Đi cầu đau rát hậu môn do đâu? Cách khắc phục

Không ít lần việc đi cầu đau rát khiến bạn bị ám ảnh mỗi khi vào nhà vệ sinh. Những cơn đau kéo đến cản trở bạn đi tiêu dễ dàng. Hầu hết ai cũng sẽ gặp tình trạng này và mọi người thường bỏ qua nó. Tuy nhiên, đi cầu đau rát hậu môn có thể là triệu chứng bệnh và nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

di-cau-dau-rat

Nguyên nhân gây đau rát khi đi tiêu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đi cầu đau rát. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến thường gặp là:

Bệnh trĩ

Tĩnh mạch ở hậu môn hoặc trực tràng bị sưng lên gây ra bệnh trĩ. Tình trạng này có thể xảy ra nếu bạn bị táo bón, béo phì hoặc mang thai. Nếu búi trĩ hình thành cục máu đông, bạn có thể cảm thấy đau rát khi đi tiêu, ngồi hoặc đi bộ.

Ngoài tình trạng đau rát hậu môn, bạn cũng có thể mắc phải các triệu chứng sau:

  • Chảy máu khi đi tiêu: Ra một lượng nhỏ máu tươi trong bồn cầu hoặc trên giấy vệ sinh.
  • Ngứa hoặc bị kích ứng xung quanh hậu môn.
  • Đau, khó chịu.
  • Sưng vùng hậu môn.

Nếu tình trạng đau không giảm sau vài ngày, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra và có thể cần loại bỏ cục máu đông do búi trĩ gây ra.

Táo bón

Táo bón xảy ra khi bạn đi nặng dưới ba lần một tuần và gặp khó khăn hơn bình thường do khó đẩy phân ra ngoài. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị táo bón như uống ít nước, chế độ ăn ít chất xơ, lười vận động, tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc, mang thai hoặc do thay đổi thói quen, lối sống.

Đau rát thường ở mức độ nhẹ và có thể đi kèm với cơn đau ở bụng dưới. Các triệu chứng phổ biến của táo bón gồm:

  • Phân khô, cứng, tạo thành từng khối nhỏ khi đẩy ra ngoài.
  • Cảm giác muốn đi tiêu mặc dù vừa đi xong.
  • Đầy hơi, chuột rút bụng.

Rò hậu môn

ro-hau-mon-gay-dau-rat-hau-mon

Rò hậu môn là tình trạng nhiễm khuẩn do xuất hiện những vết nứt nhỏ bên trong hoặc xung quanh hậu môn. Những vết nứt này thường do phân lớn hoặc rất cứng khiến các cơ xung quanh hậu môn của bạn bị co thắt, dẫn tới đi cầu đau rát.

Triệu chứng thường gặp gồm:

  • Đau nhói khi đi tiêu.
  • Máu lẫn trong phân hoặc trên giấy vệ sinh.
  • Ngứa hậu môn.
  • Cảm giác nóng rát xung quanh hậu môn.
Các vết nứt hậu môn thường lành trong vài tuần. Một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật để điều trị rò hậu môn.

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng viêm, loét xảy ra trong niêm mạc ruột già, thường bắt đầu ở trực tràng và lan đến ruột kết. Đây là một bệnh phổ biến nhưng chưa tìm được nguyên nhân chính gây bệnh. Viêm đại tràng có các triệu chứng điển hình như:

  • Tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ cả hai.
  • Mệt mỏi, giảm cân không có lý do.
  • Phân có chất nhầy hoặc dính máu.
  • Đau rát khi đi tiêu.
  • Đau, khó chịu trong bụng.
  • Không cảm thấy đói, ăn không ngon miệng.

Mục tiêu điều trị viêm đại tràng là giảm nhanh triệu chứng và duy trì kết quả này, ngăn không cho nó bùng phát. Bạn có thể sử dụng thuốc Tây y, thuốc Nam hoặc áp dụng các thay đổi trong lối sống, chế độ ăn để giảm triệu chứng của viêm đại tràng.

