Đau quặn bụng khi đi đại tiện là bệnh gì?

Chị Lan Anh ở Vĩnh Phúc có câu hỏi cần được giải đáp: "Thưa bác sĩ, tôi năm nay 40 tuổi, vài ngày gần đây tôi thường xuyên bị đau bụng khi đại tiện. Thời gian đi cầu của tôi cũng bị thay đổi, ngày trước tôi thường đi vào buổi sáng, bây giờ thì vào bất cứ thời điểm nào trong ngày kèm theo cảm giác đau âm ỉ kéo dài hoặc có những lúc bị đau quặn thắt. Xin hỏi bác sĩ nguyên nhân nào khiến tôi xuất hiện tình trạng này? Cách điều trị như thế nào? Xin cảm ơn bác sĩ." dau bung khi di dai tien

Trả lời

Chào Lan Anh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Sau đây là phần trả lời của chuyên gia dành cho bạn. Cảm thấy đau bụng khi đi tiêu không phải là trường hợp hiếm gặp. Chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, trạng thái cảm xúc đều có thể ảnh hưởng tới cảm giác khi đi đại tiện. Tuy nhiên, khi xuất hiện cơn đau quặn thắt, khó chịu có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác nhau dưới đây.

Nguyên nhân gây đau bụng khi đi đại tiện

1. Táo bón

Người bị táo bón có triệu chứng đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần, chiếm khoảng 12% dân trên thế giới. Tỷ lệ táo bón cũng tăng theo tuổi, chiếm khoảng 30-40% những người trên 65 tuổi. Một cách đánh giá khác để xem mình có bị táo bón hay không là phải gặp ít nhất 2 trong số đặc điểm sau: phân cứng, cảm giác tắc nghẽn hậu môn trực tràng, đi tiêu không hết, khó khăn khi đi cầu, phải dùng tay hỗ trợ trong lúc đại tiện. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh này là do:
  • Không ăn đủ thực phẩm có chất xơ như trái cây, rau xanh...
  • Uống không đủ nước để giữ phân mềm.
  • Căng thẳng.
  • Thường xuyên nhịn đi đại tiện.
  • Do sử dụng một số loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung sắt, canxi hoặc thuốc lợi tiểu...
Khi bạn mong muốn đi đại tiện nhưng không được có thể làm xuất hiện những cơn đau khi đi tiêu. Đồng thời táo bón còn tích tụ lượng khí nhiều trong bụng gây cảm giác khó chịu và làm nặng thêm tình trạng này. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc quặn thắt tùy từng người. Một số triệu chứng khác cũng có thể bắt gặp, bao gồm:
  • Phân khô cứng, đi ngoài thành từng cục nhỏ.
  • Đau hậu môn.
  • Vẫn muốn đi tiêu ngay cả khi vừa mới đi xong.
  • Đầy hơi, chuột rút ở vùng bụng dưới hoặc lưng.
  • Cảm giác như có thứ gì đó đang chặn đường ruột của bạn.
Một số biện pháp sau có thể giúp bạn cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả như:
  • Giảm lượng caffeine và rượu.
  • Ăn nhiều chất xơ hoặc bổ sung chế phẩm chứa chất xơ và món ăn có chứa vi sinh vật có lợi, chẳng hạn như sữa chua, dưa muối...
  • Giảm lượng thức ăn gây táo bón, bao gồm thịt, đồ chiên rán, thức ăn nhanh...
  • Tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày, như đi bộ hoặc bơi lội sẽ giúp kích thích nhu động ruột.
  • Đi vệ sinh khi bạn muốn để cho phân không bị cứng hoặc mắc kẹt trong đường ruột.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng nếu vẫn không thể đi đại tiện được, tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Đọc thêm:  Viêm đại tràng thể táo bón là gì?

2. Hội chứng ruột kích thích

hoi chung ruot kich thich Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng rối loạn vận động của ruột, ống tiêu hóa dễ bị kích thích khi chịu tác động bởi một số yếu tố liên quan đến thần kinh trung ương như căng thẳng, lo âu, bồn chồn... Triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích là đau bụng khi đi đại tiện. Sáng dậy thường cảm thấy đau quặn thắt bụng và muốn đi cầu, thậm chí ngay cả khi mới ăn xong. Ở người khỏe mạnh, các lớp cơ ở thành ruột có khả năng co bóp, di chuyển nhịp ngàng để tống đẩy thức ăn ra khỏi đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trong IBS, các cơn co này mạnh và kéo dài hơn làm xuất hiện tình trạng đau bụng muốn đi cầu. Một số tác động tiêu cực khác ảnh hưởng tới sức khỏe người bị hội chứng ruột kích thích như:
  • Đau bụng dữ dội, đau quặn. Đôi khi có thể sờ thấy cục rắn nổi lên tại chỗ đau.
  • Đi ngoài táo hoặc lỏng, phân đầu rắn đuôi nát, nhỏ dẹt như phân mèo. Đi ngoài xong vẫn muốn đi tiếp. Tuy nhiên phân không bao giờ lẫn máu.
  • Đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, hồi hộp, tim đập nhanh...
Chế độ ăn uống có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị hội chứng ruột kích thích. Do đó để cải thiện tình trạng của bệnh cần chú ý một số điều sau:
  • Tránh ăn những thức ăn gây đầy hơi, khó tiêu như cam, quýt, khoai, sắn...
  • Nếu đi đại tiện phân lỏng, không nên ăn những thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao như rau cải, rau muống...
  • Luyện tập thói quen đại tiện 1 lần trong ngày.
  • Tập thể dục, cân bằng thời gian làm việc và thư giãn, hạn chế căng thẳng.
  • Xoa bụng ngay sau khi ngủ dậy để giảm cảm giác muốn đi cầu.
Có thể bạn quan tâm: Thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích gồm những loại nào?

3. Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là bệnh lý phổ biến của xã hội hiện đại, gây ảnh hưởng không ít tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khác với hội chứng ruột kích thích không xuất hiện những vết viêm loét trong niêm mạc trong ống tiêu hóa còn viêm đại tràng thì có. Nguyên nhân do sử dụng kháng sinh không đúng cách, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, chế độ ăn uống không lành mạnh... Những vết viêm loét gây nên tình trạng đau bụng, ngay cả khi đi đại tiện. Đại tràng uốn lượn xung quanh thành bụng, bao gồm nhiều phần khác nhau nên cơn đau có thể tập trung tại một vị trí cụ thể hoặc lan tỏa toàn bụng. Đặc điểm cơn đau không đồng đều, có lúc âm ỉ kéo dài, có lúc đại tràng co thắt gây đau dữ dội. Việc đại tiện cũng có nhiều thay đổi so với trước đây, bạn không còn đi cầu cố định vào một thời điểm nhất định mà muốn đi vào bất cứ thời gian nào trong ngày, ngay cả vào ban đêm. Ngoài đau bụng khi đi đại tiện, viêm đại tràng có một số dấu hiệu khác dưới đây:
  • Buồn nôn, nôn.
  • Đại tiện thể lỏng xen kẽ táo bón, thấy phân có hiện tượng đầu rắn, đuôi nát hoặc tiêu chảy nhiều lần trong ngày tùy theo tình trạng của bệnh.
  • Chảy máu trực tràng, đi tiêu ra máu.
  • Căng tức bụng, đầy hơi, sôi bụng, khó tiêu.
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, suy nhược, hay cáu gắt.
  • Sút cân bất thường.
  • Một số biểu hiện bên trong như ấn tay vào hố chậu có thể thấy tiếng óc ách, chướng hơi, ấn dọc khung đại tràng thấy đau.
Để cải thiện những triệu chứng trên bạn có thể thực hiện một số thay đổi nhỏ dưới đây:
  • Chia 3 bữa ăn chính thành những bữa nhỏ (4-6 bữa/ngày).
  • Ăn uống đúng giờ, ăn chín uống sôi.
  • Hạn chế đồ ăn chiên rán, đồ ăn sẵn.
  • Uống nhiều nước, tránh đồ uống có cồn như rượu bia, cà phê, chất kích thích...
  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
Tìm hiểu: Viêm đại tràng liệu chữa một lần có khỏi hẳn không?

4. Lạc nội mạc tử cunglac noi mac tu cung

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô tạo thành niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài cơ quan này. Những mảnh mô có thể được tìm thấy ở ống dẫn trứng, buồng trứng, bàng quang, hoặc quanh ruột... Nguyên nhân gây bệnh có thể do sự trào ngược của kinh nguyệt, sự tăng trưởng của các tế bào phôi thai, biến chứng của các cuộc phẫu thuật... Bệnh lạc nội mạc tử cung khiến bạn cảm thấy đau bụng là do những mảng mô bám vào ruột làm kích ứng và hình thành sẹo gây những cơn đau quặn ở vùng bụng. Mức độ đau ở từng người là khác nhau mà không liên quan đến tình trạng bệnh nghiêm trọng hay không, có thể xuất hiện trong khi đại tiện kể cả tiêu chảy hoặc táo bón. Bệnh này rất dễ chẩn đoán nhầm với hội chứng ruột kích thích bởi các triệu chứng tương tự nhau:
  • Rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, khó tiêu.
  • Đau bụng, đau thắt lưng.
  • Đau vùng bụng khi đại tiện.
Ngoài ra, cũng có một số tác động khác, bao gồm:
  • Đau khi quan hệ tình dục, đi tiểu trong giai đoạn kinh nguyệt.
  • Máu trong phân hoặc nước tiểu, chảy máu âm đạo sau khi quan hệ.
  • Đau dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt.
Một số lưu ý để kiểm soát bệnh lạc nội mạc tử cung như:
  • Tập thể thao đều đặn giúp cải thiện triệu chứng.
  • Kê thêm một chiếc gối dưới đầu gối khi nằm.
  • Thư giãn giảm co thắt cơ chậu.
  • Giảm đau bằng cách chườm túi nóng vào vùng bụng, tắm nước ấm.

Đau bụng khi đi đại tiện có nguy hiểm không?

Đau bụng khi đi đại tiện có thể chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn và sẽ biến mất sau một vài ngày như táo bón. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân của triệu chứng này liên quan đến một số bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, lạc nội mạc tử cung thì có thể để lại một số biến chứng nguy hiểm.

Tác động của hội chứng ruột kích thích

Nếu đau bụng khi đi đại tiện do IBS, bạn không tác động để cải thiện triệu chứng có thể khiến có thể phải gặp: Suy nhược cơ thể: Các triệu chứng xuất hiện thường xuyên và kéo dài như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn khiến cơ thể mệt mỏi, giảm sức khỏe, suy nhược. Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống: Các tác động tiêu cực cứ lặp đi lặp lại nhiều lần làm ảnh hưởng đến tâm lý và giấc ngủ của bạn. Nếu không được điều trị dứt điểm dễ dẫn đến lo lắng quá mức, bồn chồn, thậm chí là trầm cảm.

Biến chứng của viêm đại tràng

bien chung viem dai trang Nếu đau quặn bụng khi đi đại tiện do viêm đại tràng mà bạn bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này và không tiến hành chẩn đoán điều trị dứt điểm có thể để lại một số biến chứng bao gồm: Xuất huyết ồ ạt: Lớp niêm mạc bị viêm nhiễm nghiêm trọng làm lớp lông nhung trong đại tràng trở nên "trơ trụi", không còn khả năng bảo vệ. Khi bệnh trở năng cùng với tác động bởi những yếu tố kích thích như thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, rượu bia... rất dễ đến đến tình trạng xuất huyết ồ ạt . Giãn, thủng đại tràng: Vết loét ăn sâu vào trong các lớp của đại tràng, dần dần bị bào mỏng, lâu ngày có thể dẫn đến giãn quá mức, thủng. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng. Ung thư đại tràng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm đại tràng.
Có đến 20% bệnh nhân viêm loét đại tràng phát triển thành ung thư đại tràng trong vòng 30 năm kể từ khi khởi phát (1).
Để hiểu hơn về biến chứng của viêm đại tràng mời bạn tham khảo video dưới đây: [youtube id="9kgApU_jxkU"][/youtube] https://youtu.be/9kgApU_jxkU

Biến chứng của lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung có thể gặp ở bất cứ giai đoạn nào trong độ tuổi sinh sản, làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người bệnh. Một số tác động nguy hiểm phải kể đến như (2): Vô sinh hiếm muộn: Bệnh gây tổn thương ống dẫn trứng, buồng trứng nguy cơ làm giảm khả năng sinh sản. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra ở một số ít bệnh nhân. Mô sẹo dính: Những mô đi lạc dày lên và chảy máu khiến một số mô khác bị viêm và sưng. Điều này có thể khiến các cơ quan dính với nhau. U nang buồng trứng: U nang trong buồng trứng nguy cơ phát triển với kích thước rất lớn và gây nhiều triệu chứng khó chịu.

Phải làm gì nếu cảm thấy đau bụng khi đi đại tiện?

Nếu tình trạng này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn bạn cần xem xét cải thiện bằng một số phương pháp được trình bày ở trên. Tuy nhiên, đau bụng kéo dài, dữ dội cần đến thăm khám để chấn đoán chính xác nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Đau quặn bụng khi đại tiện kèm theo một số dấu hiệu khác, dưới đây bạn cũng cần đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt:
  • Đau đầu, buồn nôn, nôn mửa.
  • Sút cân mà không rõ lý do.
  • Chảy máu trực tràng, đi tiêu ra máu.
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, suy nhược, hay cáu gắt.
  • Các cơn đau lan sang bộ phận khác.

Tràng Phục Linh Plus - Giải pháp cho người mắc bệnh đại tràng

Nếu được chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng khi đi đại tiện do bệnh đại tràng, bạn cần tuân theo phương pháp điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, có thể cân nhắc các sản phẩm để ổn định chức năng của đại tràng, giảm các vết viêm và giúp bệnh tiến triển dần dần. Trong đó, Tràng Phục Linh Plus có mặt trên thị trường hơn 10 năm đã được nhiều người mắc bệnh đại tràng tin tưởng sử dụng. trang phuc linh plus Thành phần cho 1 viên:
  • Immune Gamma .....…...........……..100mg
  • Cao Bạch Truật ………............……..200mg
  • Cao Bạch Phục Linh ……............…..50mg
  • Cao Bạch Thược ………............…....50mg
  • Cao Hoàng Bá …………..............….. 50mg
  • 5- Hydroxytryptophan (5-HTP)…...... 3mg
Công dụng: Với thành phần Imunune Gamma được chiết xuất từ thành tế bào của Lactobacillus – đây là vi khuẩn có nhiều trong sữa chua, bào chế theo công nghệ của Mỹ có khả năng:
  • Kích thích cơ thể sản xuất các tế bào miễn dịch, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
  • Là nguyên liệu tế bào của các loại lợi khuẩn làm cân bằng lại hệ vi sinh trong đường ruột.
  • Là nguyên liệu để tạo nên lớp niêm mạc ruột, giúp nhanh chóng làm lành các thương tổn trên niêm mạc đại tràng.
Hợp chất 5-HTP khi vào cơ thể được chuyển hóa thành serotonin - là một chất dẫn truyền thần kinh được tiết ra bởi các xung động kích thích trong lòng ruột. Nó giúp điều chỉnh tâm trạng, tăng cảm giác thèm ăn, cải thiện giấc ngủ... Kết hợp với các dược liệu tự nhiên Bạch Truật, Bạch Phục Linh, Bạch Thược và Hoàng Bá, đây là những vị thuốc đã được y học cổ truyền sử dụng từ lâu, với hiệu quả chữa trị các bệnh thuộc đường tiêu hóa. Đối tượng sử dụng:
  • Người mắc hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng kích thích, viêm đại tràng co thắt, rối loạn chức năng đại tràng).
  • Viêm đại tràng cấp và mạn tính, các rối loạn tiêu hóa do đại tràng kích thích.
- Để tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm, mời bạn tham khảo TẠI ĐÂY - Để tìm nhà thuốc gần nhất, mời bạn xem danh sách TẠI ĐÂY Trên đây là câu trả lời chi tiết của chuyên gia dành cho bạn. Để tìm ra được chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng khi đi đại tiện bạn nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt nhất. Chúc bạn luôn có thật nhiều sức khỏe. Nguồn tham khảo
  • https://www.healthline.com/health/why-does-it-hurt-when-i-poop
  • (1) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4824713/

Bài viết liên quan

Xem thêm »

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 30 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
lMQ1tbB31LfZVRytRGeeNLlIUMX5QgpgQZ8s4odH.webp
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
Loading...