Bạn bị sốt kéo theo đó là tiêu chảy mà không nắm rõ được nguyên nhân. Liệu đó là triệu chứng của bệnh gì? Bệnh có nguy hiểm đến tính mạng hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn cũng như một số phương pháp điều trị kịp thời.
Tiêu chảy kèm theo sốt ở người bệnh là gì?
Sốt kèm tiêu chảy là triệu chứng của tiêu chảy cấp tính
Bênh nhân đi ngoài ra phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn 3 lần 1 ngày được chia ra làm hai dạng tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính.
Tình trạng tiệu chảy kèm theo đó là sốt ở người lớn là một trong những dấu hiệu của tiêu chảy cấp tính. Tiêu chảy cấp tính bình thường kéo dài trong từ vài ngày đến vài tuần, số lượng phân nhiều và lỏng hơn.
Bệnh do nhiều nguyên nhân như: Vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, các nhóm nguyên nhân không do nhiễm khuẩn.
Xem thêm: Đau bụng đi ngoài có phải do Covid
Tiêu chảy và sốt ở người lớn có nguy hiểm không?
Tiêu chảy, sốt kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi
Tiêu chảy cấp được thể hiện bằng đi ngoài phân lỏng kèm theo sốt ở người lớn, người bệnh có thể bị đi ngoài phân có nhầy và máu. Nguyên nhân là do các viêm ruột xuất tiết, do ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ra.
Tình trạng tiêu chảy kéo dài kéo theo mất nước và các chất khoáng (chất điện giải). Khi lượng nước không được bổ sung kịp thời do sự chủ quan và thiếu hiểu biết làm bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
Mất nước nhẹ có thể gây triệu chứng khát và khô miệng. Mất nước trung bình đến nghiêm trọng có thể gây hạ huyết áp, có thể gây ngất xỉu,…Nghiêm trọng hơn có thể gây sốc, suy thận, lú lẫn, hôn mê…
Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị trẻ bị tiêu chảy và sốt
Phương pháp điều trị tiêu chảy kèm sốt
Truyền dịch khi bị tiêu chảy, sốt dẫn đến mất nước
Tiêu chảy kèm sốt kéo dài mà không được bổ sung nước và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bệnh.
- Dùng Oresol: Pha uống theo chỉ định tieu chảy cấp nhẹ. Oresol có thể pha thêm đường muối và các ion giúp bạn điều chỉnh rối loạn nước và điện giải trong cơ thể. Nếu trong trường hợp bạn không kịp mua Oresol bạn có thể tự pha nước đường và muối hoặc nước cháo và muối để sử dụng thay thế.
Khi bệnh nặng hơn, người bệnh cần đi truyền tĩnh mạch, bồi phụ nước và các chất điện giải theo các chỉ số điện giải, hematocrit và cả toàn trạng bệnh nhân. Cần hạn chế truyền đường ưu trương.
- Truyền dịch: Bạn nên cung cấp thêm vào cơ thể dung dịch muối Cl, Na đẳng trương, ringer lactate.
- Thuốc tăng huyết áp trong trường hợp người bệnh bị hạ huyết áp.
- Người bệnh có thể dùng một số thuốc cầm tiêu chảy để giảm tình trạng tiêu chảy kéo dài.
Tham khảo sử dụng Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị đau bụng, đi ngoài, rối loạn tiêu hoá và các triệu chứng đại tràng Tràng Phục Linh PLUS
Để được tư vấn về các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, các vấn đề về đại tràng, hội chứng ruột kích thích, mời bạn gọi tổng đài miễn cước 18001506