Bị rối loạn tiêu hóa phải làm gì?
Các bệnh về đường tiêu hóa đã và đang gây nên nhiều nỗi lo ngại trong mỗi chúng ta, đặc biệt là chứng rối loạn tiêu hóa. Vậy khi bị rối loạn tiêu hóa nên làm gì? Tất cả sẽ được làm rõ trong bài viết sau đây.
Khi bị rối loạn tiêu hóa nên làm gì?
Cách sử dụng thuốc khi bị rối loạn tiêu hóa như thế nào?
Có nhiều thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn tiêu hóa, trong đó có cả thuốc Tây y và các bài thuốc dân gian.
Thuốc Tây y
Việc sử dụng thuốc Tây y giống như con dao 2 lưỡi, tuy cho thấy tác dụng nhanh chóng nhưng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho bệnh nhân. Chính vì vậy bác sĩ có thể chỉ định thuốc chữa rối loạn tiêu hóa một cách linh hoạt giúp bệnh nhân giảm bớt các triệu chứng khó chịu và điều trị triệt để căn nguyên của bệnh.
Các loại thuốc Tây y thường được chỉ định trong rối loạn tiêu hóa, chủ yếu là các thuốc điều trị các triệu chứng đi kèm:
- Thuốc giảm đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn
Maalox: Dùng sau ăn 30 – 60 phút.
Domperidon: Dùng thuốc trước ăn 30 phút.
Neopeptine, Lactomin, Enterogemina…: Đây là những loại men tiêu hóa, uống sau bữa ăn khoảng 1h.
- Thuốc điều trị đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy:
Berberin: Nên uống một lần vào buổi sáng trước bữa ăn, và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Dung dịch bù nước và chất điện giải Oresol: Pha thêm nước theo đúng chỉ dẫn ghi trên nhãn. Uống thay nước uống hàng ngày, để bổ sung nước, điện giải
Loperamid: Có tác dụng cầm tiêu chảy. Uống thuốc khi bị tiêu chảy nhiều lần.
Các thuốc điều trị bệnh lý liên quan: trong trường hợp rối loạn tiêu hóa được xác định do các nguyên nhân về bệnh lý, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn các thuốc điều trị các bệnh lý đó: như thuốc điều trị dạ dày, tá tràng…
Thuốc Đông y
Các bài thuốc dân gian chứa Bạch Truật, Hoàng Bá, Bạch Thược, Hoàng Bá… cũng được sử dụng trong điều trị chứng bệnh này đem lại tác dụng tốt.
Bạch truật có tác dụng tốt trong trường hợp rối loạn tiêu hóa
Lưu ý về dinh dưỡng khi bị rối loạn tiêu hóa
Chế độ dinh dưỡng đóng 1 vai trò quan trọng trong quá trình điều trị rối loạn tiêu hóa, dùng thuốc cần đi kèm với một chế độ ăn phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất:
Chế độ dinh dưỡng cần chú trọng vào cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà không làm cho hệ tiêu hóa bị kích thích và bị hoạt động quá tải.
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Người bệnh rối loạn tiêu hóa cần được bổ sung:
- Nên có các món trứng, cá biển, tối thiểu 3 lần/ tuần.
- Uống nhiều nước, bổ sung 2,5 – 3 lít nước trong ngày, có thể sử dụng nước khoáng có nhiều Kali và Magie thì càng tốt.
- Ăn nhiều trái cây, đặc biệt là chuối, ổi để giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy, táo bón xảy ra thường xuyên. Vitamin C trong trái cây giúp các vết loét trên thành ruột hồi phục một cách nhanh chóng hơn.
- Sữa chua là món ăn cần được bổ sung thường xuyên để tạo điều kiện cho lợi khuẩn trong dạ dày phát triển. Tuy nhiên chỉ nên dùng sữa chua mà không nên dùng các loại sữa tươi khác vì dễ gây kích thích dạ dày.
- Ăn nhiều chất đạm, chất xơ, … Ưu tiên thịt “trắng” như thịt gia cầm, tốt hơn nữa là thịt “giả” như đậu hũ, vừa dồi dào chất đạm, vừa là nguồn cung ứng chất vôi cần thiết cho chức năng chống dị ứng của tuyến thượng thận.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, các thực phẩm có chứa nhiều ga, chất coffein. Thực phẩm chứa gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ như đồ ăn nhanh. Thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, bị ôi thiu, bày bán ngoài đường mà không có bảo quản tốt…
Rối loạn tiêu hóa nên kiêng ăn gì?
Với một số thể trạng cơ thể, tùy từng triệu chứng và bệnh lý khác nhau, mà chế độ ăn kiêng của mỗi người cũng khác nhau:
- Cần tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cafe, rượu, ớt
- Các chất có hàm lượng đường cao cũng không nên ăn nhiều.
- Cần tránh cả các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, bạc hà, thịt xông khói, hạn chế ăn thịt chiên…
- Ngoài ra cần tránh thêm các chế phẩm từ sữa động vật, không nên uống sữa khi bị rối loạn tiêu hóa
- Người bệnh không nên sử dụng bánh mỳ, bánh quy, các sản phẩm ngũ cốc. Tránh xa đồ nướng, đồ chiên, đồ uống có cồn…
Rối loạn tiêu hóa không nên ăn các chế phẩm từ sữa
Các yếu tố khác trong chế độ sinh hoạt người bệnh cần chú ý:
- Không nên ăn quá no, càng không nên nạp quá nhiều thức ăn giàu đạm và chất béo cùng lúc. Hãy ăn vừa đủ, ăn chậm và nhai kỹ.
- Đảm bảo ăn uống đúng giờ giấc, có chế độ sinh hoạt, học tập, làm việc nghỉ ngơi hợp lý.
- Tập thể dục không chỉ tốt cho cơ bắp và tim mạch, mà còn giúp cân bằng hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột.
- Người nhà và bệnh nhân cũng nên trang bị cho mình những kiến thức về rối loạn tiêu hóa và cách khắc phục chứng bệnh này để nâng cao sức khỏe.
Gọi ngay tới tổng đài 18001506 (miễn cước) để được tư vấn về cách phòng và chữa trị rối loại tiêu hóa, viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất