Rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua không?
Bệnh rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh thường gặp, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chế độ ăn uống tác động rất lớn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Vậy khi bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua hay không?
Sữa chua có tốt cho tiêu hóa không?
Thành phần của sữa chua
Sữa chua được xem là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa của chúng ta nói riêng, đặc biệt là những người mắc bệnh dạ dày, đường ruột.
Trong thành phần của sữa chua có acid lactic được lên men tự nhiên, acid này có tác dụng tốt giúp gia tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, bản thân trong sữa chua cũng có các protic lợi khuẩn, giúp cung cấp thêm cho hệ vi khuẩn đường ruột, làm tăng hoạt động tiêu hóa.
Trong sữa chua còn có nhiều Canxi, Natri, Kali, Phospho, Kẽm… vitamin C, D và DHA…
Tác dụng của sữa chua đối với hệ tiêu hóa
Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa: Giúp điều hòa nhu động ruột, cải thiện tình trạng tiêu chảy, táo bón; cân bằng hệ vi khuẩn ruột; cải thiện hệ thống miễn dịch.
Cụ thể tác dụng đối với hệ tiêu hóa của các thành phần trong sữa chua như sau:
- Hạn chế tiêu chảy: Sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi thuộc các chủng sinh lactic có khả năng liên kết với các vi nhung mao của ruột, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nhờ tính năng này, các vi khuẩn có lợi tranh chấp các vị trí gắn vào niêm mạc ruột của các vi khuẩn có hại, đồng thời chống lại việc xâm nhập của vi khuẩn có hại vào lớp dịch nhày, bảo vệ ruột. Chính vì vậy, vi khuẩn có lợi trong sữa chua giúp giảm nguy cơ và rút ngắn thời gian bị tiêu chảy.
Sữa chua cung cấp lợi khuẩn đường tiêu hóa
- Hạn chế viêm loét dạ dày: Ở người trưởng thành hoặc trẻ em sử dụng đều đặn sữa chua, độ pH thấp do tác dụng của axit lactic trong sữa chua hạn chế sự phát triển của Helicobacter Pylori (HP). Đồng thời, các vi khuẩn sinh lactic trong sữa chua cũng kìm hãm sự phát triển của Helicobacter Pylori giúp hạn chế nguy cơ viêm loét dạ dày hành tá tràng do xoắn khuẩn này gây ra.
- Tăng sức đề kháng: Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua có thể làm tăng số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
- Bảo vệ đường tiêu hóa: Trong sữa chua còn có một loại đạm có nguồn gốc từ beta-casein sữa bò đã lên men, giúp tăng tạo và duy trì lớp dịch nhày bao phủ trên bề mặt ruột non. Lớp dịch nhày này có tác dụng như một lá chắn giúp tăng khả năng bảo vệ ruột non khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào màng ruột.
- Hạn chế táo bón: Bên cạnh việc bổ sung các vi khuẩn sống có lợi, sữa chua còn có các chất xơ (chất xơ này là thức ăn cho các vi khuẩn sinh sinh trưởng, phát triển nên vừa có tác dụng củng cố và hỗ trợ cho sự phát triển của các lợi khuẩn, vừa là yếu tố giúp tăng nhu động ruột tránh táo bón và hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu.
- Cung cấp dinh dưỡng: Sữa chua cũng cung cấp các khoáng chất và vitamin cho cơ thể.
Vì vậy, khi rối loạn tiêu hóa nên ăn sữa chua sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện cả tình trạng tiêu chảy lẫn táo bón và cũng cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên không nên lạm dụng sữa chua, không nên ăn quá nhiều, không phải khi rối loạn tiêu hóa cứ ăn sữa chua càng nhiều càng tốt, lạm dụng như vậy sẽ dẫn tới một số hậu quả như: việc hấp thu quá nhiều đường Lactose có trong sữa chua sẽ có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, chuột rút hoặc tiêu chảy… Ăn sữa chua quá nhiều khiến acid dịch vị tăng quá mức, ảnh hưởng đến dạ dày.
Vậy khi rối loạn tiêu hóa nên ăn sữa chua thế nào cho hợp lý
- Mỗi ngày chỉ nên ăn 1 – 2 hộp sữa chua. Tốt nhất nên ăn sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Buổi tối ăn sữa chua thì sẽ có nhiều lợi ích hơn.
- Không ăn sữa chua lúc bụng đói, đó là lúc độ chua của dịch dạ dày cao nhất, sẽ tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có ích trong sữa chua. Để tránh tác hại này, trước khi ăn sữa chua, ta nên làm giảm độ chua của dịch dạ dày (có nhiều cách như: ăn 1 quả chuối chín hoặc vài miếng đu đủ chín hoặc 1 quả dưa chuột hoặc vài cái bánh quy mặn… rồi uống 1 cốc nước nhỏ 50ml), sau đó mới ăn.
- Không nên làm nóng sữa chua, bởi làm nóng thì sẽ giết chết các vi khuẩn có lợi trong sữa.
- Không được ăn cùng những loại thịt chế biến nhiều dầu mỡ như xúc xích, với lạp xưởng… Bởi vì khi chế biến thịt người ta có cho thêm Nitre, cũng chính là Nitric (III) Axit, khi kết hợp với Amine trong sữa chua sẽ tạo thành N-nitrosamine – một trong những chất gây ung thư rất mạnh.
- Không dùng chung với các loại thuốc khác bởi các chất có trong thuốc kháng sinh, hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh cũng có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.
- Không nên ăn kèm sữa chua với kem: Do các probiotic (lợi khuẩn) trong sữa chua chỉ chịu được nhiệt độ mát khoảng 8 độ C, khi ăn kèm sữa chua với kem, nhiệt độ khi ăn kem chảy là 0 độ C sẽ làm chết các vi khuẩn có lợi này.
Chỉ nên ăn 1 -2 hộp sữa chua mỗi ngày sẽ tốt cho hệ tiêu hóa
Việc ăn sữa chua khi bị rối loạn tiêu hóa sẽ có tác dụng tốt khi sử dụng hợp lý như đã trình bày. Không nên lạm dụng sữa chua sẽ khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa thêm trầm trọng hơn.
Mời bạn gọi tới tổng đài 18001506 để được giải đáp thắc mắc về các rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất