Trẻ bị tiêu chảy khi uống kháng sinh, mẹ phải làm sao?
Trẻ bị tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: do vi khuẩn, virut, nhiễm ký sinh trùng nhưng cũng có thể do dùng kháng sinh. Đây là một tác dụng phụ phổ biến khi dùng kháng sinh, tuy nó không gây quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng khiến phụ huynh vô cùng lo lắng. Vậy, trẻ bị tiêu chảy khi uống kháng sinh thì mẹ nên làm gì? Dưới đây là một số thông tin giúp mẹ giải quyết rắc rối này.
Mục lục
Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy khi uống kháng sinh?
Trong ruột chứa hàng tỉ vi khuẩn sinh sống, trong đó bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Đường ruột khoẻ mạnh luôn có sự cân bằng: 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Sự cân bằng này giúp quá trình tiêu hoá, hấp thu dinh dưỡng, thải trừ các chất độc hại, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại gây bệnh ở đường ruột.
Khi uống kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn có hại, kháng sinh cũng có thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Từ đó làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tình trạng rối loạn khuẩn đường ruột diễn ra gây tiêu chảy.
Bên cạnh đó, loạn khuẩn gia tăng cũng tạo điều kiện cho các mầm bệnh cơ hội phát triển. Chúng tiết ra những độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột cũng khi kích hoạt quá trình viêm nhiễm, phù nề, xuất huyết trong lòng ruột và triệu chứng tiêu chảy do dùng kháng sinh thêm trầm trọng.
Trẻ bị tiêu chảy khi uống kháng sinh có nguy hiểm không?
Tiêu chảy khi uống kháng sinh gây mất nước, mất điện giải là vấn đề nghiêm trọng bởi tình trạng mất nước ở trẻ diễn biến rất nhanh, dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu thật kỹ dấu hiệu để để có biện pháp xử lý kịp thời. Dưới đây là một số dấu nguy hiểm cha mẹ nên chú ý:
Mất nước:
Tiêu chảy kéo dài khiến trẻ dễ mất nước, mất điện giải, chủ yếu là các chất kali, natri. Mất nước có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ nên chú ý một số triệu chứng mất nước ở trẻ như:
- Miệng khô.
- Khát nước dữ dội.
- Đi tiểu ít.
- Khóc không ra nước mắt.
Phình đại tràng (megacolon):
Phình đại tràng là hiện tượng đại tràng không thể thoát được khí và phân nên ngày càng càng to. Đây là biến chứng nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng đại tràng, vỡ đại tràng tràng. Triệu chứng của phình đại tràng là:
- Trẻ bị đầy bụng, chương hơi.
- Đau bụng.
- Sốt.
- Cơ thể suy nhược.
Viêm ruột kết:
Tiêu chảy do dùng kháng sinh cũng có thể dẫn tới viêm ruột kết. Một số dấu hiệu của viêm ruột kết bao gồm:
- Đau bụng.
- Tiêu chảy kéo dài.
- Phân có máu hoặc chất nhầy.
- Sốt.
- Mệt lả, kiệt sức.
Mẹ cần làm gì khi trẻ tiêu chảy do uống kháng sinh?
Hầu hết các trường hợp trẻ uống kháng sinh đều có thể bị tiêu chảy ở mức độ nhẹ và tự hết sau khi dừng sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ tiêu chảy kéo dài, có dấu hiệu mất nước, cha mẹ cần bình tĩnh theo dõi và làm theo một số gợi ý dưới đây:
Tiếp tục dùng thuốc kháng sinh
Khi sử dụng kháng sinh, trẻ có biểu hiện tiêu chảy, cha mẹ nên theo dõi biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ tiêu chảy nhẹ, không có dấu hiệu mất nước hay biến chứng nguy hiểm, cha mẹ có thể tiếp tục cho trẻ dùng thuốc bác sĩ đã kê và sử dụng các biện pháp bổ sung phòng ngừa mất nước và điện giải. Bởi khi ngưng thuốc kháng sinh khi chưa hết liệu trình, phác đồ bác sĩ đưa ra có thể làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh – vi khuẩn kháng thuốc.
Với tình trạng tiêu chảy nặng khi uống kháng sinh, nên dừng ngay kháng sinh có liên quan đến tiêu chảy, báo cho bác sĩ điều trị và chủ động bù nước, điện giải cho trẻ.
Bên cạnh đó, nhiều mẹ có thói quen sử dụng thuốc chống tiêu chảy khi trẻ có triệu chứng tiêu chảy rất nguy hiểm. Bởi thuốc chống tiêu chảy có thể gây tương tác với thuốc trẻ đang uống, khiến tình trạng tiêu chảy càng trở nên trầm trọng hơn.
Bổ sung nước và điện giải cho bé
Trẻ bị tiêu chảy rất dễ mất nước, mất nước thường đi kèm với mất các chất điện giải có thể gây có giật, tổn thương não, thậm chí là tử vong. Vì vậy, mẹ cần hết sức chủ động trong việc khắc phục, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra. Cha mẹ cần để ý dấu hiệu cảnh báo trẻ mất nước như: môi khô, mắt trũng, ít đi tiểu, khóc không ra nước mắt, người lả… để cho trẻ uống dung dịch oresol hoặc viên hydrite bù nước. Cần pha dung dịch bù nước theo đúng hướng dẫn sử dụng.
- Nên pha oresol theo đúng hướng dẫn trên bao bì, chỉ pha với nước đã đun sôi, không pha với các loại nước khác. Pha đúng theo tỉ lệ, không được pha ít hơn so với hướng dẫn.
- Cho trẻ uống chậm, uống thay nước, thường uống từ 50 – 100ml (tương đương khoảng 10 – 20 muỗng cà phê) sau mỗi lần trẻ đi vệ sinh.
- Trường hợp trẻ trên 6 tháng tuổi có thể bổ sung thêm nước cơm, nước súp, nước dừa.
- Nếu trẻ từ chối uống hoặc bị ói ngay sau khi uống thì cần phải theo dõi sát tình trạng mất nước của trẻ.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ
Trẻ tiêu chảy dễ mất nước và thiếu hụt chất dinh dưỡng, cha mẹ nên chăm sóc trẻ với chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Cho trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, giúp cơ thể bổ sung dinh dưỡng, nhanh phục hồi và chức năng đường ruột được cải thiện. Tránh cho trẻ ăn kiêng, pha loãng thức ăn sẽ khiến trẻ dễ sút cân, tiêu chảy kéo dài hơn và chức năng đường ruột phục hồi chậm hơn.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi:
Trẻ còn bú mẹ nên tăng số lần bú. Mẹ cũng cần ăn chế độ đầy đủ dinh dưỡng hơn giúp sữa giàu dưỡng chất, tăng cường đề kháng, dinh dưỡng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Nếu trẻ không bú mẹ, tiếp tục cho trẻ ăn sữa vẫn thường dùng, mỗi lần ăn cách nhau 3 giờ. Chú ý, tiệt trùng bình sữa, núm ti, dụng cụ ăn của trẻ để tránh nhiễm khuẩn cho trẻ.
Với trẻ trên 6 tháng tuổi:
Trẻ trên 6 tháng tuổi bị tiêu chảy do uống kháng sinh cần cha mẹ chăm sóc với chế độ đặc biệt. Lúc này, trẻ cũng bắt đầu ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ ăn đẩy đủ dinh dưỡng, các món ăn được chế biến mềm, lỏng giúp trẻ dễ tiêu hoá. Tránh ăn những món ăn tanh, các loại thực phẩm gây đầy hơi khó tiêu như: hải sản, đồ ăn lạnh, nhiều gia vị dầu mỡ, cay nóng.
Tiêu chảy khiến trẻ dễ bị mất nước, bổ sung thêm cho trẻ những loại trái cây, rau củ có tác dụng giữ nước và vitamin giúp trẻ tăng đề kháng: chuối, cam, củ cải, cà rốt…
☛ Chi tiết: Bé bị tiêu chảy nên ăn gì?
Bổ sung men vi sinh (probiotic)
Các nghiên cứu đã chỉ ra, việc bổ sung lợi khuẩn có hữu ích rất nhiều trong việc điều trị tiêu chảy ở trẻ. Probiotic hay còn được gọi là men vi sinh được tạo thành từ các lợi khuẩn hoặc nấm men sống tự nhiên trong cơ thể có tác dụng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, chống lại sự phát triển của hại khuẩn khi sử dụng kháng sinh.
Theo nghiên cứu năm 2015 từ Đại học Copenhagen, phân tích từ 17 mẫu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với 3.631 trẻ em, bổ sung lợi khuẩn probiotic giúp giảm 1/2 trường hợp có nguy cơ tiêu chảy do uống kháng sinh so với không sử dụng.
Năm 2020, Hiệp hội tiêu hoa Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố, một số người lớn và trẻ em đang điều trị kháng sinh nên bổ sung probiotic như một biện pháp giúp ngăn ngừa nhiễm C. difficile – loại vi khuẩn gây ra các bệnh liên quan đến đường ruột với mức độ nghiêm trọng từ tiêu chảy nhẹ đến viêm ruột.
Với trẻ bị tiêu chảy do uống kháng sinh, có thể cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa probiotic như sữa chua để giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy và cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu cần
Trong thời gian uống thuốc kháng sinh để điều trị bệnh, cha mẹ nên cho trẻ uống đủ liều theo chỉ định của bác sĩ để tiêu diệt vi khuẩn và tránh tình trạng kháng kháng sinh sau này. Nếu trẻ có dấu hiệu tiêu chảy do uống kháng sinh, cha mẹ cần theo dõi và thông báo cho bác sĩ để được tư vấn, đổi thuốc kháng sinh khác và có biện pháp cải thiện tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám khi trẻ có một số dấu hiệu dưới đây:
- Sốt cao.
- Tiêu chảy nặng không có dấu hiệu giảm.
- Đau bụng dữ dội.
- Đi ngoài phân lẫn máu.
- Không uống được nước.
- Có dấu hiệu mất nước: tiểu ít, mệt lả, khô miệng, khô mắt, mắt trũng…
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy do uống kháng sinh
- Chỉ sử dụng thuốc tiêu chảy cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Khi trẻ đã khỏi tiêu chảy, nếu mắc bệnh và phải dùng kháng sinh, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ, thông báo cho bác sĩ loại thuốc kháng sinh gây tiêu chảy cho trẻ trước đó để bác sĩ lựa chọn loại thuốc phù hợp.
- Chú ý vệ sinh thật tốt, rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn.
- Thức ăn cho trẻ cần được nấu kĩ, vệ sinh an toàn.
- Khi nấu xong cho trẻ ăn ngay, tránh ăn thức ăn để lâu trong tủ lạnh.
- Tăng cường các bữa ăn trong ngày, mỗi bữa ăn cách nhau 3 – 4 giờ, cho trẻ ăn với lượng nhỏ sẽ giúp trẻ dễ hấp thu hơn.
- Tăng cường cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời giúp trẻ có nhiều kháng thể tốt tránh bị bệnh.
- Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.
☛ Chi tiết: Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cha mẹ nên xem
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất