Hỏi đáp chuyên gia: Đau quặn bụng trên rốn có nguy hiểm không?
Bạn Ngô Bảo Long - Bắc Giang có câu hỏi cần giải đáp:
“Chào chị, em là Long, năm nay 31 tuổi. Khoảng 3 tuần gần đây em thường xuyên bị đau quặn bụng trên rốn, vài ba ngày lại có cơn đau kéo đến. Điều này khiến em ăn không ngon và khó tập trung trong công việc. Em muốn hỏi đau quặn bụng trên rốn có nguyên nhân do đâu? mức độ nguy hiểm của nó như thế nào? Em nên làm gì để chấm dứt tình trạng này ạ? Em xin chân thành cảm ơn.”
Trả lời
- Những nguyên nhân nào thường gây đau bụng quặn trên rốn?
- Khó tiêu
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Viêm dạ dày, tá tràng
- Hội chứng ruột kích thích
- Bệnh viêm đại tràng
- Đau bụng giun
- Nguyên nhân khác
- Bị đau quặn bụng trên rốn thường xuyên có đáng lo?
- Phương pháp chẩn đoán bệnh gây đau quặn bụng trên rốn
- Cách giảm đau quặn bụng trên rốn đơn giản tại nhà
- Nên - không nên làm gì khi bị đau quặn bụng trên rốn?
- Giải pháp chuyên biệt cho bệnh viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích
Những nguyên nhân nào thường gây đau bụng quặn trên rốn?
Thông thường, người bị đau bụng quặn thường cảm thấy đau ngay sau khi ăn. Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc chứng ợ nóng. Đau thượng vị cũng có thể xảy ra do viêm ở đường tiêu hóa, chẳng hạn như viêm dạ dày, viêm đại tràng. Dưới đây là các nguyên nhân gây đau quặn bụng thường gặp:Khó tiêu
Chứng khó tiêu thường xảy ra sau khi ăn. Khi bạn ăn một thứ gì đó, dạ dày sẽ tiết acid để tiêu hóa thức ăn. Đôi lúc, acid dạ dày có thể gây ra kích ứng niêm mạc hệ tiêu hóa. Khó tiêu thường gây ra các triệu chứng như: ợ hơi, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, kèm với cơn đau thượng vị.Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược acid thường gây ra đau rát ở vùng ngực và cổ họng, được gọi là chứng ợ nóng. Bạn sẽ cảm thấy đau quặn bụng trên rốn trong trường hợp này. Ngoài ra, các triệu chứng phổ biến khác của bệnh trào ngược dạ dày thực quản bạn có thể gặp phải bao gồm:- Đau ngực, cảm thấy nóng rát hoặc nhức nhối.
- Cảm giác như có một vật gì mắc trong cổ họng hoặc ngực.
- Cảm thấy vị chua trong miệng.
- Đau họng dai dẳng, khàn giọng, ho.
Viêm dạ dày, tá tràng
Niêm mạc dạ dày hoặc ruột non bị tổn thương do nhiễm khuẩn hoặc do sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau kéo dài (thuốc chống viêm phi steroid NSAID) dẫn tới viêm, loét dạ dày, tá tràng. Tình trạng này gây ra các cơn đau quặn bụng trên rốn thường xuyên, ngoài ra còn kèm theo triệu chứng:- Mệt mỏi.
- Khó thở.
- Chảy máu đường ruột.
- Buồn nôn, chán ăn.
- Ợ chua.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến ruột già. Các dấu hiệu và triệu chứng thường xuất hiện trong một thời gian dài, phổ biến nhất gồm:- Đau bụng quặn trên rốn, chướng bụng.
- Tăng nhu động ruột gây tiêu chảy.
- Xuất hiện chất nhầy và máu trong phân.
- Đầy hơi.
Bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng viêm ở niêm mạc đại tràng, nguyên nhân thường do nhiễm trùng, viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ, phản ứng dị ứng hoặc viêm đại tràng vi thể. Các triệu chứng của viêm đại tràng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, thường gặp:- Đau quặn bụng trên rốn và dọc theo đại tràng.
- Tiêu chảy có hoặc không có máu trong phân.
- Chuột rút.
- Mệt mỏi, ớn lạnh.
- Mất nước.
- Sưng khớp.
Đau bụng giun
Giun đường ruột hay còn gọi là giun ký sinh, gồm các loại giun như: giun đũa, giun kim, giun móc, sán dây… Các triệu chứng phổ biến của giun ký sinh đường ruột là:- Đau quặn bụng trên rốn.
- Tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Đầy hơi, chướng bụng.
- Mệt mỏi.
- Sút cân không rõ lý do.
Nguyên nhân khác
Có nhiều nguyên nhân khác gây đau thượng vị, gồm:- Sử dụng chất kích thích, rượu bia quá nhiều: Uống quá nhiều rượu một lúc hoặc uống trong thời gian dài có thể gây viêm niêm mạc dạ dày, dẫn đến đau quặn bụng trên rốn và các vấn đề tiêu hóa khác.
- Sỏi mật: Bệnh nhân bị sỏi mật thường bị đau dữ dội ở vùng bụng trên rốn sau khi ăn, kèm theo vàng da, đầy hơi, chướng bụng, phân màu đất sét.
- Ăn quá no khiến dạ dày phải giãn nở quá mức, gây áp lực lên các cơ xung quanh dạ dày và dẫn tới tình trạng đau vùng thượng vị.
- Ảnh hưởng của cơn đau thắt ngực, đau tim gây ra đau quặn bụng trên rốn.
- Viêm gan: Viêm gan có thể gây mệt mỏi, đau quặn bụng trên rốn, sốt nhẹ, nước tiểu vàng, đau khớp, buồn nôn và nôn.
- Herpes zoster đường ruột là bệnh nhiễm trùng gây đau dữ dội vùng bụng.
- Ung thư dạ dày hoặc thực quản.
- Viêm tụy.
Bị đau quặn bụng trên rốn thường xuyên có đáng lo?
Các cơn đau quặn bụng trên rốn thường không gây biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Mặc dù vậy, triệu chứng đau quặn bụng trên rốn giống với các triệu chứng đau do bệnh tim mạch. Do đó, bạn không nên chủ quan trong trường hợp này. Một số biến chứng của đau quặn bụng trên rốn gồm:- Ung thư thực quản, dạ dày, đại tràng hoặc các cơ quan khác.
- Hẹp thực quản.
- Nhồi máu cơ tim nếu cơn đau là do đau thắt ngực.
- Kém ăn, ăn không ngon.
- Sự phát triển của các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa.
- Mắc bệnh tiểu đường.
- Tăng huyết áp.
- Cholesterol cao.
- Béo phì.
- Hút thuốc, thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu bia.
- Gia đình có người mắc bệnh tim mạch, đau tim.
Phương pháp chẩn đoán bệnh gây đau quặn bụng trên rốn
Việc chẩn đoán nguyên nhân gây đau thượng vị là điều cần thiết để chấm dứt tình trạng này. Khi đến khám tại cơ sở y tế, bác sĩ có thể hỏi bạn một loạt các câu hỏi để đánh giá mức độ đau và tìm hiểu thêm các triệu chứng khác. Nếu nguyên nhân không rõ ràng, bạn có thể được yêu cầu làm các xét nghiệm sau:- Kiểm tra hình ảnh X-quang, siêu âm hoặc nội soi: giúp phát hiện nhanh chóng các bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích.
- Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng hoặc rối loạn bàng quang.
- Xét nghiệm máu.
- Kiểm tra tim mạch.
Cách giảm đau quặn bụng trên rốn đơn giản tại nhà
Trường hợp bạn chỉ bị đau nhẹ, đã xác định không phải do những nguyên nhân cấp tính và chủ yếu do các vấn đề về tiêu hóa, bạn có thể áp dụng các phương pháp giảm đau nhanh bằng cây thuốc Nam dưới đây:Lá ổi
Nếu bạn bị đau bụng quặn kèm theo đi ngoài nhiều lần thì sử dụng lá ổi giúp cầm tiêu chảy, giảm đau bụng nhanh chóng. Cách thực hiện: lấy một nắm lá ổi, rửa sạch, đun với khoảng nửa lít nước, đun sôi và ủ nhỏ lửa, đến khi lượng nước còn khoảng 200ml thì dừng.Lá bạc hà
Bạc hà có vị cay, tính mát, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, thấu chẩn, sơ can giải uất, dùng trong chữa đau bụng, đầy bụng, hội chứng kích thích tiêu hóa. Cách thực hiện: Bạn có thể ăn kèm lá bạc hà như gia vị trong các bữa ăn để giảm thiểu các cơn đau quặn bụng.Gừng
Gừng tươi có tác dụng chữa bụng đầy chướng, là gia vị quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt. Gừng khô chữa đau bụng quặn, ăn kém tiêu, tiêu chảy và các bệnh rối loạn tiêu hóa khác. Cách thực hiện: Bạn có thể thêm gừng vào nước chấm trong bữa ăn hoặc pha trà gừng để uống mỗi khi bị cơn đau bụng kéo đến. Gừng sẽ giúp giảm nhanh và đẩy lùi cơn đau quặn bụng trên rốn.Ngải cứu
Ngải cứu có vị cay, tính ấm, chỉ huyết, trừ hàn thấp, có tác dụng chữa đau bụng, đau dây thần kinh. Cách thực hiện: Ngải cứu dùng để ăn kèm như rau sống hoặc chế biến thành món ăn.Bạch truật
Bạch truật có vị đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ, ích khí, táo thấp, lợi thủy, thường dùng làm thuốc bổ. Trong dân gian thường sử dụng bạch truật trong hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa như chữa bụng đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy, viêm ruột mạn tính, viêm dạ dày, viêm đại tràng. Từ đó giúp khắc phục nguyên nhân gây ra đau bụng quặn trên rốn.Nghệ
Nếu bạn bị đau quặn bụng trên rốn do đau dạ dày thì nghệ là một lựa chọn tốt, đơn giản dành cho bạn. Nghệ có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng hành khí phá huyết, giúp chữa đau dạ dày.Chườm nóng
Khi bị đau quặn bụng trên rốn, bạn có thể sử dụng cách chườm nóng, giúp giãn mao mạch, tăng cường lưu thông khí huyết, điều hòa chức năng của thần kinh thực vật và giúp thư giãn các cơ co thắt. Đây là cách giảm đau đơn giản, đem lại hiệu quả tức thì. Cách thực hiện: Bạn có thể lấy khăn bọc quanh bình nước ấm, sau đó chườm nhẹ lên vùng bụng. Bạn cần chú ý cẩn thận, tránh gây bỏng.Nên - không nên làm gì khi bị đau quặn bụng trên rốn?
Đau quặn bụng trên rốn có thể do nhiều nguyên nhân sâu xa gây lên. Ngoài điều trị tận gốc các nguyên nhân, bạn cần chú ý:- Khi bị đau quặn bụng trên rốn, bạn không nên ăn các loại thức ăn cứng khó tiêu. Thay vào đó, bạn nên uống nước hoa quả, ăn thức ăn mềm như cháo. Sau khi cơn đau đi qua thì có thể quay trở lại chế độ ăn uống bình thường.
- Ngừng hút thuốc và không dùng chất kích thích như rượu, cafeine.
- Tránh sử dụng các loại thuốc giảm đau nếu không được bác sĩ kê đơn.
- Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
- Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh.
- Nếu bạn bị đau bụng kèm trào ngược dạ dày thực quản, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn và tránh ăn vặt trong khoảng 2 giờ trước khi ngủ.
- Tránh các loại thực phẩm gây ợ chua và các vấn đề dạ dày như thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, đồ uống có cồn…
- Liên hệ với bác sĩ nếu tình trạng đau quặn bụng trên rốn kéo dài hơn 2 giờ.
Giải pháp chuyên biệt cho bệnh viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích
Trường hợp nguyên nhân gây đau quặn bụng trên rốn của bạn do viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích, một giải pháp chuyên biệt giúp hỗ trợ điều trị nguyên nhân gây bệnh chính là Tràng Phục Linh Plus. Tràng Phục Linh Plus (nhãn vàng) có chứa các thành phần giúp giảm nhanh các triệu chứng của viêm đại tràng, bao gồm: ImmuneGamma, bạch truật, bạch thược, bạch phục linh, hoàng bá, 5-HTP. Tràng Phục Linh Plus thích hợp sử dụng cho các đối tượng:- Người bị đau bụng, bao gồm đau bụng quặn trên rốn, đau quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, đau dọc theo đại tràng.
- Người bị đi ngoài nhiều lần, phân nát, có hoặc không kèm theo máu.
- Người mắc hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mãn tính.
- Người sử dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhưng bệnh không biến chuyển.
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/320317#ten-causes-of-epigastric-pain
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - GS. Đỗ Tất Lợi.
Bài viết liên quan
- Đột phá 5-HTP: Triển vọng mới cho Đại tràng co thắt của người Việt
- Dantri.com.vn: Thực hư công dụng hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích của Tràng Phục Linh PLUS
- Hội chứng ruột kích thích dùng men vi sinh hay bào tử lợi khuẩn liệu có đủ?
- Tràng Phục Linh PLUS - Đột phá mới hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt của người Việt
- Soha.vn: 4 sai lầm khi điều trị hội chứng ruột kích thích khiến người mắc mãi không khỏi
Câu hỏi liên quan
- 92.7% người bệnh Đại tràng hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng Tràng Phục Linh PLUS
- MỚI: Tràng Phục Linh PLUS đã có dạng lọ 80 viên, tiết kiệm lên đến 91.000đ
- Chuyên gia lý giải vì sao viêm đại tràng mạn tính hay tái phát
- Bệnh đại tràng tái phát – Nỗi lo của nhiều người dịp Tết
- Đánh giá về Tràng Phục Linh Plus
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Loading...