Viêm manh tràng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Viêm manh tràng là bệnh lý viêm nhiễm ở đường ruột. Bệnh không hiếm gặp nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư đại tràng, thủng ruột, tắc ruột. Vậy, để hiểu hơn viêm manh tràng là gì, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin.
Mục lục
Chức năng của manh tràng?
Đại tràng được cấu tạo từ các phần: Manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống và đại tràng sigma. Trong đó, manh tràng là đoạn đầu của đại tràng, nối liền với hồi tràng của ruột non. Manh tràng cao khoảng 6cm, rộng khoảng 7,5cm, nằm ở hố chậu phải, nửa ngoài bên trên dây chằng bẹn.
Vị trí của manh tràng:
Manh tràng nằm vị trí hố chậu phải. Quan sát kĩ sẽ thấy manh tràng có hình tam giác đi kèm cùng các dây chằng bẹn. Phần đầu của manh tràng là một đoạn ruột dài khoảng 10cm được gọi là ruột thừa. Bên trong ruột thừa chứa những tế bào lymphoB và lymphoT giúp tiêu diệt những tế bào có hại đối với cơ thể đặc biệt là vi khuẩn shigella, một trong các tác nhân gây hại viêm đường ruột.
Chức năng của manh tràng:
- Ngăn các chất trong ruột trào ngược vào phần ruột non và ngược lại.
- Hấp thu nước và lưu trữ thức ăn, đào thải các chất có hại từ gan.
- Trong manh tràng, các vi sinh vật có thể biến đổi các chất trong ruột thành những chất dinh dưỡng như vitamin B, vitamin K,…
Đọc thêm:
Bệnh viêm manh tràng là gì?
Viêm manh tràng là tình trạng có những tổn thương, vết viêm trên niêm mạc manh tràng. Viêm có thể xuất hiện ở dạng viêm trợt, xung huyết phù nề hoặc cũng có thể ăn sâu vào các lớp của niêm mạc tạo thành những ổ viêm loét lớn. Viêm manh tràng gây viêm màng ở đường tiêu hóa dẫn tới tình trạng đau bụng, tiêu chảy và suy dinh dưỡng trầm trọng.
Nguyên nhân gây viêm manh tràng
Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm manh tràng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân dưới đây:
- Do chế độ ăn uống không khoa học, lành mạnh.
- Các vi khuẩn tồn tại trong ruột non, ruột già như Escherichia coli, Enterobacter aerogenes, Bacteroides fragilis…
- Viêm manh tràng có tính di truyền từ cha mẹ, nếu trong gia đình có người mắc viêm manh tràng thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn người bình thường khác.
- Những người đã mổ ruột thừa có nguy cơ mắc viêm manh tràng cao hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm manh tràng
Bệnh viêm manh tràng được chia thành 2 giai đoạn: Viêm manh tràng cấp tính và viêm manh tràng mãn tính.
Viêm manh tràng cấp tính
Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh có triệu chứng khá rõ rệt, những biểu hiện của giai đoạn này tương tự như bệnh đau ruột thừa cấp:
- Sốt cao lên tới 39-40 độ.
- Đau bụng vùng hố chậu phải.
- Có cảm giác buồn nôn, khó chịu trong người.
- Sau mỗi bữa ăn, cơn đau bụng tăng lên. Sau khi đi vệ sinh, cảm giác đau bụng có thể giảm xuống.
- Đi ngoài phân lỏng, rắn, nát không thành khuôn, có thể lẫn máu trong phân.
- Ăn uống khó tiêu, thường chướng bụng, đầy hơi, ấn vào bụng có cảm giác đau.
- Ăn uống không ngon miệng, chán ăn.
- Đêm ngủ dễ đổ mồ hôi trộm.
Đau hố chậu phải
Viêm manh tràng mãn tính
Khi viêm manh tràng đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, triệu chứng rõ rệt và cường độ đau nhiều hơn. Một số triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm khi bạn sử dụng thuốc giảm đau kèm chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Tuy nhiên, chỉ sau 1 thời gian ngắn, bệnh dễ tái phát trở lại.
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm manh tràng
Các triệu chứng của viêm manh tràng rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý tiêu hóa như viêm ruột thừa, u đại tràng phải, u manh tràng … Người bệnh cần đến bác sĩ kiểm tra để được đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh chính xác. Chẩn đoán bệnh viêm manh tràng, bác sĩ sẽ dùng một số phương pháp như:
1.Phương pháp nội soi:
Bác sĩ sử dụng một ống nhỏ có gắn thiết bị camera và đèn được đưa qua hậu môn vào đại tràng và đến manh tràng. Qua hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ phát hiện các vị trí tổn thương, vết viêm loét nếu có tại manh tràng, từ đó chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Lưu ý: Thực hiện nội soi cần bác sĩ có kinh nghiệm, tay nghề cao bởi manh tràng đang bị viêm sẽ rất mỏng, khi nội soi dễ gây tai biến thủng manh tràng.
2.Chụp X-quang:
Trước khi chụp người bệnh nên nhịn ăn khoảng 8 tiếng và thụt tháo, làm sạch ruột. Sau đó, bác sĩ sẽ bơm từ từ chất quang tan trong nước vào đường hậu môn rồi tiến hành chụp X-quang.
Kỹ thuật này khá tốn thời gian để chuẩn bị, sổ ruột cũng có thể gây nguy cơ tai biến khi bệnh nhân rặn quá mức, thuốc xổ cũng dễ gây thủng ruột. Vì vậy, phương pháp này ngày nay ít được sử dụng.
3.Siêu âm ổ bụng:
Siêu âm là phương pháp chẩn đoán viêm manh tràng đơn giản nhưng cần bác sĩ thực hiện có tay nghề cao. Bởi người bệnh viêm manh tràng thường có nhiều hơi ứ đọng trong khung đại tràng, bụng chướng nên khó khăn để siêu âm chính xác. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đánh giá bệnh qua bờm mỡ của manh tràng bởi ở người mắc viêm manh tràng thường có bờm mỡ xung quanh phù nề, sưng viêm.
4.Chụp CLVT và MRI ổ bụng:
Đây là chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ, 2 phương pháp này khá nhẹ nhàng với người bệnh nhưng đòi hỏi máy móc kĩ thuật cao để chụp khảo sát rõ phần manh tràng. Qua phim chụp, bác sĩ có thể đánh giá được độ giãn, loét thậm chí vị trí thủng của manh tràng nếu có.
Để thực hiện kĩ thuật này, người bệnh phải trả chi phí khá cao, đôi khi có thể bị dị ứng với chất phản quang khi chụp CLVT ( chụp cắt lớp vi tính) hoặc dị ứng thuốc đối quang từ khi chụp MRI ( cộng hưởng từ).
5.Tìm máu ẩn hoặc ký sinh trùng trong phân:
Thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ yêu cầu lấy mẫu phân người bệnh mang đi xét nghiệm. Tùy loại máu trong phân hay hem (nhân hem của tế bào máu) sẽ được kiểm tra và đánh giá xem đoạn ruột nào có khả năng mắc bệnh. Bên cạnh đó, các loại ký sinh trùng tìm thấy trong phân cũng là dấu hiệu gợi ý bệnh lý đi kèm.
Bệnh viêm manh tràng nguy hiểm không?
Viêm manh tràng giống với các căn bệnh về đường tiêu hóa khác. Triệu chứng của bệnh là đau vùng bụng dẫn tới chán ăn, mệt mỏi, giảm cân, mất ngủ… Bệnh để lâu không có biện pháp điều trị phù hợp có thể dẫn tới giảm trí nhớ, trầm cảm, thiếu máu. Ngoài ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:
Tắc ruột
Bệnh viêm manh tràng có thể gây ra những vết viêm loét, nếu không được điều trị kịp thời, các ổ viêm lây lan nhanh, vết loét sâu hơn. Để lâu khiến các vết loét này có thể gây xơ cứng bề mặt ruột gây ra tắc nghẽn khiến người bệnh có những biểu hiện như đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng và đôi khi là buồn nôn, nôn,…
Thủng ruột
Khi các vết viêm loét quá sâu ăn vào bên trong ruột dẫn tới thủng ruột khiến vi khuẩn gây hại tấn công ruột và gây viêm nhiễm sang một số bộ phận khác. Thủng ruột kèm theo chảy máu nặng có thể gây mất máu nguy hiểm đến tính mạng.
Ung thư đại tràng
Theo các bác sĩ chuyên khoa: Sau khoảng 8-10 năm mắc viêm manh tràng mà không được điều trị sẽ có nguy cơ chuyển sang ung thư. Để lâu viêm loét ngày càng nghiêm trọng có thể dẫn tới việc tăng sinh, loạn sản các tế bào. Ở giai đoạn sớm, ung thư có thể chữa khỏi với tỉ lệ khá cao lên tới 90%. Tuy nhiên, nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao.
Phương pháp điều trị viêm manh tràng
Bệnh viêm manh tràng là bệnh nguy hiểm và cần được điều trị ngay lập tức. Tuy nhiên, cho đến nay bác sĩ vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm, chỉ có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn bằng một số cách sau:
Sử dụng thuốc điều trị
Để kiểm soát triệu chứng bệnh viêm manh tràng, bác sĩ thường kê đơn thuốc bao gồm kháng sinh, giảm đau hoặc kháng viêm,… cho bệnh nhân. Dưới đây là một số loại thuốc đặc trị viêm manh tràng:
Thuốc cầm tiêu chảy:
- Diphenoxylate
- Loperamid
- Cholestyramin.
Tác dụng của những loại thuốc này là giảm nhanh tiêu chảy, giảm nguy cơ mất nước do tiêu chảy. Song song với sử dụng các loại thuốc này người bệnh bổ sung thêm Oresol nếu tiêu chảy gây rối loạn điện giải.
Thuốc kháng sinh:
- Ciprofloxacin
- Metronidazol,…
Nhóm thuốc kháng sinh này giúp điều trị viêm manh tràng do vi khuẩn gây ra, đồng thời ngăn ngừa các nhiễm trùng liên quan.
Thuốc chống viêm:
Các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Corticosteroid giúp giảm viêm ở niêm mạc dạ dày hiệu quả nhưng dễ gây tác dụng phụ. Chính vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn để hạn chế các tác dụng phụ nguy hiểm. Ngoài ra, khi dùng thuốc thấy xuất hiện bất cứ dấu hiệu gì nên gặp bác sĩ để nghe tư vấn để được điều chỉnh loại thuốc phù hợp.
Điều trị ngoại khoa
Phương pháp phẫu thuật được chỉ định với các trường hợp bệnh viêm manh tràng gây biến chứng như thủng ruột, chảy máu không cầm được, có lỗ rò giữa ruột, nhiễm khuẩn…
Một số tiêu chí đề xuất cho điều trị ngoại khoa:
- Xuất huyết tiêu hóa kéo dài dù đã điều chỉnh được rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu trung tính.
- Xuất hiện dấu hiệu thủng ruột khi thấy không khí tự do trong khoang phúc mạc.
- Bệnh nhân ngày càng suy yếu về mặt lâm sàng.
- Có chỉ định phẫu thuật khác đi kèm như viêm ruột thừa.
Ngoài ra, khi bệnh viêm manh tràng không thể đáp ứng điều trị bằng thuốc hoặc có những biến chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định áp dụng phương pháp phẫu thuật.
☛ Tham khảo thêm: Danh sách 8 bác sĩ chữa bệnh đại tràng giỏi
Chế độ ăn uống
Bệnh viêm manh tràng cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng phát sinh. Ngoài ra, bạn cũng nên dự phòng bệnh tái phát bằng chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học hợp lý.
Bệnh viêm manh tràng nên ăn gì?
- Bổ sung sữa chua hằng ngày giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng miễn dịch đường ruột.
- Bổ sung các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, sữa không chứa lactose….
- Khi bị tiêu chảy bổ sung thêm các thực phẩm có chứa cellulose hòa tan như rau củ quả xanh, khoai lang, đậu đen,…
- Thức ăn nên chế biến dưới dạng luộc, hấp giúp tiêu hóa dễ hơn.
- Chia nhỏ các bữa ăn để giảm áp lực tiêu hóa lên manh tràng đang bị tổn thương.
☛ Đọc thêm: Nguyên tắc ăn uống đúng cách cho người mắc viêm manh tràng
Bệnh viêm manh tràng nên kiêng gì?
- Hạn chế những loại thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán.
- Hạn chế hải sản và các loại đồ biển bởi chúng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao dễ gây khó tiêu.
- Tránh các loại thực phẩm kích thích như rượu bia, cà phê,thuốc lá, đồ ăn cay nóng, đồ ăn tanh,…
- Kiêng những đồ ăn sống như gỏi cá, tiết canh, nem chua, rau sống…
- Hạn chế uống nước ngọt có gas dễ khiến bụng chướng, đầy hơi khó chịu.
- Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều chất xơ không tan như măng, ngô,… bởi đây là chất xơ không hòa tan có thể gây tình trạng viêm loét nặng hơn
Ngoài những phương pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa hay chế độ ăn uống, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm được nhiều người tin cậy có chứa hoạt chất ImmuneGamma giúp:
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Tràng Phục Linh PLUS được bào chế từ bạch phục linh, bạch truật, hoàng bá, bạch thược dành cho các đối tượng:
- Người có các biểu hiện như đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp.
- Người mắc các bệnh hội chứng ruột kích thích, đại tràng co thắt, viêm đại tràng cấp và mãn tính.
- Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần.
- Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện.
Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) xem TẠI ĐÂY
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm manh tràng. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người thân một cách tốt nhất.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất