Tiêu chảy cấp nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi, nhanh lại sức
Tiêu chảy cấp gây mất nước và điện giải, có thể dẫn tới tử vong nếu không chăm sóc và điều trị. Do đó, chế độ ăn uống cho người bệnh có vai trò rất quan trọng, nó quyết định tới 40% tỷ lệ điều trị bệnh thành công. Vậy bị tiêu chảy cấp nên ăn gì và kiêng gì giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục. Cùng tham khảo những thông tin sau đây.
Mục lục
☛ Tìm hiểu thêm: Ăn sáng xong bị tiêu chảy, cách giải quyết thế nào?
Tiêu chảy cấp nên ăn gì?
Tiêu chảy cấp là bệnh lý gặp khá phổ biến, bệnh khởi phát đột ngột, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng có khi như chảy. Đôi khi thấy phân có máu. Người bệnh có kèm theo một số dấu hiệu khác như đau bụng, sốt, nôn mửa… Và hậu quả gây mất nước và điện giải, có thể dẫn tới tử vong. Chế độ dinh dưỡng phù hợp có vai trò quan trọng, giúp rút ngắn quá trình điều trị. Sau đây là một số thực phẩm người bệnh nên dùng:
Chuối
Chuối là loại trái cây mềm và dễ tiêu hóa được coi là thức ăn lý tưởng khi dạ dày đang gặp trục trặc. Trong chuối có chứa một loại enzym có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa rất tốt cho người đang bị tiêu chảy. Hàm lượng kali dồi dào giúp khôi phục các chất điện giải đã bị mất do tiêu chảy gây ra.
Bên cạnh đó, chuối còn chứa nhiều chất pectin, loại chất xơ hòa tan có thể giúp hấp thu lượng chất lỏng trong ruột. Nhờ đó, các chất thải sẽ cô đặc lại. Lượng inulin có trong chuối còn giúp kích thích sự phát triển của lợi khuẩn trong ruột nên rất cần thiết cho người mắc tiêu chảy cấp.
Thực phẩm giàu tinh bột
Thực phẩm giàu tinh bột phải kể đến như cháo, cơm trắng, khoai lang, khoai tây nghiền… giúp cho quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, những thực phẩm này chứa ít chất xơ giúp chất thải rắn hơn, thành khuôn và giảm thiểu tiêu chảy mà không buộc hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều.
Bánh mì trắng và bánh quy
Khi đường ruột hoạt động trở lại như bình thường, bạn nên bổ sung những sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc thô. Tuy nhiên, khi đang bị tiêu chảy bạn nên lưu ý chọn thực phẩm đã được tinh chế như bánh mì hay các loại bánh quy. Quá trình loại bỏ vỏ thô bên ngoài ngũ cốc giúp thực phẩm tinh chế này trở nên dễ tiêu hóa hơn. Bên cạnh đó, lượng muối có trong các loại bánh quy sẽ giúp phục hồi sự cân bằng điện giải trong cơ thể của bạn
Thịt gà
Theo nghiên cứu, thịt gà có chứa các chất dinh dưỡng như protein, sắt, kẽm, selen… Bổ sung thịt gà vào thực đơn giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe sau những ngày đại tiện phân lỏng. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên chế biến món gà rán, gà xào bởi việc sử dụng nhiều dầu mỡ gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa của người bệnh. Tốt nhất nên chế biến dưới dạng hấp, luộc và bỏ hết mỡ và da.
Táo
Táo là loại trái cây rất nhiều người yêu thích. Không chỉ rất ngon miệng, dễ ăn mà táo còn hàm lượng chất xơ hòa tan pectin cao. Pectin giúp làm chậm quá trình bài tiết của đường ruột, giảm các triệu chứng của tiêu chảy. Bên cạnh đó, táo còn chứa lượng đường tự nhiên cùng các vitamin C giúp bù lại lượng dinh dưỡng do mất cân bằng điện giải của cơ thể. Khi bị tiêu chảy cấp, bạn có thể ăn táo hoặc sử dụng sốt táo hàng ngày để làm giảm triệu chứng tiêu chảy và ổn định tiêu hóa.
Sữa chua
Khi bị tiêu chảy bạn nên hạn chế tiêu thụ những sản phẩm từ sữa. Đây là lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng đối với bệnh nhân bị tiêu chảy. Tuy nhiên, sữa chua lại là ngoại lệ. Bạn nên chọn các loại sữa chua có chứa vi khuẩn sống. Bởi đây là nguồn thực phẩm chứa các probiotic giúp khôi phục lại sự cân bằng vi khuẩn trong đường ruột rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Trong quá trình lên men, một số vi khuẩn trong sữa chua tạo ra enzym proteaza, giúp hệ tiêu hoá làm việc tốt hơn. Mặt khác, đường lactose chuyển hóa thành acid lactic trong sữa chua cũng giúp tăng số lợi khuẩn trong đường ruột.
Quả việt quất
Tương tự như táo, việt quất có tác dụng rất tốt đối với người bị tiêu chảy cấp. Lượng tanin dồi dào trong loại quả này hoạt động như chất làm se, giúp co khít các tế bào, hạn chế viêm nhiễm, loại trừ tiết dịch và chất nhầy. Bên cạnh đó, lượng chất anthocyanoside có công dụng kháng khuẩn khá hiệu quả.
Việt quất còn là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa và chất xơ hòa tan pectin rất tốt cho sức khỏe người bệnh, làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn.
Quả ổi
Lượng tanin dồi dào có trong quả ổi làm hạn chế tình trạng đi ngoài. Bên cạnh đó, lượng vitamin C và chất chống oxy hóa trong loại quả này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể mau chóng hồi phục sau khi bị tiêu chảy.
Bổ sung nước
Một điều quan trọng nhất trong điều trị tiêu chảy cấp là đề phòng mất nước. Các bác sĩ khuyên khi bị đi ngoài nhiều lần trong ngày nên bổ sung lượng nước nhiều hơn bình thường. Tốt nhất là nước đun sôi để nguội, nước cháo muối, nước gạo rang… Nếu đi ngoài nhiều, bị mất nước nên sử dụng oresol (pha theo hướng dẫn) để bổ sung điện giải, phòng mất nước và phục hồi sức khỏe tốt hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung một số loại nước như sau:
☛ Tham khảo thêm: Bị tiêu chảy cấp uống thuốc gì để mau khỏi bệnh
Tiêu chảy cấp không nên ăn gì?
Một số thực phẩm khi dung nạp vào cơ thể có thể khiến tiêu chảy cấp trở nên tồi tệ hơn. Hãy tránh xa một số thực phẩm sau đây:
Đồ ăn nhiều chất béo
Thực phẩm nhiều chất béo làm gia tăng tốc độ co bóp của ruột, khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên tránh các thực phẩm có chứa nhiều chất béo như thịt mỡ, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, thực phẩm có chứa kem béo… Thay vào đó nên lựa chọn thịt nạc như thịt lợn, thịt gà trắng, súp làm từ nước dùng sẽ tốt hơn so với súp làm từ kem.
Thực phẩm gây đầy hơi
Một số loại thực phẩm khi ăn vào có thể gây đầy hơi như bông cải xanh, súp lơ trắng, hành, đào, lê, mận, một số loại trái cây khô (mơ khô, mận khô, nho khô…). Bị đầy hơi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hơn, triệu chứng tiêu chảy trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên tránh những thức ăn này cho tới khi tình trạng bệnh ổn định. Thay vào đó, nên sử dụng thực phẩm như rau chân vịt, bí, dưa lưới…
Chất làm ngọt nhân tạo
Một số chất làm ngọt nhân tạo và chất thay thế đường có thể có tác dụng nhuận tràng. Chúng có thể làm tăng khí và gây đầy hơi không tốt đối với người đang bị tiêu chảy.
Người bệnh cần tránh các thự phẩm thường thấy có chứa chất làm ngọt nhân tạo như nước ngọt, kẹo cao su, soda ăn kiêng… Thay vào đó, hãy uống nước lọc, trà không đường, trà thảo mộc…
Sản phẩm từ sữa
Hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa, đặc biệt trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu không dung nạp lactose sẽ càng khó tiêu hơn. Trong các sản phẩm từ sữa có chứa một loại đường là lactose. Cơ thể chúng ta tiêu hóa đường lactose bằng một loại enzyme gọi là lactase. Khi bị tiêu chảy khiến cơ thể cạn kiệt men lactase. Đường lactose không được tiêu hóa có thể làm tăng khí, đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy.
Thực phẩm không an toàn
Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy. Khi đang bị tiêu chảy cần phải lựa chọn thực phẩm cẩn thận có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo độ tươi ngon, không bị ô nhiễm, bảo quản và chế biến an toàn.
Đồ uống chứa chất kích thích
Các loại đồ uống như: rượu, cà phê và nước có gas không gây tiêu chảy nhưng chúng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa. Người bệnh nên tránh các loại đồ uống này cho đến khi tình trạng bệnh ổn định. Thay vào đó, nên uống nước lọc, nước dừa, nước trà thảo mộc, dung dịch điện giải… phòng mất nước do tiêu chảy.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn người tiêu chảy cấp
Bù nước và điện giải: nước lọc, nước khoáng, nước oresol (ORS), nước cơm, nước rau quả.
Từ từ nâng dần khối lượng thức ăn nhằm đảm bảo cung cấp cho cơ thể đủ nước và điện giải, năng lượng, protein, vitamin… Ăn từ lỏng sang đặc, chủ yếu là bột ngũ cốc, bột khoai lang, khoai lang nghiền; thịt nạc, nước rau quả, sữa chua.
Không dùng các thức ăn dễ gây lên men và sinh hơi trong đường ruột, khó hấp thụ như trứng, sữa, thịt mỡ, chất béo, rau có nhiều chất xơ.
Xây dựng thực đơn trong tiêu chảy cấp (gồm 3 giai đoạn):
Giai đoạn đầu: 24-48 giờ (chủ yếu là bù dịch)
Giai đoạn này cơ thể bị mất nước và điện giải nhiều do tiêu chảy, cần cho uống ORS kết hợp truyền dịch mặn, ngọt. Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống đủ nước, điện giải để chống lại sự mất nước, mất muối đồng thời mang lại một số tối thiểu calo. Năng lượng khoảng 800kcalo, protein khoảng 15g.
Giai đoạn 2: bệnh nhân đã đỡ tiêu chảy.
Bổ sung thực phẩm trong ngày sao cho tổng năng lượng đưa vào: 1.200kcalo trở lên. Trong đó:
- Đạm (protein): 30g (khoảng 0,6g/kg/ngày)
- Bột đường 250g trở lên; chất béo: 10g;
- Muối nêm vừa miệng; nước uống theo nhu cầu, thêm nước quả.
Giai đoạn 3 (giai đoạn phục hồi)
Ăn theo chế độ ăn bình thường có tăng đạm, calo, vitamin.
☛ Tham khảo thêm: Tiêu chảy kéo dài – Nguyên nhân, cách điều trị
Một số món ăn tốt cho người tiêu chảy cấp
Người bệnh tiêu chảy cấp cần nhiều nước hơn so với bình thường để bù lại lượng dịch mất qua nôn và đi ngoài. Bên cạnh bù nước và điện giải, người bệnh cần được bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm. Chế biến dưới dạng lỏng, mềm, dễ tiêu như cháo thịt gà, cháo thịt lợn nạc với cà rốt, khoai tây, bí đỏ… giúp dễ tiêu, dễ hấp thu.
Dưới đây là một số món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, bù nước cho cơ thể và cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp người bệnh tiêu chảy cấp nhanh chóng hồi phục.
1. Cháo muối
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo tẻ 50g, muối 5g, nước 500ml.
Cách chế biến: Gạo vo sạch và cho vào nồi, thêm nước rồi đun sôi 20 – 30 phút cho tới khi gạo nở ra rồi gạn lấy nước uống.
2. Súp cà rốt
Nguyên liệu chuẩn bị: Cà rốt 300g, đường 30g, muối 5g.
Hướng dẫn chế biến: Rửa sạch cà rốt, thái nhỏ, nấu chín rồi xay nhuyễn. Cho cà rốt vào nồi, thêm nước vừa đủ, thêm chút đường và muối rồi đun sôi lại. Để nguội dần và sử dụng.
3. Cháo thịt nấu cà rốt
Nguyên liệu chuẩn bị: Thịt gà hoặc thịt lợn nạc 50g, gạo tẻ 100g, cà rốt ½ củ, gia vị vừa đủ.
Hướng dẫn chế biến: Vo sạch gạo rồi cho vào nồi, đổ thêm nước nấu cho tới khi gạo nở bung. Sau đó, gọt sạch vỏ cà rốt, thái nhỏ hạt lựu, cho vào nồi hầm cùng cháo. Thịt gà hoặc thịt lợn băm nhỏ, ướp gia vị 15 phút. Cho thịt vào nồi đun sôi lại khoảng 5 phút, nêm gia vị là có thể dùng được.
4. Cháo thịt gà, bí đỏ
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo tẻ 100g, thịt gà 50g, bí đỏ 50g, gia vị vừa đủ.
Hướng dẫn chế biến: Vo sạch gạo rồi cho vào nồi, đổ nước và nấu cho tới khi gạo nở bung. Băm nhỏ thịt gà, ướp gia vị 15 phút. Bí đỏ thái miếng, hấp chín, tán nhuyễn hoặc thái nhỏ cho vào nồi nấu cùng cháo cho nhừ. Sau khi cháo chín nhừ, cho thịt gà vào quấy đều, đun sôi thêm 5 phút và nêm gia vị dùng.
5. Cháo cà rốt, khoai tây
Nguyên liệu chuẩn bị: Gạo tẻ: 100g, khoai tây 50g, cà rốt 50g, thịt lợn nạc 50g, gia vị vừa đủ.
Hướng dẫn thực hiện: Gạo vo sạch và cho vào nồi, đổ nước vào nấu cho tới khi gạo nở bung. Cho cà rốt và khoai tây thái nhỏ vào nồi hầm cùng cháo. Thịt lợn băm nhỏ, ướp gia vị khoảng 15 phút. Sau khi cháo chín nhừ cho thịt vào và đun sôi 5 phút là dùng được.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất