Người bị viêm đại tràng có nên uống sữa hay không?
Sữa là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất, giúp cơ thể khỏe mạnh và duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, phù hợp cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên người bệnh viêm đại tràng cần có một chế độ ăn uống đặc biệt để tránh làm gia tăng các triệu chứng. Vậy sữa có phù hợp cho người bệnh viêm đại tràng hay không? Cùng đọc bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc này nhé!
Mục lục
1. Tác động của sữa lên hệ tiêu hóa của người bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng, đặc trưng bởi các triệu chứng đau quặn bụng, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi… Các triệu chứng này gây khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Vậy thực phẩm nào có thể làm gia tăng triệu chứng của viêm đại tràng? Câu trả lời chính xác nhất phụ thuộc vào từng bệnh nhân. Lời khuyên được đưa ra là bệnh nhân nên ghi chép lại thực đơn trong vài tuần, sau đó xem xét lại mối liên hệ với các triệu chứng bệnh, thử bỏ các món ăn ra khỏi thực đơn xem triệu chứng có giảm bớt hay không, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn uống hợp lý nhất cho bản thân.
Nhìn chung, khảo sát trên người mắc viêm đại tràng đã cho thấy một số loại thực phẩm nhất định có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa trên phần lớn bệnh nhân. Trong đó, sữa và các sản phẩm khác từ sữa thường gây khởi phát các triệu chứng như như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy…
Điều này có thể giải thích do Hội chứng không dung nạp lactose. Lactose là loại đường tự nhiên có trong sữa động vật và các sản phẩm từ sữa như phô mai, kem… Trong cơ thể, men lactase là một loại enzyme phụ trách phân giải và tiêu hóa lactose thành chất dinh dưỡng cơ thể có thể hấp thu được.
Hội chứng không dung nạp lactose khá phổ biến trong cộng đồng. Bệnh nhân viêm đại tràng với đường ruột không khỏe mạnh thường khó dung nạp lactose. Bên cạnh đó, trong sữa cũng có một lượng chất béo lớn, có thể gây ra gánh nặng lên hệ tiêu hóa của người bệnh.
Vì vậy, các chuyên gia cho rằng khi bị viêm đại tràng, bệnh nhân nên tránh sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa (phô mai, kem…) trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, một số loại sữa ngoại lệ có thể được sử dụng sẽ được trình bày trong phần kế tiếp.
2. Người bệnh viêm đại tràng có thể uống sữa gì?
Sữa chua
Sữa chua là sản phẩm phù hợp với người bệnh viêm đại tràng. Sữa chua cung cấp đủ các thành phần dưỡng chất quý giá của sữa tươi, gồm đạm, béo, chất bột đường và các vi chất dinh dưỡng quan trọng như magie, photpho, các vitamin A, D, B2, B12… Đặc biệt, sữa chua có hàm lượng canxi rất cao.
Trong sữa chua, đường lactose đã bị các vi khuẩn lên men trong quá trình chế biến nên có thể sử dụng cho người không dung nạp lactose. Theo đó, lactose được chuyển hóa thành axit lactic có vị chua, có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn, thúc đẩy nhu động ruột, giúp ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn, phòng chống được chứng táo bón. Sữa chua là nguồn cung cấp men vi sinh và lợi khuẩn (probiotic) dồi dào có khả năng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại, hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đường ruột và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa.
Người bệnh viêm đại tràng có thể ăn 1 đến 2 hũ sữa chua mỗi ngày. Sữa chua nên được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng sau bữa ăn để tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Tuyệt đối không nên ăn sữa chua khi đói. Vì lúc này, độ toan trong dạ dày thường rất cao, các lợi khuẩn trong sữa chua khó sống sót trong môi trường dịch vị dẫn tới mất tác dụng.
☛ Xem chi tiết: Hiểu đúng về lợi ích của sữa chua với bệnh viêm đại tràng
Các loại sữa có nguồn gốc thực vật
Sữa đậu nành thực sự là lựa chọn tốt nhất thay thế cho sữa bò trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Đây là sản phẩm thay thế thực vật duy nhất có chứa cùng lượng protein như sữa bò, và cũng là loại sữa phổ biến nhất trong các loại sữa có nguồn gốc thực vật trên thị trường hiện nay. Bạn có thể tự chế biến thức uống này bằng cách ngâm đậu, sau đó nghiền nát, nấu và lọc nghiền. Sữa đậu nành chứa hàm lượng cao axit béo omega-3, chất xơ, mangan và magie, là những chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sức khỏe.
Sữa gạo là loại sữa ít gây dị ứng nhất trong số các loại sữa có nguồn gốc thực vật, nhưng nó không có chất xơ và chứa ít protein hơn nhiều so với sữa bò. Sữa gạo cũng cung cấp một lượng nhỏ canxi tự nhiên.
Bên cạnh đó, còn có các loại sữa thực vật khác cũng rất có lợi cho sức khỏe như: sữa hạnh nhân, sữa ngô, sữa dừa, sữa yến mạch, sữa đậu phộng… Tuy nhiên, người bệnh viêm đại tràng cũng chỉ nên dùng lượng sữa thực vật vừa đủ, khoảng 500ml mỗi ngày. Nên uống sữa nguyên chất, không thêm đường và uống sữa khi còn ấm, tránh uống khi bụng đang đói để không gây kích ứng cho đại tràng.
3. Chế độ ăn uống hợp lý cho người bệnh viêm đại tràng
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong viêm đại tràng mạn
Người bị viêm đại tràng cần cung cấp đủ các thực phẩm cần thiết để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và năng lượng, không nên kiêng khem quá, tránh tình trạng suy dinh dưỡng. Chế độ ăn cho người mắc viêm đại tràng mạn tính cần đủ thành phần các chất dinh dưỡng:
- Chất đạm (protein): 1g/kg/ngày; nên dùng các loại thực phẩm như: thịt nạc, cá nạc, sữa chua, sữa đậu nành…
- Năng lượng: 30 – 35 Kcal/kg/ngày tùy theo từng bệnh nhân.
- Chất béo: ăn hạn chế không quá 15g/ngày.
- Đủ nước, muối khoáng và các vitamin.
Nên ăn các loại thực phẩm nào?
- Gạo, khoai tây.
- Thịt nạc, cá, sữa đậu nành, sữa không có lactose, sữa chua.
- Khi ăn các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, trứng nên ăn ít một và ăn ngay sau khi chế biến.
- Các loại rau xanh nhiều lá: rau ngót, rau muống, rau cải… nên nhặt phần rau non để ăn.
- Các rau họ cải: bắp cải, củ cải.
☛ Xem thêm: Khoai lang – nên ăn hay không khi bị viêm đại tràng?
Không nên ăn các loại thực phẩm nào?
- Trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, dưa cà muối rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, chướng bụng.
- Không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong một số bánh kẹo ngọt) nhằm chống tiêu chảy vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này do đó ăn sẽ gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
- Tránh dùng những thức ăn cứng như: rau sống, ngô hạt, măng… ảnh hưởng xấu đến vết loét. Khi chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế xào rán
☛ Tìm hiểu thêm Bị viêm đại tràng có nên ăn trứng không?
Một số thói quen ăn uống cần lưu ý
- Ăn uống điều độ, ăn đúng giờ, không bỏ bữa, không ăn các món lạ.
- Ăn chậm nhai kỹ.
- Chế biến thực phẩm dưới dạng hấp, luộc hoặc kho. Hạn chế các món chiên, xào, rán.
- Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày, không ăn quá nhiều một bữa gây quá tải cho hệ tiêu hóa và dễ đầy bụng, chướng hơi, dễ bị đi ngoài.
Bệnh nhân có thể tham khảo những lời khuyên bổ ích về chế độ ăn cho người bị viêm đại tràng của Thạc sĩ Trương Nhật Khuê Tường, Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM trong video sau đây:
4. Bí quyết giúp người bệnh viêm đại tràng an tâm sống khỏe
Tóm lại, để tránh làm gia tăng các triệu chứng trên đường tiêu hóa, bệnh nhân viêm đại tràng có thể chọn các loại sữa tốt cho tiêu hóa như sữa chua, sữa có nguồn gốc thực vật, tránh sử dụng sữa động vật. Bên cạnh dùng sữa, bệnh nhân cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như đã trình bày trong bài viết.
Ngoài ra, để kiểm soát các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm đại tràng, bạn có thể bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), sản phẩm kết hợp các ưu điểm nổi trội của dược liệu thiên nhiên với chế phẩm sinh học.
Tràng Phục Linh PLUS có thành phần gồm ImmuneGamma, 5-HTP và 4 loại cao dược liệu (Bạch truật, Bạch phục linh, Bạch thược và Hoàng bá). Trong khi ImmuneGamma giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch, 5-HTP là một phát minh đột phá làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát…
Đặc biệt, Tràng Phục Linh PLUS được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng.
Viên uống Tràng Phục Linh PLUS dành cho các trường hợp sau:
- Hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là đại tràng kích thích, đại tràng co thắt, rối loạn thần kinh đại tràng, rối loạn chức năng đại tràng)
- Viêm đại tràng cấp và mãn tính
- Các rối loạn tiêu hóa do đại tràng kích thích
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY
Trên đây là các thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi bị viêm đại tràng có nên uống sữa hay không. Rất hi vọng với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp, bạn đã có thể xây dựng chế độ ăn uống hợp lý giúp kiểm soát căn bệnh này.
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện thoại đến tổng đài tư vấn 1800.1506 (miễn phí cước gọi) để được các chuyên gia tư vấn của chúng tôi giải đáp kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.
Tham khảo:
- https://www.uptodate.com/contents/ulcerative-colitis-beyond-the-basics/print
- https://www.webmd.com/ibd-crohns-disease/ulcerative-colitis/uc-problem-foods
- http://viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-tiet-che/che-do-an-trong-benh-viem-dai-trang-man-tinh.html
- https://suckhoedoisong.vn/hien-tuong-khong-dung-nap-sua-va-loi-ich-cua-sua-chua-n63945.html
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất