Chữa viêm đại tràng tại nhà bằng lá ổi Theo các nghiên cứu khoa học, lá ổi có chứa nhiều hoạt chất như tanin pyrogalic, tritecpenic, axit psiditanic,… có tác dụng kích thích cơ trơn ruột, làm se lớp niêm mạc, ức chế các hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại. Các dưỡng chất trong lá ổi có tác dụng hiệu quả đối với người mắc bệnh về tiêu hóa, đặc biệt là cầm tiêu chảy, kháng khuẩn, giảm đau. Người mắc viêm đại tràng có triệu chứng tiêu chảy thường uống nước lá ổi để cải thiện triệu chứng. Người bệnh có thể thực hiện một trong hai cách như sau: Cách 1: Chuẩn bị lá ổi non với một lượng tùy ý. Đem vị thuốc này sấy khô và nghiền thành bột mụn. Mỗi lần dùng 6g pha với 200ml nước sôi ấm và uống trực tiếp. Áp dụng 2 lần/ngày. Cách 2: Chuẩn bị 1 nắm lá ổi non và 8g gừng tươi, một ít muối ăn. Đem trộn đều, giã cho hơi dập rồi cho lên chảo sao nóng. Sắc cùng 1 lít nước trong 20 phút, bỏ bã, chia nước thuốc thành nhiều lần uống. Chữa viêm đại tràng bằng lá chè xanh Lá chè xanh là nguyên liệu phổ biến để nấu nước uống giải khát, thanh nhiệt hàng ngày. Bên cạnh đó, thành phần trong lá chè xanh có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn nên được dùng chữa viêm đại tràng khá hiệu quả. Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị lá chè đắng, rửa sạch, đem phơi hoặc sấy khô. Nghiền nát lá chè xanh thành bột mịn và chia 0,5g cho mỗi túi lọc. Mỗi lần dùng 1 túi lọc hãm với 150ml nước sôi để làm nước trà uống mỗi ngày từ 2 – 3 lần. Lưu ý: Những người mất ngủ hoặc khó ngủ vào ban đêm nên hạn chế uống vào buổi tối. Bởi trong lá chè có thành phần giúp bạn tỉnh táo và khó ngủ hơn. Giải pháp chuyên biệt cho người bệnh đại tràng Tràng Phục Linh PLUS nhãn đỏ là giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng. Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Không những thế, Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng (Tìm hiểu bản nghiên cứu đầy đủ được đăng tải vào tháng 4 năm 2017 tại: www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28406734) Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng: Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) xem TẠI ĐÂY Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn. Các cách chữa viêm đại tràng tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ khắc phục các triệu chứng và kiểm soát bệnh. Đối với bệnh viêm đại tràng, để điều trị triệt để bạn cần sớm thăm khám, tham khảo ý kiến của chuyên gia và có phương pháp điều trị dứt điểm. Chia sẻ14
Đi cầu đau rát hậu môn do đâu? Cách khắc phục
Không ít lần việc đi cầu đau rát khiến bạn bị ám ảnh mỗi khi vào nhà vệ sinh. Những cơn đau kéo đến cản trở bạn đi tiêu dễ dàng. Hầu hết ai cũng sẽ gặp tình trạng này và mọi người thường bỏ qua nó. Tuy nhiên, đi cầu đau rát hậu môn có thể là triệu chứng bệnh và nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Mục lụcNguyên nhân gây đau rát khi đi tiêuBệnh trĩTáo bónRò hậu mônViêm đại tràngTiêu chảyVấn đề về daNhiễm trùngLạc nội mạc tử cungUng thư hậu môn hoặc trực tràngKhi nào bạn nên đi khám bệnh?Cách chữa đi cầu đau rátĐiều trị nguyên nhân gây bệnhPhương pháp giảm đi cầu đau rát đơn giản tại nhàGiải pháp chuyên biệt giảm nhanh đi cầu đau rát Nguyên nhân gây đau rát khi đi tiêu Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đi cầu đau rát. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến thường gặp là: Bệnh trĩ Tĩnh mạch ở hậu môn hoặc trực tràng bị sưng lên gây ra bệnh trĩ. Tình trạng này có thể xảy ra nếu bạn bị táo bón, béo phì hoặc mang thai. Nếu búi trĩ hình thành cục máu đông, bạn có thể cảm thấy đau rát khi đi tiêu, ngồi hoặc đi bộ. Ngoài tình trạng đau rát hậu môn, bạn cũng có thể mắc phải các triệu chứng sau: Chảy máu khi đi tiêu: Ra một lượng nhỏ máu tươi trong bồn cầu hoặc trên giấy vệ sinh. Ngứa hoặc bị kích ứng xung quanh hậu môn. Đau, khó chịu. Sưng vùng hậu môn. Nếu tình trạng đau không giảm sau vài ngày, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra và có thể cần loại bỏ cục máu đông do búi trĩ gây ra. Táo bón Táo bón xảy ra khi bạn đi nặng dưới ba lần một tuần và gặp khó khăn hơn bình thường do khó đẩy phân ra ngoài. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị táo bón như uống ít nước, chế độ ăn ít chất xơ, lười vận động, tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc, mang thai hoặc do thay đổi thói quen, lối sống. Đau rát thường ở mức độ nhẹ và có thể đi kèm với cơn đau ở bụng dưới. Các triệu chứng phổ biến của táo bón gồm: Phân khô, cứng, tạo thành từng khối nhỏ khi đẩy ra ngoài. Cảm giác muốn đi tiêu mặc dù vừa đi xong. Đầy hơi, chuột rút bụng. Rò hậu môn Rò hậu môn là tình trạng nhiễm khuẩn do xuất hiện những vết nứt nhỏ bên trong hoặc xung quanh hậu môn. Những vết nứt này thường do phân lớn hoặc rất cứng khiến các cơ xung quanh hậu môn của bạn bị co thắt, dẫn tới đi cầu đau rát. Triệu chứng thường gặp gồm: Đau nhói khi đi tiêu. Máu lẫn trong phân hoặc trên giấy vệ sinh. Ngứa hậu môn. Cảm giác nóng rát xung quanh hậu môn. Các vết nứt hậu môn thường lành trong vài tuần. Một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật để điều trị rò hậu môn. Viêm đại tràng Viêm đại tràng là tình trạng viêm, loét xảy ra trong niêm mạc ruột già, thường bắt đầu ở trực tràng và lan đến ruột kết. Đây là một bệnh phổ biến nhưng chưa tìm được nguyên nhân chính gây bệnh. Viêm đại tràng có các triệu chứng điển hình như: Tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ cả hai. Mệt mỏi, giảm cân không có lý do. Phân có chất nhầy hoặc dính máu. Đau rát khi đi tiêu. Đau, khó chịu trong bụng. Không cảm thấy đói, ăn không ngon miệng. Mục tiêu điều trị viêm đại tràng là giảm nhanh triệu chứng và duy trì kết quả này, ngăn không cho nó bùng phát. Bạn có thể sử dụng thuốc Tây y, thuốc Nam hoặc áp dụng các thay đổi trong lối sống, chế độ ăn để giảm triệu chứng của viêm đại tràng. ☛ Xem chi tiết: Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi? Tiêu chảy Tiêu chảy là tình trạng đi tiêu phân lỏng và số lần đi tiêu nhiều hơn ba lần một ngày. Tiêu chảy không phải lúc nào cũng gây đau rát khi đi nặng, nhưng nó có thể gây kích ứng da và làm cho hậu môn của bạn có cảm giác thô và đau. Một số triệu chứng của tiêu chảy bao gồm: Buồn nôn. Đau bụng, chuột rút bụng. Đầy hơi. Mất nước. Phân có máu. Sốt. Khi bị tiêu chảy, bạn cần bù nước, chất điện giải để tránh các tình trạng nguy hiểm như trụy tim mạch, suy thận cấp có thể dẫn tới tử vong. ☛ Xem chi tiết: Đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh gì? Vấn đề về da Các vấn đề về da như chàm, vẩy nến, mụn cóc ở khu vực hậu môn có thể gây ra tình trạng ngứa, đau rát, chảy máu khi đi đại tiện. Virus HPV là virus có thể gây ra mụn cóc ở hậu môn, bộ phận sinh dục, miệng hoặc cổ họng. HPV không được điều trị có thể gây ung thư hậu môn hoặc cổ tử cung. Bác sĩ có thể lấy một mẫu nhỏ da vùng hậu môn để phân tích nguyên nhân chính xác gây ra những khó chịu của bạn. Nhiễm trùng Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây đi cầu đau rát, bao gồm: Áp xe hậu môn: Áp xe hậu môn là tình trạng xuất hiện túi mủ gần hậu môn hoặc trực tràng, có thể kèm theo đau, đỏ và sưng quanh hậu môn. Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tinh dục như lậu, giang mai, herpes, chlamydia gây đau rát hậu môn, chảy máu, tiết dịch hoặc ngứa. Nhiễm nấm có thể gây đau trực tràng, hậu môn từ nhẹ đến nặng. Trong một số trường hợp, nếu bạn bị áp xe nặng, bạn có thể cần phải phẫu thuật. Lạc nội mạc tử cung Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh gặp ở nữ giới, khi các mô phát triển bên trong tử cung lây lan sang các cơ quan khác trong khung chậu. Bệnh gây ra tình trạng sưng, viêm và đau mãn tính. Nó cũng có thể khiến bạn cảm thấy đau rát khi đi tiêu. Một số triệu chứng khác của bệnh lạc nội mạc tử cung như: Đau bụng dưới hoặc đau lưng trong thời gian xa kỳ kinh nguyệt. Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục. Xem thêm video để hiểu hơn về lạc nội mạc tử cung: Ung thư hậu môn hoặc trực tràng Khả năng ung thư hậu môn, trực tràng là nguyên nhân khiến bạn đi cầu đau rát rất thấp. Tuy nhiên, một khả năng nhỏ có thể dẫn tới tình trạng này, nếu bạn gặp phải các triệu chứng khác như: Thay đổi đột ngột, bất thường về màu sắc hoặc tình trạng phân. Phân nhỏ. Phân có dính máu. Xuất hiện các cục u bất thường ở hậu môn, ấn vào có cảm giác đau. Ngứa quanh hậu môn. Táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên xảy ra. Giảm cân bất thường. Đau liên tục hoặc chuột rút ở bụng. Đầy hơi. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường kể trên. Phát hiện và điều trị sớm có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của ung thư và hạn chế các biến chứng. Khi nào bạn nên đi khám bệnh? Nếu bạn có các biểu hiện dưới đây, bạn nên đi khám chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh: Đau rát kéo dài hơn một tuần không khỏi. Sốt, mệt mỏi không rõ lý do. Chảy máu bất thường, tiết dịch khi đi tiêu. Đau bụng dữ dội, chuột rút. Xuất hiện cục u ở gần hậu môn. Ngoài ra, đối với các bệnh lý và triệu chứng chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên, nếu bạn có biểu hiện giống với một trong số bệnh đó, bạn nên đi khám để được chẩn đoán, điều trị tốt nhất. ☛ Xem chi tiết: Bị bệnh đại tràng nên khám ở bệnh viện nào? Cách chữa đi cầu đau rát Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp nhất với bạn. Với trường hợp đi cầu đau rát do bệnh lý, mục tiêu điều trị chính là kết hợp giảm nhanh triệu chứng và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp đau rát bình thường không phải do bệnh gây ra, hướng chữa trị là thay đổi lối sống sinh hoạt và áp dụng phương pháp dân gian để giam đau rát. Điều trị nguyên nhân gây bệnh Với mỗi nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bạn: Rò hậu môn: Bôi kem hoặc thuốc mỡ hydrocortison, lidocain để giảm viêm, giảm đau. Bệnh trĩ: Dùng thuốc chống viêm phi steroid để giảm đau, trường hợp nghiêm trọng hơn có thể phải phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Táo bón: Nếu bạn bị táo bón nặng, bác sĩ có thể kê thuốc nhuận tràng như macrogol, sorbitol, bisacodyl… Tiêu chảy: Một số loại thuốc cầm tiêu chảy như loperamide, diphenoxylate, racecadotril… Viêm đại tràng: Ngoài trị triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, có thể dùng các thuốc chống viêm (mesalamine, olsalazine), thuốc ức chế miễn dịch (azathioprine, methotrexate), thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, bổ sung sắt để hạn chế thiếu máu… Bệnh nhiễm trùng: Dùng thuốc kháng sinh, tiêm penicillin cho bệnh nhân giang mai nặng. Ung thư hậu môn: Thuốc tiêm hoặc thuốc hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư. Phẫu thuật loại bỏ khối u hậu môn hoặc trực tràng, ngăn chặn mô ung thư lan rộng. Phương pháp giảm đi cầu đau rát đơn giản tại nhà Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm đau rát khi đi đại tiện bạn có thể tham khảo: Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh Mỗi bệnh lý sẽ có một chế độ ăn kiêng phù hợp. Trong đó, chế độ ăn lành mạnh là chế độ ăn đa dạng, cân bằng chất dinh dưỡng. Một số nguyên tắc cơ bản để xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh như sau: Ăn nhiều trái cây, rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt. Lượng đường ăn vào mỗi ngày chiếm ít hơn 5% tổng năng lượng từ thức ăn. Ít hơn 30% tổng năng lượng ăn vào từ chất béo. Chất béo không bão hòa an toàn, tốt hơn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Bạn nên lựa chọn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như cá, bơ, các loại hạt, đậu nành, dầu ô liu… Ăn ít hơn 5g muối mỗi ngày. Hạn chế sử dụng thực phẩm nướng, chiên, đồ ăn nhẹ, thực phẩm đóng gói sẵn. Lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng natri thấp. Uống đủ nước: Khoảng 8 cốc mỗi ngày. Bạn có thể uống nước lọc, nước ép trái cây hoặc hoa quả. Thay đổi thói quen sinh hoạt Thói quen sinh hoạt có một vai trò quan trọng trong giảm đau rát khi đi tiêu, đặc biệt nếu nguyên nhân gây ra là do táo bón, bệnh trĩ hoặc tiêu