Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi ngoài dài ngày, người bệnh lo lắng cơ thể không đủ dinh dưỡng và muốn bổ sung thêm sữa để cung cấp thêm dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không biết khi bị đau bụng đi ngoài có uống sữa được không? Có khiến bệnh thêm trầm trọng hơn không? Để giải đáp thắc mắc, bạn đọc tham khảo nội dung thông tin bài viết dưới đây nhé. Mục lụcLợi ích tuyệt vời của sữa đối với sức khỏeBị đau bụng đi ngoài có nên uống sữa?Đau bụng đi ngoài nên uống sữa gì?Sữa chuaSữa thực vậtĐau bụng đi ngoài cần chú ý gì khi uống sữa?Chế độ ăn uống khi bị đau bụng đi ngoàiĐau bụng đi ngoài nên ăn gì?Đau bụng đi ngoài không nên ăn gì?Phòng ngừa tình trạng đau bụng đi ngoàiTràng Phục Linh Plus – Giảm đau bụng đi ngoài do bệnh đại tràng Lợi ích tuyệt vời của sữa đối với sức khỏe Giảm các bệnh về tim mạch Một trong những tác dụng tuyệt vời của sữa chính là giảm các bệnh về tim mạch. Hàm lượng protein trong sữa giúp giảm huyết áp, tăng cường hoạt động của các mạch máu, hệ tim mạch. Theo khuyến cáo, có thể uống 0,5 lít sữa mỗi ngày giúp giảm từ 15-20 % nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Bổ sung canxi, chắc khỏe xương Sữa là một trong những thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Đây là những thành phần quan trọng giúp hệ xương phát triển, giảm nguy cơ loãng xương, giúp răng chắc hơn. Bên cạnh đó, canxi còn giúp co bóp đẩy máu đi khắp cơ thể, nếu lượng canxi thấp cơ thể sẽ rút canxi từ xương để bổ sung cho máu. Vì vậy, nếu cơ thể được bổ sung đầy đủ canxi hằng ngày thì canxi cho máu có thể được cấp đủ và bảo toàn canxi trong xương. Tăng khả năng hấp thu dưỡng chất Trong sữa có thành phần photpho giúp kích thích các cơ quan trong cơ thể trao đổi chất hoạt động tích cực hơn. Từ đó, cơ thể sẽ được hấp thu hoàn toàn các dưỡng chất từ thức ăn. Vì vậy, sữa được coi là loại thực phẩm có công dụng rất tốt với cơ thể. Phát triển cơ bắp Trong sữa có hàm lượng protein giúp cơ bắp phát triển. Ngoài ra, nó còn chứa hàm lượng axit amin và những chất đặc biệt hỗ trợ cho việc tăng cường cơ bắp, cải thiện và phục hồi các cơ, ngăn ngừa tình trạng nhức mỏi cơ bắp, bổ sung thêm các chất đã bị tiêu hao trong quá trình hoạt động thể chất. Làm đẹp da Trong sữa tươi có chứa nhiều chất chống oxy hóa như: vitamin E, Bbeta-carotene… mang đến nhiều lợi ích cho da, giúp trẻ hóa làn da. Vitamin B trong sữa giúp bảo vệ da khỏi tác động của oxy hóa, giúp da mịn màng, sáng đẹp. Canxi giúp tạo lên lớp da, phục hồi vùng da bị hư tổn. Kẽm giúp kiểm soát dầu nhờn, hạn chế sự xuất hiện của mụn. Giảm căng thẳng Các thành phần vitamin A, vitamin D, canxi, protein, chất chống oxy hóa trong sữa giúp xoa dịu tinh thần, ổn định tâm lý. Có thể coi sữa như liều thuốc an thần, giảm căng thẳng sẽ giúp xoa dịu thần kinh, cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn phục hồi, các cơ được thư giãn và đầu óc minh mẫn, tỉnh táo hơn. Bị đau bụng đi ngoài có nên uống sữa? Đau bụng đi ngoài là tình trạng thường gặp, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột hay mắc một số bệnh lý tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, bệnh đại tràng… Khi đau bụng đi ngoài tức là hệ tiêu hóa đang bị suy yếu, hoạt động bị trục trặc. Nếu người bệnh sử dụng sữa sẽ khiến hệ tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng trong sữa cũng giảm đi đáng kể. Đặc biệt, các loại sữa động vật có chứa nhiều chất béo và lactose – một loại đường khó tiêu gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Khi cơ thể không bài tiết được enzyme lactase, đường lactose trong sữa không được phân giải, hấp thu sẽ di chuyển xuống đại tràng và hệ vi khuẩn tại đây chuyển hóa. Vì vậy, những người mắc hội chứng không dung nạp lactose thường có dấu hiệu đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, đau bụng đi ngoài khi sử dụng sữa động vật. Ngay cả những trường hợp trước đây không bị hội chứng dung nạp Lactose cũng gặp phản ứng này. Sữa được coi là thức uống bổ dưỡng cung cấp nhiều dưỡng chất, canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, khi bị đau bụng đi ngoài, để tránh triệu chứng nặng hơn, bạn nên hạn chế các loại sữa động vật chứa đường lactose. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng sữa từ thực vật hoặc chế phẩm từ sữa như sữa chua. Đau bụng đi ngoài nên uống sữa gì? Sữa có nguồn gốc từ động vật không tốt cho người đang bị đau bụng đi ngoài. Tuy nhiên, thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng sữa có nguồn gốc từ thực vật giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể như sữa chua, sữa đậu nành. Sữa chua Sữa chua được tạo thành bởi các vi khuẩn lên men của sữa. Trong sữa chua có chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột cùng các loại vitamin, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn: Vitamin A, B6, B12, C, D, E, K Hàm lượng protein, canxi, kali, kẽm, sắt cao. Có chứa lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa là Lactobacillus Acidophilus và Bifido Bacterium. Vì vậy, sữa chua giúp tăng cường chức năng cho bộ máy tiêu hóa, ngăn chặn vi khuẩn gây hại và giảm các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, chướng hơi, đi ngoài, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Sữa chua rất tốt cho tiêu hóa.Tuy nhiên, khi bị đau bụng đi ngoài, bạn không nên lạm dụng dùng quá nhiều sữa chua bởi nó có thể khiến cồn cào dạ dày, đầy hơi hoặc triệu chứng đi ngoài thêm trầm trọng. Mỗi ngày nên ăn khoảng 1-2 hộp sữa chua giúp các vi khuẩn có lợi dễ dàng phát huy tác dụng trong đường ruột. Sữa thực vật Sữa thực vật là thức uống bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Đây là loại sữa không chứa lactose, nhiều protein thực vật và phospholipids, vitamin B1, B2, khoáng chất như sắt và đặc biệt là canxi nên có thể bổ sung thay thế sữa động vật trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, thích hợp cho người đang bị đau bụng đi ngoài. Một số loại sữa thực vật: sữa ngô, sữa gạo, sữa hạnh nhân, sữa yến mạch,… có thể thay thế sữa động vật rất tốt cho tiêu hóa. Lưu ý, khi chế biến sữa thực vật, nên hạn chế tối đa chất ngọt để tránh gây chướng bụng khó tiêu. Đau bụng đi ngoài cần chú ý gì khi uống sữa? Các loại sữa từ thực vật rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng đúng cách có thể gây phản tác dụng. Vì vậy, khi sử dụng sữa bạn nên chú ý: Không nên uống quá nhiều sữa một lần, có thể uống 1-2 cốc/ ngày. Với sữa chua, chỉ nên dùng 250ml/ ngày. Hạn chế uống sữa ngọt bởi nó có thể khiến tình trạng đau bụng đi ngoài thêm nặng hơn. Không nên uống sữa lạnh, nên sử dụng sữa ấm tầm 30-35 độ. Tránh uống sữa khi bụng trống rỗng. Chế độ ăn uống khi bị đau bụng đi ngoài Chế độ ăn uống rất quan trọng với người bị đau bụng đi ngoài. Việc sử dụng một số loại thực phẩm giúp cải thiện và phòng ngừa đau bụng đi ngoài tái phát rất hiệu quả. Dưới đây là một số thực phẩm nên hay không nên sử dụng giúp người đau bụng tiêu chảy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Đau bụng đi ngoài nên ăn gì? Người đau bụng đi ngoài nên bổ sung một số loại thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn hăng ngày: Bổ sung đầy đủ nước: Đau bụng đi ngoài kéo dài sẽ khiến cơ thể mất nước. Vì vậy, bạn nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, theo khuyến cáo nên uống từ 1,5 – 2 lít nước/ ngày để bù lại lượng nước đã mất và giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm nước trái cây, rau củ hoặc sử dụng oresol theo hướng dẫn cụ thể để tránh mất nước. Thực phẩm giàu tinh bột: Khi bị đau bụng đi ngoài, bạn nên bổ sung nhóm thực phẩm giàu tinh bột như: gạo, khoai tây, khoai lang, lúa mì, ngũ cốc… giúp cơ thể cung cấp năng lượng, hỗ trợ phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó, đây cũng là nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa, cải thiện ngăn ngừa đi ngoài hiệu quả. Thực phẩm giàu đạm: Một số thực phẩm giàu đạm tốt cho người đau bụng đi ngoài như: thịt gà, thịt bò, trứng… giúp cung cấp protein, ít chất béo, giúp người bệnh dễ tiêu hóa, hỗ trợ phục hồi sức khỏe. Thực phẩm giàu vitamin: Vitamin là nhóm thực phẩm không thể thiếu giúp duy trì sự sống cho cơ thể, đặc biệt quan trọng với người bị đau bụng đi ngoài. Người bệnh đau bụng đi ngoài bị mất cân bằng điện phân trong cơ thể nên bổ sung một số loại trái cây như: ổi, việt quất, táo, chuối… giúp hệ tiêu hóa ổn định, thanh mát cho hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng đi ngoài. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi như: bí xanh, bí đỏ, rau chân vịt, súp lơ xanh… giúp bổ sung chất xơ và cung cấp vitamin, làm lành các tổn thương do viêm nhiễm gây ra. Món ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa: Khi bị đau bụng đi ngoài, người bệnh cần giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa bằng cách ăn những món ăn dễ tiêu như cháo, súp, ăn các món thanh đạm, ít dầu mỡ giúp dễ hấp thu và hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Đau bụng đi ngoài không nên ăn gì? Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, để cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài cũng như không làm các triệu chứng trở nên nặng hơn người bệnh cần hạn chế sử dụng những thực phẩm dưới đây: Các loại thực phẩm nhiều đường có thể gây đầy bụng, khó tiêu và tăng tình trạng đau bụng đi ngoài. Bia rượu và đồ uống có ga ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa khiến người bệnh có cảm giác đau bụng, đầy bụng khó tiêu. Tránh các loại đồ ăn sống, tái như gỏi, nem chua, sushi, rau sống… bởi chúng chứa nhiều tạp khuẩn, vi khuẩn gây hại cho cơ thể gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột khiến tình trạng đau bụng đi ngoài thêm trầm trọng hơn. Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ chúng dễ gây tình trạng khó tiêu, kích thích niêm mạc ruột khiến tình trạng đau bụng đi ngoài càng lâu cải thiện. Tuyệt đối tránh xa bia, rượu, chất kích thích, cafein gây ảnh hưởng không tốt tới niêm mạc đại tràng. ☛ Xem thêm: Tiêu chảy cấp nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi, nhanh lại sức Phòng ngừa tình trạng đau bụng đi ngoài Để hạn chế tình trạng đau bụng đi ngoài, người bệnh nên chú ý một số lời khuyên dưới đây: Nên ăn chín, uống sôi, tránh xa những thực phẩm tái, sống như tiết canh, gỏi, mắm tôm. Không ăn những thực phẩm qua shanj sử dụng, có dấu hiệu nấm, mốc. Tránh ăn các thức ăn nhanh, nhiều chất bảo quản, để lâu trong tủ lạnh. Dụng cụ, đồ dùng chế biến món ăn cần bảo quản và rửa sạch sẽ. Nên vệ sinh cá nhân, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ăn uống điều độ, không nên ăn quá no. Hạn chế ăn các món ăn lạ. Tràng Phục Linh Plus – Giảm đau bụng đi ngoài do bệnh đại tràng NGoài lưu ý chọn lựa sử dụng sữa cũng như chế độ ăn uống để hạn chế tình trạng đau bụng đi ngoài, để kiểm soát các triệu chứng đau bụng đi ngoài do bệnh viêm đại tràng hoặc đại tràng co thắt, bạn có thể bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chuyên biệt cho các bệnh lý này: Tràng Phục Linh PLUS. Sản phẩm chứa các thảo dược như Bạch Thược, Hoàng Bá, Bạch Truật… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma và hoạt chất 5 – HTP. Nhờ vậy, Tràng Phục Linh PLUS đem lại các công dụng: Giảm co thắt đại tràng: Thành phần 5 – HTP có tác dụng giảm co thắt đại tràng, nhờ đó, giảm đau bụng và kiểm soát số lần đi ngoài. Phục hồi niêm mạc đại tràng: Thành phần ImmuneGamma giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột, tăng sức đề kháng và tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Kích thích tiêu hóa: Tràng Phục Linh PLUS giúp kích thích tiêu hóa, điều hòa nhu động đại tràng, khắc phục tình trạng đầy bụng, chướng hơi, đau bụng quặn bên dưới và đi ngoài phân sống. Người bệnh nên chia làm 2 lần uống với số lượng 4 – 6 viên mỗi người. Khi triệu chứng được cải thiện, có thể giảm còn 2 viên/ ngày. Tràng Phục Linh PLUS là một trong những sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín của Hoa Kỳ công nhân về hiệu quả cải thiện viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY Để đặt hàng online, bạn có thể bấm ĐẶT TẠI ĐÂY Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về chứng đau bụng đi ngoài hay những thông tin về sản phẩm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 1506 (trong giờ hành chính) để được tư vấn cụ thể nhé. Chia sẻ15
Viêm đại tràng
Đau bụng đi ngoài có phải Covid? Cách phân biệt?
Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn thất to lớn cho toàn nhân loại và tác đến mỗi người theo những cách khác nhau. Hầu hết những người nhiễm virus đều có triệu chứng trên đường hô hấp như: sốt, cảm cúm, khó thở, ho…Tuy nhiên, có một số người có dấu hiệu đau bụng đi ngoài và không biết có phải do Covid không? Để hiểu rõ hơn, các bạn cùng tìm hiểu thông tin bài viết dưới đây nhé. Mục lụcĐau bụng đi ngoài có phải Covid không?Tại sao Covid lại gây đau bụng đi ngoài?Do nhiễm virus ARS-CoV-2Do sử dụng thuốcDo chế độ ăn uốngMột số bệnh lý khác gây đau bụng đi ngoàiHội chứng ruột kích thíchPolyp đại trực tràngViêm đại tràngRối loạn vi sinh đường ruộtBị Covid gây đau bụng đi ngoài cần khi nào cần đi khám?Khi bị đau bụng đi ngoài cần làm gì?Có chế độ ăn uống khoa học – lành mạnhDùng mẹo dân gianSử dụng thuốcTràng Phục Linh Plus – Giảm đau bụng đi ngoài do bệnh đại tràng Đau bụng đi ngoài có phải Covid không? Hầu hết mọi người đều được cảnh báo về triệu chứng Covid như: sốt cao, ho nhiều, khó thở, cảm cúm…. Tuy nhiên, sau thời kì đầu đại dịch lan rộng, bằng chứng dịch tễ đã chỉ ra, dấu hiệu nhiễm trùng và triệu chứng của Covid không chỉ xuất hiện ở đường hô hấp mà còn xuất hiện ở cơ quan tiêu hóa. Người nhiễm virus có thể có triệu chứng đau bụng, đi ngoài, nôn, kém ăn, chóng mặt …. Theo thống kê của Bộ Y tế, triệu chứng thường gặp của trẻ em mắc Covid: sốt (63%), ho (34%), buồn nôn/nôn (20%), tiêu chảy (20%), khó thở (18%)… Như vậy tỷ lệ trẻ em nhiễm virus ARS-CoV-2 có biểu hiện nôn, tiêu chảy khá nhiều. Đau bụng, tiêu chảy là một trong những triệu chứng khá phổ biến của người bệnh mắc COVID-19. Tuy nhiên, nó cũng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác như: rối loạn tiêu hóa hay một số bệnh lý tiêu hóa (hội chứng ruột kích thích, dị ứng thực phẩm, nhiễm khuẩn…). Vì vậy, khi thấy xuất hiện đau bụng tiêu chảy, người bệnh nên quan sát kĩ triệu chứng và nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và có phương án can thiệp kịp thời. Tại sao Covid lại gây đau bụng đi ngoài? Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh Covid đau bụng đi ngoài, trong đó, có 3 nguyên chính: Do nhiễm virus ARS-CoV-2 Khi nhiễm virus SARS-CoV-2 ngoài các biểu hiện về hô hấp còn có các triệu chứng về bệnh đường tiêu hoá như: nôn ói, tiêu chảy. Nguyên nhân bởi một phần virus hít phải không xâm nhập vào đường hô hấp và đi xuống đường tiêu hóa. Tại đây, chúng kích thích đường tiêu hóa, gây ra các phản xạ tự bảo vệ của hệ tiêu hóa như tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hóa để nhanh chóng tống chúng ra khỏi cơ thể, gây triệu chứng đau bụng đi ngoài, tiêu chảy, nôn ói, rối loạn tiêu hóa. Do sử dụng thuốc Khi thấy có triệu chứng nhiễm Virus Covid, người bệnh thường có tâm lý hoang mang, lo lắng và mua các loại thuốc điều trị triệu chứng như: thuốc kháng sinh, thuốc ho, rồi một loạt vitamin để tăng cường hệ miễn dịch, tăng đề kháng. Vì vậy, có thể chúng gây tác dụng phụ dẫn tới đau bụng, đi ngoài. Để xử lý tình trạng này, người bệnh có thể bổ sung men tiêu hóa, sữa chua để cải thiện tình trạng đi ngoài. Do chế độ ăn uống Tâm lý khi biết mắc Covid 19, người bệnh thường tăng cường bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng giúp nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, nhiều người bổ sung những loại thực phẩm không hợp với cơ thể, có người không hợp sữa cũng cố uống sữa, có người cố nhồi nhét bổ sung nhiều loại vitamin, ăn quá nhiều đồ ăn bổ dưỡng gây đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa gây đau bụng đi ngoài, buồn nôn… Một số bệnh lý khác gây đau bụng đi ngoài Một số trường hợp, đau bụng đi ngoài có thể bắt nguồn từ bệnh lý dưới đây: Hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Bệnh tái đi tái lại nhiều lần nhưng đi khám, làm xét nghiệm không thấy bất kỳ một tổn thương thực thể nào về giải phẩu, tổ chức học cũng như sinh hóa ở ruột. Hội chứng ruột kích thích thường gây một số triệu chứng như: đau bụng đi ngoài, đi ngoài phân không thành khuôn, phân lỏng nát, sệt, có thể có bọt, đi ngoài liên tục, tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ, đi không hết phân. Ăn xong là muốn đi ngoài, đi ngoài xong thấy bụng dễ chịu hơn. Khi thấy xuất hiện triệu chứng hội chứng ruột kích thích, người bệnh cần đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Polyp đại trực tràng Polyp đại trực tràng là tình trạng niêm mạc đại trực tràng có sự tăng sinh bất thường và phát triển quá mức dẫn đến hình các khối u lồi trong lòng ruột già gọi là polyp. Kích thước của các khối polyp có thể khác nhau, u càng lớn càng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Triệu chứng đau bụng đi ngoài có thể là dấu hiệu cảnh báo polyp đại trực tràng. Để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị bệnh đúng hướng, người bệnh nên đi thăm khám và làm các xét nghiệm. Viêm đại tràng Viêm đại tràng là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Tùy theo nguyên nhân mà bệnh có các biểu hiện: đau quặn bụng từng cơn, sốt, đau do co thắt đại tràng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhầy), người bệnh mệt mỏi, sút nhanh cân nhanh… Viêm đại tràng cấp dễ biến chứng thành giãn đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng… Vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu trên, người bệnh nên đi khám để được điều trị sớm, tránh những tổn thương trầm trọng và những biến chứng nguy hiểm, khó điều trị. Rối loạn vi sinh đường ruột Rối loạn vi sinh đường ruột hay còn được gọi rối loạn khuẩn đường ruột. Đây là tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa. Rối loạn vi sinh đường ruột khiến người bệnh đau bụng đi ngoài, phân lỏng, sống phân gây giảm hấp thu, tăng nhu động ruột. Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng đầy bụng, chướng hơi, nôn, buồn nôn. Tỷ lệ lợi khuẩn trong ruột giảm khiến người bệnh dễ mắc những bệnh tiêu hóa như: bệnh tả, lỵ, viêm đại tràng mãn tính… Vì vậy, khi gặp một số triệu chứng trên, để được kết luận chính xác và có phương pháp điều trị đúng hướng, người bệnh nên đi khám trong thời gian sớm nhất. Bị Covid gây đau bụng đi ngoài cần khi nào cần đi khám? Khi đau bụng đi ngoài dài ngày kèm các biểu hiện mất nước, người bệnh đi khám để được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biểu hiện mất nước cần chú ý: Đi ngoài tóe nước liên tục không có dấu hiệu giảm. Đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu. Khát nước nhiều, uống nước nhiều. Mắt trũng, thâm. Đo Sp02 thấy nhịp tim tăng cao. Ở trẻ em, ngoài những biểu hiện trên, khi mất nước còn có triệu chứng: Khóc không có nước mắt. Kích thích, vật vã hoặc li bì. Khát nhiều, háo hức khi uống nước. Thóp trũng. Khó uống nước. Khi bị đau bụng đi ngoài cần làm gì? Để điều trị và ngăn ngừa đau bụng đi ngoài tái phát, người bệnh nên tham khảo một số biện pháp dưới đây: Có chế độ ăn uống khoa học – lành mạnh Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng giúp cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài. Nó vừa giúp người bệnh khôi phục sức khỏe vừa hỗ trợ quá trình điều trị nhanh hiệu quả. Khi bị đau bụng đi ngoài, người bệnh nên chú ý: Nên: Bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày bởi đau bụng đi ngoài dễ khiến người bệnh rơi vào tình trạng mất nước. Có thể bổ sung thêm nước ép rau củ, nước ép trái cây để tăng cường vitamin giúp tăng đề kháng, tăng cường sức khỏe. Bổ sung các các thực phẩm giàu protein như thịt gà trắng, thịt lợn nạc, Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột có thể kể đến như: gạo, khoai tây… giúp giảm nhanh tình trạng tiêu chảy, phục hồi sức khỏe nhanh chóng do hàm lượng chất xơ thấp và dễ tiêu hóa. Ăn thêm sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khắc phục tình trạng khó tiêu bởi trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotics tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Không nên: Ngoài bổ sung thêm những thực phẩm có lợi cho tiêu hóa, khi bị đau bụng đi ngoài, người bệnh cũng cần lưu ý một số món ăn sau: Kiêng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ bởi nó làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa, khiến tình trạng đau bụng đi ngoài thêm trầm trọng hơn. Nói không với những thực phẩm tái sống như: gỏi, tiết canh, mắm tôm, rau sống… chúng có thể đưa thêm các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, sán vào trong cơ thể. Tránh xa những thực phẩm chua, cay, nóng gây kích thích niêm mạc ruột khiến triệu chứng đau bụng đi ngoài nặng hơn. Tránh xa những thực phẩm sinh khí, gây đầy bụng khó tiêu như: bắp cải, súp lơ, đào, mận, hoa quả sấy, đậu, ngô… Loại bỏ ra khỏi thực đơn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, sữa động vật hay những chế phẩm từ sữa động vật bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ đau bụng đi ngoài. Dùng mẹo dân gian Một số bài mẹo dân gian giúp hỗ trợ cải thiện nhanh triệu chứng đau bụng đi ngoài mà người bệnh có thể thực hiện dễ dàng tại nhà như: 1. Dùng gừng tươi và vỏ quất Theo Đông y, gừng có vị cay nóng, tính ấm giúp giảm nhanh đau bụng, cầm tiêu chảy và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh và hỗ trợ tiêu hóa tốt. Theo y học hiện đại, gừng chứa nhiều Gingerols và Shogaols, giúp làm ấm bụng, giảm đau bụng đi ngoài. Sử dụng gừng và vỏ quất còn giúp giảm buồn nôn và kích thích tiêu hóa hiệu quả. Cách dùng gừng và quất như sau: Dùng 20g gừng và vỏ quất đem rửa sạch, gừng đập dập. Cho hỗn hợp vào nồi đun cùng 1 – 2 lít nước. Đun đến khi sôi và hãm thêm 10 – 15 phút. Chắt lấy nước uống trong ngày. Thực hiện liên tục 4 – 5 ngày sẽ thấy triệu chứng giảm rõ rệt. 2. Hồng xiêm xanh Trong quả hồng xiêm xanh có chứa hoạt chất Tanin (hoạt chất có đặc tính làm se) khá cao giúp cầm tiêu chảy hiệu quả. Cách dùng hồng xiêm xanh chữa đau bụng đi ngoài như sau: Quả hồng xiêm xanh rửa sạch, thái thành từng lát mỏng đem phơi khô. Sắc 10 lát hồng xiêm khô (khoảng 15 – 20g) đun cùng 200ml nước. Đun lửa nhỏ liu riu đến khi cạn còn 100ml. Chắt lấy 2 phần nước, uống 2 lần trong ngày, uống sau ăn 15 phút. Thực hiện đều đặn đến khi hết triệu chứng đau bụng đi ngoài. 3. Dùng lá ổi Trong lá ổi có hoạt chất Flavonoi, Triterpene, Tanin giúp kích thích hoạt động cơ trơn ruột, giảm nhu động ruột, kháng khuẩn và giảm đau bụng đi ngoài. Cách dùng lá ổi như sau: Lấy 7 – 9 búp ổi non đem rửa sạch, ngâm qua một lượt nước muối loãng và để ráo nước. Nhai búp ổi cùng vài hạt muối trắng, nuốt cả nước và nhả bã. Mỗi ngày nhai từ 2 – 3 lần cho đến khi khỏi hẳn đau bụng đi ngoài. ☛ Tham khảo: 11 cách chữa đi ngoài nhiều lần trong ngày cực đơn giản Sử dụng thuốc Sau khi thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh cùng các mẹo dân gian trên mà tình trạng đau bụng đi ngoài không thuyên giảm, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhanh chóng. Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê: Smecta, Anti – Diarrheal, Tetracyclin, Ciprofloxacin, Norfloxacin… Sử dụng thuốc Tây giúp cẩm tiêu chảy, giảm đau bụng nhanh chóng nhưng thường tiềm ẩn nững tác dụng phụ như ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… Vì vậy, người bệnh không nên mua sử dụng khi chưa có chỉ định, tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, khi sử dụng nên tuân thủ theo đúng liều lượng, thời gian dùng để mang lại hiệu quả. Tràng Phục Linh Plus – Giảm đau bụng đi ngoài do bệnh đại tràng Trường hợp bị đau bụng đi ngoài do hội chứng ruột kích thích hoặc viêm đại tràng, bạn nên sử dụng Tràng Phục Linh PLUS. Đây là sản phẩm được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi khoa dược lý – Đại học Y Hà Nội, Đại học Nam California, Đại học Y Kreck – trang thông tin Y khoa uy tín của Hoa Kỳ công nhân về hiệu quả cải thiện viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Sản phẩm chứa các thảo dược như Bạch Thược, Hoàng Bá, Bạch Truật… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma và hoạt chất 5 – HTP. Nhờ vậy, Tràng Phục Linh PLUS đem lại các công dụng: Giảm co thắt đại tràng: Thành phần 5 – HTP có tác dụng giảm co thắt đại tràng, nhờ đó, giảm đau bụng và kiểm soát số lần đi ngoài. Phục hồi niêm mạc đại tràng: Thành phần ImmuneGamma giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột, tăng sức đề kháng và tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Kích thích tiêu hóa: Tràng Phục Linh PLUS giúp kích thích tiêu hóa, điều hòa nhu động đại tràng, khắc phục tình trạng đầy bụng, chướng hơi, đau bụng quặn bên dưới và đi ngoài phân sống. Người bệnh nên chia làm 2 lần uống với số lượng 4 – 6 viên mỗi người. Khi triệu chứng được cải thiện, có thể giảm còn 2 viên/ ngày. Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, cũng như triệu chứng về đường ruột, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline miễn cước 1800 1506 (trong giờ hành chính) để được tư vấn thêm. Chia sẻ16
Đau bụng đi ngoài ngất xỉu do đâu? Cách phòng tránh thế nào?
Ngất xỉu là sự mất ý thức đột ngột do lưu lượng máu đến não bị thiếu. Ngoài ra, ngất xỉu còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như: do phản xạ thần kinh tim, thay đổi tư thế đột ngột, có bệnh lý tim mạch (rối loạn nhịp tim, bệnh lý van tim, cơ tim…). Các nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài ngất xỉu là gì? Cần phòng tránh thế nào? Các bạn có thể tìm hiểu qua thông tin bài viết dưới đây. Mục lụcĐau bụng đi ngoài ngất xỉu nguyên nhân do đâu?Nguyên nhân sinh lýNguyên nhân bệnh lýCách xử lý khi bị đi ngoài ngất xỉuBiện pháp phòng ngừa đau bụng đi ngoài ngất xỉuThực hiện chế độ ăn uống lành mạnhThực hiện thói quen sinh hoạt khoa họcThay đổi thói quen đại tiệnĐi khám bác sĩTràng Phục Linh Plus – Giảm đau bụng đi ngoài ngất xỉu do viêm đại tràng Đau bụng đi ngoài ngất xỉu nguyên nhân do đâu? Triệu chứng đau bụng đi ngoài ngất xỉu do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, bệnh được phân thành 2 dạng: Do nguyên nhân sinh lý và do bệnh lý. Cụ thể được phân tích như sau: Nguyên nhân sinh lý Đau bụng đi ngoài trong thời gian dài khiến cơ thể người bệnh suy kiệt, mất nước, chất điện giải dẫn tới tụt huyết áp, ngất xỉu. Ở người khỏe mạnh ít xảy ra tình trạng này. Tuy nhiên, với những người thể trạng yếu, đi ngoài đau bụng kéo dài mà không được bổ sung nước và điện giải kịp thời thì rất dễ ngất xỉu. Bên cạnh đó, đau bụng đi ngoài ngất xỉu là phản xạ tự nhiên của hệ thần kinh thực vật (ngất xỉu mạch phế vị – phản xạ vagal). Khi đau bụng đi ngoài, cơ thể dồn nhiều sức vào cơ bụng để co bóp, đào thải phân ra ngoài, cơ hoành co thắt khiến áp lực thành bụng tăng lên, kích thích cơ thể tăng lên, các mao mạch ở bụng giãn nở. Từ đó, lượng máu bơm lên não giảm gây hiện tượng ngất xỉu. Nguyên nhân bệnh lý 1. Bệnh tim mạch Một số bệnh lý tim mạch có nguy cơ gây ngất xỉu như: suy tim, bệnh về van tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, cấu trúc tim có vấn đề… Những người mắc bệnh lý này không chỉ dễ ngất xỉu khi đau bụng đi ngoài, ngay cả làm những việc nặng nhọc, quá sức cũng rất dễ bị ngất xỉu. Ngoài ra, những người mắc bệnh lý trên còn có một số triệu chứng dễ gặp: Hồi hộp. Tim đập nhanh. Mệt mỏi. Da xanh. Thường xuyên bị khó thở. Đánh trống ngực. Người bệnh có những biểu hiện trên không nên chủ quan, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. 2. Tiêu chảy Tiêu chảy là sự rối loạn về chuyển tải ion trong các tế bào biểu mô của ruột làm tăng sự bài tiết và giảm hấp thu hoặc là cả hai. Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh là đại tiện phân có dạng lỏng hoặc dạng nước. Người bệnh được kết luận đi ngoài tiêu chảy khi đi ngoài phân lỏng từ 3 lần/ ngày trở lên, gây khó chiụ, ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống. Ngoài ra, để xác định đi ngoài, người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng sau: Thay đổi màu sắc, tính chất phân, phân có kèm nhầy, lẫn máu, nhầy… Số lần đi ngoài tăng đột ngột. Thay đổi độ đặc, rắn của phân. Tăng lượng dịch trong phân. Khi bị tiêu chảy, nhu động ruột tăng, lượng nước và điện giải không được hấp thu, hao hụt lượng nước lớn trong cơ thể. Vì vậy, cơ thể thiếu nước nghiêm trọng. Nếu tình trạng này để lâu, không được can thiệp kịp thời, người bệnh dễ bị sốc và ngất xỉu, co giật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. 3. Hạ huyết áp tư thế Hạ huyết áp tư thế hay còn được gọi là hạ huyết áp tư thế đứng. Đây là một dạng của huyết áp thấp xảy ra khi đứng lên nhanh khi đang ngồi hoặc nằm. Hạ huyết áp tư thế đứng có thể khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng và ngất xỉu. Khi bị đau bụng đi ngoài, cơ thể người bệnh mất nước, mệt mỏi dễ hoa mắt, chóng mặt. Khi người bệnh đang ngồi, nằm chuyển sang tư thế đứng đột ngột có thể bị choáng, ngất xỉu. Bên cạnh đó, khi bị đau bụng đi ngoài, chỉ số huyết áp người bệnh cũng giảm đi đáng kể, đây cũng là nguyên nhân khiến người đau bụng đi ngoài dễ tụt huyết áp, chóng mặt, ngất xỉu: Huyết áp giảm đi ít nhất 20mmHg. Huyết áp tâm trương và tâm thu giảm 10mmHg. 4. Viêm đại tràng cấp tính Viêm đại tràng cấp tính là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây ra, chúng làm tổn thương khu trú hoặc phát triển ở niêm mạc đại tràng. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, viêm nhiễm nặng hay nhẹ mà bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng của viêm đại tràng cấp tính dễ nhận biết: Đau bụng: Cơn đau quặn thắt bụng dưới, dọc theo khung đại tràng. Đôi khi đau âm ỉ, khi ăn no, ăn đồ ăn lạ, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh. Khi đi đại tiện, cơn đau có thể giảm. Đi ngoài: Viêm đại tràng cấp gây rối loạn đại tiện, phổ biến nhất là đi ngoài tiêu chảy. Triệu chứng tiêu chảy diễn ra nhiều lần trong ngày, phân nát hoặc toàn nước, có thể lẫn máu khiến người bệnh mất nước. Dù đi ngoài xong, người bệnh vẫn thấy khó chịu. Tiêu chảy thường xảy ra khi người bệnh ăn đồ tái sống, hải sản hay thức ăn lạ. Đi ngoài ra máu: Quan sát phân của người bệnh viêm đại tràng có thể thấy phân có lẫn máu và mủ nhầy. Tùy từng vị trí viêm ở đại tràng mà người bệnh đi ngoài ra máu màu đen hay đỏ sẫm. Ngoài ra, người bệnh còn thấy phân lẫn nhầy, mủ. Đầy bụng, chướng hơi, căng tức bụng. Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh, cơ thể suy nhược. Viêm đại tràng giai đoạn cấp tính đặc trưng bởi các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhầy), người mệt mỏi, gầy sút nhanh. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện triệu chứng đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, có khi gây cứng bụng, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mất nước và điện giải và có thể bị trụy tim mạnh, ngất xỉu đột ngột, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa. Viêm đại tràng cấp tính là bệnh lý nguy hiểm. Nếu bệnh không được phát hiện và can thiệp kịp thời rất dễ tiến triển thành viêm đại tràng mãn tính – bệnh khó điều trị dứt điểm, thậm chí còn có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Giãn, đứt đại tràng. Thủng đại tràng. Chảy máu đại tràng. Nhiễm trùng huyết. Ung thư đại tràng. Viêm đại tràng cấp tính ở mức độ nhẹ vẫn có thể được kiểm soát bằng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt. Điều quan trọng, khi người bệnh thấy có triệu chứng bệnh nên đi khám sớm để được can thiệp tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng, khó điều trị. ☛ Xem đầy đủ: Viêm đại tràng cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 5. Táo bón Táo bón là hiện tượng phổ biến nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, nhiều người không biết, táo bón gây ngất xỉu khi đi ngoài rặn quá mạnh, gây phản xạ vagal. Nguyên nhân là do thần kinh sọ số 10 chi phối cho cả tim và dạ dày – ruột chúng bị kích thích khi rặn mạnh khiến tim đập chậm lại, huyết áp hạ thấp. Phản xạ này quá mạnh có thể gây ngất xỉu. Bên cạnh đó, ngất khi đi đại tiện được gọi là ngất do phản xạ phê vị. Nhất là những người thường xuyên bị táo bón, phải cố gắng rặn khi đi đại tiện. Đây cũng là nguyên nhân gây mất máu mạn tính, dẫn đến thiếu máu, dễ chóng mặt, chóng váng và nặng hơn là ngất. ☛ Tìm hiểu thêm: Táo bón ra máu do đâu? Cách xử trí? 6. Bệnh trĩ Bệnh trĩ là tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng bị căng giãn sưng và phồng quá mức khiến các mô xung quan hậu môn liên tục chịu nhiều áp lực, chèn ép. Các đám rối tĩnh mạch này có cấu tạo chứa nhiều khoảng trống, chứa nhiều máu và dần hình thành các búi trĩ. Khi đi ngoài, lực tác động của phân lên búi trí có thể khiến mạch máu bị vỡ ra gây hiện tượng đi ngoài ra máu kèm phân. Đi ngoài ra máu nếu không được can thiệp, bệnh trĩ tăng lên độ 3, 4 khiến lượng máu mất quá nhiều dễ gây tình trạng thiếu máu. Khi đó, người bệnh dễ choáng váng, chóng mặt, thiếu máu lên não và gây triệu chứng ngất xỉu khi đi ngoài. Tình trạng này gặp nhiều hơn ở người bệnh trĩ độ 3, 4. Người bệnh trĩ nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để được tầm soát, phát hiện bệnh sớm. Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời từ giai đoạn bệnh trĩ nội độ 1, 2 sẽ mang lại hiệu quả cao, tránh những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng sức khỏe. Cách xử lý khi bị đi ngoài ngất xỉu Khi thấy người khác bị ngất xỉu, bạn cần thật bình tĩnh và thực hiện một số bước sơ cứu như sau: Đặt người bệnh nằm ngửa, kê chân cao hơn đầu khoảng 30cm (hơn tầm của tim). Nởi lỏng áo, cổ áo và thắt lưng. Bấm huyệt nhân trung và huyệt dũng tuyền: Huyệt nhân trung nằm dưới gốc mũi, ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung. Huyệt dũng tuyền nằm dưới lòng bàn chân, ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2. Thực hiện bấm nhanh, mạnh, dứt khoát. Kiểm tra nhịp thở, nếu không thở thì cần tiến hành hô hấp nhân tạo cho đến khi người bị ngất bắt đầu thở lại. Bình thường, sau khi làm các bước trên người bị ngất sẽ tỉnh lại. Tuy nhiên, với các trường hợp dưới đây, bạn nên gọi 115 ngay lập tức: Áp dụng các bước trên nhưng người bệnh vẫn không có dấu hiệu tỉnh lại. Ngất xỉu do té ngã bị thương, cần sơ cứu vết thương, cầm máu trong khi đợi xe cứu thương đến. Ngất xỉu kèm co giật, đau đớn. Một số lưu ý khi sơ cứu người bị ngất xỉu: Tránh tụ tập vây quanh người bị ngất gây thiếu oxy cho người bệnh. Không lấy kim châm vào đầu ngón tay, chân tránh gây nhiễm trùng, chảy máu. Không lay gọi người bị ngất tỉnh dậy quá nhanh để giảm nguy cơ ngất xỉu lần nữa, cần đặt họ nằm tư thế thích hợp giúp máu lưu thông lên não. Biện pháp phòng ngừa đau bụng đi ngoài ngất xỉu Để phòng ngừa đau bụng đi ngoài ngất xỉu, người bệnh cần chú ý: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh Một chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất dinh dưỡng là điều cần thiết cho hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt, bạn cần chú ý chế độ dinh dưỡng hằng ngày như: Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày, chỉ sử dụng nguồn nước sạch và uống nước khi đã đun sôi. Ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chế biến các món ăn dưới dạng hấp, luộc, mềm, lỏng dễ tiêu. Hạn chế ăn các món tái, sống, nhiều gia vị chua, cay, dầu mỡ. Hạn chế ăn các đồ ngọt, đồ uống có ga, cà phê, nước đóng chai nhiều chất bảo quản. Hạn chế ăn vỉa hè, không đảm bảo vệ sinh. Tránh bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích. Nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh áp lực lên hệ tiêu hóa. Thực hiện thói quen sinh hoạt khoa học Song song với việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cũng cần duy trì thói quen sinh hoạt khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để phòng ngừa đau bụng đi ngoài ngất xỉu như sau: Cân bằng chế độ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, giảm stress, căng thẳng. Không nên bỏ bữa hay nhịn đói bởi dễ gây tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt ngất xỉu Nên có thói quen vận động thể thao hằng ngày giúp lưu thông máu, tăng sức bền, sức dẻo dai cho cơ thể. Thay đổi thói quen đại tiện Nếu đau bụng đi ngoài không do bệnh lý, bạn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách thay đổi thói quen đại tiện mỗi ngày theo gợi ý dưới đây: Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định giúp làm rỗng ruột và giảm áp lực hệ thống tiêu hóa trước thực phẩm sẽ được tiêu thụ trong ngày. Thay đổi tư thế ngồi đại tiện cho phù hợp bằng cách kê một chiếc ghế nhỏ bên dưới chân giúp trực tràng quay trở lại vị trí thẳng (không bị xoắn), phân di chuyển dễ dàng hơn. Khi đi ngoài bạn cần tránh rặn quá mạnh và đột ngột. Không nên nhịn đi ngoài vì có thể dẫn tới táo bón, tăng áp lực lên đường ruột. Đi khám bác sĩ Như chia sẻ bên trên, đau bụng đi ngoài ngất xỉu có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý. Vì vậy, để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị đúng hướng, hiệu quả, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt, tránh để bệnh nặng, gây biến chứng khó lường. Tràng Phục Linh Plus – Giảm đau bụng đi ngoài ngất xỉu do viêm đại tràng Nếu như bạn thường xuyên gặp triệu chứng đau bụng đi ngoài nhất xỉu do bệnh viêm đại tràng, bạn nên sử dụng sản phẩm dành riêng cho bệnh lý này là Tràng Phục Linh PLUS. Đây được coi là sản phẩm tối ưu nhất giải quyết các vấn đề của bệnh nhân viêm đại tràng, giúp: phục hồi niêm mạc bị tổn thương, bảo vệ hệ vi khuẩn đường ruột, loại bỏ các triệu chứng do bệnh gây ra. Tràng Phục Linh PLUS là thành quả kết hợp giữa các dược liệu thiên nhiên quý như bạch truật, bạch phục linh, hoàng bá, bạch thược… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma. Nhờ vậy, Tràng Phục Linh PLUS đem lại các công dụng: Giảm co thắt đại tràng: Thành phần 5 – HTP có tác dụng giảm co thắt đại tràng, nhờ đó, giảm đau bụng và kiểm soát số lần đi ngoài. Phục hồi niêm mạc đại tràng: Thành phần ImmuneGamma giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột, tăng sức đề kháng và tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Kích thích tiêu hóa: Tràng Phục Linh PLUS giúp kích thích tiêu hóa, điều hòa nhu động đại tràng, khắc phục tình trạng đầy bụng, chướng hơi, đau bụng quặn bên dưới và đi ngoài phân sống. Đặc biệt, Tràng Phục Linh PLUS là một trong những sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín của Hoa Kỳ công nhân về hiệu quả cải thiện viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm hay bệnh lý liên tiêu hóa, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline miễn cước 1800 1506 (trong giờ hành chính) để được tư vấn thêm. Chia sẻ10
Đau bụng đi ngoài uống panadol được không?
Đau bụng đi ngoài là dấu hiệu của bệnh lý đường tiêu hoá nhiều người gặp phải, nó gây ảnh hưởng sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhiều người có thói quen dùng panadol để giảm đau bụng. Tuy nhiên, đau bụng kèm đi ngoài có thể uống được panadol không? Để giải đáp băn khoăn, thông tin dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi của bạn. Mục lụcPanadol là thuốc gì?Bị đau bụng đi ngoài uống panadol được không?Trường hợp đau bụng đi ngoài có thể uống panadolTrường hợp đau bụng đi ngoài không nên uống PanadolNên làm gì khi bị đau bụng đi ngoài?Bổ sung nước và chất điện giảiCó chế độ ăn uống hợp lýÁp dụng mẹo dân gian cải thiện đau bụng đi ngoàiDùng thuốc TâyTràng Phục Linh PLUS – Giảm đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng Panadol là thuốc gì? Panadol là thuốc có chứa Paracetamol, đây là một chất giảm đau, hạ sốt. Panadol là một trong những loại thuốc không kê đơn được biết và sử dụng rộng rãi để giảm đau và hạ sốt. Loại thuốc này thường được sử dụng trong điều trị các triệu chứng như đau đầu, nhức mỏi, cảm cúm, cảm lạnh,… Ngoài ra, một số loại Panadol còn chứa caffeine nhằm hỗ trợ tác dụng giảm đau của paracetamol. Nhìn chung, thuốc panadol khá an toàn và ít khi gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyến cáo không nên lạm dụng thuốc, nên sử dụng đúng liều lượng in trên bao bì. Nếu sử dụng quá liều, chúng có thể dẫn đến những tác dụng phụ hoặc biến chứng. Bị đau bụng đi ngoài uống panadol được không? Chứng đau bụng đi ngoài do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, đau bụng đi ngoài sử dụng panadol được hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Có thể khi bị đau bụng đi ngoài dùng panadol giúp giải quyết nhanh cơn đau khó chịu. Nhưng một số trường hợp đau bụng đi ngoài dùng panadol có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây là những trường hợp bị đau bụng đi ngoài nên và không nên uống panadol: Trường hợp đau bụng đi ngoài có thể uống panadol Hầu hết đau bụng đi ngoài do rối loạn tiêu hóa bắt nguồn từ một số nguyên nhân: Do ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn ôi thiu… Do ăn những thực phẩm không hợp, dị ứng thực phẩm. Do ăn thức ăn có vi khuẩn, vi sinh vật xâm nhập gây kích ứng niêm mạc ruột. Nếu đau bụng đi ngoài do những nguyên nhân trên, người bệnh có thể sử dụng panadol để kiểm soát cơn đau, khó chịu. Tuy nhiên, việc sử dụng panadol chỉ giúp giảm đau tức thời chứ không thể tiêu diệt tận gốc nguyên nhân gây đau bụng và cầm tiêu chảy. Vì vậy, ngoài sử dụng panadol, người bệnh thêm tham khảo tư vấn bác sĩ để sử dụng thêm thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh. Trường hợp đau bụng đi ngoài không nên uống Panadol Đau bụng đi ngoài có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý đường tiêu hóa như: viêm dạ dày ruột, viêm ruột thừa, tắc ruột, ung thư ruột, viêm đại tràng cấp tính… Những trường hợp này, người bệnh không nên sử dụng bất cứ thuốc giảm đau nào. Khi có nghi ngờ mắc một số bệnh trên, người bệnh nên nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Trường hợp đau bụng đi ngoài bắt nguồn từ bệnh lý chỉ có tác dụng giảm đau trong thời gian ngắn. Khi thuốc hết tác dụng, các cơn đau sẽ bùng phát trở lại. Ngoài ra, lạm dụng thuốc panadol chữa đau bụng đi ngoài có thể gây phụ thuộc thuốc, ảnh hưởng đến gan, thận… Đau bụng đi ngoài liên quan đến một số bệnh lý cấp tính như viêm ruột thừa, lồng ruột không nên sử dụng panadol bởi sẽ làm mất cảm giác đau, bác sĩ sẽ không thể chẩn đoán và xác định vị trí tổn thương, gây khó khăn cho việc điều trị. Người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bên cạnh đó, một số trường hợp không nên dùng panadol để giảm đau như: Người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của panadol. Người uống quá nhiều rượu, có tiền sử nghiện rượu. Người mắc bệnh lý gan, thận. Nên làm gì khi bị đau bụng đi ngoài? Bổ sung nước và chất điện giải Đau bụng, tiêu chảy kéo dài dễ khiến người bệnh mất nước, mệt mỏi. Chính vì vậy, người bệnh cần bù nước và chất điện giải theo gợi ý sau: Mất nước mức độ nhẹ: Nếu mất nước ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể bổ sung nước tại nhà bằng cách: uống nhiều nước lọc, uống nước gạo, ăn cháo, canh hoặc uống dung dịch bù nước điện giải oresol theo hướng dẫn. Mất nước mức độ nặng: Nếu người bệnh có dấu hiệu mất nước mức độ nặng thì cần đến bệnh viện để bù nước qua đường tiêm truyền. Có chế độ ăn uống hợp lý Khi bị đau bụng đi ngoài, hệ tiêu hóa của bạn đang gặp trục trặc. Vì vậy, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý giúp đường ruột giảm áp lực, nhanh khỏe lại bằng cách: Ăn những món ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh hầm nhừ… Bổ sung rau củ quả, trái cây tươi. Tránh xa những món ăn tái, sống, nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, các món chế biến sẵn nhiều chất bảo quản. Ăn sữa chua giúp kích thích sản xuất lợi khuẩn trong đường ruột. Sữa chua còn giúp tạo axit lactic trong ruột giúp tiêu diệt hại khuẩn để chứng tiêu chảy nhanh chóng được cải thiện. Khi giảm triệu chứng đau bụng đi ngoài, người bệnh có thể bắt đầu ăn những thực phẩm giàu tinh bột như ngũ cốc, sắn, cơm trắng, khoai tây.. Áp dụng mẹo dân gian cải thiện đau bụng đi ngoài 1. Uống trà hoa cúc Trong hoa cúc có chứa chất tanin giúp cải thiện chứng đi ngoài. Ngoài ra, nó còn có đặc tính chống co thắt nên giảm đau bụng do đi ngoài gây ra. Vì vậy, uống trà hoa cúc là cách chữa đau bụng đi ngoài hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Cách thực hiện: Ngâm 1 thìa (5-6 bông) cúc khô trong cốc nước nóng khoảng 1 phút. Chắt lấy nước uống khi còn ấm. Có thể cho thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất giúp tăng hương vị và tăng tính hiệu quả. 2. Dùng búp hoặc lá ổi non Trong lá ổi có chất tanin không chỉ có tác dụng giảm tiết dịch ruột, giúp niêm mạc ruột săn hơn mà còn giúp kháng khuẩn, giảm đau bụng đi ngoài. Nhờ vậy, lá ổi cải thiện đau bụng đi ngoài. Cách thực hiện: Dùng 1 nắm lá ổi, búp ổi non khoảng 7 – 9 lá rửa sạch, trộn với muối trắng. Nhai trực tiếp, nuốt hết phần nước và nhả bã. Mỗi ngày nhai khoảng 2 – 3 lần cho đến khi hết đau bụng đi ngoài. 3. Lá mơ lông Trong lá mơ lông có chứa protein, caroten, vitamin C, tinh dầu… giúp giảm đau bụng, đầy bụng, đi ngoài, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Cách thực hiện: Chuẩn bị: 30 – 50g lá mơ lông và 2 quả trứng gà. Lá mơ lông đem rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng và để ráo nước. Thái nhỏ lá lơ lông trộn cùng 2 lòng đỏ trứng gà thêm 1 chút muối gia vị. Đem hấp cách thủy hoặc cho vào áp chảo không dầu cho chín thơm lên ăn hằng ngày. 4. Hạt vừng đen Trong hạt vừng đen có chứa nhiều chất xơ, dưỡng chất giúp bôi trơn ruột, làm sạch đường ruột, kích thích hình thành dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn, giảm các triệu chứng đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy. Cách thực hiện: Vừng đen đem rang chín thơm. Dùng 1 muỗng vừng đen khoảng 15g trộn với 1/3 muỗng mật ong. Uống ngày 2 lần cho đến khi hết triệu chứng đau bụng đi ngoài. 5. Quả sung Quả sung chứa nhiều chất xơ hòa tan, prebiotic giúp cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn chặn tế bào ung thư một cách hiệu quả. Vì vậy, dùng quả sung chữa đau bụng đi ngoài được rất nhiều người sử dụng. Cách thực hiện: Chọn quả sung bánh tẻ đem rửa sạch, thái lát mỏng và phơi khô. Tán thành bột mịn, cho vào lọ thủy tinh bảo quản dùng dần. Mỗi lần dùng 8 – 10g bột sung pha với nước lọc, ngày uống 3 lần. Dùng thuốc Tây Bên cạnh việc sử dụng panadol để giảm đau bụng, người bệnh có thể sử dụng thuốc tây để giảm triệu chứng.Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc điều trị phù hợp. Với những trường hợp đau bụng đi ngoài do nguyên nhân ngoài bệnh lý, bác sĩ có thể tư vấn biện pháp khắc phục tại nhà. Việc điều trị y khoa cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây triệu chứng đau bụng, đi ngoài như: Do nhiễm trùng, vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm sẽ dùng kháng sinh để chữa trị. Dùng thuốc dị ứng (khi cần thiết). Do yếu tố tâm lý có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm. Do ký sinh trùng có thể dùng thuốc chống ký sinh trùng. Bác sĩ còn chỉ định bổ sung nước và điện giải nhằm lập lại cân bằng sinh hóa cho hệ đường ruột. Song song với bổ sung nước và điện giải để cân bằng sinh hóa đường ruột, bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc như: Smecta, Anti – Diarrheal, Tetracyclin, Ciprofloxacin, Norfloxacin… Việc sử dụng thuốc Tây điều trị đau bụng đi ngoài có thể gây tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến gan, thận… Vì vậy, người bệnh nên thận trọng, nhất là với người già và trẻ em, chỉ nên sử dụng khi có chỉ định, kê đơn của bác sĩ, tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra. ☛ Tham khảo: Bị tiêu chảy cấp uống thuốc gì để mau khỏi bệnh Tràng Phục Linh PLUS – Giảm đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng Nếu bạn thường xuyên đau bụng đi ngoài do các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bạn nên sử dụng sản phẩm chuyên biệt dành riêng cho các bệnh lý này: Tràng Phục Linh PLUS. Sản phẩm chứa các thành phần thảo dược như Bạch Thược, Hoàng Bá, Bạch Truật… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma và hoạt chất 5 – HTP. Nhờ vậy, Tràng Phục Linh PLUS đem lại các công dụng: Giảm co thắt đại tràng: Thành phần 5 – HTP có tác dụng giảm co thắt đại tràng, nhờ đó, giảm đau bụng và kiểm soát số lần đi ngoài. Phục hồi niêm mạc đại tràng: Thành phần ImmuneGamma giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột, tăng sức đề kháng và tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Kích thích tiêu hóa: Tràng Phục Linh PLUS giúp kích thích tiêu hóa, điều hòa nhu động đại tràng, khắc phục tình trạng đầy bụng, chướng hơi, đau bụng quặn bên dưới và đi ngoài phân sống. Người bệnh nên chia làm 2 lần uống với số lượng 4 – 6 viên mỗi người. Khi triệu chứng được cải thiện, có thể giảm còn 2 viên/ ngày. Đặc biệt, Tràng Phục Linh PLUS là một trong những sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín của Hoa Kỳ công nhân về hiệu quả cải thiện viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về bệnh, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn. Chia sẻ12
Đau bụng đi ngoài có nên uống nước gừng?
Gừng là loại gia vị quen thuộc trong các món ăn hằng ngày. Trong Đông y, gừng còn được coi là vị thuốc điều trị nhiều bệnh nhất là các bệnh về tiêu hóa, tiêu chảy. Nhiều người băn khoăn, đau bụng đi ngoài uống nước gừng có tốt không, cách dùng như thế nào? Các bạn có thể tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây. Mục lụcĐau bụng đi ngoài do đâu?Tác dụng của gừng với chứng đau bụng đi ngoài?Cách trị đau bụng đi ngoài bằng nước gừng1. Trà gừng2. Gừng và nước dừa3. Gừng và mật ong4. Gừng và quế5. Gừng và bạc hàMột số lưu ý khi chữa đau bụng đi ngoài bằng nước gừngTràng Phục Linh Plus hỗ trợ điều trị đau bụng tiêu chảy do bệnh đại tràng Đau bụng đi ngoài do đâu? Thông thường, 1 – 2 ngày chúng ta đi đại tiện một lần, phân thành khuôn, không lỏng nát hoặc hơi cứng. Nhưng khi có biểu hiện đau bụng đi ngoài, số lần đi đại tiện trong ngày tăng lên kèm theo thay đổi tính chất phân, đầy bụng, chướng hơi, buồn nôn… Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, sinh hoạt hằng ngày xáo trộn. Dưới đây là một số bệnh lý gây đau bụng đi ngoài: Rối loạn vi khuẩn đường ruột Nguyên nhân của rối loạn vi khuẩn đường ruột là mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột khiến tăng nhu động ruột, giảm hấp thu gây đau bụng, đi ngoài, đi phân lỏng nát, sống phân. Viêm đại tràng mãn tính Viêm đại tràng mãn tính là bệnh lý tiêu hóa thường gặp. Nó là tình trạng viêm đại tràng kéo dài dai dẳng, khó chữa trị dứt điểm, đây mức độ nghiêm trọng của viêm đại tràng. Người mắc viêm đại tràng mãn tính thường có biểu hiện đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn ở một địa điểm nhất định dọc theo khung đại tràng, đau bụng thường xuất hiện lúc sáng sớm hoặc sau khi ăn đồ sống, lạnh. Bên cạnh đó, người bệnh đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, phân dính máu, nhầy, táo bón xen kẽ tiêu chảy. Bệnh viêm đại tràng mãn tính kéo dài khiến các vết viêm tổn thương ngày càng ăn sâu dẫn tới những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng tới tính mạng như: giãn đại tràng cấp tính, xuất huyết tiêu hóa, thủng đại tràng, ung thư đại tràng,… Vì vậy, khi nghi ngờ bị viêm đại tràng mạn tính, người bệnh nên đi khám để được điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Xem chi tiết: Thế nào là bệnh viêm đại tràng mãn tính? Viêm đại tràng co thắt Viêm đại tràng co thắt hay còn được gọi là hội chứng ruột kích thích, bệnh đại tràng cơ năng. Đây là một rối loạn tiêu hóa phổ biến liên quan đến tình trạng bất thường của co thắt ruột. Viêm đại tràng co thắt được đặc trưng bằng triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa (xen kẽ giữa tiêu chảy và táo bón), có chất nhầy trong hoặc trắng xuất hiện trong phân đi kèm mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng chướng bụng đầy hơi, người mệt mỏi, xanh xao. Bệnh viêm đại tràng co thắt là bệnh mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần. Tuy bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Ngoài một số bệnh lý kể trên, đau bụng đi ngoài còn kèm theo một số triệu chứng: nôn, buồn nôn, đi ngoài ra máu, sốt… Đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý cấp tính như: tiêu chảy cấp, bệnh lỵ, xuất huyết dạ dày, polyp đại tràng, ung thư đại tràng, trĩ,… người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để được khám và có phương pháp điều trị cụ thể. ☛ Xem thêm: Đau bụng đi ngoài nhiều lần là bệnh gì? Triệu chứng đau bụng đi ngoài diễn ra thường xuyên có thể do rất nhiều nguyên nhân. Vì vậy, khi thấy đau bụng đi ngoài dài ngày không đỡ, người bệnh nên đi khám để được xác định nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị cụ thể, tránh những biến chứng khó lường. Tác dụng của gừng với chứng đau bụng đi ngoài? Trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng tốt với các kinh phế, tỳ vị, thận và đại tràng, gừng giúp làm ấm và thông lạc. Vì vậy, gừng thường được sử dụng giúp hỗ trợ làm ấm dạ dày, giảm tình trạng đau bụng, co thắt dạ dày – ruột, nhờ đó tình trạng tiêu chảy sẽ được cải thiện đáng kể. Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, gừng có chứa Gingerol và Shogaol có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Trong gừng có chứa Enzyme có khả năng kích thích, giải phóng dịch vị dạ dày để tiêu hóa thức ăn, giảm tình trạng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, giúp cải thiện vấn đề tiêu chảy một cách triệt để mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra gừng giúp làm giảm nhu động ruột, cho phép chất thải có thể di chuyển trong ống tiêu hóa với tốc độ bình thường giúp cung cấp các enzyme kích thích giải phóng dịch vị dạ dày cần thiết để tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm tình trạng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu. Gừng giúp làm giảm lượng khí sinh ra do sự lên men của các vi khuẩn đường ruột, giải độc và tiêu diệt 1 số vi khuẩn gây tiêu chảy hoặc gây hại cho hệ thống tiêu hóa. Gừng là nguyên liệu tự nhiên rất lành tính giúp cải thiện chứng đau bụng đi ngoài hiệu quả mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, gừng chỉ giúp cải thiện triệu chứng chứ không điều trị nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, nếu tình trạng đau bụng đi ngoài kèm theo những triệu chứng bất thường khác như: ra máu, buồn nôn, đau bụng dữ dội thì bạn nên đi khám bởi nó có thể đó là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng. Cách trị đau bụng đi ngoài bằng nước gừng Dưới đây là một số cách trị đau bụng đi ngoài bằng gừng bạn có thể thực hiện: 1. Trà gừng Gừng có tính cay, nóng vị ấm nên được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa: khó tiêu, đầy hơi, đau bụng đi ngoài. Cách làm trà gừng như sau: Chuẩn bị: 1 – 2 củ gừng tươi. Cách thực hiện: Gừng tươi đem rửa sạch, cạo hết lớp vỏ bên ngoài, thái thành lát mỏng và đập dập. Cho gừng ra cốc và chế nước đun sôi, đậy nắp hãm khoảng 5 – 10 phút. Mỗi ngày nên uống 2 – 3 cốc đến khi hết đau bụng đi ngoài. Uống khi còn ấm, nếu muốn ngon hơn cho thêm 1 – 2 thìa cafe mật ong hoặc chút đường. Nên uống trà gừng đều đặn mỗi ngày không chỉ giúp ấm bụng, giảm đau bụng đi ngoài mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa. 2. Gừng và nước dừa Nước dừa chứa nhiều khoáng chất và vitamin rất tốt cho cơ thể. Với người đi ngoài, uống 2 – 3 cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm đi ngoài, bù lại nước và điện giải đã mất. Dùng hỗn hợp nước dừa và gừng giúp hạn chế tình đau bụng đi ngoài, cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ hồi phục cơ thể sau đợt đi ngoài dài ngày. Cách dùng nước dừa và gừng như sau: Chuẩn bị: 1 quả dừa tươi 1 – 2 củ gừng tươi Cách thực hiện: Bổ quả dừa, lấy nước. Gừng tươi rửa sạch, cạo hết lớp vỏ bao bên ngoài. Gừng thái thành lát mỏng, cho váy ép lấy nước cốt hoặc cho vào máy xay, đổ thêm chút nước xay nhuyễn, lọc lấy nước. Mang nước cốt đem hấp cách thủy. Lấy nước cốt gừng và nước dừa khuấy đều uống. Nên uống hỗn hợp nước gừng và dừa ngày 1 – 2 cốc. 3. Gừng và mật ong Mật ong có tác dụng làm giảm các kích thích ruột, chống viêm và kháng khuẩn do vậy ngăn chặn được các rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Kết hợp gừng mật ong trị đau bụng đi ngoài theo cách sau: Chuẩn bị: 1 – 2 củ gừng tươi, Mật ong nguyên chất. Cách thực hiện: Gừng đem rửa sạch, cạo hết phần vỏ quên ngoài. Cho vào máy ép lấy nước hoặc giã nát, lọc lấy nước. Cho 1 – 2 thìa mật ong vào khuấy đều tạo thành hỗn hợp, uống trực tiếp. Uống đều đặn vừa giúp giảm đau bụng đi ngoài, vừa cải thiện hệ tiêu hóa. Lưu ý: Tránh uống nước ngay sau khi uống hỗn hợp nước gừng mật ong, nên uống cách nhau khoảng 20 – 30 phút. 4. Gừng và quế Theo Đông y, quế có vị cay, tính ấm giúp làm ấm dạ dày, kích thích tiêu hóa và giảm tình trạng đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi khó tiêu. Gừng và quế kết hợp giúp giảm triệu chứng sôi bụng, giảm đau và giảm đi ngoài nhanh chóng. Chuẩn bị: 1 – 2 củ gừng tươi, 1 thìa bột quế hoặc quế miếng. Cách thực hiện: Gừng tươi đem rửa sạch, cạo hết lớp vỏ bao bên ngoài. Thái gừng thành từng lát mỏng, cho vào máy ép để ép lấy nước cốt. Cho 1 thìa bột quế hoặc miếng quế vào nước ép gừng. Hấp cách thủy hỗn hợp trên bếp khoảng 15 – 20 phút, uống trực tiếp. Dùng ngày 2 – 3 lần sẽ cải thiện đau bụng đi ngoài hiệu quả. 5. Gừng và bạc hà Trong gừng có hợp chất Shogaols và Gingerols có thể giúp thư giãn đường ruột. Kết hợp với lá bạc hà giúp giảm triệu chứng đau bụng đồng thời cải thiện tình trạng đi ngoài, đầy hơi, khó tiêu. Chuẩn bị: 2 củ gừng tươi, Vài lá bạc hà. Cách thực hiện: Gừng tươi đem rửa sạch, cạo hết phần vỏ bên ngoài. Thái gừng thành lát mỏng, cho vào máy xay, đổ thêm chút nước, xay nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt. Nước ép gừng tươi, cho vào cốc, đổ thêm 200ml nước đun sôi, thêm lá bạc hà thái nhỏ hãm khoảng 5 – 10 phút. Uống trà gừng bạc hà khi còn nóng. Nên uống 2 lần/ngày, uống vào sáng và tối, hoặc uống khi bụng đau, khó chịu, đi ngoài. Một số lưu ý khi chữa đau bụng đi ngoài bằng nước gừng Để tăng tính hiệu quả của gừng với chứng đau bụng đi ngoài, người bệnh cần chú ý một số điểm dưới đây: Trị đau bụng đi ngoài bằng gừng là phương pháp dân gian, hiệu quả của bài thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Chính vì vậy, bạn cần thực hiện kiên trì đều đặn mới mang lại hiệu quả như mong muốn. Phụ nữ có thai và cho con bú cơ thể nhạy cảm, khác biệt với người bình thường nên trước khi sử dụng gừng trị tiêu chảy nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì gừng có tính nóng nên bạn không nên lạm dụng, không nên sử dụng quá 4g gừng/ ngày vì có thể gây nóng trong, phát ban, mẩn ngứa, ợ nóng, nhiệt miệng, đau bụng,… Theo nghiên cứu, gừng có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu, thuốc điều trị tiểu đường, tim mạch nên những người bị tiểu đường, tim mạch không nên sử dụng. Trẻ dưới 2 tuổi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, trước khi dùng gừng chữa đau bụng đi ngoài nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Khi sử dụng gừng nếu thấy bất kì phản ứng khác thường nào của cơ thể hãy dừng sử dụng và đến gặp bác sĩ. Tràng Phục Linh Plus hỗ trợ điều trị đau bụng tiêu chảy do bệnh đại tràng Bị đau bụng tiêu chảy do mắc viêm đại tràng, đại tràng co thắt, người bệnh nên đi khám để có phương pháp điều trị cụ thể. Song song với việc sử dụng gừng để hỗ trợ điều trị đau bụng đi ngoài, bạn nên dùng Tràng Phục Linh Plus. Đây là sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên giúp ổn định thần kinh đại tràng nhờ 5-HTP trong thành phần giúp giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát….và tăng cường chức năng tiêu hóa, từ đó làm giảm nguy cơ tái phát các triệu chứng của bệnh mà không lo tác dụng phụ. Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp giữa: 4 thành phần thảo dược tự nhiên, 2 thành phần mới là ImmuneGamma và 5-HTP đã được chứng minh hiệu quả, nên an toàn cho người bệnh, không gây ra tác dụng phụ: Cao Bạch Truật ……………..200mg Cao Bạch Phục Linh ………..50mg Cao Bạch Thược …………..50mg Cao Hoàng Bá ………………50mg 5-HTP …………………………3mg ImmuneGamma ……………..100mg Sản phẩm có tác dụng nổi bật: Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe đại tràng. Giảm đau bụng quặn thắt. Khắc phục hiện tượng đầy bụng chướng hơi đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát. Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm dành riêng cho người bệnh đại tràng kích thích, được bào chế dưới dạng viên uống tiện lợi, rất dễ sử dụng, giúp người bệnh điều trị bệnh tốt hơn. Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY. Bài viết trên đã chia sẻ thêm thông tin về gừng chữa đau bụng đi ngoài. Tuy nhiên, nếu đau bụng đi ngoài kéo dài không thuyên giảm hãy tới trung tâm y tế uy tín để được thăm khám cụ thể. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về bệnh, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn. Chia sẻ13
Nội soi đại tràng diễn ra như thế nào?
Nội soi đại tràng là thủ thuật phổ biến giúp phát hiện những bất thường bên trong đại tràng. Đây là phương pháp được đánh giá là an toàn, không gây nguy hiểm và rất hiếm khi xảy ra các biến chứng nếu bạn thực hiện ở cơ sở uy tín. Vậy, để hiểu rõ hơn về nội soi đại tràng được thực hiện ra sao, các bạn tham khảo thông tin chi tiết dưới đây nhé. Mục lụcNội soi đại tràng là gì?Nội soi thường – nội soi không gây mêNội soi gây mêTại sao cần phải nội soi đại tràng?Khi nào cần thực hiện nội soi đại tràng?Quy trình nội soi đại tràng diễn ra như thế nào?1. Trước khi nội soi đại tràng2. Trong khi nội soi3. Sau khi nội soiBiến chứng có thể gặp khi nội soi đại tràngNhững lưu ý sau khi nội soi đại tràng1. Chế độ ăn uống2. Chế độ sinh hoạt, tập luyện Nội soi đại tràng là gì? Nội soi đại tràng là kĩ thuật kiểm tra, thăm khám trực tiếp đại tràng – ruột già bằng cách sử dụng một ống mềm đầu gắn camera luồn vào đại tràng từ hậu môn. Qua hình ảnh từ camera đem lại, bác sĩ sẽ thấy được các bất thường bên trong đại tràng và chẩn đoán, đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Có hai phương pháp nội soi chính: nội soi thường và nội soi gây mê: Nội soi thường – nội soi không gây mê Bác sĩ dùng ống mềm gắn camera từ hậu môn vào đại tràng, di chuyển đến các vị trí trong đại tràng giúp bác sĩ quan sát hình ảnh. Trong quá trình thực hiện nội soi thường, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo. Ưu điểm: Nội soi không gây mê chi phí thực hiện thấp Không lo phản ứng hay dị ứng với thuốc gây mê Người bệnh tỉnh táo khi nội soi. Nhược điểm: Người bệnh có cảm giác khó chịu, đau, tức khi đưa ống nội soi từ hậu môn vào đại tràng Nhiều trường hợp cựa quậy vì khó chịu khi nội soi sẽ gây khó khăn cho bác sĩ hoặc gây cọ xát, tổn thương đại tràng. Nội soi gây mê Về cơ bản, các bước nội soi gây mê giống với nội soi thường. Tuy nhiên, trước khi nội soi, người bệnh sẽ được tiêm thuốc gây mê vào tĩnh mạch nên trong quá trình nội soi người bệnh không thấy đau đớn hay bất cứ khó chịu nào. Trước khi sử dụng phương pháp gây mê, người bệnh cần kiểm tra sức khỏe để đảm bảo an toàn và tiên lượng thời gian nội soi để tính toán liều lượng thuốc gây mê phù hợp nên bệnh nhân có thể tỉnh táo ngay sau khi nội soi. Ưu điểm: Người bệnh được gây mê nên trong quá trình nội soi không có cảm giác khó chịu. Quá trình nội soi diễn ra dễ dàng vì người bệnh không bị kích thích. Có thể thực hiện các kĩ thuật: cắt Polyp đại tràng qua nội soi, chẩn đoán ung thư… mang lại kết quả chính xác. Nhược điểm: Chi phí nội soi gây mê cao hơn so với nội soi không gây mê. Người bệnh có thể dị ứng với thuốc gây mê, sốc phản vệ hoặc xảy ra biến chứng với thuốc gây mê (những trường hợp này khá hiếm). Tại sao cần phải nội soi đại tràng? Nội soi cắt polyp đại tràng Các bệnh lý bên trong ống tiêu hóa khá là khó chẩn đoán. Một số kĩ thuật tiên tiến như: siêu âm, chụp cắt lớp điện toán (CT) hay cộng hưởng từ (MRI) nhưng vẫn không mang giá trị tuyệt đối trong chẩn đoán các bệnh lý về ống tiêu hóa. Nội soi chẩn đoán: Nội soi đại tràng giúp tìm ra nguyên nhân đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài ra máu…. Giúp phát hiện những tổn thương rất nhỏ, những vết loét, khối u bất thường, có thể sinh thiết để tìm tế bào ung thư. Nội soi điều trị: Nội soi đại tràng có thể phát hiện sớm và cắt bỏ những tổn thương tiền ung thư – polyp, cắt bỏ những khối u trong đường ruột Khi nào cần thực hiện nội soi đại tràng? Không phải trường hợp nào gặp vấn đề về đường tiêu hóa cũng cần nội soi đại tràng, một số người nghi ngờ có vấn đề đường tiêu hóa dưới hoặc có một số triệu chứng dưới đây cần chỉ định nội soi đại tràng: Những người có triệu chứng: đau bụng âm ỉ, đau quặn bụng nhất là đau vùng dưới rốn. Người nôn ra máu, tiêu chảy, táo bón kéo dài, đi ngoài ra máu, đi ngoài có chất nhầy, phân đen… Người được chẩn đoán có vấn đề ở đại tràng: viêm loét, polyp hoặc ung thư… Người có tiền sử bệnh lý liên quan đến đại tràng hoặc có người thân trong gia đình mắc ung thư đại tràng cần tầm soát ung thư đại trực tràng Hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở đại trực tràng chẳng hạn như sinh thiết, cắt polyp Nội soi để kiểm tra, theo dõi sau điều trị ung thư hoặc polyp. Quy trình nội soi đại tràng diễn ra như thế nào? Quy trình nội soi đại tràng bao gồm 3 giai bước chính: trước khi nội soi, trong khi nội soi và sau khi nội soi. Cụ thể, các bước diễn ra như sau: 1. Trước khi nội soi đại tràng Đặt lịch và thăm khám: Trước ngày nội soi, bác sĩ sẽ thăm khám và hiện một số xét nghiệm cần thiết, Người bệnh cần trình bày cụ thể về tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đang sử dụng, thông báo với bác sĩ nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai. Nếu người bệnh có bệnh nền nghiêm trọng, đang sử dụng thuốc chống đông máu mà không thông báo cho bác sĩ, khi nội soi có thể xảy ra những biến chứng nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn nên đặt lịch trước khi nội soi để được nhận thuốc và được hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng thuốc làm sạch ruột Chế độ ăn uống trước khi nội soi: Trước 1 – 2 ngày trước khi nội soi, người bệnh nên ăn uống nhẹ nhàng, ăn những thực phẩm ít chất xơ, dễ tiêu hóa như ánh mỳ, cơm, trái cây không hạt, thịt nạc, trứng Tránh uống các loại nước có màu, ăn những loại thực phẩm cứng có vỏ, hạt, các món ăn giàu chất béo. Vào ngày nội soi, trước 2 tiếng nội soi nên nhịn ăn hoàn toàn. Nếu nội soi có gây mê, người bệnh cần nhịn ăn trước 12 tiếng và có người nhà đi cùng để chăm sóc sau khi nội soi xong. Không ăn hay uống bất cứ thứ gì trước khi nội soi 2 tiếng. Trường hợp nội soi đại tràng có gây mê, bệnh nhân cần nhịn ăn 12 giờ trước khi nội soi và cần có người nhà đi theo để chăm sóc sau khi nội soi xong. Làm sạch ruột: Làm sạch ruột được thực hiện vào đêm trước khi nội soi, có thể làm sạch ruột tại nhà hoặc tại bệnh viện. Mỗi cơ sở y tế có thể thực hiện làm sạch ruột theo phương pháp khác nhau theo đường uống xổ hoặc thụt qua đường hậu môn. Bác sĩ sẽ giải thích rõ cho người bệnh một số khó chịu có thể gặp phải trong khi làm sạch ruột như buồn nôn, đầy bụng hoặc đau bụng .. trước khi nội soi. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh ngừng sử dụng một số loại thuốc đang sử dụng (thuốc sắt, thuốc chống đông máu, thuốc trị tiểu đường…) trước và trong ngày nội soi. 2. Trong khi nội soi Khi bắt đầu thực hiện nội soi, người bệnh được hướng dẫn nằm nghiêng bên trái, hai chân co cao lên gần tới bụng. Với nội soi có gây mê, bác sĩ sẽ tiêm vào tĩnh mạch thuốc giảm đau và gây mê để hạn chế sự khó chịu, cựa quậy của người bệnh trong quá trình nội soi. Bác sĩ đưa ống nội soi mềm, đầu gắn camera qua hậu môn và thực hiện bơm hơi vào đại tràng để đại tràng phồng lên, giúp việc quan sát trở nên dễ dàng hơn. Những hình ảnh bên trong đại tràng sẽ được truyền qua bộ xử lý để chuyển thành hình ảnh rõ nét phản ánh trung thực tình trạng bên trong của đại tràng. Từ đó, các bác sĩ sẽ đánh giá chính xác vấn đề bệnh nhân đang gặp phải. Với người bệnh nội soi không gây mê, trong quá trình nội soi có thể thấy khó chịu, đau tức bụng. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo sợ mà cần giữ bình tĩnh, nằm im, hít thở sâu. Cảm giác khó chịu này sẽ biến mất sau khi nội soi kết thúc. Quá trình nội soi diễn ra khoảng 15 – 30 phút tùy thuộc đại tràng khó hay dễ, có thực hiện thủ thuật (sinh thiết, cắt Polyp …) hay không? Trong quá trình nội soi, bệnh nhân thường có cảm giác đau tức bụng, nhất là ở những đoạn đại tràng gập góc. Nhưng cảm giác chướng hơi, đau bụng nhẹ sẽ giảm dần sau vài giờ. Quá trình nội soi đại tràng thường diễn ra trong 30 – 60 phút, tùy theo tình trạng cụ thể của từng người bệnh. Nếu thực hiện thủ thuật sinh thiết hay Polyp thì có thể lâu hơn. 3. Sau khi nội soi Sau khi nội soi xong, người bệnh có thể có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, đau bụng tạm thời bởi đại tràng được bơm hơi trong quá trình thực hiện nội soi. Nếu nội soi kèm cắt polyp hoặc sinh thiết thì có thể thấy dải máu nhỏ trong phân. Những triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất, người bệnh không nên quá lo lắng. Người bệnh sẽ được đưa đi nghỉ ngơi đến khi triệu chứng khó chịu ở bụng thuyên giảm Người bệnh có thể ăn uống bình thường sau khi nội soi. Trường hợp nội soi kèm theo cắt Polyp, bác sĩ sẽ hướng dẫn chế độ ăn cụ thể cho người bệnh. Bác sĩ sẽ đọc kết quả nội soi, thuốc và tái khám nếu có. Nếu nội soi có sinh thiết, người bệnh sẽ hẹn nhận kết quả sau 5 – 7 ngày. Biến chứng có thể gặp khi nội soi đại tràng Nội soi đại tràng là thủ thuật y tế khá an toàn nhưng nó vẫn có thể tiềm ẩn một số nguy cơ: chảy máu, nhiễm trùng và các biến chứng hiếm gặp khác như: 1. Đau bụng, đầy hơi, khó chịu vùng bụng: Đây là một số tác dụng phụ phổ biến của nội soi đại tràng. Nguyên nhân của những triệu chứng này do trong quá trình nội soi, để nhìn rõ niêm mạc ruột bác sĩ sẽ bơm hơi vào đại tràng, thiết bị nội soi di chuyển trong lòng đại tràng sẽ thu về hình ảnh rõ nét hơn. Tất cả những triệu chứng này sẽ biến mất sau 1 – 2 ngày sau khi nội soi. 2. Chảy máu: Trường hợp xảy máu thường xảy ra khi nội soi có sinh thiết hoặc cắt polyp đại trực tràng. Người bệnh có thể thấy máu chảy từ trực tràng hoặc máu lẫn trong phân sau khi nội soi. Triệu chứng này bạn không nên quá lo lắng, nó chỉ kéo dài một vài ngày đầu sau nội soi. Nếu máu chảy không ngừng hoặc chảy nhiều bất thường, người bệnh nên báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra. 3. Phản ứng với thuốc gây mê: Một số người có phản ứng với thuốc gây mê khi thức dậy sau nội soi đại tràng có triệu chứng: run rẩy, rùng mình. Tuy nhiên, hiếm trường hợp xảy ra các tai biến nặng như: trụy tim mạch, suy hô hấp. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, trước khi tiến hành gây mê, bác sĩ sẽ cho bạn làm các xét nghiệm cần thiết. 4. Nhiễm trùng: Một số cơ sở y tế không sử dụng dụng cụ nội soi riêng biệt và tiệt trùng cẩn thận nên có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn: E. coli, Klebsiella, Enterobacter, virus viêm gan B, viêm gan C,… 5. Rách hoặc thủng đại tràng: Rách thủng đại tràng rất hiếm khi xảy ra sau khi nội soi đại tràng, tỉ lệ khoảng 0,14 – 0,2%. Nguyên nhân của hiện tượng này liên quan đến dính sau mổ, viêm loét nặng, hẹp đại tràng hoặc bác sĩ thực hiện nội soi ít kinh nghiệm, tay nghề kém… Các biến chứng sau nội soi đại tràng rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan, sau nội soi cần theo dõi các triệu chứng. Nếu có biểu hiện bất thường: đau bụng dữ dội, sốt, chóng mặt, nôn, chảy máu trực tràng hoặc đi ngoài ra máu nhiều cần báo ngay cho bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người bệnh nên thực hiện nội soi ở những cơ sở y tế uy tín, trang thiết bị hiện đại và được thực hiện bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề cao để tránh những rủi ro đáng tiếc. Những lưu ý sau khi nội soi đại tràng Sau khi nội soi đại tràng, người bệnh nên chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp đại tràng nhanh ổn định bằng một số gợi ý dưới đây: 1. Chế độ ăn uống Thực phẩm nên ăn: Sau nội soi đại tràng, người bệnh nên ăn các món mềm, dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp, canh. Tuy nhiên, nên ăn các món ấm, không nóng quá để tránh gây tổn thương cho đại tràng. Các món ăn không nêm gia vị cay, nóng để đường ruột tiêu hóa dễ dàng hơn. Nên bổ sung rau xanh, trái cây tươi vào thực đơn hằng ngày bởi nó cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe cho đường ruột. Thực phẩm không nên ăn: Sau khi nội soi đại tràng, người bệnh nên tránh ăn các loại thực phẩm sau: Tránh ăn các loại thực phẩm cứng, nhiều chất xơ không hòa tan sẽ khiến khó tiêu hóa Tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay, nóng hoặc quá lạnh Không nên uống bia, rượu, đồ uống có ga, cafe, trà đặc, thuốc lá chất kích thích Không ăn các loại thực phẩm tái, sống, để lâu Hạn chế các loại thực phẩm có lượng đường cao. 2. Chế độ sinh hoạt, tập luyện Sau khi nội soi đại tràng, dù hết đau, mệt mỏi, người bệnh cũng nên nghỉ ngơi giúp cơ quan tiêu hóa ổn định trở lại. Ngoài ra, để đường ruột khỏe mạnh, bạn cũng nên chú ý: Tập thói quen đi đại tiện vào khung giờ nhất định trong ngày Nên ăn chậm, nhai kĩ để giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu Nên giữ tinh thần luôn thoải mái bởi căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến cơ thể sẽ tiết ra các hormon khiến máu và năng lượng chuyển ra khỏi hệ thống tiêu hóa. Stress được cho là có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như loét dạ dày, tiêu chảy, táo bón, và hội chứng ruột kích thích. Vận động thể thao thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để củng cố sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể vận động nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe bằng cách đi dạo nhẹ nhàng sau bữa ăn có thể giúp thực phẩm di chuyển qua hệ thống tiêu hóa một cách dễ dàng. Qua thông tin trên, bạn đã thấy nội soi đại tràng là lựa chọn khá hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đại trực tràng. Ngoài ra, đây còn là cách giúp người bệnh phát hiện sớm những tổn thương bên trong đại tràng và tầm soát ung thư, từ đó có phương pháp phòng ngừa và điều trị từ sớm. Song song với việc đi khám, người bệnh hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ, tăng cường sức khỏe sức hệ tiêu hóa bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn có thể đặt câu hỏi cuối bài viết hoặc gọi trực tiếp đến số 1800.1506 để được các chuyên gia hỗ trợ nhé. Chia sẻ13
Nằm trong khuôn khổ chương trình Tin & Dùng Việt Nam 2019 của Thời báo Kinh tế Việt Nam, sản
Nằm trong khuôn khổ chương trình Tin & Dùng Việt
Bài viết liên quan
- Giadinh.net.vn Cảnh báo: Hay uống rượu bia, căng thẳng kéo dài dễ mắc bệnh Đại tràng co thắt
- Soha.vn: Hiểu đúng về nguyên nhân, triệu chứng hội chứng ruột kích thích để tìm ra cách chữa hiệu quả
- Soha.vn: 4 sai lầm khi điều trị hội chứng ruột kích thích khiến người mắc mãi không khỏi
- Dantri.com.vn: Thực hư công dụng hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích của Tràng Phục Linh PLUS
- Hội chứng ruột kích thích dùng men vi sinh hay bào tử lợi khuẩn liệu có đủ?