☛ Xem chi tiết: Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?

Tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng đi tiêu phân lỏng và số lần đi tiêu nhiều hơn ba lần một ngày. Tiêu chảy không phải lúc nào cũng gây đau rát khi đi nặng, nhưng nó có thể gây kích ứng da và làm cho hậu môn của bạn có cảm giác thô và đau. Một số triệu chứng của tiêu chảy bao gồm:

  • Buồn nôn.
  • Đau bụng, chuột rút bụng.
  • Đầy hơi.
  • Mất nước.
  • Phân có máu.
  • Sốt.
Khi bị tiêu chảy, bạn cần bù nước, chất điện giải để tránh các tình trạng nguy hiểm như trụy tim mạch, suy thận cấp có thể dẫn tới tử vong.

☛ Xem chi tiết: Đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh gì?

Vấn đề về da

Các vấn đề về da như chàm, vẩy nến, mụn cóc ở khu vực hậu môn có thể gây ra tình trạng ngứa, đau rát, chảy máu khi đi đại tiện.

Virus HPV là virus có thể gây ra mụn cóc ở hậu môn, bộ phận sinh dục, miệng hoặc cổ họng. HPV không được điều trị có thể gây ung thư hậu môn hoặc cổ tử cung.

virus-hpv-dau-rat-hau-mon

Bác sĩ có thể lấy một mẫu nhỏ da vùng hậu môn để phân tích nguyên nhân chính xác gây ra những khó chịu của bạn.

Nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây đi cầu đau rát, bao gồm:

  • Áp xe hậu môn: Áp xe hậu môn là tình trạng xuất hiện túi mủ gần hậu môn hoặc trực tràng, có thể kèm theo đau, đỏ và sưng quanh hậu môn.
  • Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tinh dục như lậu, giang mai, herpes, chlamydia gây đau rát hậu môn, chảy máu, tiết dịch hoặc ngứa.
  • Nhiễm nấm có thể gây đau trực tràng, hậu môn từ nhẹ đến nặng.

Trong một số trường hợp, nếu bạn bị áp xe nặng, bạn có thể cần phải phẫu thuật.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh gặp ở nữ giới, khi các mô phát triển bên trong tử cung lây lan sang các cơ quan khác trong khung chậu. Bệnh gây ra tình trạng sưng, viêm và đau mãn tính. Nó cũng có thể khiến bạn cảm thấy đau rát khi đi tiêu. Một số triệu chứng khác của bệnh lạc nội mạc tử cung như:

  • Đau bụng dưới hoặc đau lưng trong thời gian xa kỳ kinh nguyệt.
  • Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.

Xem thêm video để hiểu hơn về lạc nội mạc tử cung:

Ung thư hậu môn hoặc trực tràng

Khả năng ung thư hậu môn, trực tràng là nguyên nhân khiến bạn đi cầu đau rát rất thấp. Tuy nhiên, một khả năng nhỏ có thể dẫn tới tình trạng này, nếu bạn gặp phải các triệu chứng khác như:

  • Thay đổi đột ngột, bất thường về màu sắc hoặc tình trạng phân.
  • Phân nhỏ.
  • Phân có dính máu.
  • Xuất hiện các cục u bất thường ở hậu môn, ấn vào có cảm giác đau.
  • Ngứa quanh hậu môn.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên xảy ra.
  • Giảm cân bất thường.
  • Đau liên tục hoặc chuột rút ở bụng.
  • Đầy hơi.
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường kể trên. Phát hiện và điều trị sớm có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của ung thư và hạn chế các biến chứng.

Khi nào bạn nên đi khám bệnh?

Nếu bạn có các biểu hiện dưới đây, bạn nên đi khám chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh:

  • Đau rát kéo dài hơn một tuần không khỏi.
  • Sốt, mệt mỏi không rõ lý do.
  • Chảy máu bất thường, tiết dịch khi đi tiêu.
  • Đau bụng dữ dội, chuột rút.
  • Xuất hiện cục u ở gần hậu môn.

Ngoài ra, đối với các bệnh lý và triệu chứng chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên, nếu bạn có biểu hiện giống với một trong số bệnh đó, bạn nên đi khám để được chẩn đoán, điều trị tốt nhất.

☛ Xem chi tiết: Bị bệnh đại tràng nên khám ở bệnh viện nào?

Cách chữa đi cầu đau rát

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp nhất với bạn. Với trường hợp đi cầu đau rát do bệnh lý, mục tiêu điều trị chính là kết hợp giảm nhanh triệu chứng và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp đau rát bình thường không phải do bệnh gây ra, hướng chữa trị là thay đổi lối sống sinh hoạt và áp dụng phương pháp dân gian để giam đau rát.

Điều trị nguyên nhân gây bệnh

chua-di-ngoai-dau-rat

Với mỗi nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bạn:

  • Rò hậu môn: Bôi kem hoặc thuốc mỡ hydrocortison, lidocain để giảm viêm, giảm đau.
  • Bệnh trĩ: Dùng thuốc chống viêm phi steroid để giảm đau, trường hợp nghiêm trọng hơn có thể phải phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.
  • Táo bón: Nếu bạn bị táo bón nặng, bác sĩ có thể kê thuốc nhuận tràng như macrogol, sorbitol, bisacodyl…
  • Tiêu chảy: Một số loại thuốc cầm tiêu chảy như loperamide, diphenoxylate, racecadotril…
  • Viêm đại tràng: Ngoài trị triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, có thể dùng các thuốc chống viêm (mesalamine, olsalazine), thuốc ức chế miễn dịch (azathioprine, methotrexate), thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, bổ sung sắt để hạn chế thiếu máu…
  • Bệnh nhiễm trùng: Dùng thuốc kháng sinh, tiêm penicillin cho bệnh nhân giang mai nặng.
  • Ung thư hậu môn: Thuốc tiêm hoặc thuốc hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư. Phẫu thuật loại bỏ khối u hậu môn hoặc trực tràng, ngăn chặn mô ung thư lan rộng.

Phương pháp giảm đi cầu đau rát đơn giản tại nhà

Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm đau rát khi đi đại tiện bạn có thể tham khảo:

Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh

Mỗi bệnh lý sẽ có một chế độ ăn kiêng phù hợp. Trong đó, chế độ ăn lành mạnh là chế độ ăn đa dạng, cân bằng chất dinh dưỡng. Một số nguyên tắc cơ bản để xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh như sau:

  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Lượng đường ăn vào mỗi ngày chiếm ít hơn 5% tổng năng lượng từ thức ăn.
  • Ít hơn 30% tổng năng lượng ăn vào từ chất béo. Chất béo không bão hòa an toàn, tốt hơn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Bạn nên lựa chọn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như cá, bơ, các loại hạt, đậu nành, dầu ô liu…
  • Ăn ít hơn 5g muối mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm nướng, chiên, đồ ăn nhẹ, thực phẩm đóng gói sẵn.
  • Lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng natri thấp.
  • Uống đủ nước: Khoảng 8 cốc mỗi ngày. Bạn có thể uống nước lọc, nước ép trái cây hoặc hoa quả.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt có một vai trò quan trọng trong giảm đau rát khi đi tiêu, đặc biệt nếu nguyên nhân gây ra là do táo bón, bệnh trĩ hoặc tiêu chảy. Một số thói quen tốt bạn có thể tham khảo và thực hiện:

  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Đi tiêu ngay khi muốn đi.
  • Sử dụng một ghế thấp để kê chân khi đi vệ sinh. Tư thế ngồi đầu gối cao hơn hông sẽ giúp bạn dễ đi tiêu hơn.
  • Quan hệ tình dục an toàn.

tu-the-ngoi-chua-dau-rat

Ngâm hậu môn bằng nước muối ấm

Nước ấm giúp giãn các tĩnh mạch hậu môn, trực tràng, tăng lưu thông máu, có tác dụng làm dịu, giảm đau rát hậu môn. Muối biển (muối hạt to) có thể làm dịu cơn đau liên quan đến viêm.

Chuẩn bị:

  • 1 chậu sạch, có chiều cao hợp lý để có thể ngồi thoải mái.
  • Nước nóng, nước lạnh để pha.
  • Muối biển khoảng 1 thìa nhỏ.

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Đổ nước nóng ra chậu, sau đó thêm nước lạnh, pha đến khi được nước ấm. Bạn cũng có thể đổ nước nóng vừa đủ (ngâm ngập hậu môn), khi nước giảm nhiệt độ ở mức ấm thì có thể dùng.
  • Bước 2: Thêm một thìa nhỏ muối hạt vào chậu, hòa tan.
  • Bước 3: Ngâm hậu môn vào nước muối ấm đã chuẩn bị trong khoảng 20 phút, sau đó lau khô bằng khăn mềm, sạch.

Lưu ý: Bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi ngâm.

Chườm đá lạnh

Một phương pháp khác giúp giảm đau nhanh chóng là sử dụng đá lạnh. Khi chườm khăn đã ngâm qua nước đá lạnh lên vùng hậu môn, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến mạch máu co lại, giảm lưu lượng máu đến khu vực bị thương. Điều này làm chậm tốc độ viêm và giảm sưng tấy, tổn thương mô. Đây cũng là cách gây tê cục bộ giúp giảm đau.

Lưu ý không sử dụng trực tiếp đá lạnh mà nên dùng khăn sạch ngâm trong đá để chườm lên da.

Rau diếp cá

Rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh, tác dụng tán nhiệt tiêu viêm, chữa phế ung, dùng ngoài chữa ung thũng, trĩ, vết lở loét. Trong bệnh trĩ, có thể lấy rau diếp cá với liều 6 – 12g sắc nước uống, đồng thời lấy nước để xông, rửa hậu môn. Bạn cần kiên trì thực hiện mỗi ngày để thấy hiệu quả giảm đau rát do nó mang lại.

Lá trầu không

Trong dân gian, người dân sử dụng lá trầu không giã nhỏ, thêm nước nóng vào để xông hoặc đợi ấm rồi ngâm hậu môn, có tác dụng giảm mẩn ngứa, tiêu viêm loét.

Giải pháp chuyên biệt giảm nhanh đi cầu đau rát

Nếu nguyên nhân gây ra đi cầu đau rát của bạn do bệnh lý viêm đại tràng, một giải pháp chuyên biệt dành cho bạn chính là Tràng Phục Linh PLUS.

san-pham

Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) có chứa các thành phần thảo dược, gồm: Hoàng bá, bạch truật, bạch thược, bạch phục linh, 5-HTP, ImmuneGamma.

Tràng Phục Linh PLUS thích hợp sử dụng cho các đối tượng:

  • Người đi cầu đau rát do viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính.
  • Người bị đau bụng quặn, đi ngoài nhiều lần, phân nát có hoặc không kèm theo máu.
  • Người bị hội chứng ruột kích thích.
  • Người đã sử dụng nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhưng không có biến chuyển.

– Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) gần nhất, xem: TẠI ĐÂY

Đi cầu đau rát gây ra những khó chịu cho bạn và có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác. Nếu tình trạng này kéo dài và xảy ra liên tục, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/why-does-it-hurt-when-i-poop
  • https://www.webmd.com/digestive-disorders/painful-bowel-movements-causes
Cập nhật lúc: 29/02/2024
⭐ Từ 27/07-06/08: Tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh (nhãn xanh), Quý khách sẽ được tặng ngay 1 hộp Bạch Cam Trà hoặc Tô Sơn Trà Tràng Phục LInh. Chương trình áp dụng song song với khuyến mãi Tích 6 điểm tặng 1 thường niên. Chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2

Tràng Phục Linh sản phẩm an toàn hiệu quả cho

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Loading...