chảy. Một số thói quen tốt bạn có thể tham khảo và thực hiện: Tập thể dục thường xuyên. Đi tiêu ngay khi muốn đi. Sử dụng một ghế thấp để kê chân khi đi vệ sinh. Tư thế ngồi đầu gối cao hơn hông sẽ giúp bạn dễ đi tiêu hơn. Quan hệ tình dục an toàn. Ngâm hậu môn bằng nước muối ấm Nước ấm giúp giãn các tĩnh mạch hậu môn, trực tràng, tăng lưu thông máu, có tác dụng làm dịu, giảm đau rát hậu môn. Muối biển (muối hạt to) có thể làm dịu cơn đau liên quan đến viêm. Chuẩn bị: 1 chậu sạch, có chiều cao hợp lý để có thể ngồi thoải mái. Nước nóng, nước lạnh để pha. Muối biển khoảng 1 thìa nhỏ. Cách tiến hành: Bước 1: Đổ nước nóng ra chậu, sau đó thêm nước lạnh, pha đến khi được nước ấm. Bạn cũng có thể đổ nước nóng vừa đủ (ngâm ngập hậu môn), khi nước giảm nhiệt độ ở mức ấm thì có thể dùng. Bước 2: Thêm một thìa nhỏ muối hạt vào chậu, hòa tan. Bước 3: Ngâm hậu môn vào nước muối ấm đã chuẩn bị trong khoảng 20 phút, sau đó lau khô bằng khăn mềm, sạch. Lưu ý: Bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi ngâm. Chườm đá lạnh Một phương pháp khác giúp giảm đau nhanh chóng là sử dụng đá lạnh. Khi chườm khăn đã ngâm qua nước đá lạnh lên vùng hậu môn, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến mạch máu co lại, giảm lưu lượng máu đến khu vực bị thương. Điều này làm chậm tốc độ viêm và giảm sưng tấy, tổn thương mô. Đây cũng là cách gây tê cục bộ giúp giảm đau. Lưu ý không sử dụng trực tiếp đá lạnh mà nên dùng khăn sạch ngâm trong đá để chườm lên da. Rau diếp cá Rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh, tác dụng tán nhiệt tiêu viêm, chữa phế ung, dùng ngoài chữa ung thũng, trĩ, vết lở loét. Trong bệnh trĩ, có thể lấy rau diếp cá với liều 6 – 12g sắc nước uống, đồng thời lấy nước để xông, rửa hậu môn. Bạn cần kiên trì thực hiện mỗi ngày để thấy hiệu quả giảm đau rát do nó mang lại. Lá trầu không Trong dân gian, người dân sử dụng lá trầu không giã nhỏ, thêm nước nóng vào để xông hoặc đợi ấm rồi ngâm hậu môn, có tác dụng giảm mẩn ngứa, tiêu viêm loét. Giải pháp chuyên biệt giảm nhanh đi cầu đau rát Nếu nguyên nhân gây ra đi cầu đau rát của bạn do bệnh lý viêm đại tràng, một giải pháp chuyên biệt dành cho bạn chính là Tràng Phục Linh PLUS. Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) có chứa các thành phần thảo dược, gồm: Hoàng bá, bạch truật, bạch thược, bạch phục linh, 5-HTP, ImmuneGamma. Tràng Phục Linh PLUS thích hợp sử dụng cho các đối tượng: Người đi cầu đau rát do viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính. Người bị đau bụng quặn, đi ngoài nhiều lần, phân nát có hoặc không kèm theo máu. Người bị hội chứng ruột kích thích. Người đã sử dụng nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhưng không có biến chuyển. – Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) gần nhất, xem: TẠI ĐÂY Đi cầu đau rát gây ra những khó chịu cho bạn và có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác. Nếu tình trạng này kéo dài và xảy ra liên tục, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh. Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/why-does-it-hurt-when-i-poop https://www.webmd.com/digestive-disorders/painful-bowel-movements-causes Chia sẻ13
Bị táo bón có phải dấu hiệu mang thai hay không?
Khoảng hai tuần sau thời điểm quan hệ, bạn mới có thể xác định được bản thân đã mang thai hay chưa. Trong thời gian chờ đợi, bạn hồi hộp, quan sát từng thay đổi nhỏ của cơ thể. Bạn băn khoăn không biết bị táo bón có phải dấu hiệu mang thai sớm? Câu trả lời sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết này. Mục lụcNhững dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biếtTáo bón có phải dấu hiệu mang thai không?Nguyên nhân khác gây táo bónTáo bón ảnh hưởng thế nào tới mẹ bầu?Phương pháp giảm táo bón cho mẹ bầuPhương pháp tự nhiênPhương pháp điều trị bằng thuốc Những dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết Triệu chứng của giai đoạn đầu mang thai có thể rất khác nhau giữa các chị em. Một số chị em không có bất kỳ dấu hiệu nào, trong khi những người khác có nhiều triệu chứng điển hình, rõ rệt. Dưới đây là một số dấu hiệu mang thai sớm bạn có thể dễ dàng nhận ra: Ngực căng, sưng: Sự thay đổi nội tiết tố làm cho vú của bạn mềm, ngứa ran hoặc đau. Bạn cũng có thể cảm thấy ngực sưng lên, căng và nặng hơn. Nguyên nhân là do nhu cầu phát triển thai nhi dẫn tới sự phát triển các tĩnh mạch trên ngực. Đầy hơi: Ngay từ thời kỳ đầu mang thai, hormone progesterone tăng lên gây ra những thay đổi lớn cho cơ thể. Nó có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra đầy hơi, ợ hơi. Mệt mỏi: Progesterone tăng lên khiến bạn dễ buồn ngủ, đồng thời giảm lượng đường trong máu, hạ huyết áp và tăng sản xuất máu, gây tiêu hao năng lượng. Chảy máu nhẹ: chị em có thể bị chảy máu âm đạo với lượng nhỏ. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ, xảy ra trong khoảng 10 đến 14 ngày sau khi thụ tinh. Loại máu này thường có màu nhạt hơn máu kinh nguyệt và không kéo dài. Chuột rút: những cơn chuột rút tương tự với đau bụng kinh. Buồn nôn: Cảm giác buồn nôn có thể xuất hiện sau khoảng 2 tuần thụ thai. Nguyên nhân gây nôn một phần do nồng độ hormone estrogen tăng nhanh, khiến dạ dày tiêu hóa thức ăn chậm hơn. Nhức đầu: Vào giai đoạn đầu thai kỳ, lưu thông máu tăng lên do thay đổi nội tiết tố có thể gây ra những cơn đau đầu nhẹ và thường xuyên. Táo bón là một trong những triệu chứng ban đầu phổ biến của thai kỳ. Tính khí thất thường: Sự thay đổi hormone khiến bạn dễ xúc động và khóc. Thay đổi vị giác. Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ và kéo dài liên tục kể từ khi thụ tinh. Trễ kinh: Dấu hiệu này thường là nguyên nhân khiến chị em tìm hiểu thêm các biểu hiện khác của mang thai. Một số chị em có thể thấy kinh nguyệt ít hơn hẳn so với bình thường. Chảy máu nướu răng hoặc chảy máu mũi: Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể làm cho nướu răng của bạn dễ bị viêm và chảy máu. Nhạy cảm với mùi. Tuy nhiên, các dấu hiệu này chỉ có tính chất tham khảo và không thể khẳng định ngay rằng bạn thực sự mang thai. Sau 2 tuần quan hệ, bạn có thể sử dụng que thử thai kiểm tra. Tính chính xác của que thử thai lên đến 80%. Ngoài ra, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể nhất. Táo bón có phải dấu hiệu mang thai không? Táo bón là tình trạng đi tiêu ít hơn 3 lần một tuần và có các đặc điểm sau: Phân khô vàng cứng. Khó đi tiêu, đau. Cảm giác chất thải vẫn còn trong ruột. Mặc dù không xảy ra thường xuyên như các dấu hiệu khác, nhưng táo bón có thể là một triệu chứng của thời kỳ mang thai. Nguyên nhân là vì hormone progesterone tăng lên làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và giảm nhu động ruột. Thức ăn mất nhiều thời gian để đi qua đường ruột, khiến lượng nước được hấp thụ từ chất thải tăng lên, làm cho phân nhiều và cứng. Tình trạng này có thể kéo dài suốt thời kỳ mang thai nếu bạn không có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Nguyên nhân khác gây táo bón Có nhiều nguyên nhân khác gây táo bón ngoài lý do mang thai như: Uống không đủ nước hoặc ăn ít chất xơ. Ăn nhiều các thực phẩm từ sữa. Ít vận động. Nhịn đi tiêu khi buồn đi. Lạm dụng thuốc nhuận tràng. Sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, vitamin chứa sắt. Hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp hoặc mạn tính. Bệnh Parkinson. Các vấn đề về nội tiết tố. Nếu bạn bị táo bón kéo dài không khỏi, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Táo bón ảnh hưởng thế nào tới mẹ bầu? Táo bón kéo dài gây ra những khó chịu, bất tiện cho mẹ bầu khi cảm thấy muốn đi tiêu mà không đi được. Ngoài ra, táo bón có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ như: Sưng tĩnh mạch, viêm trong trực tràng, bệnh trĩ. Nứt hậu môn. Tình trạng nhiễm trùng trong các túi đôi, hình thành từ thành ruột kết (tình trạng viêm túi thừa). Tổn thương sàn chậu. Sàn chậu có chứa các tĩnh mạch và cơ giúp kiểm soát bàng quang. Khi nó bị tổn thương sẽ khiến nước tiểu rò rỉ, gây tình trạng tiểu không kiểm soát do căng thẳng. Mặc dù táo bón không gây nguy hiểm nghiêm trọng, nhưng nếu bạn có các tổn thương ở ruột kết hoặc trực tràng, nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra. Chấm dứt tình trạng táo bón sớm sẽ giúp bạn loại bỏ các khó chịu, phiền toái. ☛ Tìm hiểu thêm: Từ táo bón chuyển qua tiêu chảy là bệnh gì? Cách khắc phục? Phương pháp giảm táo bón cho mẹ bầu Bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng táo bón bằng các biện pháp tự nhiên nhẹ nhàng, an toàn tại nhà. Phương pháp tự nhiên Thực hiện một vài thay đổi trong lối sống có thể giúp bạn giảm táo bón: Uống nhiều nước: Bổ sung đủ nước là điều quan trọng, đặc biệt khi bạn mang thai. Bạn nên cố gắng uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày, hạn chế đồ uống có chứa cafeine như cà phê, trà và nước ngọt. Các loại đồ uống này có thể làm tăng tình trạng mất nước. Thay vào đó bạn nên uống nước lọc, nước ép trái cây, rau củ. Ăn nhiều chất xơ hơn: Chất xơ có nhiều trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, giúp tăng lượng phân và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng đi qua ruột. Mỗi ngày bạn nên ăn từ 28 đến 34 gam chất xơ. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày là cách duy trì hoạt động của đường ruột diễn ra trơn chu, giúp nhu động ruột co bóp đều đặn hơn. Bạn có thể đi bộ, bơi hoặc khiêu vũ. Sự vận động không chỉ giúp bạn chống táo bón, mà còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể cho mẹ và thai nhi. Đi tiêu ngay khi bạn cảm thấy muốn đi. Thư giãn, hít thở sâu để cơ bụng thư giãn, giúp đi tiêu dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể dùng một ghế thấp để kê chân nếu sử dụng bồn cầu ngồi. Tư thế ngồi cũng giúp bạn dễ đi nặng hơn. ☛ Xem chi tiết: Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón? Xem thêm video về thực phẩm giúp trị táo bón: Phương pháp điều trị bằng thuốc Nếu các biện pháp khắc phục kể trên không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc nhuận tràng phù hợp. Bác sĩ thường lựa chọn loại thuốc nhẹ, không ảnh hưởng đến thai nhi. Loại thuốc nhuận tràng kích thích nên tránh dùng vì chúng có thể gây ra các cơn co thắt tử cung. Trên thị trường có nhiều loại thuốc nhuận tràng không kê đơn, nhưng bạn không nên tự ý mua mà cần hỏi ý kiến bác sĩ xem loại nào an toàn để sử dụng. Một số loại thuốc được sử dụng trong thời kỳ mang thai như: Thuốc tạo khối: Cách hoạt động của loại thuốc này tương tự như chất xơ. Nó giúp hấp thụ nhiều nước vào phân, làm mềm và dễ dàng đi tiêu hơn. Chất tạo khối có thể gây ra khó chịu hoặc chuột rút bụng, do đó mẹ bầu chỉ nên dùng với liều lượng thấp nhất, kết hợp với uống nhiều nước. Một số chất tạo khối gồm psyllium, methylcellulose và polycarbophil. Thuốc làm mềm phân: giúp bổ sung nước vào phân để làm mềm phân. Một số loại thuốc làm mềm phân thường dùng cho phụ nữ mang thai là docusate. Thuốc nhuận tràng bôi trơn: tạo lớp phủ trơn vào chất thải và niêm mạc ruột giúp hỗ trợ tống phân ra ngoài cơ thể. Thuốc đạn glycerin là một loại thuốc thuộc nhóm này. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: hoạt động bằng cách hút nước vào ruột giúp làm mềm phân. Tuy nhiên, thuốc này cũng có thể gây chuột rút và đầy hơi ở bụng. Một số loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu như polyethylene glycol và magie hydroxit. Khi sử dụng thuốc nhuận tràng, bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, không tự ý tăng liều hoặc sử dụng loại thuốc thay thế khác. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe của bạn và thai nhi được an toàn. Hi vọng với thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn giải đáp câu hỏi bị táo bón có phải dấu hiệu mang thai hay không. Thay đổi lối sống, chế độ ăn là cách giảm táo bón tự nhiên, đơn giản bạn nên duy trì mỗi ngày. Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/pregnancy/early-symptoms-timeline#implantation-bleeding https://www.healthline.com/health/constipation#outlook Chia sẻ11
Người mắc viêm manh tràng nên và không nên ăn gì?
Viêm manh tràng là tình trạng tổn thương niêm mạc ruột ít gặp ở đường tiêu hóa nhưng lại khó chữa dứt điểm. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với căn bệnh này. Tuy nhiên có thể hỗ trợ dự phòng và giảm triệu chứng viêm manh tràng bằng việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc “Người mắc viêm manh tràng nên ăn gì và kiêng gì?” Bệnh nhân mắc viêm manh tràng nên ăn gì? Mục lụcViêm manh tràng là bệnh gì?Triệu chứng của bệnh viêm manh tràngBiến chứng của viêm manh tràngNguyên tắc dinh dưỡng cho người viêm manh tràngBệnh nhân viêm manh tràng nên ăn gì?Người mắc viêm manh tràng nên kiêng gì?Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡngTràng Phục Linh PLUS – Cải thiện triệu chứng viêm manh tràng hiệu quả Viêm manh tràng là bệnh gì? Manh tràng dài khoảng 6cm, là phần đầu của đại tràng nối tiếp với ruột non. Chức năng chính của manh tràng là ngăn chặn sự trào ngược thức ăn từ ruột già lên hồi tràng và ngược lại. Do đó nó còn được gọi với tên khác là van hồi. Vị trí của manh tràng trong cơ thể Viêm manh tràng là tình trạng xuất hiện các ổ viêm, vết loét hoặc tổn thương ở niêm mạc manh tràng. Nguyên nhân gây bệnh có thể do sự tấn công của vi khuẩn gây hại, do gen di truyền hoặc chế độ ăn uống không khoa học. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc thời gian phát hiện cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân. Triệu chứng của bệnh viêm manh tràng Các triệu chứng cấp tính của bệnh viêm manh tràng: Sốt cao, có thể lên đến 40 độ. Đau bụng: thường đau vùng hố chậu phải, cơn đau có tính chất âm ỉ hoặc đau quặn, đau tăng lên sau bữa ăn và giảm nhẹ sau khi đại tiện. Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, chán ăn, đầy hơi, có thể ra mồ hôi trộm về đêm. Rối loạn thói quen đại tiện: đi ngoài nhiều lần trong ngày, đặc biệt sau khi ăn đồ cay nóng, uống bia rượu… Thay đổi tính chất phân: phân lỏng, nát, có dính chất nhầy… Các triệu chứng cấp tính của viêm manh tràng khá giống với một số bệnh lý khác như viêm ruột thừa, viêm đại tràng nói chung. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh dễ tiến triển thành thể mạn tính. Viêm manh tràng mạn tính không thể chữa dứt điểm và tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Biến chứng của viêm manh tràng Tình trạng viêm kéo dài có thể gây các biến chứng nguy hiểm như: Xuất huyết tiêu hóa. Áp xe ổ bụng. Viêm màng bụng. Tắc, thủng ruột. Tử vong. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người viêm manh tràng Người mắc viêm manh tràng có đường ruột nhạy cảm nên cần xây dựng thực đơn khoa học với nguyên tắc cân bằng giữa các thành phần dinh dưỡng. Phần lớn năng lượng được thu nạp từ tinh bột, protein và một lượng vừa đủ chất béo. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi ngày bệnh nhân cần được cung cấp: Năng lượng: 30 – 35 Kcal/kg thể trọng tùy mỗi bệnh nhân. Chất đạm: 1g/kg thể trọng. Chất béo: dưới 15g. Một lượng nhỏ vitamin, muối khoáng. 2 – 2,5 lít nước. Trong đó tỉ lệ phân bổ năng lượng của các chất dinh dưỡng trong thực đơn như sau: Cacbohidrat: 73 – 75% tổng năng lượng. Lipit: 10 – 11% tổng năng lượng. Protein: 15 – 17% tổng năng lượng. Bệnh nhân viêm manh tràng nên ăn gì? Thực phẩm dành cho người mắc viêm manh tràng Thịt nạc Bệnh nhân viêm manh tràng cần được bổ sung chất đạm phục vụ cho quá trình trao đổi chất. Thịt nạc là nguồn cung protein dồi dào đồng thời dễ tiêu hóa do không hoặc chứa rất ít chất béo no. Cá Các loại cá thịt sẫm màu đặc biệt là cá hồi không chỉ là nguồn cung chất đạm dồi dào mà còn chứa nhiều omega-3. Protein cá dễ hấp thu hơn so với thịt bò, thịt lợn, thịt gà… nên làm giảm gánh nặng cho ruột. Omega-3 là chất béo không bão hòa giúp giảm viêm, hỗ trợ phục hồi tổn thương niêm mạc ruột và chống oxy hóa. Quả bơ Giống như cá hồi, quả bơ chứa rất nhiều omega-3 đồng thời còn cung cấp các acid amin thiết yếu. Sinh tố bơ giúp tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Lựu đỏ Trong quả lựu chứa rất nhiều các nguyên tố vi lượng như: niacin, vitamin C, vitamin B2… có tác dụng phục hồi tổn thương ở niêm mạc manh tràng. Bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc đại tiện ra máu có thể sử dụng vỏ lựu để hạn chế tình trạng trên. Bệnh nhân viêm manh tràng nên ăn lựu đỏ Táo Các chuyên gia cho rằng các acid amin và vitamin trong táo có khả năng tăng cường hệ miễn dịch đường ruột, ức chế sự phát triển của vi sinh vật có hại, giảm các triệu chứng của ổ viêm. Chuối Chuối chín đặc biệt tốt với bệnh nhân có triệu chứng tiêu chảy do chứa nhiều chất điện giải và Kali. Các chất dinh dưỡng trong chuối như protein, tinh bột, vitamin… giúp làm giảm mệt mỏi, cải thiện triệu chứng bệnh. Bí đỏ Bí đỏ chứa nhiều chất xơ, vitamin và các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Hàm lượng cao β-carotene và acid ascorbic trong bí đỏ giúp hỗ trợ quá trình hồi phục vết thương tại manh tràng. Khi sử dụng bí đỏ cần hầm nhừ và uống đủ nước để tránh chất xơ gây tổn thương niêm mạc ruột, nhất là đối với bệnh nhân có triệu chứng táo bón. Nghệ Hoạt chất curcumin trong nghệ có khả năng chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của vi khuẩn đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục niêm mạc manh tràng. β-carotene cũng được tìm thấy trong củ nghệ với tác dụng tăng sinh tế bào, đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Bệnh nhân có thể sử dụng nghệ tươi hoặc bột nghệ cũng có tác dụng tương tự. Khoai lang Theo Đông y, khoai lang có vị ngọt, tính bình, công dụng tiêu viêm, lợi mật, bồi dưỡng cơ thể. Theo y học ngày nay, nhóm chất Batafoside trong khoai lang có thể kiểm soát tình trạng viêm manh tràng với khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại. Ngoài ra, khoai lang còn chứa nhiều vitamin nhóm A, C, canxi, tanin… giúp cải thiện triệu chứng viêm sưng, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Khoai lang – thực phẩm tốt cho người viêm manh tràng Yến mạch Yến mạch nấu thành cháo vừa dễ hấp thu lại cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Bệnh nhân viêm manh tràng nên ăn nhạt, nêm nếm ít gia vị để tránh kích thích ổ viêm gây đau rát, làm nặng thêm tiến triển của bệnh. Các loại hạt Hạt óc chó, hạnh nhân, bí đao… chứa nhiều chất béo không no và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Chất dinh dưỡng trong các loại hạt kể trên có thể kích thích tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương. Bệnh nhân viêm manh tràng có thể sử dụng sữa hạt thay vì ăn trực tiếp để cơ thể dễ hấp thu hơn. Sữa chua Sữa chua là chế phẩm có ích trong việc điều trị các bệnh đường tiêu hóa nói chung. Các lợi khuẩn probiotic có trong sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường miễn dịch và cải thiện chức năng tiêu hóa. Người bệnh nên chọn sữa chua không hoặc ít đường để mang lại hiệu quả tốt nhất. ☛ Xem chi tiết: Hiểu đúng về lợi ích của sữa chua với bệnh viêm đại tràng Người mắc viêm manh tràng nên kiêng gì? Thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến Một số món ăn tươi sống như gỏi, sushi, nem chua… có thể chứa các vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa. Nếu không muốn tình trạng bệnh nặng thêm, bệnh nhân viêm manh tràng nên tuyệt đối kiêng các loại thực phẩm này. Đảm bảo ăn chín, uống sôi là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe. ☛ Tìm hiểu thêm: Mật ong có thể chữa được viêm đại tràng? Thực phẩm chứa nhiều chất béo động vật Chất béo có nguồn gốc động vật chủ yếu chứa các gốc axit béo no dễ bị oxy hóa đồng thời rất khó tiêu hóa. Một số thực phẩm chứa nhiều chất béo có thể kể đến như: đồ chiên rán, thịt hun khói, sản phẩm chế biến sẵn từ thịt động vật (xúc xích, dăm bông…)… Tiêu thụ nhiều chất béo động vật có thể khiến tình trạng viêm manh tràng nặng nề hơn. Do đó, bệnh nhân cần hạn chế sử dụng thực phẩm chiên rán, nên luộc hoặc nấu thức ăn nếu có thể. Bệnh nhân viêm manh tràng nên hạn chế ăn đồ chiên rán Thực phẩm sinh hơi Các thực phẩm lên men như đồ muối chua hoặc một số loại nấm, hành tây, các loại thức uống có gas… khi tiêu hóa dễ gây ợ hơi, ợ chua. Cần tránh sử dụng các loại thức ăn này để không gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Hải sản Ngoại trừ một số loài cá, đa phần hải sản là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng do đó gây khó tiêu. Một số loại hải sản như hàu, bạch tuộc, sò… thường được ăn sống và không qua chế biến. Do đó tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn và bệnh nhân viêm manh tràng nên tránh ăn các loại thực phẩm này. Các chất kích thích đường tiêu hóa Đồ ăn cay nóng, rượu, bia, trà… là các chất kích thích cực kỳ có hại đối với hệ tiêu hóa. Theo các bác sĩ, thức uống chứa cồn có thể gây nên tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày và đường ruột. Ở các bệnh nhân viêm manh tràng sử dụng bia hoặc rượu, nguy cơ xuất huyết và thủng ống tiêu hóa cao gấp nhiều lần so với người không sử dụng. Các thức uống chứa quá nhiều đường đặc biệt là đường hóa học có thể gây tình trạng tiêu chảy do đó bệnh nhân cũng nên tránh các thực phẩm này. Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng Bệnh nhân viêm đại tràng cần thực hiện đúng theo chế độ dinh dưỡng đã khuyến cáo đồng thời lưu ý: Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm áp lực tiêu hóa lên manh tràng. Các bữa ăn cách nhau từ 3 đến 4 giờ, không được để bụng quá no hoặc quá đói. Uống đủ nước để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh mất nước do tiêu chảy. Nên sử dụng các loại thực phẩm như thịt nạc, trái cây, sữa chua… Hạn chế ăn quá nhiều chất béo động vật, các chất kích thích đường ruột như rượu, bia, đồ cay nóng. Nâng cao thể trạng và miễn dịch của cơ thể bằng việc tập thể dục thể thao. ☛ Tìm hiểu thêm: Danh sách 8 bác sĩ chữa bệnh đại tràng giỏi Tràng Phục Linh PLUS – Cải thiện triệu chứng viêm manh tràng hiệu quả Tràng Phục Linh PLUS là giải pháp hiệu quả giúp hỗ trợ giảm kích thích gây co thắt đại tràng. Sản phẩm được sản xuất từ dược liệu thiên nhiên với các thành phần như cao bạch truật, cao bạch phục linh, cao bạch thược, cao hoàng bá… giúp chống viêm, giảm đầy bụng, chướng hơi, ngừa xuất huyết tiêu hoa. Đặc biệt, Tràng Phục Linh PLUS còn chứa 2 hoạt chất quý là ImmuneGamma và 5-HPT với nhiều tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa. ImmuneGamma: giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường miễn dịch và phục hồi niêm mạc manh tràng. 5-HTP: giảm nhạy cảm của ruột, giảm đau do viêm. Tràng Phục Linh PLUS giúp giải quyết nhanh vấn đề, có khi chỉ sau 1-2 ngày sử dụng. Bởi sản phẩm không chỉ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn mà còn giải quyết mấu chốt của bệnh là vấn đề về thần kinh đại tràng, giúp giảm lo lắng căng thẳng nhờ 5-HTP có trong thành phần. Điều này có ý nghĩa rất lớn với người bệnh cũng như giúp các bác sĩ rút gọn thời gian khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Hình ảnh sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS Tràng Phục Linh PLUS được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi đại học Y Hà Nội với các công dụng: cải thiện triệu chứng, giảm các cơn đau do viêm manh tràng, hỗ trợ tái tạo, phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa. Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, lành tính và an toàn. Bạn có thể tra cứu điểm bán Tràng Phục Linh plus gần nhất tại đây. Với các thông tin được cung cấp trong bài viết, hi vọng rằng quý độc giả sẽ có thêm kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh! Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/typhlitis http://soyte.baria-vungtau.gov.vn/tin-tuc-su-kien/-/view_content/content/2855058/viem-dai-trang-nen-an-gi-va-kieng-an-gi-tot-de-de-tieu-hoa- https://www.medicalnewstoday.com/articles/317836 Chia sẻ12
Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Hiện nay, có rất nhiều thông tin lan tràn trên mạng nói bệnh viêm đại tràng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Điều này làm bạn hoang mang, lo lắng rồi “làm biếng” điều trị bệnh. Nó có thực sự đúng? Hãy cùng Tràng Phục Linh tìm hiểu và đưa ra cách giải quyết nhé. Mục lụcViêm đại tràng là gì?Phân loại viêm đại tràngViêm đại tràng cấpViêm đại tràng mãn tínhĐiều trị viêm đại tràngChỉ định bằng thuốcChỉ định phẫu thuậtBệnh viêm đại tràng có chữa khỏi hoàn toàn được không?Niêm mạc đã bị tổn thươngSử dụng thuốc sai cáchMất cân bằng hệ vi sinh ở đại tràngĐiểm xung yếu do viêm để lạiHệ miễn dịch của cơ thểBiến chứng của viêm đại tràngMột số nguyên tắc để giảm thiểu bùng phát bệnh viêm đại tràngTràng Phục Linh PLUS – Công nghệ hiện đại bảo vệ viêm đại tràng Viêm đại tràng là gì? Đại tràng là một đoạn trong ống tiêu hóa, đảm nhận nhiệm vụ xử lý các chất thải từ ruột non, loại bỏ nước và cuối cùng là đào thải chúng dưới dạng phân qua hậu môn. Viêm đại tràng là tình trạng viêm niêm mạc đại tràng kèm theo các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi và phân có máu. Bệnh này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có 5 nguyên nhân chính: Nhiễm khuẩn. Máu cung cấp đến đại tràng không đủ (thiếu máu cục bộ). Bệnh viêm ruột (bệnh crohn và viêm loét đại tràng). Phản ứng dị ứng. Các tế bào bạch cầu lymphocytic và collagen xâm lấn vào thành của đại tràng gây viêm. Được gọi là viêm đại tràng vi thể. Phân loại viêm đại tràng Bệnh viêm đại tràng được chia thành 2 giai đoạn chính là viêm đại tràng cấp và viêm đại tràng mãn tính. Viêm đại tràng cấp Bệnh chủ yếu gây ra bởi việc ăn những thức ăn không hợp vệ sinh, uống nước nhiễm ký sinh trùng. Các loại virus, vi khuẩn sẽ theo thức ăn xâm nhập vào bên trong cơ thể, qua dạ dày và đến đại tràng. Chúng tồn tại ở đại tràng, có thể giải phóng độc tố gây nên tình trạng viêm, làm tổn thương lớp biểu mô niêm mạc. Các triệu chứng trong giai đoạn cấp thường nghiêm trọng, rầm rộ, bao gồm: Tiêu chảy đột ngột. Đau quặn. Đi ngoài liên tục. Phân dính máu hoặc chứa toàn nước. Có thể kèm sốt cao, mệt mỏi, sức lực bị suy kiệt. ☛ Xem thêm: Viêm đại tràng cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Viêm đại tràng mãn tính Một số nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng mãn tính như: Viêm đại tràng thiếu máu do đại tràng bị mất nguồn cung cấp máu dẫn đến mất oxy và chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng viêm đại tràng kéo dài. Bệnh crohn, viêm loét đại tràng và bệnh viêm đại tràng vi thể được coi là bệnh tự miễn. Tức là tự cơ thể người bệnh phản ứng để chống lại tác nhân gây bệnh. Tình trạng viêm có thể bắt nguồn từ các phần khác nhau trong hệ thống đường tiêu hóa (bệnh crohn) và từ trực tràng (bệnh viêm loét đại tràng), sau đó là toàn bộ đại tràng. Viêm đại tràng mãn tính là cũng có thể do bệnh viêm đại tràng cấp không được chữa khỏi hoàn toàn dẫn đến tái phát nhiều lần, sau đó trở thành mãn tính. Viêm đại tràng giai đoạn này thường có biểu hiện không dồn dập, bao gồm: Đau bụng âm ỉ, các cơn đau quặn thường ngắt quãng. Đi tiêu nhiều lần trong ngày, có thể kèm táo bón xen kẽ. Phân sống, nát, có lẫn máu, chất nhầy. Ngoài ra, còn có mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân. Chính vì là một bệnh tự miễn của cơ thể chống lại yếu tố gây hại cho đại tràng nên trong giai đoạn mạn tính, nếu vẫn tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh sẽ xuất hiện những đợt bùng phát bệnh, với triệu chứng xảy ra liên tiếp trong thời gian ngắn. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo thêm video dưới đây về viêm đại tràng cấp và mạn tính: Điều trị viêm đại tràng Tùy nguyên nhân, giai đoạn của bệnh mà bệnh nhân được điều trị theo các cách khác nhau. Mục tiêu là giảm viêm và điều trị triệu chứng kèm theo, đồng thời hạn chế các biến chứng xảy ra. Chỉ định bằng thuốc Thuốc chống viêm Sử dụng thuốc chống viêm là bước đầu tiên trong điều trị viêm đại tràng, bao gồm một số loại sau: Corticoid: như prednisone và budesonide… có thể sử dụng để cải thiện triệu chứng ngắn hạn (3-4 tháng). 5-aminosalicylat (5ASA) như sulfasalazine. Tùy vào tình trạng bệnh mà sử dụng đường uống, tại chỗ hay đường tiêm. Thuốc ức chế miễn dịch Nhóm thuốc này cũng giúp giảm viêm nhưng theo cơ chế miễn dịch (cơ chế tự nhiên của con người để chống lại yếu tố gây bệnh). Các chất ức chế hệ thống miễn dịch bao gồm: Azathioprine và mercaptopurine: được sử dụng phổ biến nhất để điều trị viêm đại tràng. Tuy nhiên cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân trong khi điều trị do các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, giảm khả năng chống nhiễm trùng, viêm gan… Methotrexate: chỉ sử dụng khi không đáp ứng với thuốc khác. Liệu pháp sinh học Từ kiến thức về cơ chế miễn dịch đã giúp các nhà khoa học phát triển các loại thuốc sinh học mới. Thuốc chống yếu tố hoại tử khối u (TNF) như infliximab, adalimumab… Thuốc có thể duy trì sự chữa lành niêm mạc. Natalizumab và Vedolizumab: thuốc gây tác dụng bằng cách ngăn chặn một số phân tử miễn dịch liên kết với các tế bào khác trong niêm mạc đại tràng. Ustekinumab: tác động vào interleukin (một loại protein có liên quan đến tình trạng viêm). Thuốc kháng sinh, kháng nấm Giải quyết nguyên nhân của bệnh, thuốc giúp tiêu diệt các vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm… Bao gồm những thuốc như Ciprofloxacin, Metronidazol… Các loại thuốc khác Ngoài việc kiểm soát tình trạng viêm, bác sĩ có thể thêm một số loại thuốc giúp giảm dấu hiệu và triệu chứng của bệnh: Thuốc chống tiêu chảy như methylcellulose, bột psyllium: giảm tiêu chảy từ nhẹ đến trung bình. Với trường hợp nặng hơn, loperamide có thể có hiệu quả. Thuốc giảm đau: acetaminophen, ibuprofen. Vitamin và khoáng chất bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể. Xem thêm: Một số loại thuốc trị viêm đại tràng thường được sử dụng Chỉ định phẫu thuật Khi người bệnh có những biến chứng nặng như thủng đại tràng, xuất huyết nặng, phình đại tràng nhiễm độc… sẽ tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ căn cứ theo tình trạng của bệnh nhân mà cắt toàn bộ hoặc một phần của đại tràng. Các thuốc sử dụng trong viêm đại tràng đã đầy đủ các loại: thuốc điều trị nguyên nhân, điều trị triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Như vậy, viêm đại tràng trong giai đoạn cấp nếu xác định được đúng nguyên nhân, kết hợp với phác đồ điều trị đúng hoàn toàn có thể chữa khỏi. ☛ Tìm hiểu thêm: Danh sách 8 bác sĩ chữa bệnh đại tràng giỏi Bệnh viêm đại tràng có chữa khỏi hoàn toàn được không? Tuy nhiên, việc điều trị bệnh viêm đại tràng lại không dễ dàng như vậy. Bệnh rất khó điều trị dứt điểm, chúng có thể tái phát nhiều lần do nhiều nguyên nhân khác nhau. Niêm mạc đã bị tổn thương Sau một thời gian dài mắc bệnh, nếu điều trị không triệt để sẽ khiến lớp niêm mạc của đại tràng ngày càng bị tổn thương. Chúng dễ kích ứng với các tác nhân gây hại như vi khuẩn, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, chất độc… Ở bệnh viêm đại tràng, lớp lông nhung bao phủ trên thành đại tràng cũng dần lụi đi, lớp chất nhày cũng dần mất tác dụng. Thành đại tràng lúc này không còn hàng rào bảo vệ. Đó là lý do tại sao, mỗi khi bạn ăn những thức ăn không hợp vệ sinh, căng thẳng kéo dài, uống nhiều rượu bia… lại thấy các triệu chứng khó chịu như ngoài nhiều hơn, đau bụng, phân chứa chất nhầy hoặc có máu… ngay cả khi bạn tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc sai cách Nhiều người không hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng, không biết cách điều trị và chăm sóc khiến bệnh ngày càng nặng. Trong những lần khám bệnh đầu tiên, bệnh nhân được bác sĩ kê đơn kháng sinh, sau đó khi thấy xuất hiện các triệu chứng cứ lấy loại thuốc bác sĩ chỉ định ra để uống. Điều này có thể giảm triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc như vậy lâu ngày sẽ khiến bệnh càng ngày càng khó điều trị. Kháng sinh sẽ tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi và bào mòn lớp bảo vệ niêm mạc. Lạm dụng kháng sinh còn làm phát triển những vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc, như clostridium difficile gây bệnh tiêu chảy. Từ đó mà triệu chứng của bệnh nhân ngày càng nặng hơn. Ngoài ra, những thuốc giảm đau không steroid cũng gây nên tình trạng viêm loét đại tràng (một trong những tác dụng phụ của thuốc). Mất cân bằng hệ vi sinh ở đại tràng Các ổ viêm loét là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn gây bệnh. Khi càng nhiều ổ loét, chúng càng phát triển chiếm lấy vị trí của những vi sinh vật có lợi. Cộng thêm việc, sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây hại thì cũng diệt cả vi khuẩn có lợi. Từ đó, hệ vi sinh bị mất cân bằng, đại tràng không được bảo vệ như trước nữa. Khi gặp phải tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể không còn khả năng chống chọi bệnh tật, khiến bệnh bùng phát. Điểm xung yếu do viêm để lại Với phác đồ điều trị đúng, giai đoạn cấp được chữa khỏi. Những ổ loét được chữa lành, bắt đầu hình thành lớp tế bào mới, tạo một màng bảo vệ mới cho đại tràng. Nhưng sâu bên trong lớp bảo vệ này, các vết loét vẫn để lại các vết sẹo, tạo nên những điểm xung yếu của bệnh. Khi thức ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, rượu bia… được đưa vào cơ thể, lập tức những điểm xung yếu này lại bị tác động. Tình trạng viêm nhiễm trở lại, bệnh đại tràng lại tái diễn. ☛ Xem chi tiết: Viêm đại tràng xung huyết là gì? Nguyên nhân và cách điều trị Hệ miễn dịch của cơ thể Việc giải thích trên có thể chưa thỏa mãn. Nhiều người có thể nghĩ: “Nếu như tôi tuân thủ đúng việc điều trị bằng thuốc (sử dụng đúng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ), chế độ ăn uống đảm bảo, không căng thẳng trong cuộc sống… thì có phải bệnh sẽ không tái phát hay không?” Các nhà nghiên cứu cũng rất muốn tìm ra đáp án cho câu hỏi này. Họ cho rằng, ngoài những yếu tố cơ thể kiểm soát được như chế độ ăn, tâm trạng… có lẽ còn có những nguyên nhân mà cơ thể chúng ta không thể kiểm soát được bệnh viêm đại tràng. Theo một nghiên cứu, các yếu tố theo mùa có thể góp phần làm khởi phát và tái phát bệnh viêm loét đại tràng. Chúng thường phổ biến vào mùa hè và mùa thu (1). Nhiều nghiên cứu đã không thành công trong việc điều trị dứt điểm một dạng miễn dịch nguyên phát của viêm loét đại tràng. Các nhà phân tích tìm thấy một hợp chất tên là hydrogen peroxide có trong cơ chế gây bệnh. Nồng độ của chất này tăng cao đáng kể cả trong niêm mạc đại tràng không bị viêm ở người bị viêm loét đại tràng. Tức là đã có 1 sự tích tụ hydrogen peroxide từ trước khi bệnh viêm đại tràng bắt đầu (2). Tóm lại: Bệnh viêm đại tràng là một bệnh miễn dịch, nó có thể tái diễn thành đợt cấp, bùng phát bệnh trong bất cứ thời gian nào. Bạn có thể hoàn toàn chữa khỏi trong đợt cấp đầu tiên, nhưng dù bất kỳ nguyên nhân nào khiến bệnh tái phát lần nữa bạn cần điều trị như lần đầu. Biến chứng của viêm đại tràng Bệnh viêm đại tràng không thể chữa khỏi hoàn toàn, do đó người bệnh cần học cách sống chung với nó. Bởi nếu bệnh nhân không tuân thủ theo đúng thuốc bác sĩ chỉ định, chế độ ăn uống không điều độ, lối sống không lành mạnh có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Thủng đại tràng. Xuất huyết đại tràng nặng. Phình đại tràng nhiễm độc. Niêm mạc ruột phát triển bất thường gây dị sản ở mức độ nặng. Ung thư đại tràng Như vậy, viêm đại tràng mạn tính nếu không kiểm soát tốt có thể gây tử vong. Một số nguyên tắc để giảm thiểu bùng phát bệnh viêm đại tràng Với nền khoa học hiện đại ngày nay, bệnh viêm đại tràng có thể hoàn toàn được cải thiện, số lần tái diễn ít đi, thời gian giữa các lần dài thêm và các biến chứng có thể không xảy ra. Các triệu chứng nhẹ nhàng, bớt khó chịu hơn và chất lượng cuộc sống của bạn không hề bị ảnh hưởng. Trong đó, có một số nguyên tắc bệnh nhân cần thực hiện như: Ăn chín uống sôi. Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ăn những thực phẩm tốt cho đại tràng. Hạn chế những thực phẩm gây hại. Không tiếp xúc với những yếu tố kích thích niêm mạch đại tràng như đồ ăn cay nóng, rượu, bia… Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Thường xuyên tập thể dục thể thao, nâng cao hệ miễn dịch. Bổ sung thêm thực phẩm cải thiện tình trạng viêm đại tràng. Tràng Phục Linh PLUS – Công nghệ hiện đại bảo vệ viêm đại tràng Niêm mạc đại tràng bị tổn thương là nguyên nhân chính gây tái phát bệnh. Do đó, muốn chấm dứt các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng cần tạo một lớp lá chắn để bảo vệ đại tràng. Theo công nghệ tiên tiến của Mỹ, các nhà khoa học đã tìm ra được một hoạt chất được chiết xuất từ thành tế bào vi khuẩn Lactobacillus (thường có nhiều trong sữa chua). Đó là Immune Gamma giúp giải quyết triệt để các vấn đề của viêm đại tràng. Thứ nhất, Immune Gamma là nguyên liệu tế bào cho các vi khuẩn đường ruột. Từ đó cân bằng hệ vi sinh ở đại tràng, tạo lá chắn bảo vệ niêm mạc đại tràng. Thứ hai, hoạt chất đóng vai trò như một kháng nguyên làm kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào chống lại các yếu tố gây bệnh. Từ đó tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Thứ ba, nhờ cấu trúc peptidoglycan là nguyên liệu tạo lên lớp niêm mạc ruột giúp làm lành các tổn thương trên niêm mạc đại tràng. Thứ tư, Immune Gamma còn được chứng mình có khả năng tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus… Như vậy, Immune Gamma tạo ra lá chắn kép bảo vệ cơ thể khỏi bệnh viêm đại tràng, vừa bảo vệ tại chỗ vừa thông qua cả hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tràng Phục Linh PLUS đã vận dụng thành công những tiến bộ của khoa học công nghệ, kết hợp Immune Gamma với Bạch phục linh, Bạch truật… là những dược liệu thiên nhiên, hiệu quả trong chữa bệnh đường tiêu hóa. Do đó, sản phẩm giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng, ngăn ngừa được cơn bùng phát bệnh, kéo dài thời gian giữa các lần tái diễn bệnh. Để tham khảo thêm thông tin, mời bạn xem TẠI ĐÂY Để tìm địa chỉ bán hàng gần nhất, mời xem danh sách TẠI ĐÂY Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY. Tràng Phục Linh mong rằng các kiến thức trong bài viết sẽ giúp người bệnh có cái nhìn khả quan hơn về tình trạng bệnh của mình. Đừng quá lo lắng, hãy thực hiện những nguyên tắc trong điều trị, bệnh sẽ được cải thiện. Nguồn tham khảo https://www.medicinenet.com/colitis/article.htm https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4616205/ (1) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1378376/ (2) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31361982/ Chia sẻ13