Viêm đại tràng xuất huyết nguy hiểm thế nào?
Viêm đại tràng xuất huyết là bệnh lý về đường tiêu hóa có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm như thủng đại tràng, phình đại tràng nhiễm độc, thậm chí tử vong. Việc chẩn đoán kịp thời sẽ đem lại hiệu quả tích cực. Hãy cùng Tràng Phục Linh tìm hiểu dấu hiệu phát hiện bệnh viêm đại tràng xuất huyết và các cách điều trị nhé.
Mục lục
- Viêm đại tràng xuất huyết là gì?
- Nguyên nhân của viêm đại tràng xuất huyết
- Triệu chứng của viêm đại tràng chảy máu
- Biến chứng của xuất huyết đại tràng
- Chẩn đoán viêm đại tràng xuất huyết như thế nào?
- Điều trị viêm đại tràng chảy máu
- Chế độ ăn, lối sống cho người viêm đại tràng xuất huyết
- Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp chuyên biệt cho người viêm đại tràng
Viêm đại tràng xuất huyết là gì?
Đại tràng (hay còn gọi là ruột già) là một phần quan trọng của hệ thống đường tiêu hóa, bao gồm 6 phần: manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma và trực tràng. Nó bắt đầu từ phần cuối của ruột non (nơi này là manh tràng) và kết thúc ở trực tràng.
Cơ quan này hoạt động cả ngày lẫn đêm, giúp hấp thu các chất dinh dưỡng còn sót lại trong quá trình tiêu hóa. Đồng thời, nó đảm nhiệm việc xử lý các chất cặn bã trước khi đào thải chúng ra bên ngoài cơ thể. Cũng chính vì vậy, bộ phận này rất dễ tiếp xúc với các yếu tố có khả năng gây bệnh.
Đại tràng bị bệnh sẽ kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Phổ biến nhất là viêm đại tràng xuất huyết, bao gồm 2 bệnh chính: viêm loét đại tràng chảy máu và bệnh Crohn.
Nguyên nhân của viêm đại tràng xuất huyết
Hiện nay chưa có khẳng định rõ ràng về nguyên nhân gây ra viêm đại tràng xuất huyết. Các chuyên gia cho rằng nó có thể liên quan đến quá trình đáp ứng miễn dịch và coi nó là bệnh tự miễn đường tiêu hóa. Lúc đầu bệnh chỉ khu trú tại trực tràng, sau đó tiến triển, lan rộng dẫn đến tổn thương toàn bộ đại tràng, thậm chí sang cả đoạn cuối của ruột non.
Ngoài nguyên nhân trên, còn một nguyên nhân hiếm gặp khác. Vào năm 1982, ở Mỹ có 2 đợt bùng phát một bệnh tiêu hóa bất thường được gọi là viêm đại tràng xuất huyết. Theo nghiên cứu cho thấy, viêm đại tràng chảy máu này có liên quan đến một loại vi khuẩn hiếm gặp Escherichia coli O157: H7 (1). Khi vi khuẩn nhiễm vào ruột già, tạo ra một loại độc tố gây viêm và tiêu chảy ra máu cùng các biến chứng nghiêm trọng khác.
Chủng E. coli (viết tắt của Escherichia coli) gây bệnh chảy máu đại tràng rất hiếm gặp. Vi khuẩn này xuất hiện tự nhiên trong ruột gia súc khỏe mạnh khoảng 1%. Các đợt bùng phát bệnh xuất huyết đại tràng có thể do ăn thịt bò chưa nấu chín hoặc uống sữa, nước trái cây chưa tiệt trùng.
Viêm đại tràng xuất huyết có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên phổ biến nhất là trẻ em và người cao tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở cả nam và nữ là như nhau.
Để hiểu rõ hơn về viêm đại tràng xuất huyết, đặc biệt là bệnh viêm loét đại tràng chảy máu, mời bạn tham khảo thêm video dưới đây:
Triệu chứng của viêm đại tràng chảy máu
Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng có thể khác nhau. Dấu hiệu phổ biến là đau bụng, dẫn đến tiêu chảy nhiều lần trong ngày, trong đó phân toàn chất nhầy hoặc có nhiều máu. Người bệnh còn cảm thấy mót rặn khi đại tiện.
Viêm đại tràng chảy máu được chia thành 3 thể:
Thể nhẹ
Chiếm trên 60% trường hợp viêm đại tràng xuất huyết. Trong giai đoạn nhẹ, dường như không có thay đổi về thể trạng, triệu chứng chảy máu đại tràng kéo dài dưới 4 ngày với biểu hiện tiêu chảy có máu hoặc chất nhầy.
Thể nhẹ không làm giảm protein và thiếu máu. Lúc này, bệnh chỉ khu trú ở đại tràng sigma và trực tràng, hiếm khi ảnh hưởng tới phần đại tràng phía trên.
Triệu chứng ngoài ruột rất hiếm gặp ở thể nhẹ.
Thể trung bình
Chiếm khoảng 25% số trường hợp. Ở thể này, xuất hiện các cơn đau quặn bụng, sau đó đại tiện ra máu. Số lần đại tiện dưới 6 lần/ngày, có thể bắt gặp cả vào ban đêm. Triệu chứng kèm cả sốt, protein máu giảm khiến bệnh nhân mệt mỏi.
Thể nặng
Chiếm tỉ lệ phần trăm nhỏ trong bệnh viêm đại tràng xuất huyết. Mỗi ngày, người bệnh đi tiêu ít nhất 6 lần, thường vào ban đêm. Triệu chứng kèm theo đau rát, bụng chướng, mót rặn, buốt hậu môn. Nặng hơn có thể gặp huyết áp tăng, nhịp tim nhanh, sốt cao. Nếu không được điều trị kịp thời gây chảy máu ồ ạt hoặc giãn đại tràng nhiễm độc.
Ngoài ra, một số triệu chứng có thể gặp phải như sốt, thiếu máu gây hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt khi đứng lên và ngồi xuống. Biểu hiện của tình trạng mất nước như người hốc hác, khát nước, môi khô, sốc (mạch nhanh, đau bụng dữ dội, tụt huyết áp).
Một số khác dấu hiệu ngoài đường tiêu hóa được báo cáo, bao gồm bệnh ngoài da, đau vùng thắt lưng, sưng đau các khớp gối, đau và viêm khớp cùng chậu.
Nhiễm chủng E. coli hiếm gặp cũng có thể phát triển thành giai đoạn nặng. Độc tố của nó gây tổn thương niêm mạc đại tràng. Nếu chất độc xâm nhập vào máu có thể ảnh hưởng tới cơ quan khác.
Triệu chứng của nhiễm khuẩn này là đau bụng dữ dội, kèm tiêu chảy ra nước và ra máu trong 24 giờ. Khoảng 5 – 10% phát triển thành biến chứng nặng, được gọi là hội chứng tán huyết – ure huyết. Biểu hiện của bệnh là giảm số lượng tế bào hồng cầu (khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi…), giảm số lượng tiểu cầu, suy thận đột ngột. Hội chứng này thường phát triển vào tuần thứ 2 của bệnh. Tuy nhiên, ngay cả khi không có biến chứng này, viêm đại tràng xuất huyết có thể gây tử vong ở người cao tuổi.
Biến chứng của xuất huyết đại tràng
Viêm đại chảy máu nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng khác nhau từ nhẹ đến nặng.
Biến chứng nhẹ
Biến chứng nhẹ của ruột là giả polyp, chiếm 20% trường hợp. Hoặc với tỉ lệ ít gặp hơn là rò, áp xe hoặc nứt hậu môn.
Biến chứng nặng
Một số biến chứng thường thấy như cơ thể thiếu máu, sức lực suy kiệt, sốc do nhiễm độc có thể xảy ra. Trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến thủng đại tràng.
Biến chứng nặng của ruột là chảy máu ồ ạt, phình đại tràng nhiễm độc, hẹp đại tràng, ung thư đại tràng.
Trong đó, bệnh phình đại tràng với đặc tính đại tràng giãn to cùng với nhiễm độc hiếm xảy ra nhưng rất nguy hiểm. Triệu chứng bao gồm đau bụng, bụng trướng, số lần đi ngoài giảm. Thường gặp trong giai đoạn đầu của bệnh viêm toàn bộ đại tràng.
Một số biến chứng khác
Ngoài ra, bệnh còn gây nên viêm xơ đường mật tiên phát, viêm quanh mật quản, viêm bể thận và sỏi. Trong đợt cấp nghiêm trọng của viêm loét trực tràng chảy máu lan rộng còn dẫn đến chứng đông máu rải rác nội mạch.
Một số biến chứng khác ngoài đường tiêu hóa như viêm khớp, hồng ban nút.
Chẩn đoán viêm đại tràng xuất huyết như thế nào?
Việc xác định viêm đại tràng có thể dựa vào thăm hỏi các triệu chứng lâm sàng kết hợp nội soi đại trực tràng, sinh thiết. Còn có thể làm thêm một số xét nghiệm khác để củng cố chẩn đoán bệnh như:
Xét nghiệm phân
Xét nghiệm phân có thể tìm thấy máu, bạch cầu trong phân. Với trường hợp nghi ngờ viêm đại tràng xuất huyết khi một người bị tiêu chảy ra máu, tiến hành xét nghiệm phân có thể tìm chủng E. coli hoặc chất độc do chúng tạo ra.
Xét nghiệm máu
Khi tiến hành xét nghiệm máu sẽ thấy các dấu hiệu của viêm: tăng bạch cầu, thiếu máu hồng cầu to (bệnh crohn), thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ (ở viêm loét đại tràng), tăng tốc độ lắng máu…
Sinh hóa
Các vết loét có thể làm giảm albumin qua đường tiêu hóa. Đồng thời làm giảm kali, magie do rối loạn điện giải.
Ngoài ra, cần chụp X-quang khung đại tràng, sinh thiết niêm mạc đại tràng, nội soi khung đại tràng nếu cần thiết.
☛ Đọc thêm: Bị bệnh đại tràng nên khám ở bệnh viện nào?
Điều trị viêm đại tràng chảy máu
Nguyên tắc điều trị
Có 3 giai đoạn trong điều trị viêm đại tràng chảy máu, bao gồm:
- Điều trị tấn công.
- Điều trị biến chứng.
- Điều trị duy trì.
Khi nhập viện, bác sĩ sẽ chỉ định 1 loại thuốc khởi đầu cho đợt điều trị tấn công. Sau 10-15 ngày, dựa trên lâm sàng và sức khỏe của người bệnh, bác sĩ tiến hành đánh giá kết quả. Khi bệnh không giảm mà vẫn tiến triển, bệnh nhân cần kết hợp thêm thuốc.
Trong trường hợp xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như giãn đại tràng nhiễm độc, xuất huyết tiêu hóa, thủng hoặc hẹp đại tràng, cần tiến hành giải quyết ngay.
Sau 3 – 4 tuần điều trị ở phác đồ tấn công, tình trạng đi ngoài đã được cải thiện, tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần tiếp tục điều trị duy trì. Nếu ngừng sử dụng thuốc trong thời gian dài mà tái phát bệnh thì phải điều trị lại như lúc khởi đầu của giai đoạn tấn công.
Viêm đại tràng chảy máu rất dễ tái phát, do đó cần tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ.
Phụ thuộc vào mức độ chảy máu và vị trí bệnh như trực tràng, đại tràng trái hay toàn bộ đại tràng mà quyết định điều trị nội khoa và/hoặc ngoại khoa nếu cần thiết.
Điều trị bằng thuốc
Tùy theo từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cụ thể. Các thuốc thường được sử dụng như:
- Thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandin (chất trung gian hóa học gây phản ứng viêm) thuộc nhóm Aminosalicylat như sulfasalazine.
- Thuốc chống viêm coritcoid: prednison, methyprednison, budesonid…
- Thuốc kháng khuẩn: metroniadazol, ciprofloxacin.
- Thuốc ức chế miễn dịch azathioprin, cyclosporin.
- Anti TNF như infiximab.
Việc dùng thuốc cần kết hợp với thăm khám thường xuyên để ngăn ngừa những cơn bùng phát bệnh.
Điều trị bằng phẫu thuật
Biện pháp giúp điều trị hoàn toàn viêm loét đại tràng xuất huyết khi có biến chứng hoặc ở giai đoạn nặng là can thiệp ngoại khoa. Chỉ áp dụng với trường hợp nguy hiểm tới tính mạng như:
- Thủng đại tràng.
- Phình đại tràng nhiễm độc.
- Xuất huyết đại tràng ồ ạt.
- Niêm mạc ruột phát triển bất thường gây dị sản ở mức độ nặng.
- Ung thư do mắc bệnh lâu năm.
Bệnh nhân tiến hành phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở truyền thống để cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần đại tràng bị tổn thương.
☛ Đọc thêm: [Tổng hợp] các cách chữa đi ngoài ra máu – bạn nên biết
Chế độ ăn, lối sống cho người viêm đại tràng xuất huyết
Để bệnh không tái diễn lại nhiều lần, cần kết hợp chế độ ăn và lối sống khoa học, lành mạnh. Ngoài ra, những cách này còn giúp ngăn ngừa bệnh ở những người không có tiền sử bệnh viêm đại tràng chảy máu.
Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh
Có thể sử dụng một số nguyên tắc sau cho người bệnh viêm đại tràng xuất huyết:
- Ăn chín, uống sôi. Đặc biệt với thịt bò cần được nấu chín đến nhiệt độ ít nhất là 70 độ C hoặc đến khi nước trong thịt chảy ra.
- Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, thay vì 3 bữa chính.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn để hạn chế nhiễm bệnh.
- Không uống nhiều rượu bia, đồ cay nóng để bảo vệ niêm mạc đại tràng.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe và tăng khả năng chống lại bệnh tật.
Thực phẩm cho người viêm đại tràng chảy máu
Khi cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng có thể khiến bệnh càng thêm nặng. Do đó, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể. Một số loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn ở người viêm đại tràng chảy máu:
- Nên ăn những thực phẩm giàu chất sắt như rau dền, rau bina…
- Bổ sung thêm omega 3 từ cá để chống lại tình trạng viêm.
- Hạn chế rau sống.
- Với những tổn thương đại trực tràng trái hoặc toàn bộ đại tràng cần tránh bổ sung quá nhiều chất xơ, thực phẩm nhiều bã như cần tây, ngô…
- Tránh những thức ăn quá nhiều dầu mỡ hoặc được chế biến bằng cách nướng, rán.
- Uống sữa và các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng.
Trong sinh hoạt thường ngày, bệnh nhân viêm đại tràng chảy máu cần tránh căng thẳng quá mức, nên thiết lập chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, để cải thiện triệu chứng của bệnh viêm đại tràng xuất huyết cũng có thể sử dụng một số loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, chúng chỉ nên sử dụng trong giai đoạn đầu của bệnh hoặc khi bệnh ở mức độ nhẹ. Trong giai đoạn nặng, có nhiều biến chứng, nó không có tác dụng hiệu quả.
Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp chuyên biệt cho người viêm đại tràng
Tràng Phục Linh PLUS được sử dụng trong các trường hợp liên quan đến viêm đại tràng, trong đó có viêm đại tràng xuất huyết. Sản phẩm giúp cải thiện các triệu chứng tiêu chảy, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, rối loạn tiêu hóa…
Với sự kết hợp công nghệ hiện đại của Mỹ và y học cổ truyền an toàn cho người dùng, hỗ trợ điều trị cả viêm đại tràng cấp và mạn tính.
Hoạt chất Immune Gamma giúp:
- Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus.
- Sản xuất các tế bào miễn dịch, từ đó tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
- Làm thức ăn cho các loại lợi khuẩn trong đường ruột.
- Bảo vệ niêm mạc, làm lành các tổn thương, ngăn chặn vết loét gây xuất huyết đại tràng.
Kết hợp với hợp chất 5-HTP, giảm các triệu chứng viêm đại tràng nhanh chóng như tiêu chảy, đi ngoài phân sống, phân nát, đau bụng…
Các thảo dược tự nhiên như Bạch truật, Bạch thược, Bạch phục linh và Hoàng bá giúp tăng thêm hiệu quả trong chữa bệnh đường tiêu hóa.
- Để tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm hoặc mua hàng online, xem: TẠI ĐÂY
- Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS, xem: TẠI ĐÂY
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm đại tràng xuất huyết, mong rằng có thể giúp bạn hiểu hơn về bệnh này. Cùng với đó, để bệnh được cải thiện, ngoài việc sử dụng đơn thuốc theo bác sĩ chỉ định nên thực hiện các biện pháp khác như chế độ ăn khoa học, xây dựng lối sống lành mạnh, bổ sung nhiều thực phẩm tăng cường sức khỏe. Chúc bạn thành công trong việc điều trị bệnh viêm đại tràng.
Nguồn tham khảo
- (1) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/6338386/
- https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc- gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/nhan-biet-va-ieu-tri-viem-loet-ai-truc-trang-chay-mau
- https://www.merckmanuals.com/home/digestive-disorders/gastroenteritis/hemorrhagic-colitis
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất