Táo bón hơn 1 tuần điều trị sao cho nhanh khỏi?
Táo bón hơn 1 tuần là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi, gây ra không ít phiền toái cho sức khỏe và công việc của bạn. Bạn hoàn toàn có thể điều trị táo bón nhanh chóng bằng những thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống và lối sống.
Mục lục
Nguyên nhân gây ra táo bón
Thông thường, người bị táo bón có số lần đi tiêu ít hơn ba lần mỗi tuần. Tuy nhiên, tần suất đi nặng của mỗi người khác nhau, có người đi tiêu nhiều lần trong ngày, trong khi những người khác chỉ đi tiêu một đến hai lần một tuần. Các đặc điểm xác định bạn bị táo bón hay không bao gồm:
- Bạn đi tiêu ít hơn ba lần một tuần.
- Phân thường lớn, khô, vón cục, cứng.
- Khó đi tiêu, có cảm giác đau rát hậu môn.
- Đi ngoài ít phân hơn bình thường và luôn có cảm giác còn chất thải trong ruột.
- Đầy hơi, buồn nôn, chán ăn.
- Đau, chuột rút ở bụng.
Táo bón xảy ra do đại tràng của bạn hấp thụ quá nhiều nước từ chất thải dẫn đến phân bị khô cứng, khó đẩy ra khỏi cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây ra táo bón, bao gồm nguyên nhân do lối sống, sử dụng thuốc, tình trạng bệnh lý và mang thai.
Các nguyên nhân phổ biến gây táo bón hơn 1 tuần do lối sống gồm:
- Ăn ít rau xanh, thực phẩm chứa chất xơ.
- Uống không đủ nước.
- Không tập thể dục thường xuyên, ít vận động.
- Ăn nhiều sữa và các thực phẩm từ sữa.
- Thay đổi thói quen thường ngày, chẳng hạn như đi du lịch, ăn uống và ngủ nghỉ vào những thời điểm khác với lịch sinh hoạt thông thường.
- Nhịn đi tiêu khi có nhu cầu. Trường hợp này phổ biến với người làm việc công sở.
Các loại thuốc có thể gây táo bón gồm:
- Thuốc giảm đau mạnh có tính gây nghiện như codeine, oxycodone.
- Thuốc chống viêm phi steroid như ibuprofen, naproxen.
- Thuốc chống trầm cảm, bao gồm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng.
- Thuốc kháng acid có chứa calci hoặc nhôm.
- Thuốc bổ sung sắt.
- Thuốc chống dị ứng, chẳng hạn như thuốc kháng histamin.
- Một số thuốc huyết áp (thuốc chẹn kênh calci như verapamil, nifedipine).
- Thuốc chống co giật, động kinh như phenytoin.
- Thuốc chống nôn như ondansetron.
Táo bón hơn 1 tuần cũng có thể do tình trạng bệnh lý như:
- Viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính.
- Hội chứng ruột kích thích.
- Ung thư trực tràng.
- Các vấn đề về nội tiết như ure tăng, tăng calci huyết, tiểu đường.
- Bệnh Parkinson, đột quỵ.
- Tắc ruột.
- Bệnh lupus.
☛ Chi tiết tại: Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
Táo bón hơn 1 tuần có thể gây hậu quả gì?
Đại tràng là nơi chứa các chất thải, có thể co dãn để chứa một lượng lớn trong trường hợp bạn bị táo bón. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón kéo dài thường xuyên, bạn có nguy cơ gặp phải các hậu quả sau:
- Sưng tĩnh mạch, viêm trực tràng dẫn tới bệnh trĩ.
- Nứt kẽ hậu môn gây chảy máu.
- Tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn trong chất thải gây ra (được gọi là tình trạng viêm túi thừa).
- Tổn thương sàn chậu do phân gặp khó khăn khi di chuyển. Các gân cơ ở sàn chậu giúp kiểm soát bàng quang của bạn. Rặn quá nhiều trong một thời gian dài có thể khiến nước tiểu rò rỉ từ bàng quang, gây tình trạng tiểu không kiểm soát do căng thẳng.
- Thủng ruột: Phân dư thừa ứ lại trong ruột gây áp lực lớn lên ruột. Điều này có thể làm cho ruột bị thủng hoặc rách. Khi đó, các chất thải có thể tràn vào khoang bụng gây ra các triệu chứng viêm nhiễm nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
- Tăng nguy cơ biến cố tim mạch: Táo bón kéo dài làm tăng rủi ro mắc bệnh tim mạch như gây ra cơn đau tim.
Nếu bạn bị táo bón hơn 1 tuần hoặc hơn, bạn cần điều trị y tế hoặc cải thiện bằng các biện pháp tự nhiên để tránh hậu quả nghiêm trọng.
☛ Tham khảo: Táo bón ra máu do đâu? Cách xử trí?
Chữa táo bón bằng phương pháp tự nhiên
Hầu hết các trường hợp táo bón nhẹ đến trung bình, bao gồm táo bón hơn 1 tuần bạn đều có thể tự chữa tại nhà.
Thay đổi chế độ ăn uống
Tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của bạn, đối với người lớn, bạn nên ăn khoảng 25 đến 31 gam chất xơ mỗi ngày. Một số nguồn chất xơ tốt gồm:
- Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bánh mì nguyên cám, mì ống, bột yến mạch…
- Các loại đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu tây, đậu nành.
- Trái cây: lê, mận, quả mọng như mâm xôi, việt quất, dâu tây.
- Rau xanh: cà rốt, bông cải xanh, rau cải xanh…
- Các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng, hạt điều.
Bạn cũng cần uống đủ nước mỗi ngày để tránh mất nước và táo bón. Bạn có thể uống nước lọc, nước ép trái cây hoặc rau củ, súp… Sự thay đổi này sẽ giúp phân mềm hơn và dễ dàng đi tiêu hơn.
Ngoài ra, bạn cần tránh các loại thực phẩm sau nếu đang bị táo bón:
- Thức ăn nhanh, đồ ăn chiên dầu mỡ.
- Thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như thức ăn đông lạnh, xúc xích…
- Ăn quá nhiều sữa và sản phẩm từ sữa.
- Uống nhiều cà phê hoặc đồ uống có chứa cafeine.
- Uống quá nhiều rượu: rượu có thể gây mất nước và gây táo bón.
Dưới đây là video những thực phẩm “vàng” trong trị táo bón bạn có thể tham khảo:
Cải thiện thói quen đi vệ sinh
Bạn nên cố định thời gian đi tiêu trong ngày và duy trì nó. Bạn cũng không nên trì hoãn, nhịn đi tiêu khi cảm thấy muốn đi. Để đi tiêu dễ dàng hơn, nếu bạn sử dụng bệ ngồi, bạn có thể gác chân lên một chiếc ghế thấp khi đi tiêu. Việc nâng cao đầu gối hơn hông sẽ giúp đưa chất thải ra ngoài dễ dàng hơn.
Bạn cũng không nên sử dụng điện thoại, đọc báo hay dùng các thiết bị điện tử khác trong khi đi tiêu.
Tập thể dục thường xuyên
Hoạt động thể chất như một phương pháp xoa bóp bên ngoài ruột giúp thúc đẩy nhu động ruột chuyển động nhịp nhàng, trơn tru. Đi bộ, chạy hoặc tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ giúp bạn đi tiêu đều đặn hơn.
Sử dụng thảo dược
Dùng thảo dược trị táo bón hơn 1 tuần là phương pháp dân gian thường được người dân sử dụng. Một số loại thảo dược có khả năng trị táo bón hiệu quả như:
- Cây chó đẻ răng cưa: Cây chó đẻ răng cưa có vị ngọt đắng, tính mát, tác dụng tiêu độc, sát trùng, tiêu viêm tán ứ, dùng trong kích thích tiêu hóa, chữa đau bụng, táo bón và các bệnh về gan.
- Nha đam: Nha đam có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông tiện, sát trùng, trị nhiệt kết, tiện bí. Đây là vị thuốc thường được sử dụng trong chữa táo bón, làm lành vết thương.
- Hạt mã đề: Hạt mã đề có tác dụng chữa bí tiểu tiện, đi tiêu không được.
- Hạt vừng đen: Vừng đen có vị ngọt, tính bình, bổ can thận, ích tinh huyết, dùng chữa suy nhược cơ thể, nhuận tràng, chữa táo bón kéo dài.
- Rau má: Rau má có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, giải độc tiêu sưng, làm thuốc giải nhiệt, thông tiện, dùng trong chữa táo bón.
- Lá mơ lông: Lá mơ lông có vị ngọt, tính bình, tác dụng tiêu thực đạo trệ, dùng trong chữa đau đại tràng (một trong những nguyên nhân bệnh lý dẫn tới táo bón).
- Lá dâu tằm: Lá dâu tằm có tác dụng tăng thẩm thấu nước vào ruột, giúp làm mềm phân và dễ loại bỏ ra khỏi cơ thể.
Điều trị táo bón bằng thuốc
Ngoài các phương pháp tự nhiên, bác sĩ có thể xem xét kê đơn cho bạn thuốc hoặc thực phẩm bổ sung dựa theo nguyên nhân và mức độ bị táo bón của bạn. Một số loại thuốc để điều trị táo bón như:
- Sử dụng thuốc nhuận tràng: Lubiprostone, prucalopride, plecanatide, lactulose, linaclotide…
- Thuốc làm mềm phân như Colace.
- Các loại thuốc điều trị nguyên nhân bệnh lý: thuốc điều trị bệnh viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, thuốc điều trị tăng calci, thuốc điều trị tăng ure máu…
Thuốc trị táo bón có nhiều dạng như viên nang uống, viên nhai, thuốc bột, dung dịch, hỗn dịch, viên đạn đặt trực tràng. Sau khi uống thuốc khoảng 12 đến 72 giờ, thuốc bắt đầu phát huy tác dụng. Thuốc có tác dụng trong khoảng 6 đến 12 giờ.
Thuốc nhuận tràng thường được sử dụng cho người từ 12 tuổi trở lên. Nếu bạn cần sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về lựa chọn thuốc cũng như liều lượng thích hợp.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng táo bón tạm thời và có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Giảm sự thèm ăn.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.
- Nôn mửa, khó tiêu, đầy hơi, sôi bụng.
Việc lạm dụng thuốc nhuận tràng với liều lượng cao trong thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ gặp phải biến chứng như:
- Nhịp tim không đều.
- Thay đổi mức calci, magie, natri và kali, ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể.
- Mất nước.
- Bệnh tim, bệnh thận.
- Mắc bệnh tiêu hóa như viêm ruột thừa, viêm đại tràng, tắc ruột, sa hậu môn, bệnh trĩ.
Trường hợp sử dụng thuốc không có tác dụng, bác sĩ có thể cần thực hiện phẫu thuật để loại bỏ chất thải ra ngoài. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp CT, MRI hoặc chụp X-quang có thể đánh giá mức độ tắc nghẽn là nặng hay nhẹ. Từ đó, bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp y tế hoặc phẫu thuật phù hợp với tình trạng của bạn.
Xem thêm: Táo bón có phải là dấu hiệu mang thai?
Giải pháp giảm táo bón do bệnh đại tràng và hội chứng ruột kích thích
Nếu bạn bị táo bón hơn 1 tuần do mắc bệnh viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích, một giải pháp chuyên biệt giúp giảm nhanh triệu chứng chính là Tràng Phục Linh PLUS.
Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) có thành phần thảo dược tự nhiên, an toàn và ít gây tác dụng phụ, bao gồm: Hoàng bá, bạch thược, bạch truật, bạch phục linh, ImmuneGamma, 5-HTP.
Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng:
- Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích và giảm nhanh các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, đau quặn bụng, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, đi tiêu có chất nhầy, có hoặc không có dính máu trong phân.
- Hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa trong bệnh viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính.
- Giảm triệu chứng của bệnh viêm đại tràng như đại tiện bất thường (tiêu chảy hoặc táo bón, có thể xen kẽ cả hai), sôi bụng, chướng bụng…
– Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) gần nhất, xem: TẠI ĐÂY
Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.
Trên đây là các phương pháp giúp chữa trị táo bón hơn 1 tuần nhanh chóng, hiệu quả. Bạn nên duy trì lối sống lành mạnh để phòng ngừa táo bón quay trở lại. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp nhiều giải pháp chữa táo bón chúng tôi đưa ra.
Bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/digestive-health/constipation-after-surgery
- https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-constipation
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất