Đi cầu ra máu ở nam giới - Nguyên nhân và cách chữa trị

Đi cầu ra máu ở nam giới thường kéo dài trong một thời gian ngắn rồi biến mất. Nhiều anh em cho rằng triệu chứng này bình thường nên không quan tâm đến nguyên nhân gây ra nó. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu bệnh chứng và nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

di-ngoai-ra-mau-o-nam-gioi

Nhận biết màu sắc của phân khi đi ngoài ra máu

Tùy vào thời gian máu chảy vào đường tiêu hóa sớm hay muộn và lượng máu bao nhiêu sẽ quyết định màu sắc của phân:

  • Phân đen: nguyên nhân đi ngoài ra máu thường bắt nguồn từ đường tiêu hóa trên, bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng. Một số bệnh gây ra hiện tượng này gồm viêm loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày.
  • Phân có lẫn máu tươi: nguyên nhân do xuất huyết tiêu hóa dưới, gồm vị trí ruột non, ruột già và hậu môn. Một số bệnh thường gặp như bệnh trĩ, viêm đại tràng, polyp đại tràng.

Nguyên nhân gây đi cầu ra máu ở nam giới

Đi cầu ra máu ở nam giới có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Viêm loét dạ dày – tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là tình trạng tổn thương với các vết loét ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu tiên của ruột non). Theo nghiên cứu, nguy cơ mắc viêm loét dạ dày, tá tràng ở nam giới cao gấp 9,7 lần so với nữ giới.

Nguyên nhân gây bệnh này chủ yếu do nhiễm vi khuẩn H.pylori. Ngoài ra, sử dụng thuốc chống viêm phi steroid NSAIDs dài ngày cũng có thể gây viêm loét dạ dày, tá tràng.

Một số triệu chứng thường gặp như:

  • Đau nhói hoặc đau rát ở vị trí xung quanh rốn hoặc trên rốn. Cơn đau tạm thời biến mất nếu bạn ăn một thứ gì đó hoặc uống thuốc kháng acid.
  • Ợ chua.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Phân sẫm màu hoặc đen do đi cầu ra máu.
  • Giảm cân.

Táo bón

di-cau-ra-mau-do-tao-bon

Mặc dù tỉ lệ phụ nữ bị táo bón cao hơn so với nam giới, nhưng táo bón là tình trạng khá phổ biến mà mọi người đều có thể mắc phải. Người bị táo bón thường đi tiêu ít hơn ba lần một tuần và gặp khó khăn khi đi.

Có nhiều nguyên nhân gây táo bón ở nam giới. Làm việc ở cường độ cao, tập trung và căng thẳng khiến họ thường nhịn đi đại tiện khi có dấu hiệu muốn đi. Ngoài ra, chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ, ngồi nhiều, ít vận động cũng làm tình trạng này nặng thêm.

Một số triệu chứng thường gặp của táo bón như:

  • Phân cứng, vón cục.
  • Muốn đi đại tiện mặc dù vừa đi xong.
  • Đau bụng, chuột rút bụng.
  • Đầy hơi.
  • Phân có thể có máu.

Nếu tình trạng táo bón kéo dài có thể gây bệnh trĩ, nứt hậu môn, tắc ruột do phân ứ đọng nhiều, sa trực tràng.

☛ Tìm hiểu thêm: Táo bón hơn 1 tuần điều trị sao cho nhanh khỏi?

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một tình trạng phổ biến gây ra những khó chịu, ngứa, đau rát và kèm theo chảy máu khi đi đại tiện. Bệnh trĩ nội thường không có triệu chứng rõ ràng so với trĩ ngoại. Với trĩ ngoại, bạn có thể sờ thấy búi trĩ ở bên ngoài giống như một cục cứng nhỏ hơn viên bi, cảm giác đau rát và ngứa hậu môn.

Phụ nữ thường mắc bệnh trĩ khi mang thai do thay đổi nội tiết tố và áp lực do tử cung lớn lên ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh. Trong khi đó, nam giới dễ mắc bệnh trĩ hơn do bê vác nặng hoặc tham gia các hoạt động cần nhiều sức lực.

Ngoài việc mang vác nặng, ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở nam giới. Thói quen ăn nhậu, liên hoan, tiệc tùng với các thực phẩm chế biến cầu kỳ, ít chất xơ khiến anh em dễ bị táo bón. Căng thẳng khi đi tiêu gây giãn tĩnh mạch trực tràng, hậu môn, hình thành các búi trĩ. Như vậy, vòng luẩn quẩn giữa táo bón, bệnh trĩ là nguyên nhân gây đi cầu ra máu ở nam giới.

Tiêu chảy

Tiêu chảy xảy ra khi thức ăn đi qua ruột quá nhanh. Tiêu chảy phân lỏng, có nước kèm theo máu có thể là triệu chứng của các bệnh lý như viêm đại tràng hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. Các triệu chứng phổ biến của tiêu chảy gồm:

  • Đi tiêu nhiều hơn ba lần mỗi ngày.
  • Đau bụng, chuột rút bụng.
  • Mệt mỏi.
  • Chóng mặt do mất nước, chất điện giải.
  • Sốt.

Tiêu chảy thường là cách cơ thể loại bỏ một loại virus có hại. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài, bạn cần bổ sung nước, điện giải hoặc uống thuốc cầm tiêu chảy. Nếu hiện tượng chảy máu nhiều, bạn có thể cần được truyền máu để bù lại lượng đã mất.

Nứt hậu môn

di-cau-ra-mau-o-nam-gioi-nut-hau-mon

Nứt hậu môn là tình trạng xuất hiện các vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn. Nó có thể xảy ra khi bạn bị táo bón do phân cứng và lớn ảnh hưởng đến tĩnh mạch, niêm mạc. Theo thống kê của Medscape, khoảng 25% phụ nữ bị rò hậu môn, trong khi tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới thấp hơn (khoảng 8%). Rò hậu môn gây ra một số triệu chứng như:

  • Đau dữ dội khi đi đại tiên.
  • Đau có thể kéo dài vài giờ sau khi đi tiêu.
  • Phân dính máu.
  • Vết nứt có thể nhìn thấy ở da xung quanh hậu môn.
  • Có khối u nhỏ gần vết nứt hậu môn.
Các vết nứt hậu môn thường tự lành. Bạn cũng có thể sử dụng các loại kem bôi để giảm đau hoặc khó chịu. Ngăn ngừa nứt hậu môn thông qua các biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc táo bón hoặc tiêu chảy.

Bệnh nhiễm trùng

Các bệnh nhiễm trùng như bệnh lậu, giang mai thường lây truyền qua đường tình dục, ảnh hưởng đến niệu đạo, trực tràng và cổ họng của nam giới. Các triệu chứng thường gặp của bệnh này gồm:

  • Đi tiểu đau buốt.
  • Chảy mủ từ đầu dương vật.
  • Đau hoặc sưng một bên tinh hoàn.
  • Đi cầu ra máu.
  • Ngứa hậu môn.
  • Khó rặn.

Polyp đại tràng

Polyp đại tràng là một khối tế bào nhỏ hình thành trên niêm mạc đại tràng. Hầu hết các polyp không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, theo thời gian, một số polyp đại tràng có thể phát triển thành ung thư ruột kết.

Một số người mắc polyp đại tràng gặp phải triệu chứng như sau:

  • Chảy máu trực tràng.
  • Máu xuất hiện trong phân hoặc làm cho phân chuyển màu đen.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần.
  • Đau bụng quặn.
  • Thiếu máu do thiếu sắt.
Một số polyp đại tràng có thể trở thành ung thư. Cắt bỏ polyp sớm giúp giảm nguy cơ gặp biến chứng ác tính.

Xem thêm video về polyp đại tràng:

Viêm đại tràng

di-cau-ra-mau

Viêm đại tràng là một bệnh đường ruột gây kích ứng, viêm hoặc loét niêm mạc ruột già. Tuy chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh này, nhưng các nhà khoa học cho rằng hệ thống miễn dịch có thể mắc lỗi trong quá trình hoạt động.

Triệu chứng phổ biến của viêm đại tràng là tiêu chảy hoặc táo bón, có thể có máu hoặc chất nhầy trong phân. Ngoài ra, một số triệu chứng khác gồm:

  • Đau bụng quặn.
  • Không cảm thấy đói.
  • Giảm cân.
  • Sốt.
  • Mệt mỏi.
  • Mất nước.
  • Đau nhức khớp.
  • Xuất hiện vết loét trên da.
  • Cảm giác chưa hoàn toàn thải hết chất thải trong ruột khi đi đại tiện.

Các triệu chứng thường bùng phát trong thời gian ngắn và biến mất. Nó cũng có thể tái phát sau khoảng vài tuần.

Tình trạng chảy máu kéo dài không được điều trị kịp thời có thể gây thiếu máu. Ngoài ra, viêm loét đại tràng có thể dẫn tới mất nước, rối loạn chất điện giải, viêm gan hoặc ung thư ruột kết.

☛ Xem chi tiết: Hình ảnh viêm đại tràng và phương pháp chẩn đoán

Ung thư trực tràng

Mặc dù nguyên nhân dẫn đến đi cầu ra máu do ung thư trực tràng khá thấp, nhưng bạn không nên chủ quan bỏ qua khả năng này. Ung thư trực tràng là một bệnh ác tính hình thành trong các mô của trực tràng.

Theo thống kê ung thư toàn cầu năm 2012, ung thư đại tràng là loại ung thư phổ biến thứ ba ở nam giới và thứ tư ở nữ giới. Dấu hiệu của ung thư trực tràng bao gồm việc thay đổi thói quen đi tiêu và có máu trong phân.

Người bị ung thư trực tràng có các biểu hiện sau:

  • Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.
  • Phân dẹt hoặc có hình dạng khác bình thường.
  • Đau bụng, đầy hơi, chuột rút bụng.
  • Mất cảm giác thèm ăn.
  • Giảm cân không lý do.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi.
Đối với nam giới, yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư trực tràng bao gồm sử dụng chất kích thích, uống rượu từ 3 ly trở lên mỗi ngày, hút thuốc lá, béo phì, tiền sử bị viêm đại tràng mãn tính.

Chẩn đoán

noi-soi-dai-trang

Nếu tình trạng đi cầu ra máu ở nam giới kéo dài từ một tuần trở lên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán kịp thời. Ngoài những câu hỏi về triệu chứng bạn đang gặp phải, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân chảy máu, bao gồm:

  • Soi thực quản: Thủ thuật đưa một ống nội soi hoặc một ống mềm có gắn camera nhỏ ở đầu, qua miệng, xuống thực quản đến dạ dày và tá tràng. Phương pháp này giúp tìm kiếm nguồn chảy máu cũng như thu thấp các mẫu mô nhỏ để kiểm tra dưới kính hiển vi.
  • Nội soi đại tràng: Tương tự với soi thực quản, một ống soi được đưa qua trực tràng để xem ruột già.
  • Nội soi đường ruột: Mục đích kiểm tra hoạt động của ruột non.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang có thể phản ánh những bất thường trong hệ tiêu hóa của bạn.
  • Chụp mạch máu bằng X-quang hoặc CT: Một loại thuốc nhuộm đặc biệt sẽ được tiêm vào tĩnh mạch để thấy được trên phim chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính. Thủ thuật này giúp phát hiện vị trí chảy máu khi thuốc nhuộm rò rỉ ra khỏi mạch máu.

☛ Tham khảo thêm: Đi cầu ra máu đông là dấu hiệu cảnh báo của bệnh gì?

Phương pháp chữa đi cầu ra máu ở nam giới

Sau khi xác định được nguyên nhân gây đi cầu ra máu, bác sĩ sẽ có liệu trình điều trị phù hợp dành cho bạn. Mục tiêu điều trị nhằm cầm máu nhanh chóng và điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc Tây y điều trị nguyên nhân. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các phương pháp dân gian cùng với thay đổi lối sống, chế độ ăn để ra tăng hiệu quả điều trị.

Điều trị nguyên nhân gây bệnh

Mỗi bệnh cụ thể sẽ có phương pháp điều trị khác nhau như sau:

  • Rò hậu môn: Tùy vào vị trí rò, bác sĩ có thể phải cắt vào các cơ vòng đóng mở hậu môn.
  • Viêm loét dạ dày, tá tràng: Nếu vết loét đang chảy máu, bác sĩ có thể tiêm thuốc, dùng kẹp clip để bịt kín và cầm máu.
  • Bệnh trĩ: Có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ. Nếu bệnh của bạn chỉ gây khó chịu nhẹ, bác sĩ có thể kê các thuốc, kem bôi. Nếu bạn bị trĩ ngoại đã hình thành huyết khối trong búi trĩ, bạn có thể cần cắt bỏ nó. Đối với trĩ nội, bác sĩ có thể dùng phương pháp bấm kim để chặn dòng máu đến mô trĩ.
  • Viêm đại tràng: Điều trị viêm đại tràng thường dùng thuốc, trường hợp nặng hơn có thể cần phẫu thuật.
  • Ung thư trực tràng: Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu, liệu pháp miễn dịch.

Từ đó, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc Tây y cho từng bệnh, có thể gồm các loại thuốc sau:

  • Thuốc nhuận tràng: Sử dụng trong trường hợp bạn bị táo bón kéo dài hơn một tuần không khỏi. Một số loại thuốc có thể kể đến như macrogol, bisacodyl…
  • Thuốc cầm tiêu chảy: Trường hợp bạn bị tiêu chảy, một số loại thuốc thường được chỉ định như loperamide, racecadotril. Ngoài ra, bạn cũng cần bù nước và chất điện giải để phòng ngừa nguy cơ bị đột quỵ.
  • Thuốc kháng sinh: Thường sử dụng cho bệnh nhân bị viêm đại tràng, bệnh nhiễm trùng.
  • Thuốc giảm đau: Nếu bệnh nhân bị đau bụng quặn, cơn đau dữ dội, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau.
  • Thuốc chống viêm: Sử dụng trong bệnh viêm đại tràng, bệnh nhiễm trùng, bệnh trĩ, rò hậu môn…
  • Kem bôi hoặc thuốc mỡ: Dùng bôi lên da ở vùng hậu môn trong nứt hậu môn. Một số loại thuốc thường dùng như hydrocortison, lidocain.

Ngoài sử dụng thuốc Tây y, một giải pháp giúp giảm tình trạng đi cầu ra máu ở nam giới do viêm đại tràng chính là Tràng Phục Linh PLUS.

san-pham

Tràng Phục Linh PLUS được bào chế từ các thảo dược tự nhiên, gồm: Bạch truật, hoàng bá, bạch thược, bạch phục linh, 5-HTP, ImmuneGamma. Không chỉ có tác dụng giảm nhanh tình trạng chảy máu khi đi tiêu, Tràng Phục Linh PLUS còn có tác dụng:

  • Hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng của viêm đại tràng như đau bụng, sôi bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.
  • Giúp tăng cường tiêu hóa.
  • Bảo vệ niêm mạc đại tràng và nâng cao sức khỏe đường ruột.

– Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) gần nhất, xem: TẠI ĐÂY

Sử dụng thảo dược

Trong dân gian có nhiều bài thuốc giúp cầm máu, giảm đau bụng khi đi tiêu. Một số cây thuốc quen thuộc được nhân dân sử dụng như:

  • Lá diếp cá: Theo Đông y, diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng tán nhiệt, tiêu ung thũng, dùng chữa phế ung, trĩ, vết lở loét. Lá diếp cá dùng trong trường hợp đi cầu ra máu do bệnh trĩ gây ra.
  • Ngải cứu: Ngải cứu có vị cay, dùng làm thuốc ôn khí huyết, cầm máu, giúp tăng cường tiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, người mệt mỏi do mất máu, đi đứng yếu mệt.
  • Rau sam: Rau sam có vị chua, tính hàn, được dùng làm thuốc chữa lỵ trực tràng, đái ra máu hoặc đi tiêu ra máu. Tuy nhiên, người đang bị tiêu chảy không nên dùng.
  • Cỏ nhọ nồi: Cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tính lương, có tác dụng cầm máu trong đi cầu ra máu, chữa can thận âm kém, bệnh lỵ.
  • Lá mơ: Lá mơ có tác dụng trị lỵ trực tràng, tăng cường sức khỏe đường ruột và chữa đi cầu ra máu. Bạn có thể ăn sống lá mơ hoặc kết hợp với trứng đem rán, ăn mỗi ngày đến khi bệnh thuyên giảm.

Thay đổi chế độ ăn và lối sống

di-cau-dau-rat-an-gi

Một chế độ ăn lành mạnh và lối sống khoa học sẽ giúp bạn đẩy lùi tình trạng đi cầu ra máu. Nguyên tắc cơ bản khi lên thực đơn mỗi ngày gồm:

  • Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, chất xơ có trong các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Giảm các thực phẩm đóng gói sẵn có chứa đường như nước ngọt, bánh kẹo…
  • Ăn ít hơn 5g muối mỗi ngày.
  • Lựa chọn thực phẩm có chứa chất béo “tốt” như cá, bơ, đậu nành…
  • Uống đủ nước. Bạn có thể uống nước lọc, nước ép trái cây, rau củ.
  • Kiểm tra nhãn thực phẩm trước khi mua, lựa chọn thực phẩm có chứa hàm lượng natri thấp.
  • Hạn chế thức ăn nhanh, đồ chiên dầu mỡ.
  • Không hút thuốc lá.
  • Hạn chế uống rượu bia.
  • Hạn chế tiệc tùng, liên hoan.

Không những thế, bạn nên hình thành các thói quen sinh hoạt lành mạnh như:

  • Tập thể dục thường xuyên: Không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, tập thể dục giúp đường ruột của bạn hoạt động trơn tru, nhu động ruột đẩy chất thải ra ngoài bình thường.
  • Đi tiêu ngay khi muốn đi: Nam giới, đặc biệt những người làm công việc văn phòng phải ngồi nhiều, kèm theo áp lực công việc nên thường trì hoãn đi đại tiện.
  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Đi cầu ra máu ở nam giới có nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân không nghiêm trọng như bệnh trĩ, táo bón, nhưng cũng có những nguyên nhân bạn cần quan tâm như ung thư trực tràng, viêm đại tràng. Kiểm tra sức khỏe sẽ giúp bạn đẩy lui nhanh chóng tình trạng này.

Bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.webmd.com/digestive-disorders/blood-in-stool
  • https://www.healthline.com/health/why-does-it-hurt-when-i-poop
Cập nhật lúc: 29/02/2024
⭐ Từ 27/07-06/08: Tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh (nhãn xanh), Quý khách sẽ được tặng ngay 1 hộp Bạch Cam Trà hoặc Tô Sơn Trà Tràng Phục LInh. Chương trình áp dụng song song với khuyến mãi Tích 6 điểm tặng 1 thường niên. Chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2

Tràng Phục Linh sản phẩm an toàn hiệu quả cho

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Loading...