Tiêu chảy kéo dài - Nguyên nhân, cách điều trị
Tiêu chảy là tình trạng có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào. Trường hợp tiêu chảy nhẹ có thể kéo dài 1-2 ngày là khỏi. Tuy nhiên, với trường hợp tiêu chảy kéo dài có thể cảnh báo nhiều vấn đề người bệnh cần chú ý. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân của tiêu chảy kéo dài và phương pháp xử lý hiệu quả nhất.
Mục lục
Thế nào là tình trạng tiêu chảy kéo dài?
Tiêu chảy kéo dài là hiện tượng đi ngoài phân lỏng trong nhiều ngày, có thể kèm theo cảm giác đau bụng, đặc biệt cơn đau dọc khung đại tràng. Với những người tiêu chảy mức độ nhẹ thì triệu chứng có thể kéo dài 1-2 ngày sẽ giảm và tự hết. Với những trường hợp tiêu chảy kéo dài thì triệu chứng có thể tới trên 14 ngày.
Khi bị tiêu chảy kéo dài, bạn có thể thấy các dấu hiệu cụ thể như sau:
- Dấu hiệu phân: Lỏng, nhiều nước, có thể kèm theo chất nhầy, có thể lẫn cả máu nếu đường tiêu hóa bị nhiễm trùng.
- Xuất hiện các cơn đau bụng liên tục.
- Buồn nôn, nôn.
- Mất nước, khát nước vì đi ngoài liên tục trong nhiều ngày.
- Cơ thể mệt mỏi, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, sút cân.
- Ở trẻ nhỏ, khi tiêu chảy kéo dài trẻ dễ quấy khóc, sút cân nhanh, da xanh, mệt mỏi vì cơ thể mất nước, thiếu chất dinh dưỡng.
- Ngoài ra, tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mỗi người sẽ có những biểu hiện đặc trưng riêng.
☛ Đọc thêm: Ăn sáng xong bị tiêu chảy, cách giải quyết thế nào?
Tiêu chảy kéo dài nguyên nhân do đâu?
1. Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh
Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy kéo dài. Khi người bệnh thường xuyên ăn phải những thức ăn ôi thiu, nhiễm độc, thức ăn bị biến chất hoặc chứa chất gây ngộ độc…làm tổn thương niêm mạc ruột dẫn tới tình trạng đau bụng, tiêu chảy. Triệu chứng dễ nhận biết nhất là đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng có dịch nhầy hoặc có lẫn máu.
2. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc bạn đang sử dụng rất có thể gây tác dụng phụ khiên bạn bị tiêu chảy. Hầu hết các loại thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt những vi khuẩn có hại bên trong cơ thể. Thực tế, chúng tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn tới rối loạn chức năng tiêu hóa, gây tiêu chảy.
2. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối chức năng đại tràng nhưng không có tổn thương tại ruột. Nếu hội chứng ruột kích thích kèm biểu hiện tiêu chảy được gọi là hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy (IBS-D).
Cho đến nay, cơ chế gây đau bụng và tiêu chảy kéo dài ở người lớn và trẻ nhỏ mắc hội chứng ruột kích thích vẫn được nghiên cứu. Theo chia sẻ của một số người bệnh, hiện tượng tiêu chảy xảy ra ngày càng nặng khi họ cảm thấy căng thẳng hoặc dùng một số loại thực phẩm không hợp.
Hội chứng ruột kích thích không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng những triệu chứng dai dẳng của nó ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì chức năng hấp thu tại ruột kém nên người bệnh dễ thiếu chất, suy dinh dưỡng, suy kiệt sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh có thể bị rối loạn tâm lý, chán nản và suy nhược cơ thể. Chính vì vậy khi được chẩn đoán mắc hội chứng ruột kích thích, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trong ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thuốc để điều trị bệnh hiệu quả, giảm nguy cơ tái phát.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?
3. Viêm đại tràng
Tiêu chảy kéo dài ở người mắc viêm đại tràng là do các tế bào niêm mạc ruột, đại tràng bị tổn thương gây rối loạn khả năng hấp thụ nước, ion và các chất hòa tan của đường tiêu hóa. Nước không được hấp thu sẽ được đào thải ra ngoài cùng phân. Viêm nhiễm đường tiêu hóa còn gây kích thích làm tăng tiết dịch và tăng nhu động ruột gây tiêu chảy.
Những người viêm đại tràng nặng có những triệu chứng ngoài tiêu chảy:
- Phân có lẫn máu hoặc toàn nước
- Vừa đi vệ xong lại muốn đi tiếp
- Khi ăn những đồ ăn sống, tái, thức ăn lạ, thức ăn gây kích thích là đi ngoài.
Bệnh viêm đại tràng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như sau:
- Xuất huyết đại tràng
- Thủng đại tràng
- Ung thư đại tràng…
Khi có biểu hiện nghi ngờ triệu chứng bệnh viêm đại tràng, bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra, xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị sớm.
☛ Xem thêm: Hình ảnh viêm đại tràng và phương pháp chẩn đoán
3. Không dung nạp lactose
Không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể thiếu hụt enzyme lactase trong ruột non, enzyme lactase đóng vai trò quan trọng trong việc phân giải lactose- một loại đường trong các thực phẩm làm từ sữa.
Một số trường hợp, người bệnh khó khăn trong việc dung nạp lactose, glucose và galactose, bởi sau các chất này đi vào cơ thể, chúng sẽ được phân giải thành các chuỗi axit béo ngắn đoạn và khí tại đại tràng. Phần lớn lượng axit béo sẽ được hấp thụ vào đại tràng, một số ít cùng với lactose chưa phân giải hết làm tăng lượng nước đi vào ruột kết khiến tăng thể tích chất lỏng trong phân và dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách để phòng người bệnh không dung nạp lactose. Tuy nhiên, bạn có thể điều trị và phòng ngừa bằng cách hạn chế lượng thức ăn/đồ uống có chứa lactose, bổ sung enzyme lactase để giúp cơ thể tiêu hóa lactose.
5. Mắc một số bệnh lý
Tiêu chảy kéo dài có thể xuất phát từ một số bệnh lý tiềm ẩn như ung thư tuyến tụy, cường giáp, ung thư gan…
Tiêu chảy kéo dài nguy hiểm như thế nào?
Nếu tiêu chảy chỉ xảy ra 1-2 ngày, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, bù nước kịp thời thì sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Tuy nhiên, tiêu chảy kéo dài sẽ nguy hiểm hơn nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng mất nước, chất điện giải, vitamin…gây tổn thương não bộ, co giật và thậm chí đe doạ tính mạng. Không chỉ vậy, tiêu chảy kéo dài còn gây ra rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể và gây suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể. Các khoáng chất thiết yếu trong cơ thể bị mất dần, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém.
Tiêu chảy kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng huyết. Chính vì vậy, khi thấy những dấu hiệu bất thường của đường tiêu hóa, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị cụ thể, kịp thời.
Phương pháp điều trị tiêu chảy kéo dài hiệu quả
Bước xử lý ban đầu
Bù nước và chất điện giải
Tiêu chảy kéo dài liên tục khiến cơ thể bị mất nước trầm trọng, chính vì vậy việc bổ sung lại lượng nước đã mất là rất cần thiết. Người bệnh có thể bù nước và chất điện giải cần thiết bằng cách:
- Uống nhiều nước.
- Sử dụng Oresol theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Có thể bỏ sung các loại nước ép hoa quả.
- Uống nước cháo loãng và nước gạo rang mỗi ngày.
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống
Tiêu chảy kéo dài khiến chức năng đường ruột bị suy yếu. Chính vì vậy, người bệnh cần thay đổi chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung vitamin và những yếu tố vi lượng giúp phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương và nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe bằng cách:
Nên:
- Tăng cường bổ sung rau xanh, các loại trái cây tươi như chuối, cà rốt, rau sam, cam, quýt….Đây là những loại trái cây có nhiều vitamin và khoáng chất rất thiết yếu cho cơ thể.
- Bổ sung những loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt gà, trứng, thịt nạc…Giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp phân nhanh chóng vào khuôn.
- Chế biến thức ăn nên ở dạng lỏng, dễ tiêu hóa.
- Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giúp quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng được hiệu quả hơn.
- Nên ăn chín, uống sôi, moi trường sống được vệ sinh sẽ để ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Không nên:
- Không ăn các loại rau sống, món gỏi, tái chín và những món nhiều bã bởi chúng gây khó tiêu, gây kích thích dạ dày, ruột, làm ruột co bóp gây tiêu chảy nhiều hơn.
- Không nên các thực phẩm, gia vị sinh hơi và có tính kích thích như củ cải, đậu tương, hành sống, tỏi sống.
- Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm chiên xào, nhiều chất béo.
- Tránh những loại nước có ga bởi chúng có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Bổ sung lợi khuẩn
Theo các chuyên gia, ngoài việc bù nước và chất điện giải, người bệnh cũng nên bổ sung thêm các lợi khuẩn giúp. Bạn có thể bổ sung các lợi khuẩn bằng cách bổ sung thêm các sản phẩm như sữa chua, phô mai…
Điều trị đặc hiệu
Thăm khám bác sĩ
Bệnh nhân tiêu chảy kéo dài cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị khi có kèm theo một số dấu hiệu dưới đây:
- Tiêu chảy dữ dội trên 10 lần/ ngày
- Có dấu hiệu nôn và chán ăn
- Môi khô, đắng miệng
- Có sốt cao, mắt lờ đờ
- Da nổi ban tím kèm và các đốm trắng.
Sử dụng thuốc
Một vài loại thuốc kháng sinh đường ruột để trị chứng tiêu chảy kéo dài cần kể đến như:
- Loperamid : Thuốc cầm tiêu chảy
- Smecta (Diosmectite): Thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục và rút ngắn thời gian đi ngoài.
Lưu ý:
Trước khi sử dụng những loại thuốc trên nên tham khảo tư vấn của bác sĩ, nên dùng theo chỉ định, không được tự ý mua về dùng nhất là dùng cho những trẻ dưới 1 tuổi.
Để điều trị tiêu chảy kéo dài nguyên nhân do nhiễm trùng bác sĩ sẽ yêu cầu:
1.Soi phân: Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh
2.Dùng thuốc điều trị:
- Sử dụng các loại thuốc kháng sinh đường ruột: Biceptol, Flagyl, Flagentyl,…
- Thuốc điều hòa nhu động ruột: Visceralgin, Dobriat, Rekalat,…
- Thuốc bổ sung các khoáng chất: Folate, vitamin A, đồng, sắt, kẽm, magie..
☛ Xem thêm:Các cách chữa đi ngoài nhiều lần trong ngày
Biện pháp cải thiện tiêu chảy kéo dài do bệnh đại tràng
Giải pháp cho chứng đi ngoài nhiều lần do bệnh đại tràng gây nên người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS được bào chế từ: bạch phục linh, bạch truật, bạch thược, hoàng bá…
Tràng Phục Linh PLUS thích hợp sử dụng cho nhiều bệnh khác nhau:
- Người bị đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ, đi ngoài ra máu.
- Rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng cấp và mãn tính, hội chứng ruột kích thích.
- Đau quặn bụng, đau dọc khung đại tràng.
Ngoài ra, sản phẩm này có chứa hoạt chất hóa học nội sinh 5-HTP và hoạt chất sinh học ImmuneGamma giúp:
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa.
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY
Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất