Tiêu chảy đi ngoài nhiều lần phải làm sao?
Chào bác sĩ!
Thời gian gần đây tôi hay bị tiêu chảy đi ngoài nhiều lần, có đợt đi ngoài từ 5 - 7 ngày mới đỡ, được một thời gian tình trạng lại tiếp diễn như vậy. Tôi lo lắng không biết như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Nguyên nhân do đâu khiến tôi tiêu chảy đi ngoài nhiều lần? Làm gì để khắc phục? Tôi cảm ơn nhiều.
Nguyễn Trung ( 43 tuổi - Bắc Giang)
Trả lời
Tiêu chảy đi ngoài nhiều lần do đâu?
1. Do Virus, vi trùng, ký sinh trùng
Tiêu chảy đi ngoài nhiều lần có thể do các nguyên nhân như virus, vi trùng và kí sinh trùng. Khi bạn ăn uống không hợp vệ sinh, sử dụng những thực phẩm chứa các loại vi khuẩn, khuẩn tụ cầu... gây kích thích các mô trong hệ tiêu hóa khiến bạn ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy. Một số loại vi khuẩn thường gặp gây tiêu chảy:- Vibrio cholerae: Gây bệnh tả thường thấy ở nơi có nguồn nước ô nhiễm
- Yersinia enterocolitica: Gây nhiễm trùng Yersin (yersiniosis) thường xảy ra khi ăn thịt, uống sữa bị nhiễm trùng.
- Staphylococcus aureus ( S. aureus ): Thường thấy ở các loại thịt đã qua xứ lí công nghệ và các loại bánh làm bằng sữa.
- Clostridium perfringens: Thường gặp ở các thực phẩm được hâm nóng
- Bacillus cereu: Loại vi khuẩn lây nhiễm qua gạo và đậu, giá sống
- Salmonella: Gặp ở trứng gà, trứng vịt và gia cầm.
- Shigella: Thường được phát hiện trong các nhà giữa trẻ, nông thôn
- Escherichia coli ( E. coli ): Thường nhiễm vào thịt chưa được nấu chín
- Campylobacter jejuni: Thường gặp ở chim, gà, vịt, các nhà có nuôi gia cầm
- Vibrio parahaemolyticus: Thường nhiễm khi ăn các loại hải sản sống, đặc biệt là hàu.
- Virus (viral gastroenteritis): Gây viêm dạ dày ruột
- Rotavirus (là nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy ở trẻ em)
- Adenovirus
- Caliciviruses
- Astrovirus
- Giardia lamblia: Đây là ký sinh trùng gây làm ô nhiễm nguồn nước, đó cũng là nguyên nhân phổ biến của bệnh tiêu chảy ở người đồng tính luyến ái.
- Entamoeba histolytica: Đây là loại vi khuẩn có lây lan khi tiếp xúc trực tiếp qua tay, chân, quan hệ tình dục không an toàn.
- Cryptosporidium: Loại ký sinh trùng lây qua thực phẩm.
2. Không dung nạp đường
Một số người có cơ địa không dung nạp được các loại đường như lactose, fructose dễ có nguy cơ bị tiêu chảy. Các loại đường này thường có trong các loại trái cây, mật ong, sữa và chế phẩm từ sữa… Khi ăn những thực phẩm có chứa các loại đường này dễ dẫn tới hiện tượng tiêu chảy. Bên cạnh đó, nếu cơ thể thiếu các loại men như lactase… cũng dễ gặp vấn đề tiêu chảy.3. Tiêu chảy kéo dài do một bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể
Tiêu chảy kéo dài đôi khi là dấu hiệu của bệnh lý:- Hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, phình đại tràng bẩm sinh, bệnh Crohn, rối loạn tiêu hóa bạch cầu ái toan.
- Bệnh tiểu đường.
- Ung thư gan, ung thư tuyến tụy.
- Bệnh cường giáp.
- Nhiễm trùng máu.
4. Sử dụng thuốc
Trong hệ tiêu hóa luôn tồn tại vi khuẩn với rất nhiều chủng khác nhau. Khi dùng thuốc kháng sinh dài ngày, một số vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt. Từ đó vi khuẩn có hại phát triển trong đường tiêu hóa, tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột, kích hoạt quá trình viêm nhiễm, xuất huyết trong lòng ruột hậu quả là đi ngoài nhiều lần, phân lỏng không thành khuôn hoặc phân sống. Xem thêm: Đi ngoài nhiều lần trong ngày là bệnh gì?Tiêu chảy đi ngoài nhiều lần có nguy hiểm không?
Tiêu chảy đi ngoài chỉ diễn ra 1-2 ngày thì không có gì nghiêm trọng. Người bệnh không cần dùng thuốc, chỉ cần bổ sung nước và có chế độ ăn uống khoa học. Nếu tiêu chảy đi ngoài nhiều lần trong ngày và kéo dài liên tục trong 1-2 tuần mà không được điều trị đúng cách, kịp thời thì dễ gây suy dinh dưỡng, mất nước, sốc phản vệ, suy thận, thậm chí còn đe dọa tới tính mạng. Với trẻ nhỏ, tiêu chảy đi ngoài nhiều lần khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng bị cản trở, sức đề kháng giảm sút, gây suy nhược cơ thể. Đặc biệt, có những trường hợp không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Đối với bà bầu bị tiêu chảy kéo dài đi kèm với những cơn đau quặn bụng sẽ kích thích tử cung co bóp có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Ngoài ra, tiêu chảy kép dài có thể là dấu hiệu tiềm ẩn một bệnh lý nào đó, nếu không được điều trị kịp thời, có thể diễn biến xấu đi và nguy cơ gây ra những biến chứng khôn lường.Tiêu chảy khi nào bạn cần đến khám bác sĩ?
Bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời khi tiêu chảy có kèm theo những triệu chứng dưới đây: Ở trẻ em:- Đi tiểu ít, miệng và da khô.
- Sốt cao, không tỉnh táo và thường buồn ngủ.
- Chân tay lạnh, da dẻ xanh tái nhợt.
- Tiêu chảy kèm theo biểu hiện nôn.
- Phân có dính máu và mủ nhầy.
- Mất nước nghiêm trọng, da khô, môi khô.
- Người mệt mỏi, nôn ói.
- Đi phân đen kèm theo máu.
- Sút cân nhanh.
Tiêu chảy đi ngoài nhiều lần điều trị thế nào?
Bù nước - điện giải
Nếu bạn tiêu chảy mất nước nhẹ thì việc đầu tiên cần thực hiện là phải bù nước bằng cách: Uống nước đun sôi để nguội, sử dụng dung dịch Oresol theo hướng dẫn. Bên cạnh đó có thể uống các loại nước như nước gạo rang, nước cháo loãng, nước trái cây... Khi bị tiêu chảy đi ngoài kéo dài, cơ thể mất nước nghiêm trọng và rối loạn điện giải, lượng nước mất trên 5% trọng lượng cơ thể và việc bù nước bằng đường uống không đủ đáp ứng thì phải bù nước bằng phương pháp truyền tĩnh mạch. Lưu ý: Việc truyền nước tĩnh mạch cần đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và theo dõi để điều trị đúng cách.Sử dụng thuốc tây
Tùy vào nguyên nhân cũng như mức độ tiêu chảy, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho phù hợp. Nếu bạn bị tiêu chảy do nhiễm lỵ trực khuẩn, E.coli, Salmonella thì có thể sử dụng một số kháng sinh: ciprofloxacin, Ofloxacin, Pefloxacin… Còn nếu nhiễm khuẩn tả thì có thể sử dụng: Tetracyclin, Cloramphenicol hoặc Biseptol. Lưu ý: Sự dụng các loại thuốc tây giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, nếu người già, trẻ nhỏ bị tiêu chảy cấp có hệ tiêu hóa kém thì sử dụng kháng sinh dài ngày có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, bạn cần cẩn thận trong việc sử dụng kháng sinh, khi dùng nên tham khảo chỉ định của bác sĩ điều trị nhé.Áp dụng mẹo chữa tiêu chảy
Bài thuốc từ búp ổi Lá ổi chứa nhiều chất tanin có tác dụng làm săn niêm mạc, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động, kháng khuẩn… Bởi vậy, việc dùng lá ổi trị tiêu chảy khá hiệu quả. Cách thực hiện:- Lá ổi non và già: 50g.
- Rửa sạch đem cho vào nồi đun cùng 2 bát nước.
- Đun liên tục trên lửa liu riu cho đến khi còn 1 bát.
- Chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
- 1 nắm lá vối, vỏ ổi rộp: 8g, núm chuối tiêu: 10g
- Rửa sạch đen đun cùng 400ml nước
- Đến khi cạn còn 100ml nước chắt uống làm 2 lần/ ngày
- Nên dùng liên tục khoảng 2-3 ngày sẽ mang lại hiệu quả.
- 5 bông cúc khô đem hãm cùng 500ml nóng trong 10 phút
- Mở nắp và cho thêm 1 thìa cà phê mật ong
- Khuấy đều rồi thưởng thức.
- Hồng xiêm xanh 15-20g đem rửa sạch
- Đun nhỏ lửa cùng 200 ml nước đến khi còn khoảng 100ml thì tắt bếp.
- Chắt lấy nước uống, chia làm 2 lần
- Uống sau ăn khoảng 15 phút.
- Sử dụng bài thuốc 3-5 ngày.
- Vỏ thân cây hồng xiêm: 6-10 g rửa sạch.
- Đun nhỏ lửa cùng 250ml nước đến khi còn khoảng 100ml nước thì tắt bếp.
- Chắt lấy nước uống, chia làm 2 lần.
Bài thuốc từ vỏ cam
Vỏ cam chứa chất pectin giúp điều chỉnh nhu động ruột và kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa giúp cải thiện triệu chứng đầy bụng, tiêu chảy hiệu quả. Cách thực hiện:- 1-2 vỏ quả cam rửa sạch.
- Hãm cùng 250ml nước nóng trong 10-15 phút.
- Uống khi còn ấm.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người tiêu chảy
Chế độ ăn uống hợp lý Khi tiêu chảy kéo dài, cơ thể cần bổ sung lượng nước và dinh dưỡng đã mất. Chính vì vậy, bạn cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng bằng cách:- Nên ưu tiên các món ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo giúp bù nước và tiêu hóa tạo khuôn được nhanh chóng hơn.
- Khi tiêu chảy thuyên giảm, bạn có thể bổ sung thịt nạc, nước rau, bánh mì để bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể.
- Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ bởi đây là những thực phẩm khó tiêu và làm các triệu chứng tiêu chảy của bạn thêm trầm trọng hơn.
- Khi đang bị tiêu chảy bạn cũng nên hạn chế bia, rượu, cà phê, nước ngọt có ga vì chúng gây kích thích đường ruột, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
- Nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp giảm áp lực cho hệ tiêu hóa và các chất dinh dưỡng cũng được hấp thu dễ dàng hơn.
- Nên ăn vào một giờ cố định, không nên bỏ bất cứ bữa nào cho dù không thấy đói, nên ăn chậm, nhai kĩ.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, sử dụng thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn.
- Thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước và sau khi ăn.
Bài viết liên quan
- Đột phá 5-HTP: Triển vọng mới cho Đại tràng co thắt của người Việt
- Dantri.com.vn: Thực hư công dụng hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích của Tràng Phục Linh PLUS
- Hội chứng ruột kích thích dùng men vi sinh hay bào tử lợi khuẩn liệu có đủ?
- Tràng Phục Linh PLUS - Đột phá mới hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt của người Việt
- Soha.vn: 4 sai lầm khi điều trị hội chứng ruột kích thích khiến người mắc mãi không khỏi
Câu hỏi liên quan
- 92.7% người bệnh Đại tràng hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng Tràng Phục Linh PLUS
- MỚI: Tràng Phục Linh PLUS đã có dạng lọ 80 viên, tiết kiệm lên đến 91.000đ
- Chuyên gia lý giải vì sao viêm đại tràng mạn tính hay tái phát
- Bệnh đại tràng tái phát – Nỗi lo của nhiều người dịp Tết
- Đánh giá về Tràng Phục Linh Plus
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Loading...