Viêm đại tràng - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện mà còn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đên các biến chứng nguy hiểm. Liệu bạn đã hiểu đúng và đủ về căn bệnh này hay chưa? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để củng cố thêm kiến thức của mình nhé!
Mục lục
Viêm đại tràng là bệnh gì?
Đại tràng (hay còn gọi là ruột già) là phần ruột gần cuối trong hệ thống tiêu hóa, có cấu trúc hình ống nằm trong khoang bụng và gắn liền với hậu môn. Đây là một bộ phận rất quan trọng, giúp cơ thể hấp thụ nước, khoáng chất và loại bỏ chất thải.
Do ruột già là nơi chứa cặn bã và đào thải phân nên rất thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và gây viêm. Viêm đại tràng là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau. Ở mức độ nhẹ, niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu. Ở mức độ nặng, xuất hiện các vết loét, sung huyết và xuất huyết, thậm chí có thể có những ổ áp-xe nhỏ.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Hình ảnh đại tràng bị viêm
Dấu hiệu mắc bệnh
Dựa trên thời gian khởi phát và triệu chứng, có thể phân loại viêm đại tràng thành hai dạng là cấp tính và mãn tính. Nếu viêm đại tràng cấp tính không được điều trị sớm và triệt để, lớp niêm mạc ruột già ngày càng tổn thương, lâu dần có thể dẫn tới viêm đại tràng mãn tính.
Viêm đại tràng cấp tính
Đặc trưng của viêm đại tràng cấp tính là thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng dễ nhận biết như:
- Tiêu chảy đột ngột: Bệnh nhân có thể bị đi ngoài liên tục, phân lỏng kèm chất nhầy, đôi khi lẫn cả máu.
- Đau bụng từng cơn: Những cơn đau bụng ngắt quãng và dữ dội khiến cho người bệnh rất mệt mỏi. Đau tập trung vùng dưới rốn và có thể giảm khi đi ngoài.
- Chướng bụng: Không chỉ đau bụng, người bệnh còn có cảm giác bụng chướng to, căng tức và khó chịu.
- Các triệu chứng khác: Ngoài những dấu hiệu bệnh điển hình kể trên thì còn có nhiều biểu hiện kèm theo khác như sốt, buồn nôn, mất nước, sụt cân, chán ăn, mệt mỏi…
☛ Xem thêm: Viêm đại tràng cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Viêm đại tràng mãn tính
Trong khi đó, viêm đại tràng mãn tính thường tiến triển chậm nhưng kéo dài dai dẳng với các triệu chứng như sau:
- Đau bụng kéo dài: Người bệnh thường bị đau dọc theo khung đại tràng, vị trí nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu. Đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ.
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Đi đại tiện nhiều lần trong ngày, luôn có cảm giác mót rặn, khi đi xong thấy bớt đau bụng hơn. Một số người có thể bị tình trạng táo bón xen kẽ với tiêu chảy.
- Phân bất thường: Phân ít thành khuôn, bề mặt phân không mịn, phân lúc lỏng lúc táo, phân sống. Nếu bị viêm nặng, phân sẽ có lẫn máu hoặc dịch nhầy.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược: Vì bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng nên tình trạng suy nhược, mệt mỏi cơ thể biểu hiện rõ ràng. Dấu hiệu thường thấy là chán ăn, ngủ kém, toàn thân mệt mỏi, hay cáu gắt, lo lắng,…
Xem thêm về dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng:
Nguyên nhân gây bệnh
Theo nguyên nhân, có thể phân loại viêm đại tràng thành các dạng như sau:
- Bệnh viêm ruột (gồm viêm loét đại tràng và bệnh Crohn): đây được coi là các bệnh tự miễn, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công vào lớp niêm mạc ruột gây viêm.
- Viêm đại tràng do nhiễm khuẩn: do không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, người bệnh bị nhiễm các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Phần lớn dẫn tới trường hợp viêm đại tràng cấp tính.
- Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ: đây là bệnh lý viêm nhiễm của đoạn ruột già do không được cung cấp đủ máu gây thiếu oxy tại mô, gây ra bởi các cục máu đông hoặc xơ vữa mạch máu. Khi đó, nhiều biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra, nguy hiểm nhất là hoại tử đại tràng cần cắt bỏ.
- Viêm đại tràng vi thể: đây là tình trạng viêm đại tràng mạn tính được đặc trưng bởi biểu hiện lâm sàng là tiêu chảy mạn tính nhưng bệnh nhân có hình ảnh nội soi đại tràng bình thường và chỉ chẩn đoán được dựa trên mô bệnh học.
- Viêm đại tràng dị ứng: xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, thường do phản ứng dị ứng với sữa.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Theo một số nghiên cứu, nguy cơ mắc viêm đại tràng tăng cao ở một số đối tượng có các yếu tố sau:
- Tuổi tác: thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi.
- Người đã từng hút thuốc trước đây và đã bỏ thuốc có nguy cơ mắc bệnh viêm ruột, đặc biệt là bệnh Crohn.
- Chế độ ăn nhiều protein động vật, nhiều thức ăn chế biến sẵn làm gia tăng tỉ lệ mắc.
- Yếu tố di truyền: người có người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh đại tràng thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Viêm đại tràng có nguy hiểm không?
Ngoài việc gây phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh, viêm đại tràng còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm:
- Suy dinh dưỡng: do quá trình viêm mạn tính lâu ngày nên bệnh nhân dễ bị chán ăn, kém hấp thu và có thể mất albumin qua đường tiêu hóa.
- Chảy máu ồ ạt: do niêm mạc đại tràng yếu nên rất dễ xuất huyết, đặc biệt khi gặp các tác nhân kích thích như rượu bia hay dùng kháng sinh quá mức.
- Phình giãn đại tràng: viêm đại tràng mãn tính làm chức năng tiêu hóa của đại tràng suy giảm, không chỉ một vài tổn thương mà toàn bộ cấu trúc bị giãn, dẫn đến nguy cơ loét và thủng ruột nguy hiểm. Biến chứng giãn đại tràng cấp tính có thể khiến bệnh nhân bị đau bụng dữ dội, hôn mê, không được cấp cứu kịp thời thì tỉ lệ tử vong rất lớn.
- Thủng đại tràng: biến chứng xảy ra do các vết loét ăn sâu vào thành đại tràng. Đây là trường hợp cần phẫu thuật ngay, nếu để lâu có thể nguy hiểm tới tính mạng.
- Ung thư: theo thống kê năm 2015, khoảng 20% người mắc viêm đại tràng mạn tính có thể biến chứng thành ung thư. Nguy cơ ung thư tích lũy theo thời gian và có thể bắt đầu xuất hiện khi viêm đại tràng kéo dài dai dẳng từ 7-10 năm. Khi niêm mạc ruột già bị viêm loét kéo dài và tái phát liên tục, các tế bào biểu mô niêm mạc sẽ có nguy cơ bị loạn sản và chuyển thành ác tính, gây ra ung thư đại tràng.
Các phương pháp chẩn đoán
Bên cạnh kết quả thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm hoặc thủ thuật cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân và tình trạng bệnh:
- Nội soi đại trực tràng: Đây là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hóa. Phương pháp sử dụng ống nội soi mềm có gắn camera giúp quan sát bên trong lòng ruột cho phép phát hiện ra các tổn thương của đại tràng, từ đó bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
- Xét nghiệm máu: Đánh giá tình trạng mất máu và tình trạng nhiễm trùng do viêm đại tràng.
- Xét nghiệm phân: Mục đích là để tìm máu ẩn trong phân hoặc cấy phân tìm tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT-scan xương chậu và bụng theo chỉ định nếu nghi ngờ biến chứng viêm loét đại tràng.
☛ Xem chi tiết: Bị bệnh đại tràng nên khám ở bệnh viện nào?
Phương pháp điều trị viêm đại tràng
Nguyên tắc điều trị
- Điều trị càng sớm càng tốt.
- Xác định nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn phác đồ phù hợp.
- Duy trì chế độ ăn uống, lịch trình làm việc và sinh hoạt hợp lý.
- Mục tiêu điều trị là giảm triệu chứng bệnh, nâng cao chất lượng sống, hạn chế tình trạng nhập viện hay phẫu thuật.
- Các liệu pháp điều trị viêm đại tràng bao gồm điều trị bằng thuốc, phẫu thuật và các liệu pháp hỗ trợ khác.
Điều trị bằng thuốc
Trong điều trị, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc nhằm loại trừ nguyên nhân gây bệnh hoặc giảm triệu chứng do viêm đại tràng gây ra.
Thuốc kháng viêm
- Aminosalicylat (ví dụ: sulfasalazine và mesalamine) rất hiệu quả trong điều trị viêm loét đại tràng nhờ tác dụng kháng viêm tại chỗ.
- Corticoid (ví dụ: prednisone và methylprednisolone) được dùng cho các đợt bùng phát cấp tính, nhưng không thích hợp sử dụng lâu dài.
Thuốc trị tiêu chảy: khắc phục triệu chứng tiêu chảy thường gặp ở bệnh nhân viêm đại tràng. Thuốc thường được sử dụng là loperamid.
Thuốc trị táo bón: Ở một số người bệnh, táo bón cũng gây ra rất nhiều phiền toái. Các thuốc được bác sĩ khuyên dùng để giảm triệu chứng này là sorbitol, lactulose…
Thuốc kháng sinh: được sử dụng phổ biến với tác dụng điều trị viêm nhiễm có nguyên nhân từ vi khuẩn. Các thuốc thường dùng là: trimethoprim-sulfamethoxazole, metronidazole, ciprofloxacin, ceftriaxone…
Men vi sinh (Lactobacillus GG và Saccharomyces boulardii): bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, cân bằng hệ vi sinh và tăng cường sức đề kháng của đại tràng.
Thuốc ức chế miễn dịch (infliximab): đây là một kháng thể có vai trò quan trọng trong các phản ứng tự miễn dịch của cơ thể. Nhờ cơ chế này, infliximab giảm nhanh tình trạng viêm và các biểu hiện rối loạn do viêm.
Xem thêm: Những loại thuốc trị viêm đại tràng hay được sử dụng
Điều trị bằng phẫu thuật
Phẫu thuật đại – trực tràng nhằm lấy đi phần bị tổn thương hoặc bị bệnh của ruột già. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện phẫu thuật nếu không thể kiểm soát tình trạng viêm đại tràng bằng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác hoặc khi gặp các biến chứng nghiêm trọng như thủng ruột, tắc ruột, xuất huyết… Việc thực hiện phẫu thuật cũng làm giảm nguy cơ dẫn đến ung thư.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng như viêm đại tràng nhiễm độc, người bệnh buộc phải cắt bỏ hoàn toàn ruột già để tránh nguy cơ sốc nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, việc cắt bỏ có thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng ruột và tâm lý của người bệnh.
☛ Đọc thêm: Danh sách 8 bác sĩ chữa bệnh đại tràng giỏi
Các liệu pháp hỗ trợ khác
Bù nước và điện giải bằng dịch truyền: trong trường hợp bệnh nhân không thể uống đủ chất lỏng bằng miệng, truyền dịch sẽ hạn chế biến chứng mất nước và điện giải do tiêu chảy gây nên. Đối với một số bệnh như viêm đại tràng thiếu máu cục bộ thì việc truyền dịch cung cấp dinh dưỡng là chỉ định tuyệt đối nhằm mục đích cho hệ thống tiêu hóa nghỉ ngơi.
Điều trị theo Đông y
Theo y học cổ truyền viêm đại tràng thuộc phạm trù “phúc thống” (đau bụng) hoặc “đại tràng ung” (viêm đại tràng). Viêm đại tràng là bệnh ở tỳ vị do nhiều nguyên nhân xảy ra.
Viêm đại tràng thường thể hiện ở 2 thể: tỳ hư khí trệ và táo kết co thắt.
Thể tỳ hư khí trệ: Biểu hiện bụng đầy, nóng ruột, sôi bụng (âm hư sinh nội nhiệt), khí thượng nghịch, đi ngoài nhiều lần, đau về đêm và gần sáng. Tinh thần lo lắng, đau vùng hạ vị từng cơn, có lúc trung tiện được cảm giác dễ chịu, bụng sôi, óc ách, rêu lưỡi trắng dày, mạch tế sác.
- Bài thuốc 1: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, phục thần 12g, táo nhân 12g, quế tiêm 6g, mộc hương 8g, trích thảo 6g, đương quy 10g, viễn chí 6g, gừng nướng 4 lát. Sắc uống ngày một thang.
- Bài thuốc 2: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, xuyên quy 12g, táo nhân 12g, trần bì 6g, hoàng tinh 12g, sinh địa 16g, cam thảo 6g, viễn chí 6g, mạch môn 16g. Sắc uống ngày một thang.
Thể táo kết co thắt: Thường do suy nghĩ, đau buồn, ngồi nhiều, ít hoạt động, suy dinh dưỡng… Triệu chứng thường thấy đầy hơi, ăn không tiêu, đau từng cơn vùng hạ vị tùy theo khung đại tràng co thắt, người mệt mỏi, ăn ngủ kém, lo lắng, đi ngoài táo kết hoặc phân đầu táo (khô), đuôi nhão, có lúc nhầy mũi. Dùng một trong 2 bài thuốc sau:
- Bài thuốc 1: Đẳng sâm 16g, lá mơ lông 16g, hoàng kỳ 12g, chỉ xác 8g, sinh địa 16g, rau má 16g, đại hoàng 4g, ngải tượng 12g, trần bì 6g, toan táo nhân 12g, viễn chí 6g, táo 3 quả. Sắc uống ngày một thang dùng 10 ngày liền.
- Bài thuốc 2: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, xuyên quy 12g, táo nhân 12g, trần bì 6g, hoàng tinh 12g, sinh địa 16g, cam thảo 6g, viễn chí 6g, mạch môn 16g. Sắc uống ngày một thang, dùng 10 ngày liền.
Chế độ dinh dưỡng và lối sống
Để giảm triệu chứng và tránh các cơn tái phát viêm đại tràng, bệnh nhân rất cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học, nhưng cũng không nên kiêng khem quá mức dẫn tới suy nhược và mệt mỏi.
Sau đây là các lời khuyên từ chuyên gia về một chế độ ăn uống hợp lý:
- Nên ăn thức ăn dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn ít vào buổi tối để giảm gánh nặng cho đường ruột.
- Khi bị táo bón: cần giảm chất béo, tăng chất xơ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.
- Khi bị tiêu chảy: không ăn chất xơ để thành ruột không bị tổn thương, không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ, có thể ăn trái cây xay nhừ.
- Nên ăn nhiều thực phẩm tốt cho đại tràng và sự phục hồi như sữa đậu nành, gạo, khoai tây, cá…
- Hạn chế các sản phẩm từ sữa: sữa rất khó tiêu và chất đạm của sữa có thể gây dị ứng, nên thay thế bằng sữa đậu nành.
- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, các loại thực phẩm còn tươi sống (như nem chua, tiết canh, rau sống…), tránh các chất kích thích (rượu bia, cà phê, trà).
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo âu căng thẳng và tập luyện thể thao hàng ngày. Chỉ nên dùng thuốc khi thật cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ, tránh sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau như: aspirin, ibuprofen, naproxen, voltaren… vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết đại tràng.
Tràng Phục Linh PLUS – Trợ thủ đắc lực hỗ trợ điều trị viêm đại tràng
Để hỗ trợ điều trị viêm đại tràng, bạn có thể sử dụng bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín trên thị trường. Trong đó Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là một giải pháp mới, kết hợp ưu điểm nổi bật của các dược liệu y học cổ truyền với chế phẩm sinh học – thành tựu của khoa học thế giới.
Tràng Phục Linh PLUS có thành phần gồm ImmuneGamma, 5-HTP và 4 loại cao dược liệu quý (Bạch truật, Bạch phục linh, Bạch thược và Hoàng bá). Trong khi ImmuneGamma giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch, 5-HTP là một phát minh đột phá làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát…
Đặc biệt, Tràng Phục Linh PLUS được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng.
Viên uống Tràng Phục Linh PLUS dành cho các trường hợp sau:
- Hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là đại tràng kích thích, đại tràng co thắt, rối loạn thần kinh đại tràng, rối loạn chức năng đại tràng)
- Viêm đại tràng cấp và mãn tính
- Các rối loạn tiêu hóa do đại tràng kích thích
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY
Trên đây là các kiến thức tổng quan về bệnh lý viêm đại tràng. Hi vọng với những thông tin bài viết vừa cung cấp, bạn đọc có thể vận dụng để điều trị viêm đại tràng nhanh chóng và hiệu quả.
Tham khảo
- https://emedicine.medscape.com/article/927845-overview#a2
- https://msdmanuals.com/vi/chuyên-gia/rối-loạn-tiêu-hóa/bệnh-viêm-ruột-ibd/viêm-loét-đại-tràng
- https://www.vinmec.com/vi/benh/viem-dai-trang-3061/
- http://bvquany7a.vn/ky-thuat/viem-dai-trang-man-tinh-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri
- https://suckhoedoisong.vn/dong-y-dieu-tri-viem-dai-trang-n7318.html
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất