Khoai lang - nên ăn hay không khi bị viêm đại tràng?
Viêm đại tràng là một bệnh về đường tiêu hóa nên người bệnh cần phải chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Vậy người bị viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
- Lợi ích của khoai lang đối với sức khỏe
- Người bị viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không?
- Các món ăn từ khoai lang tốt cho người viêm đại tràng
- Lưu ý khi ăn khoai lang cho người bị viêm đại tràng
- Một số lưu ý về ăn uống cho người bệnh viêm đại tràng
- Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm đại tràng
Lợi ích của khoai lang đối với sức khỏe
Khoa học đã chứng minh(1): Khoai lang có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: tinh bột, vitamin A, vitamin B, vitamin C, protein, glucose… không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn có nhiều tác dụng khác tốt cho sức khỏe như:
- Giúp mắt khỏe mạnh
- Bảo vệ tim
- Kiểm soát đường huyết
- Giúp xương chắc khỏe
- Bảo vệ làn da khỏe mạnh
- Giảm dị ứng, sưng, viêm
Người bị viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không?
Khoai lang là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa mà người bị viêm đại tràng không nên bỏ qua.
Các nghiên cứu cho thấy (2), trong khoai lang chứa tinh bột có tác dụng làm tăng số lượng một chủng lợi khuẩn là Bifidobacteria. Những vi khuẩn này rất có ích cho đường ruột, chúng hỗ trợ phân hủy carbs phức tạp và chất xơ. Ngoài ra, chúng còn hạn chế được các nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như: hội chứng ruột kích thích, ung thư ruột…
Nổi bật, nghiên cứu(3) trên động vật gần đây cho thấy: Choline trong khoai lang có tác dụng chống viêm và làm giảm các tổn thương trên niêm mạc đại tràng, từ đó làm giảm được các triệu chứng của viêm đại tràng.
☛ Tìm hiểu thêm: 6 loại trái cây tốt cho người bị viêm đại tràng
Các món ăn từ khoai lang tốt cho người viêm đại tràng
Dưới đây là một vài món ăn chế biến từ khoai lang tốt cho người viêm đại tràng:
Khoai lang hấp
Khoai lang hấp là món ăn có cách chế biến đơn giản nhất mà vẫn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng của khoai.
Nguyên liệu: khoai lang.
Cách chế biến: bạn chỉ cần rửa sạch khoai, sau đó cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 35-45 phút.
Canh khoai lang với thịt hoặc xương
Nguyên liệu: khoai lang, thịt băm hoặc xương sườn.
Cách chế biến:
- Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng nhỏ vừa ăn.
- Thịt rửa sạch rồi băm nhỏ, xương thì rửa sạch rồi chặt thành miếng, bỏ vào bát ướp gia vị.
- Đối với canh xương: ninh xương cho đến khi xương chín mềm thì bỏ khoai vào nấu tiếp cho đến khi khoai chín, nêm gia vị vừa ăn.
- Đối với canh thịt băm: cho thịt vào nấu 1 lúc rồi cho khoai vào ninh đến khi chín, khoai mềm, nêm gia vị vừa ăn.
Khoai lang hầm cá
Nguyên liệu: khoai lang, cá, củ nghệ.
Sự kết hợp của cả khoai lang và nghệ rất tốt trong việc hỗ trợ tiêu hóa.
Cách chế biến:
- Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn.
- Nghệ rửa sạch, dập cho nát.
- Cá đánh vảy, mổ ruột, thái khúc rồi ướp gia vị.
- Cho cá, nghệ và khoai vào nồi hầm đến khi tất cả chín nhừ.
- Trong quá trình nấu, bạn nêm gia vị cho vừa ăn.
Cháo khoai lang thịt băm
Nguyên liệu: khoai lang, gạo tẻ, thịt, gia vị.
Cách chế biến:
- Gạo tẻ rửa vài lần cho sạch rồi ngâm nước cho mềm.
- Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
- Thịt rửa sạch, băm nhỏ.
- Trộn đều gạo, thịt băm và khoai lang, cho vào nồi, rót một lượng nước phù hợp.
- Nấu đến khi gạo chín, khoai mềm.
- Thêm đường hoặc muối tùy khẩu vị.
Bánh bao khoai lang
Nguyên liệu: bột mì, khoai lang, sữa tươi không đường, vừng, đường cát trắng.
Nguyên liệu món này đa dạng giúp cung cấp thêm được nhiều loại dinh dưỡng cho cơ thể.
Cách chế biến:
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ, đem hấp chín.
- Khi khoai chín thì nghiền nhuyễn rồi chia 2 phần. Một nửa làm nhân bánh, nửa còn lại đem trộn với bột mì làm vỏ bánh.
- Bột mì cũng chia làm 2 phần. Một phần nhào với sữa tươi, một phần trộn với 1 phần khoai lang và ít sữa. Ủ bột trong 30 phút.
- 1 phần khoai lang còn lại đen trộn với đường để làm nhân bánh.
- Lấy 2 phần bột ra cán dẹt rồi đặt chồng lên nhau, cắt thành các phần bằng nhau để làm vỏ bánh.
- Cán dẹt các khối bột nhỏ, cho nhân khoai vào giữa rồi gói lại cho kín phần nhân.
- Hấp bánh bao khoảng 15 phút là chín.
Chè khoai lang
Nguyên liệu: 2 củ khoai lang, bột báng, nước cốt dừa, hương vani, đường cát.
Cách chế biến:
- Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành khúc vừa ăn.
- Cho khoai vào nồi hấp khoai cách thủy cho đến khi chín mềm.
- Cho 1 ít nước cốt dừa và đường cát vào bát, sau đó cho thêm ¼ lượng khoai vừa hấp chín vào nghiền nhuyễn.
- Bột báng đem luộc cho đến khi nở ra, vớt ngâm vào bát nước lạnh tầm 5 phút. Sau khi ngâm đủ 5 phút, bạn vớt bột báng ra để ráo.
- Cho bột báng, phần khoai vừa nghiền nhuyễn và ¾ lượng khoai ban đầu còn lại cho vào nồi đun sôi với 1 lượng nước vừa đủ.
- Lúc sôi chú ý vớt bọt bên trên, nêm gia vị là xong.
Lưu ý khi ăn khoai lang cho người bị viêm đại tràng
Khoai lang là 1 loại thực phẩm tốt cho người bị viêm đại tràng. Tuy nhiên khi ăn, các bạn cần chú ý các điều sau:
- Không nên ăn khoai lang lúc đói vì người bệnh có thể bị hạ đường huyết.
- Khoai đã lên mầm và bị hà thì phải bỏ.
- Không ăn khoai lang quá nhiều trong 1 ngày.
- Nên rửa sạch rồi ăn cả vỏ khoai hấp vì vỏ khoai chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất.
- Người hay đầy hơi cần hạn chế ăn khoai lang.
- Người tiêu chảy không khuyến khích ăn khoai lang vì chất xơ trong khoai lang sẽ làm tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.
Một số lưu ý về ăn uống cho người bệnh viêm đại tràng
– Bổ sung thực phẩm giàu đạm: Chất đạm có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, góp phần vào dây chuyền chuyển hóa các chất, hỗ trợ tiêu hóa. Một vài thực phẩm giàu đạm như: thịt nạc, trứng, cá…
Đọc thêm: Bị viêm đại tràng có nên ăn trứng không?
– Hạn chế các thực phẩm giàu chất xơ: Nếu bệnh nhân bị viêm đại tràng thể lỏng, bệnh nhân cần giảm lượng chất xơ vì chất xơ sẽ kích thích cơ thể đầy hơi, chướng bụng dẫn đến tiêu chảy.
– Tránh các đồ ăn nhiều dầu mỡ: Khi viêm đại tràng hệ tiêu hóa bị tổn thương, các đồ ăn dầu mỡ có tính tiêu hóa lâu sẽ tạo thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, người bị viêm đại tràng không nên ăn các đồ ăn có nhiều dầu mỡ.
– Bổ sung calo: Người bị viêm đại tràng có tổn thương về đường tiêu hóa nên việc hấp thu các chất dinh dưỡng rất khó khăn. Vì vậy trong khẩu phần ăn hàng ngày, bệnh nhân cần bổ sung thêm nhiều calo để bù đắp cho cơ thể, tránh tình trạng bị suy dinh dưỡng.
– Tránh ăn thực phẩm sống: Người bệnh viêm đại tràng cần tuân thủ việc ‘‘Ăn chín uống sôi’’ vì trong thực phẩm sống có chứa nhiều loại vi khuẩn sẽ làm rối loạn đường tiêu hóa.
– Hạn chế thực phẩm chứa lactose: Những người không dung nạp lactose không nên ăn các thực phẩm chứa lactose. Vì điều đó có thể khiến bạn đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
– Uống nhiều nước: Bệnh nhân nên uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ các chuyển hóa trao đổi chất trong cơ thể xảy ra bình thường.
**Bạn có thể tham khảo một số lưu ý về ăn uống cho người viêm đại tràng qua video dưới đây:
Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm đại tràng
Viêm đại tràng gây ra nhiều nhiều phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên tham khảo sử dụng viên uống Tràng Phục Linh PLUS.
Tràng Phục Linh PLUS được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên, chiết xuất từ các bài thuốc dân gian, trong đó có chứa hoạt chất Immune Gamma kết hợp với 5-HTP có tác dụng hỗ trợ:
- Giảm các kích thích gây co thắt đại tràng.
- Giúp phục hồi niêm mạc đường tiêu hoá.
- Gia tăng hiệu lực của hệ miễn dịch, nguồn thức ăn dồi dào cho vi khuẩn hữu ích trong ruột.
Viêm đại tràng là một bệnh lý rất phổ biến, cần phát hiện sớm bệnh để kịp thời cải thiện một cách tốt nhất. Khoai lang là một loại thực phẩm vừa làm tăng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, vừa có khả năng chống viêm và hạn chế các tổn thương ở niêm mạc đại tràng. Bổ sung khoai lang vào khẩu phần ăn uống của người bệnh viêm đại tràng là một thói quen tốt giúp kiểm soát được tình trạng bệnh mà bạn không nên bỏ qua.
Nguồn tài liệu tham khảo:
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17425943/
- https://www.healthline.com/nutrition/why-bifidobacteria-are-good
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32792032/
- https://suckhoedoisong.vn/che-do-an-uong-khoa-hoc-giup-cai-thien-the-trang-cho-nguoi-viem-dai-trang-n173849.html
- https://www.medicinenet.com/colitis/article.htm
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32070388/
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất