Thuốc điều trị viêm đại tràng khi mang thai có những loại nào?
Viêm đại tràng là tình trạng viêm ruột xảy ra khi lớp niêm mạc của ruột già hoặc trực tràng bị viêm. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ mắc bệnh vẫn có thể mang thai bình thường và sinh con khỏe mạnh. Vậy, bị viêm đại tràng khi mang thai sẽ điều trị như thế nào để hiệu quả, an toàn cho cả mẹ và bé? Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên.
Mục lục
1. Nguyên nhân viêm đại tràng là do đâu?
- Vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sống không được đảm bảo.
- Nhiễm khuẩn đường ruột do táo bón kéo dài làm phân tích tụ lại tạo thành những ổ vi khuẩn gây viêm nhiễm.
- Rối loạn tâm lý, thường xuyên lo âu, căng thẳng, suy nghĩ… dẫn đến mất ngủ làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hoá. Rối loạn tiêu hoá cũng là một trong những triệu chứng của viêm đại tràng.
- Tự ý dùng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ, thuốc kháng sinh sử dụng lâu ngày dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột.
- Tiền sử gia đình, nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng có thể cao hơn 30% nếu có người thân mắc bệnh này.
2. Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng khi mang thai
- Tình trạng rối loạn tiêu hoá như đi tiêu lỏng hoặc khẩn cấp, có thể táo bón hoặc lỏng xen kẽ.
- Đau âm ỉ phần bụng dưới. Cơn đau sẽ xuất hiện khi đi đại tiện hoặc sau khi ăn.
- Đầy hơi, chướng bụng, căng tức bụng, có cảm giác khó chịu dọc khung đại tràng.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng, toàn thân mệt mỏi.
- Tâm lý bất ổn, cáu giận thất thường, bất an…
☛ Tham khảo thêm: Đừng nhầm lẫn giữa viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích!
3. Điều trị viêm đại tràng khi mang thai bằng Tây y
Phụ nữ mang thai bị viêm đại tràng có khả năng cần dùng thuốc tây để kiểm soát bệnh. Dưới đây là một số thuốc được phép sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho con bú:
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh hay còn được gọi là thuốc kháng khuẩn, được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm đại tràng.
Metronidazole:
Metronidazole là kháng sinh dùng để điều trị các tình trạng nhiễm trùng hoặc ký sinh trùng ở dạ dày, đường tiêu hóa được sử dụng trong trường hợp viêm đại tràng. Metronidazole nằm trong nhóm B đối với phụ nữ có thai (hiện không có bằng chứng về tác hại cho thai nhi). Tuy nhiên, vẫn chống chỉ định sử dụng metronidazole trong quý thứ nhất của thai kỳ.
Thuốc có dạng viên nén dùng đường uống với hàm lượng 250mg, 500mg và thuốc tiêm 500mg/100ml.
Dùng thuốc metronidazol 250 mg/lần, 3 – 4 lần/ngày hoặc 500 mg/lần, 2 lần/ngày. Thông thường chỉ được tiêm tĩnh mạch nếu thai phụ không thể điều trị bằng đường uống.
Thuốc có thể có một số tác dụng phụ như:
- Rát nhẹ hay đau nhức.
- Tê hoặc cảm giác ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân.
- Ho, ngạt mũi, đau họng, triệu chứng cảm lạnh.
- Các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, chán ăn.
5-aminosalicylate (5-ASA)
Aminosalicylate là một nhóm thuốc trị viêm đại tràng khá phổ biến, còn được biết đến qua tên gọi 5-ASA, vì chúng có chứa axit 5-aminosalicyclic với tác dụng chống viêm.
Có 2 dạng bào chế là: thuốc đạn 250mg, 500mg, 1000mg và viên nén 250mg, 400mg, 500mg.
Dùng thuốc viên bằng đường uống, nên uống với nhiều nước lọc. Đặt thuốc đạn vào hậu môn (trực tràng), nằm yên trong vài phút để thuốc thẩm thấu hoàn toàn.
Các nghiên cứu cho thấy thuốc 5-ASA an toàn khi dùng trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Steroid
Tác động qua cơ chế giảm viêm sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng. Liều thuốc cao ban đầu sẽ được giảm từ từ và dừng hẳn khi hết triệu chứng. Steroid dùng đường bơm hoặc đặt hậu môn cho trường hợp bệnh tái phát nhẹ, dùng đường tiêm khi bệnh có biểu hiện nặng hơn.
Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng có thể có sự gia tăng rất nhỏ nguy cơ sứt môi hoặc hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh của những bà mẹ dùng thuốc uống steroid trong 13 tuần đầu của thai kỳ nhưng các nghiên cứu sâu hơn đã không chỉ ra điều này. Phụ nữ dùng steroid trong thời kỳ mang thai có thể dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và huyết áp cao, mặc dù những tình trạng này có thể được phát hiện và quản lý bằng việc thăm khám y tế thường xuyên.
Azathioprine và 6-mercaptopurine
Là loại thuốc ức chế miễn dịch được cho phép sử dụng trong thai kỳ. Thuốc này có thể sử dụng đường tiêm hoặc uống trong điều trị viêm đại tràng. Các nghiên cứu ở bệnh nhân viêm đại tràng không cho thấy sự gia tăng dị tật bẩm sinh khi sử dụng các loại thuốc này.
Phụ nữ dùng azathioprine và 6-mercaptopurine có thể cho con bú. Chỉ một lượng rất nhỏ thuốc bị truyền qua đường sữa mẹ và hầu như không có sau bốn giờ từ khi uống thuốc.
Infliximab
Infliximab là thuốc có tác dụng làm giảm viêm trong các trường hợp bị viêm đại tràng, viêm ruột…
Thuốc được bào chế ở dạng thuốc bột đông khô pha tiêm 100mg. Điều trị viêm đại tràng thông qua đường tĩnh mạch. Một số người sau khi tiêm xong Infliximab sẽ cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, dị ứng phát ban…
Nếu đang sử dụng một trong những loại thuốc này, em bé không nên tiêm vắc xin sống (virus rota) trong sáu tháng đầu đời, mặc dù tất cả các loại vắc xin khác có thể được tiêm đúng lịch.
Adalimumab
Thuốc này có tác dụng làm giảm đau và sưng ở một số bệnh về đường tiêu hoá như viêm đại tràng, được sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Adalimumab có dạng bào chế là dung dịch 40 mg/0.8 ml dùng tiêm tĩnh mạch. Người dùng thuốc có thể gặp phải một trong những dấu hiệu dị ứng như: khó thở, phát ban, sưng mặt, môi, lưỡi, họng…
Thuốc được phát hiện với một lượng rất nhỏ trong sữa mẹ, nhưng ở mức độ cực kỳ thấp nên vẫn được phép dùng trong giai đoạn cho con bú.
Certolizumab pegol
Là một loại thuốc kê theo toa được gọi là thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u, có thể làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch thông qua tiêm tĩnh mạch và thường được sử dụng trong điều trị viêm đại tràng. Không có sự gia tăng các dị tật bẩm sinh được báo cáo khi sử dụng certolizumab. Nhưng thai phụ có thể gặp một số tác dụng phụ như: đau đầu, buồn nôn, choáng váng…
Thuốc có khả năng vẫn tồn tại một lượng rất nhỏ trong sữa mẹ, nhưng hàm lượng rất thấp nên vẫn có thể cho con bú. Đây cũng là một trong số những thuốc được sử dụng cho bà mẹ mang thai.
☛ Đọc thêm: Hỏi đáp cùng chuyên gia: Tư vấn chi tiết về bệnh viêm đại tràng
4. Hỗ trợ bằng liệu pháp tự nhiên
Mẹ bầu mắc một số bệnh lý cần phải điều trị thường lo ngại đến vấn đề sử dụng thuốc tây gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, sử dụng các bài thuốc từ thiên nhiên sẽ đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Có rất nhiều kinh nghiệm dân gian được sử dụng để chữa trị bệnh viêm đại tràng phù hợp với phụ nữ mang thai. Sau đây là một số bài thuốc mà thai phụ có thể tham khảo áp dụng:
Bài thuốc từ mật ong và nước ấm
- Mật ong nguyên chất
- Nước ấm
Phụ nữ mang thai có thể sử dụng mật ong nguyên chất pha cùng nước ấm một lượng vừa đủ và uống vào mỗi buổi sáng khi vừa thức dậy. Có ý kiến cho rằng nên uống sau khi vệ sinh cá nhân xong nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì nên uống nước ấm mật ong ngay sau khi thức dậy là tốt nhất. Mật ong sẽ bám vào thành đại tràng giúp bảo vệ lớp niêm mạc.
Bài thuốc từ vừng đen
Thành phần nguyên liệu:
- Vừng đen
- Mật ong
Sự kết hợp giữa vừng đen và mật ong là lựa chọn an toàn cho phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm đại tràng. Bài thuốc này giúp giảm đau co thắt đại tràng, tiêu viêm hiệu quả mà thực hiện lại đơn giản. Chỉ cần rang vừng đen rồi bảo quản trong lọ thuỷ tinh, khi sử dụng trộn vừng đen cùng mật ong ăn một lượng vừa đủ từ 2g – 3 g mỗi ngày.
Bài thuốc nước gạo rang
Gạo tẻ vo sạch để ráo nước rồi rang vàng, khi gạo chuyển sang màu cánh gián và có mùi thơm là được. Thêm một lương nước phù hợp với lượng gạo và đun sôi trên bếp 2 đến 3 phút. Chắt lấy nước và bỏ đi phần bã. Thai phụ uống liên tục nước gạo rang trong ngày thay nước lọc thông thường. Bài thuốc này không chỉ trị chứng tiêu chảy mà còn giúp thai phụ bổ sung thêm nhiều dưỡng chất như B1, protein tốt cho cả mẹ và bé.
Bài thuốc từ bạch truật
Bạch truật còn được gọi là truật, sinh bạch truật, sơn khương, sơn liên… là cây thảo, sống nhiều năm, cao 40 – 60cm, thường được thu hoạch vào tháng 6 – 7 ở đồng bằng và tháng 12 ở các tỉnh miền núi.
Bạch truật giúp kiện tỳ ích khí, táo thấp, lợi thuỷ, an thai… chủ trị tiêu hoá kém, bụng chướng tiêu chảy, phù thũng, động thai. Liều lượng dùng một ngày từ 6g đến 12g dạng thuốc sắc hoặc bột, bạch truật sao cám tẩm mật ong có tác dụng kiện tỳ, sao cháy có tác dụng chỉ huyết. Do đó, rất phù hợp với phụ nữ mang thai bị viêm đại tràng.
Thảo dược dân tộc hỗ trợ điều trị viêm đại tràng
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ và tập trung vào chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng như dưới đây/
5. Lưu ý trong sinh hoạt ăn uống
Dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng kém có thể làm tăng nặng các triệu chứng. Một số loại thực phẩm và đồ uống chứa cồn hay nước uống có ga sẽ khiến chứng viêm đại tràng trở nên tồi tệ hơn.
Bác sĩ có thể khuyên phụ nữ mắc bệnh viêm đại tràng khi mang thai chuyển sang chế độ ăn ít chất xơ khi các triệu chứng bùng phát. Tuy nhiên, trong thời kỳ thuyên giảm của bệnh vẫn nên đảm bảo chất xơ trong khẩu phần ăn, chất xơ nên được chế biến ở dạng mềm giúp thai phụ dễ dàng đi tiêu hơn. Thực phẩm phù hợp trong khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai bị viêm đại tràng có thể bao gồm:
- Cơm trắng
- Ngũ cốc tinh chế, chẳng hạn như bánh mỳ trắng
- Mỳ ống
- Thịt nạc và cá
- Trứng
Đối với phụ nữ mang thai thì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng ngay cả khi không bị viêm đại tràng. Thức ăn có thể mềm, nhạt nhưng tuyệt đối không được cay nóng và quá nhiều dầu mỡ. Điều quan trọng vẫn là hướng tới một chế độ dinh dưỡng đa dạng bao gồm tất cả các nhóm thực phẩm.
Để phòng ngừa bệnh phát triển theo chiều hướng xấu, thai phụ nên tránh những thực phẩm và các chất dưới đây:
- Thức uống có cồn, nước uống có ga, các chất kích thích như rượu, bia, cafe…
- Thức ăn cay nóng, thức ăn khó tiêu nhiều dầu mỡ, đồ ăn sống chế biến qua loa không đảm bảo vệ sinh…
- Thai phụ bị viêm đại tràng không nên sử dụng những thực phẩm chứa sorbitol có trong đồ ăn kiêng, kẹo cao su… bởi những thực phẩm này sẽ làm cho tình trạng tiêu lỏng trở nên nghiêm trọng.
- Hạn chế ăn những món từ sữa.
- Tránh các loại đậu hay chế phẩm từ đậu.
- Các loại trái cây có cùi hoặc hạt.
- Thực phẩm có chứa lưu huỳnh hoặc sunfat.
- Hạn chế chất béo, thức ăn giàu chất béo thường gây tiêu chảy, đặc biệt là ở những người bị viêm đại tràng.
☛ Tìm hiểu thêm: Bị viêm đại tràng – nên hay không nên ăn chuối?
Vận động
Cần vận động như đi tản bộ, tập những động tác thể dục nhẹ nhàng giúp tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hoá.
Ổn định tâm lý
Phụ nữ khi mang thai tính tình thường có sự thay đổi, có thể stress hoặc cáu giận vô cớ. Đều này sẽ làm hệ tiêu hoá phải chịu một áp lực lớn dẫn đến tình trạng bệnh viêm đại tràng có thể tồi tệ hơn. Do đó, giữ một trạng thái tâm lý ổn định và thoải mái trong thai kỳ cũng là góp phần để mẹ và em bé khoẻ mạnh.
Theo dõi tình trạng sức khoẻ của mẹ và em bé định kỳ
Tình trạng sức khoẻ của em bé được theo dõi khi khám sức khoẻ định kỳ trong suốt thai kỳ. Phụ nữ mang thai trên 24 tuần nên theo dõi chuyển động của thai nhi hàng ngày. Nếu thai nhi có những dấu hiệu bất thường cần liên hệ với bác sĩ sản khoa ngay lập tức.
Bổ sung vitamin C và probiotic
Phụ nữ khi mang thai thường sẽ bổ sung sắt và canxi. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai bị viêm đại tràng thì ngoài bổ sung sắt và canxi thai phụ nên bổ sung thêm lợi khuẩn hỗ trợ hệ tiêu hoá và vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng. Loại vitamin này có thể có tác dụng bảo vệ ruột của bạn và giúp chúng lành hoặc phục hồi nhanh hơn sau khi bệnh bùng phát. Những người ăn chế độ giàu vitamin C có thời gian thuyên giảm bệnh viêm đại tràng lâu hơn. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm mùi tây, ớt chuông, rau bina và quả mọng.
Probiotic là vi khuẩn sống khi đưa vào cơ thể với số lượng đủ sẽ sinh ra các hiệu quả có lợi cho sức khoẻ. Chế phẩm probiotic còn được gọi là men tiêu hoá. Đây không phải là thuốc mà được xếp vào nhóm chất giúp tăng cường khả năng hấp thu, giảm thiểu những rối loạn tiêu hoá bởi điều trị kháng sinh, chống táo bón, đầy hơi, chướng bụng…
Trên đây là một số thông tin, cách khắc phục và điều trị bệnh viêm đại tràng đối với phụ nữ mang thai. Chỉ cần tham khảo và áp dụng những thông tin trên, mẹ bầu hoàn toàn yên tâm và có một thai kỳ khoẻ mạnh.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.uptodate.com/contents/inflammatory-bowel-disease-and-pregnancy-beyond-the-basics
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/317836#identifying-inflammatory-foods
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất